ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/KH-UBND |
Tuyên Quang, ngày 11 tháng 8 năm 2014 |
Căn cứ Quyết định 2214/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số;
Căn cứ Quyết định số 40/2013/QĐ-TTg ngày 10/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình quốc gia xúc tiến vận động viện trợ PCPNN giai đoạn 2013-2017;
Căn cứ Văn bản số 297/UBDT-HTQT ngày 31/3/2014 của Ủy ban Dân tộc về việc triển khai Đề án Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số;
Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2014-2020 trên địa bàn tỉnh như sau:
1. Mục tiêu chung
Tăng cường vận động, khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư, khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm của các nước, các tổ chức quốc tế, tập thể, cá nhân ở nước ngoài, hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế-xã hội cho vùng dân tộc thiểu số, góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc trên địa bàn tỉnh; phát triển nguồn nhân lực và đào tạo đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số; củng cố hệ thống chính trị cơ sở và giữ vững khối đại đoàn kết các dân tộc.
2. Mục tiêu cụ thể
- Thu hút tối đa các nguồn lực từ vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), tổ chức Phi chính phủ (NGO) và trong cộng đồng để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, trong đó tập trung: Phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ dân trí và xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc; đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác giảm nghèo; đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu; chăm sóc sức khỏe, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và HIV/AIDS; bảo tồn và phát triển văn hóa các tộc người và bảo vệ quyền của người dân tộc thiểu số; nâng cao năng lực xây dựng chính sách cho đội ngũ cán bộ liên quan đến công tác dân tộc.
- Củng cố, tăng cường và mở rộng các mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh với các địa phương, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã và đang hoạt động tại tỉnh; thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tiềm năng. Tạo môi trường pháp lý phù hợp và thuận lợi cho hoạt động viện trợ của các tổ chức nước ngoài.
- Tăng cường tính chủ động của các ngành, địa phương trong việc thu hút các nguồn lực phù hợp với định hướng phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, góp phần tăng thêm nguồn lực cho những nỗ lực giảm nghèo và phát triển bền vững của tỉnh; kết hợp hài hòa lồng ghép giữa nguồn viện trợ với các nguồn vốn đầu tư phát triển khác, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ, vốn hỗ trợ phát triển chính thức; thực hiện nguyên tắc minh bạch và nâng cao trách nhiệm giải trình, đồng thời tăng cường giám sát đánh giá, năng lực hợp tác với các địa phương, tổ chức nước ngoài, tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
- Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về hội nhập quốc tế, xây dựng, quản lý, sử dụng các nguồn vốn viện trợ nước ngoài cho cán bộ làm nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực hợp tác đầu tư trong hệ thống cơ quan liên quan công tác dân tộc.
1. Đối tượng thụ hưởng: Vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó ưu tiên các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn; hộ nghèo, cận nghèo và các dân tộc thiểu số rất ít người trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
a) Vốn viện trợ không hoàn lại và vốn vay ưu đãi từ các Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức Phi chính phủ và cá nhân ở nước ngoài.
b) Vốn đối ứng: Nguồn ngân sách; cộng đồng, tập thể, cá nhân và của các doanh nghiệp ở trong và ngoài tỉnh.
3. Các lĩnh vực ưu tiên thu hút nguồn lực và vận động viện trợ
3.1. Phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ dân trí và xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người dân tộc nhằm nâng cao quy mô và chất lượng nguồn nhân lực, bổ sung trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục và dạy nghề góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Hỗ trợ đào tạo giáo viên các cấp, ưu tiên đối với giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở ở các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số; chú trọng đào tạo công nghệ thông tin cho các trường phổ thông, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng: Hỗ trợ xây dựng kiên cố hệ thống các trường dân tộc nội trú, hệ thống nhà nội trú, bán trú cho con em đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng, phát triển hệ thống thư viện cho các trường phù hợp với yêu cầu của từng cấp; đầu tư trang thiết bị dạy và học cho các trường mầm non, tiểu học, trung học.
- Phát triển cơ sở vật chất cho đào tạo và dạy nghề; xây dựng cơ sở và cung cấp trang thiết bị cho hệ thống các trường, các trung tâm dạy nghề trong vùng dân tộc thiểu số. Xây dựng chương trình đào tạo nghề phù hợp với định hướng phát triển ngành nghề, chia sẻ kinh nghiệm về các mô hình dạy nghề hiệu quả; bổ sung chuyên gia và giáo viên dạy nghề có chuyên môn cao.
- Đào tạo, dạy nghề gắn với tạo việc làm cho các đối tượng yếu thế trong xã hội, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số.
- Trao đổi giáo dục, hỗ trợ dạy và học ngoại ngữ, cung cấp giáo viên tình nguyện các chuyên ngành cho các trường đào tạo chuyên sâu, các trường phổ thông dân tộc nội trú; cung cấp học bổng đào tạo trong và ngoài nước.
3.2. Đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bao gồm: Đường giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế, điện sinh hoạt, truyền thanh - truyền hình và thông tin liên lạc...
- Về giao thông: Lựa chọn các công trình ưu tiên trong việc phát triển giao thông vùng đồng bào dân tộc, mở rộng mạng lưới giao thông, xây dựng hệ thống cầu treo và nâng cấp một số tuyến đường đến trung tâm xã đặc biệt khó khăn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Về thủy lợi và cấp nước sinh hoạt: Kiểm tra, đánh giá toàn bộ các công trình hiện có; xây dựng kế hoạch tu sửa, nâng cấp, đồng thời tiến hành khảo sát, lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư, xây dựng một số công trình cấp nước sinh hoạt, công trình thủy lợi vừa và nhỏ, trạm bơm, hệ thống kênh mương tưới tiêu đáp ứng cơ bản nhu cầu nước tưới phục vụ sản xuất và nước sinh hoạt cho vùng đồng bào dân tộc; cải tạo, nâng cấp hệ thống đê, kè, góp phần phòng chống lũ lụt, giảm thiểu rủi ro thiên tai cho cộng đồng dân cư.
- Phát triển hạ tầng cơ sở y tế: Nâng cấp, xây dựng và cung cấp trang thiết bị y tế cho bệnh viện chuyên khoa tuyến huyện, trung tâm y tế cấp huyện và các Trạm Y tế cấp xã để đủ khả năng giải quyết cơ bản nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân ngay tại địa phương.
3.3. Đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác giảm nghèo
- Xóa nhà tạm cho hộ nghèo, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, nạn nhân chất độc da cam ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Nâng cao hiệu quả trồng các loại cây bản địa, cây có giá trị kinh tế cao. Hỗ trợ các mô hình chăn nuôi; quản lý môi trường và dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung;
- Xây dựng mô hình nông thôn mới: Phát triển ngành, nghề sản xuất và dịch vụ nhỏ, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn thông qua tăng cường thu nhập phi nông nghiệp.
- Hỗ trợ phát triển mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư từ tỉnh đến cơ sở; đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông, đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
- Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ; quản lý môi trường và dịch bệnh thủy sản.
3.4. Đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu
- Khuyến khích tiếp nhận chuyển giao khoa học, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm từ các nhà tài trợ nước ngoài vào vùng dân tộc thiểu số đảm bảo bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Khuyến khích triển khai thực hiện các dự án nhằm bảo vệ môi trường và cải thiện môi trường sống, môi trường thiên nhiên như: Trồng và bảo vệ rừng, vệ sinh môi trường; nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và phòng chống buôn bán, nuôi nhốt, giết hại các loại động vật hoang dã; bảo tồn động vật hoang dã và đa dạng sinh học;
- Phòng ngừa, giảm nhẹ thiên tai, trồng và bảo vệ rừng; xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, đào tạo kỹ năng ứng phó khi xảy ra thiên tai, thảm họa; cứu trợ khẩn cấp (cung cấp thuốc men, lương thực, nhà ở) khi xảy ra thiên tai, thảm họa, tái thiết cơ sở hạ tầng và phục hồi sản xuất.
- Khuyến khích các dự án nhằm ứng phó, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu; giảm nhẹ cường độ phát thải khí nhà kính; kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường.
- Khuyến khích các dự án nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng theo hướng hiệu quả và bền vững các tài nguyên đất, nước, không khí, rừng.
3.5. Chăm sóc sức khỏe, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và HIV/AIDS
- Tuyên truyền, giáo dục và có biện pháp đồng bộ giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Hằng năm có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ y tế thôn bản, cán bộ y tế xã, huyện và tỉnh.
- Hỗ trợ các trường đào tạo cán bộ y tế thông qua chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi phương pháp và nghiệp vụ; cấp học bổng đào tạo cho cán bộ y tế trong và ngoài nước.
- Hỗ trợ thực hiện các chương trình quốc gia về phòng chống sốt rét, lao phổi, nước sạch và vệ sinh môi trường; phòng chống HIV/AIDS, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS; tuyên truyền về biện pháp, mô hình can thiệp, giảm thiểu tác hại của HIV/AIDS; phòng chống và giảm nhẹ tác hại của ma túy, tuyên truyền về nguy cơ và hiểm họa của ma túy.
- Hỗ trợ việc thực hiện các chương trình nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, các bệnh truyền nhiễm; hỗ trợ xây dựng các trung tâm kiểm soát dịch bệnh.
- Hỗ trợ và triển khai các hoạt động giáo dục, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe học đường; chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em; chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, người khuyết tật; các hoạt động dân số - kế hoạch hóa gia đình, kiểm soát tỷ lệ sinh và mất cân bằng giới, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về dân số, kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản.
3.6. Bảo tồn, phát triển văn hóa các tộc người và bảo vệ quyền của người dân tộc thiểu số
- Tuyên truyền Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số; hỗ trợ đưa các dân tộc thiểu số rất ít người ra khỏi tình trạng mai một, mất bản sắc văn hóa.
- Trao đổi văn hóa, thể thao; hỗ trợ xây dựng các trung tâm, khu vui chơi giải trí lành mạnh cho thanh, thiếu niên trong vùng dân tộc thiểu số.
3.7. Nâng cao năng lực xây dựng chính sách cho đội ngũ cán bộ liên quan đến công tác dân tộc
- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý các chương trình, dự án có nguồn vốn viện trợ nước ngoài; có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho những cán bộ có năng lực được biệt phái làm việc cho các dự án và đảm bảo được tiếp tục quay trở về cơ quan cũ làm việc, khi dự án hoàn thành.
- Nâng cao năng lực quản lý các chương trình, dự án, chính sách cho cán bộ chủ chốt tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tham gia xây dựng chính sách liên quan đến công tác dân tộc.
(Có danh mục các dự án ưu tiên vận động viện trợ gửi kèm)
1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư và vận động viện trợ
- Nâng cao nhận thức về bản chất của viện trợ không hoàn lại và vốn vay ưu đãi từ các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và cá nhân ở nước ngoài; phát huy tinh thần làm chủ trong thu hút và sử dụng các nguồn vốn này phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
- Cụ thể hóa các cơ chế, chính sách của Trung ương; bổ sung, sửa đổi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài, quản lý các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đảm bảo đồng bộ, nhất quán, rõ ràng, đơn giản, dễ thực hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài vào hoạt động và triển khai tại Tuyên Quang với thủ tục đơn giản, nhanh gọn.
- Cung cấp các thông tin kịp thời, chính xác nhu cầu về thu hút và vận động các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh vùng dân tộc thiểu số.
- Nhà nước đền bù giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện chương trình, dự án từ nguồn viện trợ không hoàn lại và vốn vay ưu đãi vào vùng dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật, trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên chuyển giao công nghệ, bao gồm cả việc tài trợ bằng công nghệ để thực hiện các dự án tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
- Khuyến khích tiếp nhận chuyển giao khoa học, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm từ các nhà tài trợ nước ngoài vào vùng dân tộc thiểu số đảm bảo bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả sản xuất.
2. Quản lý và đào tạo nguồn nhân lực
- Củng cố và tăng cường năng lực của các cơ quan tham gia vận động, quản lý sử dụng viện trợ, đảm bảo có cán bộ chuyên trách, được đào tạo cơ bản và phù hợp. Bố trí đủ điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện công tác vận động, quản lý và sử dụng viện trợ hiệu quả.
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý các chương trình, dự án có nguồn vốn viện trợ nước ngoài; có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho những cán bộ có năng lực được biệt phái làm việc cho các dự án và đảm bảo được tiếp tục quay trở về cơ quan cũ làm việc, khi dự án hoàn thành.
- Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các dự án đầu tư từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại và vốn vay ưu đãi ở vùng dân tộc thiểu số. Khuyến khích sử dụng lao động tại vùng dân tộc thiểu số phục vụ cho các dự án; ưu tiên việc dạy nghề, đào tạo lao động tại chỗ và sử dụng những cán bộ người dân tộc thiểu số có đủ khả năng tham gia trợ giảng trong đào tạo nguồn nhân lực cho các dự án đầu tư vào vùng dân tộc thiểu số.
- Tăng cường phối hợp giữa chủ đầu tư dự án với các nhà tài trợ nước ngoài, giữa bộ, ngành và các địa phương để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện dự án ở vùng dân tộc thiểu số.
- Củng cố và tăng cường năng lực của các cơ quan tham gia vận động, quản lý, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ, đảm bảo có cán bộ chuyên trách, được đào tạo cơ bản và phù hợp. Bố trí đủ điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện công tác vận động, quản lý và sử dụng viện trợ hiệu quả.
- Tăng cường đào tạo bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác vận động viện trợ nước ngoài ở các cấp về các kỹ năng xây dựng, vận động, quan hệ, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá các dự án và các quy định của Nhà nước trong công tác vận động viện trợ.
- Hằng năm bố trí nguồn ngân sách cho hoạt động chuẩn bị dự án nhằm thu hút, vận động viện trợ, đồng thời ưu tiên bố trí nguồn vốn đối ứng để thực hiện các dự án.
- Đổi mới và đa dạng phương thức vận động; chuyển đổi phương thức vận động chung sang vận động theo từng dự án cụ thể. Xác định rõ lĩnh vực và địa bàn ưu tiên, tránh trùng lặp trong viện trợ. Tạo điều kiện để mọi người dân, mọi cơ quan đều tham gia vào quá trình vận động, thu hút và sử dụng nguồn viện trợ không hoàn lại, vốn vay ưu đãi từ các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và cá nhân nước ngoài. Tăng cường phối hợp vận động viện trợ thông qua các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài.
4. Hợp tác, cung cấp chia sẻ thông tin
- Tiếp tục củng cố và mở rộng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ. Tăng cường cung cấp thông tin nhằm giới thiệu các nhu cầu của tỉnh với các tổ chức quốc tế, tổ chức PCPNN, hướng viện trợ vào những lĩnh vực và địa bàn ưu tiên.
- Xây dựng hệ thống thông tin hiện đại, đảm bảo cung cấp kịp thời và chính xác nhu cầu của tỉnh cũng như các ngành, địa phương về thu hút và vận động các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số. Đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền như: Cung cấp thông tin thông qua mạng Internet, bản tin; tổ chức các hình thức hội nghị, hội thảo phù hợp và thiết thực để tăng cường hợp tác.
- Tăng cường hợp tác và phối hợp với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn của các tổ chức này trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Các cơ quan, đơn vị, địa phương xác định nhu cầu, xây dựng đề cương, dự án và cung cấp thường xuyên cho cơ quan đầu mối (Sở Ngoại vụ) để tổng hợp và chia sẻ thông tin rộng rãi với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
5. Tăng cường công tác giám sát, đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nước ngoài
- Đảm bảo tính công khai, minh bạch, trách nhiệm và giám sát của các bên, cộng đồng trong suốt quá trình lập, triển khai và kết thúc dự án.
- Xây dựng hệ thống giám sát, thường xuyên tổ chức đánh giá các chương trình, dự án để kịp thời rút kinh nghiệm, nhân rộng hoặc chấn chỉnh các hoạt động và kết quả của chương trình, dự án trong toàn tỉnh.
- Tăng cường cung cấp thông tin và tuyên truyền về hiệu quả của nguồn viện trợ không hoàn lại và vốn vay ưu đãi từ các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và cá nhân nước ngoài; về các mô hình dự án hiệu quả, các bài học và kinh nghiệm thiết thực cho các tổ chức tài trợ cũng như các sở, ngành, địa phương trong tỉnh;
- Tăng cường thúc đẩy mô hình tham gia giám sát các dự án viện trợ của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên và cộng đồng.
1. Ban Dân tộc
Là cơ quan thường trực giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, quản lý, triển khai, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Đề án. Thường xuyên báo cáo định kỳ và đột xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Dân tộc về tình hình thực hiện Kế hoạch theo quy định.
Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố cung cấp thông tin tới các đối tác nước ngoài quan tâm đến viện trợ vùng dân tộc thiểu số; tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Kế hoạch trình cấp có thẩm quyền giải quyết.
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Ngoại vụ và các cơ quan liên quan hướng dẫn xây dựng các chương trình, dự án, tổng hợp và tổ chức các hoạt động xúc tiến kêu gọi tài trợ vào vùng dân tộc thiểu số.
2. Sở Ngoại vụ
Là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác vận động và tranh thủ viện trợ phi chính phủ nước ngoài vào vùng dân tộc thiểu số.
Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và địa phương thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về trình tự, thủ tục và nội dung làm việc với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xây dựng danh mục và nội dung các dự án vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài; tham gia thẩm định chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài, các khoản viện trợ phi dự án phi chính phủ nước ngoài, các khoản cứu trợ khẩn cấp.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về vốn ODA và vốn vay ưu đãi, các khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài vào vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính bố trí vốn đối ứng nguồn xây dựng cơ bản để chuẩn bị thực hiện và thực hiện đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi thuộc diện cấp phát từ ngân sách trung ương trong kế hoạch vốn hằng năm; bố trí vốn đối ứng trong kế hoạch ngân sách nhà nước hằng năm cho các đơn vị thuộc đối tượng được cấp ngân sách để thực hiện các khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài đã cam kết với Bên tài trợ theo quy định.
Chủ trì phối hợp với Ban Dân tộc và các cơ quan liên quan hướng dẫn xây dựng, thẩm định nội dung, chương trình, dự án và tổ chức xúc tiến vận động tài trợ vào vùng dân tộc thiểu số theo quy định.
4. Sở Tài chính
Là cơ quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi, các khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn đối ứng nguồn hành chính sự nghiệp để chuẩn bị thực hiện và thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi thuộc diện cấp phát từ ngân sách trung ương trong kế hoạch vốn hằng năm;
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn đối ứng trong kế hoạch ngân sách nhà nước hằng năm cho các đơn vị thuộc đối tượng được cấp ngân sách để thực hiện các khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài đã cam kết với Bên tài trợ theo quy định.
Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức tiếp nhận viện trợ lập dự toán, tổng hợp dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước về viện trợ phi chính phủ nước ngoài; tham gia thẩm định các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi, viện trợ phi chính phủ nước ngoài theo quy định.
5. Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao và căn cứ nội dung của Kế hoạch có trách nhiệm lồng ghép với việc thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương, đơn vị; đồng thời cụ thể hóa việc thu hút, vận động các nhà tài trợ nước ngoài ưu tiên cho vùng dân tộc thiểu số trên cơ sở tình hình thực tế của ngành, địa phương, đơn vị. Quản lý, giám sát và định kỳ 6 tháng, hằng năm báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch (phần do ngành, địa phương, đơn vị mình phụ trách) gửi về Ban Dân tộc để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Dân tộc theo quy định.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể tỉnh: Căn cứ nội dung của Kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng tổ chức triển khai thực hiện thực hiện Kế hoạch; phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan giám sát, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh.
Yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các ngành chức năng liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện; trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền giải quyết, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Ban Dân tộc tổng hợp) để chỉ đạo giải quyết./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH |
CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN VẬN ĐỘNG VIỆN TRỢ NƯỚC NGOÀI HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
- XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2014 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
TUYÊN QUANG
(Kèm theo Kế hoạch số: 45/KH-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2014 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Tuyên Quang)
STT |
Tên Chương trình, dự án |
Địa điểm |
Quy mô |
Vốn đầu tư |
|
|
|||||
|
TỔNG SỐ |
|
|
1.257.350 |
|
I |
Lĩnh vực nông- lâm nghiệp |
|
|
36.950 |
|
1 |
Dự án hỗ trợ kỹ thuật trồng, bảo quản cam sành Hàm Yên |
Các xã huyện Hàm Yên |
Đào tạo nghề cho các hộ dân về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp; Hỗ trợ trình diễn mô hình trồng cam sạch bệnh và bảo quản sau thu hoạch |
4.500 |
|
2 |
Dự án phát triển mô hình nuôi vịt đồng tại xã Minh Hương |
Huyện Hàm Yên |
|
800 |
|
3 |
Dự án hỗ trợ kỹ thuật và giống Trâu, Bò các huyện Chiêm Hóa, Lâm Bình, Na Hang, Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang |
Các xã thuộc huyện Chiêm Hóa, Lâm Bình, Na Hang, Hàm Yên |
Cung cấp con giống cho các hộ dân tộc nghèo; Tập huấn kỹ thuật về chăm sóc và cung cấp thuốc chữa bệnh. |
3.700 |
|
4 |
Dự án hỗ trợ kỹ thuật và giống lợn tại các xã thuộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang |
Các xã Đại Phú, Đồng Quý, Trung Yên, huyện Sơn Dương |
Cung cấp con giống cho các hộ dân tộc nghèo; Tập huấn kỹ thuật về chăm sóc và cung cấp thuốc chữa bệnh. |
1.600 |
|
5 |
Dự án chuyển giao kỹ thuật trồng lúa theo phương pháp mới |
Các huyện, thành phố |
|
10.000 |
|
6 |
Dự án hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch Lạc tại xã Phúc Sơn, huyện Chiêm Hóa; hồng không hạt tại xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn |
Các huyện Chiêm Hóa, Yên Sơn |
Đào tạo nghề cho các hộ dân về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp; Hỗ trợ trình diễn mô hình trồng và bảo quản sau thu hoạch |
850 |
|
7 |
Dự án hỗ trợ phát triển cây chè shan tuyết tại các xã thuộc huyện Na Hang, Chiêm Hóa |
Các huyện Na Hang, Chiêm Hóa |
Đào tạo nghề cho các hộ dân về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp; Hỗ trợ trình diễn mô hình trồng chè sạch |
3.000 |
|
8 |
Dự án bảo tồn và phát triển các loài động thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang |
Các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên |
|
6.000 |
|
9 |
Dự án bảo vệ rừng sinh thái, vùng đệm cho khu rừng nguyên sinh |
Các huyện |
|
3.500 |
|
10 |
Dự án hỗ trợ nuôi trồng thủy sản vùng lòng hồ thủy điện |
Huyện Chiêm Hóa |
|
3.000 |
|
II |
Lĩnh vực văn hóa- xã hội |
|
|
139.850 |
|
1 |
Xây dựng làng văn hóa- Du lịch thôn Tân Lập của dân tộc Tày xã Tân Trào huyện Sơn Dương gắn với đầu tư nâng cấp và phát triển kết cấu hạ tầng khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào gắn với phát triển du lịch |
Xã Tân Trào huyện Sơn Dương |
- Bảo tồn kiến trúc nhà sàn, trang phục dân tộc, nghề thủ công truyền thống… - Phát triển văn hóa lịch sử, tín ngưỡng, tâm linh gắn với du lịch sinh thái và du lịch văn hóa dân tộc - Phát triển sản phẩm văn hóa phục vụ du lịch |
5.000 |
|
2 |
Xây dựng làng văn hóa các dân tộc (Sán Dìu, Dao, Tày, Pà Thẻn, Cao Lan) |
Các huyện |
- Bảo tồn kiến trúc nhà sàn, trang phục dân tộc, nghề thủ công truyền thống… - Phát triển văn hóa lịch sử, tín ngưỡng, tâm linh gắn với du lịch sinh thái và du lịch văn hóa dân tộc |
47.000 |
|
3 |
Dự án chăm sóc sức khỏe, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn 8 xã huyện Lâm Bình |
8 xã của huyện Lâm Bình |
Phục vụ 500 người |
150 |
|
4 |
Xây dựng làng văn hóa thôn Làng Chùa xã Lăng Can huyện Lâm Bình |
Xã Lăng Can huyện Lâm Bình |
Quy hoạch làng văn hóa thôn 84 hộ, 416 khẩu, diện tích 38,67 ha, xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động |
7.000 |
|
5 |
Xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng tại các thôn đặc biệt khó khăn |
Các huyện |
60 nhà |
42.000 |
|
6 |
Xây dựng trung tâm văn hóa thể thao xã Xuân Lập huyện Lâm Bình |
Xã Xuân Lập huyện Lâm Bình |
1 Hội trường 200 chỗ ngồi, 4 phòng chức năng, 1 sân bóng đá, các hạng mục công trình phụ trợ khác |
5.000 |
|
7 |
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống trên địa bàn các huyện |
Các huyện |
|
2.700 |
|
8 |
Dự án hỗ trợ trẻ em mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ em ảnh hưởng chất độc màu da cam |
Tỉnh Tuyên Quang |
|
5.000 |
|
9 |
Nhóm các dự án về đào tạo dạy nghề, giải quyết việc làm, viện trợ nhân đạo… |
Tại 58 xã vùng cao trong tỉnh |
|
8.000 |
|
10 |
Dự án nâng cao năng lực cho các hộ dân vùng rừng nguyên sinh |
|
|
3.000 |
|
11 |
Dự án hỗ trợ các hộ nghèo xây dựng nhà ở, công trình nước sạch, vệ sinh môi trường |
Các huyện, thành phố |
|
15.000 |
|
III |
Đường điện, giao thông, thủy lợi, cấp nước |
|
|
727.450 |
|
1 |
Xây dựng các công trình vượt suối (ngầm tràn liên hợp, cầu nhỏ); các tuyến đường giao thông nông thôn |
Các huyện |
L = 61,82km |
154.550 |
|
2 |
Sửa chữa, nâng cấp, xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất tại các xã |
Các huyện |
|
32.000 |
|
3 |
Nâng cấp đường ĐT186 đoạn Phúc Yên - Khau Cau từ Km52 - Km64 huyện Lâm Bình |
huyện Lâm Bình |
L = 12km |
180.000 |
|
4 |
Xây dựng cầu treo dân sinh |
Các huyện: Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương |
71 cầu/ 5.208m |
260.400 |
|
5 |
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thôn Bắc Triển xã Kiến Thiết huyện Yên Sơn |
Xã Kiến Thiết huyện Yên Sơn |
|
15.500 |
|
6 |
Xây dựng đường điện thôn 1,2,3 Yên Lập xã Yên Phú huyện Hàm Yên |
Xã Yên Phú huyện Hàm Yên |
10km đường dây 35 kv, 6 km đường dây 0,4kv, 3 trạm hạ thế cho 3 thôn |
15.000 |
|
7 |
Xây dựng đường điện thôn Cao Đường xã Yên Thuận huyện Hàm Yên |
Xã Yên Thuận huyện Hàm Yên |
8 km đường dây 35 kv, 2 km đường dây 0,4kv, 1 trạm hạ thế |
10.000 |
|
8 |
Xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt |
Các huyện |
Xây dựng đập thu nước đầu nguồn, nhà trạm quản lý, hệ thống thiết bị xử lý, bể chứa và hệ thống tuyến ống cấp nước đến từng hộ gia đình |
60.000 |
|
IV |
Lĩnh vực y tế |
|
|
236.000 |
|
1 |
Dự án đầu tư xây dựng trạm y tế tại các xã đặc biệt khó khăn |
Các huyện |
Xây dựng cơ sở hạ tầng và cung cấp trang thiết bị cho hệ thống trạm y tế xã (56 xã) |
224.000 |
|
2 |
Dự án phòng chống các bệnh xã hội |
Tỉnh Tuyên Quang |
|
5.000 |
|
3 |
Dự án cải thiện tình trạng sức khỏe phụ nữ có thai và trẻ em suy dinh dưỡng |
Các huyện: Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương |
|
7.000 |
|
V |
Lĩnh vực giáo dục và đào tạo |
|
|
117.100 |
|
1 |
Xây dựng phòng học mầm non trên địa bàn các huyện |
Các huyện |
Khu nhà lớp học, khu nhà vệ sinh, khu sân chơi ngoài trời; Trang thiết bị học tập |
8.500 |
|
2 |
Dự án hỗ trợ xây dựng trường tiểu học trên địa bàn các huyện |
Các huyện |
Sửa chữa, xây mới nhà lớp học; hỗ trợ trang thiết bị |
25.000 |
|
3 |
Đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất cho các cơ sở dạy nghề |
Tỉnh Tuyên Quang |
|
15.000 |
|
4 |
Xây dựng trường THPT Lâm Bình |
huyện Lâm Bình |
|
26.000 |
|
5 |
Xây dựng trường phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Lâm Bình |
huyện Lâm Bình |
|
30.000 |
|
6 |
Xây dựng phòng chức năng, nhà ở học sinh bán trú, nhà công vụ giáo viên trường THCS xã Hồng Quang, xã Thổ Bình |
huyện Lâm Bình |
|
12.600 |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.