ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/KH-UBND |
Đà Nẵng, ngày 10 tháng 3 năm 2022 |
Thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 25/9/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khí tượng thủy văn đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (viết tắt là Chỉ thị số 10-CT/TW), UBND thành phố Đà Nẵng xây dựng Kế hoạch thực hiện với các nội dung cụ thể như sau:
1. Quán triệt, triển khai sâu rộng nội dung Chỉ thị 10-CT/TW, các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác khí tượng thủy văn nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác khí tượng thủy văn trên địa bàn thành phố.
2. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác KTTV trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương.
3. Cần xác định rõ công tác KTTV là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Đề cao vai trò của công tác KTTV trong dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát, thích ứng với biến đổi khí hậu của các ngành, lĩnh vực, địa phương trên địa bàn thành phố.
4. Việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW phải được tiến hành nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm; gắn với công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của thành phố, của đất nước.
1. Mục tiêu chung
- Nâng cao năng lực, chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu;
- Cung cấp đầy đủ kịp thời thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn đáp ứng các yêu cầu trong điều hành chính sách, phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh quốc phòng.
2. Mục tiêu cụ thể
- Phát triển, hoàn thiện mạng lưới trạm quan trắc KTTV chuyên dùng góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và phòng chống thiên tai.
- Tăng mật độ trạm KTTV trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; đặc biệt ưu tiên phát triển trạm KTTV tại các khu vực còn thưa trạm, khu vực trên biển, ven biển, vùng núi và khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai;
- Phấn đấu 100% các công trình trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (sân bay, đập, hồ chứa nước, khu vực cảng biển, cầu, tháp thu phát sóng phát thanh, truyền hình, cáp treo, vườn quốc gia, tuyến đường cao tốc, cảng thủy nội địa tổng hợp) thuộc đối tượng phải tổ chức quan trắc KTTV chuyên dùng hoàn thành việc lắp đặt thiết bị và tổ chức quan trắc, cung cấp thông tin, dữ liệu KTTV trước năm 2025 theo quy định của Luật KTTV và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Kiểm định, hiệu chuẩn đạt 100% số lượng phương tiện đo sử dụng tại các trạm KTTV chuyên dùng.
- Phấn đấu đến năm 2025, tối thiểu 75% số liệu KTTV chuyên dùng được thu nhận, tích hợp vào cơ sở dữ liệu KTTV quốc gia;
- Tăng cường chia sẻ, ứng dụng hiệu quả các thông tin dữ liệu về khí tượng thủy văn trên địa bàn thành phố để phục vụ hiệu quả công tác phòng chống thiên tai, xây dựng các quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của thành phố.
- Nâng cao năng lực công tác dự báo, cảnh báo thiên tai, biến đổi khí hậu nhằm bảo đảm an toàn, tính mạng cho người dân và giảm thiểu rủi ro, thiệt hại về tài sản.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
1. Tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng tình hình công tác KTTV trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Rà soát, đánh giá thực trạng tình hình công tác KTTV trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; xác định rõ những khó khăn, hạn chế, làm cơ sở nền tảng cho việc tham mưu, đề xuất các giải pháp, nhiệm vụ, hoạt động phù hợp với thực tiễn và nhu cầu của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn thành phố Đà Nẵng liên quan đến lĩnh vực KTTV.
- Quá trình rà soát, đánh giá thực trạng công tác KTTV cần có sự liên hệ, kết nối với định hướng công tác KTTV ở cấp Trung ương, các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các ngành, lĩnh vực chịu sự tác động, có mối quan hệ mật thiết với công tác KTTV.
- Đa dạng hóa các phương thức truyền thông nhằm chuyển tải kịp thời, đầy đủ các thông tin dự báo, cảnh báo KTTV đến các nhóm đối tượng mục tiêu và cộng đồng xã hội;
- Nâng cao, phát huy vai trò của các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong triển khai và thực hiện các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về KTTV;
- Đổi mới nội dung và hình thức, tập hợp lực lượng để xây dựng mạng lưới cộng tác viên, nhà khoa học, chuyên gia, cán bộ quản lý, các cơ quan báo chí và các tổ chức, cá nhân có chuyên môn nhằm đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng trên lĩnh vực khí tượng thủy văn.
- Tổ chức các hoạt động, nhiệm vụ liên quan tới phổ biến kiến thức cơ bản về KTTV cho học sinh phổ thông và học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, quốc phòng, an ninh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Các cấp chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác khí tượng thủy văn trong phạm vi, lĩnh vực, địa bàn mình quản lý, phụ trách. Thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn phải được xác định là cơ sở quan trọng trong quá trình xây dựng và thực hiện các quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh của các cấp, các ngành.
- Đề cao và phát huy vai trò của công tác khí tượng thủy văn trong dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn phải được xác định là cơ sở quan trọng trong quá trình xây dựng và thực hiện các quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của các cấp, các ngành;
4. Nâng cao năng lực, chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
- Nâng cao năng lực, chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, giám sát thiên tai nhằm cung cấp kịp thời, chính xác diễn biến và dự báo xu hướng, mức độ thiên tai cho các cấp, ngành và cộng đồng dân cư; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại đảm bảo kịp thời cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn.
- Phối hợp với các cơ quan khí tượng thủy văn của Trung ương thực hiện hoàn thiện quy hoạch hệ thống mạng lưới quan trắc đối với trạm khí tượng thủy văn quốc gia và trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng của các ngành, địa phương trên địa bàn thành phố.
- Lập kế hoạch phát triển mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng phục vụ nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn trong phát triển kinh tế - xã hội và phòng, chống thiên tai trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
- Tổ chức xây dựng, ban hành quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ tại các vị trí trên địa bàn thành phố;
- Đề xuất các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình khí tượng, thủy văn chuyên dùng;
- Đánh giá tổng thể rủi ro thiên tai, đa thiên tai, phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các thiên tai liên quan đến bão, nước biển dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn; hệ thống giám sát và cảnh báo lũ quét, sạt lở đất thời gian thực cho các khu vực vùng núi, các khu vực có nguy cơ sạt lở đất;
- Xây dựng và đưa vào khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu KTTV địa phương, liên thông dữ liệu đến các cơ sở dữ liệu quốc gia khác theo quy định;
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cảnh báo ngập lụt đô thị (cảnh báo chi tiết phạm vi ngập lụt, độ sâu ngập lụt vùng hạ lưu các lưu vực sông); công nghệ dự báo nước biển dâng do bão và ngập lụt ven bờ.
- Tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định về hoạt động khí tượng thủy văn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, bảo đảm điều chỉnh toàn diện các đối tượng, loại hình hoạt động có liên quan thuộc địa phương quản lý, phục vụ hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực KTTV;
- Nghiên cứu, đề xuất quy chế phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan nhằm tăng cường việc sử dụng, chia sẻ và kết nối liên thông thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn.
6. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về khí tượng thủy văn
- Củng cố tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác KTTV, gắn với đổi mới phương thức hoạt động hiệu quả, trong đó phân công, phân cấp, xác định rõ trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, tổ chức liên quan, nhất là người đứng đầu.
- Phối hợp với các cơ quan trung ương trong việc bảo vệ, giải quyết các vi phạm hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn của trung ương trên địa bàn thành phố;
- Tăng cường tổ chức kiểm tra việc thực hiện tiếp nhận và truyền, phát tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trên địa bàn, phạm vi quản lý;
- Tăng cường đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định về cung cấp thông tin khí tượng thủy văn liên quan đến vận hành của chủ các công trình hồ chứa trong thời gian có lũ theo quy định của pháp luật;
- Đẩy mạnh việc khai thác, sử dụng tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai trên địa bàn; thẩm định, thẩm tra, đánh giá việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn trong các công trình, chương trình, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội;
- Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm công tác khí tượng thủy văn, bảo đảm chuyên nghiệp, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ.
- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác với các địa phương lân cận trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đặc biệt với các tỉnh Quảng Nam là địa phương ở thượng nguồn lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn để phối hợp điều hành vận hành xả nước từ các hồ chứa thủy điện nhằm khai thác, sử dụng tài nguyên nước tiết kiệm, hiệu quả nhằm ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn và giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt;
- Tăng cường trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, kinh nghiệm với các địa phương, các tổ chức quốc tế nhằm nâng cao năng lực của địa phương trong lĩnh vực khí tượng thủy văn;
- Ưu tiên các hoạt động hợp tác quốc tế trong nghiên cứu phục vụ quan trắc, đo đạc, chia sẻ thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Rà soát, đánh giá thực trạng tình hình công tác KTTV trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; xác định rõ những khó khăn, hạn chế, làm cơ sở nền tảng cho việc tham mưu, đề xuất các giải pháp, nhiệm vụ, hoạt động phù hợp với thực tiễn và nhu cầu của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn thành phố;
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, quy định của thành phố liên quan đến công tác khí tượng thủy văn bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật và yêu cầu thực tiễn; tổ chức thực hiện bảo đảm phân công rõ nội dung, trách nhiệm, nhiệm vụ của đơn vị chủ trì và cơ quan, đơn vị phối hợp;
- Chủ trì, xây dựng chế độ, chính sách đặc thù cho lực lượng làm công tác khí tượng thủy văn, đặc biệt là đối với trường hợp có trình độ chuyên môn cao làm việc trong lĩnh vực khí tượng thủy văn tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn;
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tham mưu triển khai các chương trình, đề án, dự án để phát triển mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng phục vụ nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn trong phát triển kinh tế - xã hội và phòng, chống thiên tai;
- Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan trên địa bàn thành phố, tăng cường thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của thông tin, dữ liệu KTTV phát triển kinh tế xã hội bền vững, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh;
- Tham mưu hợp tác với các địa phương lân cận, đặc biệt là tỉnh Quảng Nam trong lĩnh vực khí tượng thủy văn nhằm ứng phó hiệu quả với thiên tai, đặc biệt là lũ lụt, hạn hán, nhằm bảo đảm an toàn, tính mạng cho người dân và giảm thiểu rủi ro, thiệt hại về tài sản;
- Phối hợp với Ban tuyên giáo Thành ủy xây dựng kế hoạch, chương trình và tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 25/9/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khí tượng thủy văn đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
- Chủ động cung cấp thông tin về công tác KTTV cho các cơ quan báo chí, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và cán bộ ban tuyên giáo các cấp theo đề nghị của Ban Tuyên giáo Thành ủy.
- Là cơ quan đầu mối, phối hợp với các đơn vị có liên quan đôn đốc, theo dõi, hướng dẫn và triển khai thực hiện Kế hoạch; tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
- Chủ trì, tổ chức thực hiện Kế hoạch nâng cao năng lực quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng trong lĩnh vực thủy lợi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Rà soát, tham mưu UBND thành phố để ban hành, chỉ đạo việc khai thác, sử dụng, chia sẻ, lồng ghép thông tin, dữ liệu KTTV, phân vùng rủi ro thiên tai trong các kế hoạch và công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Khai thác, sử dụng bản tin dự báo, cảnh báo KTTV phục vụ công tác phòng chống thiên tai theo quy định của pháp luật;
3. Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng chế độ, chính sách đặc thù cho lực lượng làm công tác khí tượng thủy văn, đặc biệt là đối với trường hợp có trình độ chuyên môn cao làm việc trong lĩnh vực khí tượng thủy văn tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn;
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Rà soát, trình UBND thành phố chỉ đạo việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về khai thác, sử dụng, chia sẻ, lồng ghép thông tin, dữ liệu KTTV, giám sát biến đổi khí hậu, phân vùng rủi ro thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
5. Sở Tài chính
- Hằng năm, tại thời điểm xây dựng dự toán ngân sách, các Sở ban ngành, địa phương căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, lập dự toán kinh phí thực hiện (nếu có) theo quy định gửi Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định về nội dung và dự toán, làm cơ sở tổng hợp chung vào dự toán chi ngân sách của đơn vị, địa phương; gửi Sở Tài chính (nguồn vốn chi thường xuyên) đảm bảo thời gian quy định tại Quyết định số 22/2018/QĐ-UBND ngày 14/6/2018 để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố trình HĐND thành phố phê chuẩn dự toán trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách theo đúng quy định của Luật NSNN hiện hành.”
- Phối hợp xây dựng cơ chế, chế độ đặc thù cho lực lượng làm công tác KTTV, có chính sách khuyến khích để người có trình độ chuyên môn cao làm việc trong lĩnh vực KTTV tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
6. Sở Khoa học và Công nghệ
Xây dựng các chương trình, nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp thành phố, thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp trong nghiên cứu các công nghệ, giải pháp về KTTV.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp cung cấp thông tin, đề nghị các cơ quan báo chí tăng cường thông tin, tuyên truyền, đăng, phát, đưa tin, bài về KTTV phục vụ điều hành chính sách, phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh;
- Tăng cường các biện pháp quản lý thông tin, tuyên truyền về lĩnh vực khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu trên sách báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội;
- Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan báo chí địa phương xây dựng và nâng cao chất lượng các tin, bài, tuyên truyền về công tác khí tượng thủy văn, phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu, bám sát các nội dung Chỉ thị số 10-CT/TW; Xử lý theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm trong việc đăng tải thông tin, tuyên truyền sai sự thật.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chỉ đạo tổ chức các hoạt động, nhiệm vụ liên quan tới phổ biến kiến thức cơ bản về KTTV, biến đổi khí hậu cho học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
9. UBND các quận, huyện, xã, phường
Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác khí tượng thủy văn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống thiên tai, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phục vụ thiết thực đời sống dân sinh.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng và các Cơ quan đoàn thể
- Xây dựng kế hoạch quán triệt, tuyên truyền thực hiện Chỉ thị số 10- CT/TW. Chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tuyên truyền sâu rộng về công tác khí tượng thủy văn theo tinh thần Chỉ thị số 10-CT/TW trong cán bộ, hội viên, đoàn viên;
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cấp hội, đoàn tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền về công tác khí tượng thủy văn, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường; tích cực tham gia xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước, cam kết bảo vệ môi trường và các mô hình cộng đồng ứng phó với thiên tai, tự quản về môi trường.
- Vận động nhân dân thực hiện tốt các quy định về công tác khí tượng thủy văn, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
11. Các cơ quan báo đài trên địa bàn thành phố
- Chủ động đề xuất, phối hợp với cơ quan xây dựng và tổ chức kế hoạch tuyên truyền thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW và công tác khí tượng thủy văn thường xuyên, liên tục, bảo đảm chất lượng và hiệu quả;
- Xây dựng các chuyên mục, chuyên trang, các diễn đàn để thông tin, tuyên truyền sâu rộng, sinh động về công tác khí tượng thủy văn, phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Chú trọng khai thác, đưa tin dự báo, cảnh báo thiên tai, khí tượng thủy văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai trên địa bàn thành phố.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 25/9/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khí tượng thủy văn đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.