ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4429/KH-UBND |
Kon Tum, ngày 10 tháng 12 năm 2024 |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA RƯỢU, BIA ĐẾN NĂM 2030
Căn cứ Quyết định số 1169/QĐ-TTg ngày 11 tháng 10 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia đến năm 2030 (Đề án); Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 (Kế hoạch), cụ thể như sau:
1. Cụ thể hóa những nội dung cơ bản của Đề án phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân tỉnh Kon Tum.
2. Xác định trách nhiệm của các Sở, ban ngành, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện Kế hoạch.
1. Mục tiêu tổng quát
a) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về tác hại của rượu bia; chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia và các nội dung có liên quan khác.
b) Nâng cao nhận thức, định hướng hành vi, thay đổi thói quen có hại do sử dụng rượu, bia của cộng đồng; phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng, an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
a) Phấn đấu 95% người dân trưởng thành trên địa bàn tỉnh được truyền thông về tác hại của rượu, bia và các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia.
b) 100% người điều khiển phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh được truyền thông, phổ biến quy định của pháp luật về việc không uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông.
c) 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh thực hiện truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia phù hợp với lứa tuổi của học sinh, sinh viên.
d) 95% cơ sở kinh doanh rượu, bia; 90% hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công trên địa bàn tỉnh được truyền thông, hướng dẫn các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia và các quy định pháp luật khác có liên quan.
đ) 90% báo in, báo điện tử của các sở, ban ngành, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh và Truyền hình cấp huyện và hệ thống Đài truyền thanh cấp xã đăng tải, phát thanh tin, bài về phòng, chống tác hại của rượu, bia hằng tháng; 90% phóng viên, người tham gia hoạt động thông tin cơ sở được tập huấn, cung cấp thông tin về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG
1. Đối tượng truyền thông: Người dân; các cơ quan, tổ chức có liên quan đến phòng, chống tác hại của rượu, bia.
2. Nội dung truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia[1]
a) Chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia; các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia; các chế tài xử phạt và vận động cá nhân, tổ chức tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
b) Quyền, nghĩa vụ của cá nhân và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cộng đồng trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
c) Tác hại của rượu, bia; tác hại của rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; các mức độ nguy cơ khi uống rượu, bia; các biện pháp giảm tác hại của rượu, bia.
d) Bệnh, tình trạng sức khỏe, đối tượng không nên uống rượu, bia; độ tuổi không được uống rượu, bia.
đ) Kỹ năng từ chối uống rượu, bia; kỹ năng nhận biết và ứng xử, xử trí khi gặp người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia.
e) Vận động hạn chế uống rượu, bia và không điều khiển phương tiện giao thông, vận hành máy móc sau khi uống rượu, bia.
g) Hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
h) Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công làm thủ tục cấp giấy phép sản xuất, đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã việc bán rượu cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại, kê khai việc sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong công tác truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia; chủ động ban hành kế hoạch, đầu tư kinh phí, huy động nguồn lực để tổ chức thực hiện Kế hoạch.
- Tăng cường công tác phối hợp liên ngành giữa các cơ quan, đoàn thể, tổ chức; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp trong việc tham gia, giám sát thực hiện công tác truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- Phổ biến, quán triệt đến toàn thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp Nhân dân về nội dung Đề án, Kế hoạch và các quy định liên quan nhằm triển khai thực hiện tốt các chính sách, quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- Chủ động xây dựng, ban hành kế hoạch truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia của ngành, địa phương mình; đưa vào chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và ưu tiên phân bổ kinh phí hằng năm, huy động các nguồn lực để đạt được các mục tiêu của Kế hoạch.
* Thực hiện: Các Sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo chức năng nhiệm vụ triển khai kịp thời và đầy đủ các nhiệm vụ nêu trên.
2. Công tác thông tin, truyền thông
a) Xây dựng, phổ biến tài liệu truyền thông
- Kịp thời cung cấp, phổ biến tài liệu truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu bia do Trung ương và địa phương sản xuất đến các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh và hệ thống truyền thông của địa phương.
- Khuyến khích xây dựng tài liệu truyền thông đa dạng về hình thức (sách, báo, tạp chí, khẩu hiệu, tờ rơi, tờ gấp, pa nô, áp phích, đồ họa thông tin, poster, video,...); xây dựng các tài liệu truyền thông với nội dung phù hợp theo ngành, lĩnh vực, điều kiện và tình hình của địa phương, trong đó chú trọng tài liệu bằng tiếng Ba Na, Xê Đăng, Gia Rai; cập nhật thường xuyên các thông tin về tác hại của rượu, bia; các chính sách, pháp luật về phòng chống tác hại rượu, bia.
b) Các hình thức truyền thông
- Thường xuyên tổ chức các chương trình, chiến dịch truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia dưới nhiều hình thức, trong đó có hình thức thông qua đội tuyên truyền lưu động, truyền thông gắn với các cuộc thi, các hoạt động, sự kiện y tế, văn hóa, thể thao và du lịch. Chú trọng truyền thông tại các địa điểm công cộng, khu du lịch, khu vui chơi giải trí, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia cho các cá nhân và tổ chức có liên quan.
- Thực hiện công tác truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, internet, điện thoại di động, tư vấn trực tuyến.
- Lồng ghép nội dung truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia vào trong hương ước, quy ước, thiết chế văn hóa của địa phương, thôn, làng, khu dân cư.
- Triển khai, nhân rộng các sáng kiến, mô hình truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia.
* Thực hiện: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí, các đơn vị, địa phương liên quan triển khai thực hiện.
3. Công tác tổ chức tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng truyền thông
- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cập nhật kiến thức cho cán bộ phụ trách hoạt động phòng chống tác hại rượu bia của các sở, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương trên cơ sở tài liệu và hướng dẫn của Trung ương, cập nhật các nội dung chuyên sâu, chuyên ngành, những kiến thức mới, sự kiện mới.
- Tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng viết tin, bài, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng truyền thông cho cán bộ tham gia công tác truyền thông.
- Xây dựng và phát huy vai trò của mạng lưới cộng tác viên về phòng, chống tác hại của rượu, bia tại cộng đồng trong việc vận động, hướng dẫn người dân nghiêm túc thực hiện các quy định pháp luật và tích cực tham gia hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia.
* Thực hiện: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện.
4. Công tác kiểm tra, giám sát
- Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia từ tỉnh đến cơ sở (kết hợp lồng ghép nội dung kiểm tra với các đoàn kiểm tra liên ngành phòng, chống bệnh không lây nhiễm, phòng chống tác hại của rượu, bia, thuốc lá,…).
- Kịp thời chấn chỉnh, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi làm lan truyền các thông tin sai sự thật, không đúng quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
* Thực hiện: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện.
(Chi tiết triển khai các Mục tiêu cụ thể theo Phụ lục đính kèm)
1. Kinh phí thực hiện được lồng ghép từ nguồn lực của các chương trình, dự án và từ nguồn ngân sách Nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành, có huy động sự tham gia, đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và các nguồn hợp pháp khác.
2. Việc thực hiện các hoạt động truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia đến năm 2030 cần bảo đảm nguyên tắc lồng ghép trong kinh phí thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, trên cơ sở tăng cường, điều chỉnh, mở rộng các chương trình, dự án, đề án có liên quan triển khai trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Kế hoạch. Định kỳ, đột xuất tổng hợp báo kết quả thực hiện gửi Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan liên quan.
- Hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các sở, ban, ngành, đơn vị và địa phương liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch; phối hợp với các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh xây dựng các tài liệu, tin, bài, chuyên trang, chuyên mục về tác hại của rượu, bia đến sức khỏe con người.
3. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Kon Tum: Phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng thường xuyên tuyên truyền, phổ biến về Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, các văn bản quy định, hướng dẫn có liên quan. Trong đó, chú trọng nhấn mạnh các quy định về những hành vi bị nghiêm cấm; không uống rượu, bia khi lái xe; không uống rượu, bia trong thời gian làm việc và tại nơi làm việc; địa điểm không được uống, không được bán rượu, bia và các quy định khác có liên quan.
- Triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về tác hại rượu bia, các quy định của Luật phòng, chống tác hại của rượu bia và các văn bản hướng dẫn cho học sinh, sinh viên và cán bộ, giáo viên tại các đơn vị trong ngành.
- Phối hợp Sở Y tế tổ chức các hoạt động, sự kiện truyền thông phòng chống tác hại của rượu, bia trong trường học. Lồng ghép nội dung giảng dạy, tuyên truyền về phòng chống tác hại của rượu, bia vào chương trình giáo dục phù hợp với từng cấp học.
5. Sở Công Thương: Trên cơ sở các tài liệu truyền thông của cơ quan có thẩm quyền, triển khai truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia trong lĩnh vực quản lý kinh doanh rượu, bia; tuyên truyền, hướng dẫn các đối tượng sản xuất, kinh doanh rượu, bia thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
6. Công an tỉnh: Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia; quy định về xử phạt vi phạm hành chính về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông.
- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hiện quy định của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ và các quy định liên quan đến an toàn giao thông trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia cho lực lượng Thanh tra giao thông đường bộ của tỉnh biết, triển khai thực hiện theo đúng quy định.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh dịch vụ vận tải, vận chuyển hành khách thực hiện nghiêm quy định không quảng cáo rượu, bia trên phương tiện giao thông theo quy định của pháp luật.
8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai các hoạt động tuyên truyền trực quan về phòng, chống tác hại của rượu, bia trong các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, lễ hội.
- Hướng dẫn bổ sung các tiêu chí về thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia vào các hương ước, quy ước của làng, thôn, khu dân cư, tổ dân phố văn hóa; không lạm dụng rượu, bia trong đám tang, đám cưới, lễ hội.
9. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chỉ đạo, triển khai các hoạt động truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia phù hợp với đối tượng người học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và truyền thông cho người lao động tại nơi làm việc.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia đến từng người dân trên địa bàn quản lý, trong đó chú trọng phối hợp tổ chức truyền thông tại các trường học, lồng ghép truyền thông tại các cuộc họp thôn, làng, tổ dân phố và trên hệ thống Đài truyền thanh và Truyền hình tuyến huyện, xã về tác hại của rượu bia; chỉ đạo cấp xã nghiên cứu đưa các nội dung phòng, chống tác hại của rượu, bia vào hương ước của thôn, làng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và triển khai các hoạt động truyền thông khác phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia cho đoàn viên, hội viên và Nhân dân; giám sát việc thực hiện công tác truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia của các cơ quan, tổ chức cùng cấp và cá nhân trên địa bàn.
Căn cứ nội dung Kế hoạch, các Sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan chủ động triển khai thực hiện. Quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị báo cáo bằng văn bản về Sở Y tế tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU CỤ THỂ CỦA KẾ HOẠCH
(Kèm theo Kế hoạch số 4429/KH-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2024 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Kon Tum)
TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Thời gian |
1 |
Phấn đấu 95% người dân trưởng thành trên địa bàn tỉnh được truyền thông về tác hại của rượu, bia và các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia |
Sở Y tế |
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
Hằng năm |
2 |
100% người điều khiển phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh được truyền thông, phổ biến quy định của pháp luật về việc không uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông |
Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải |
Các Sở, ban ngành, đơn vị, địa phương có liên quan |
Hằng năm |
3 |
100% cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh thực hiện truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia phù hợp với lứa tuổi của học sinh, sinh viên |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
Các Sở, ban ngành, đơn vị, địa phương có liên quan |
Hằng năm |
4 |
95% cơ sở kinh doanh rượu, bia; 90% hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công trên địa bàn tỉnh được truyền thông, hướng dẫn các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia và các quy định pháp luật khác có liên quan |
Sở Công thương, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
Các Sở, ban ngành, đơn vị, địa phương có liên quan |
Hằng năm |
5 |
90% báo in, báo điện tử của các sở, ngành, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh và Truyền hình cấp huyện và hệ thống Đài truyền thanh cấp xã đăng tải, phát thanh tin, bài về phòng, chống tác hại của rượu, bia hằng tháng |
Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Kon Tum; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
Các Sở, ban ngành, đơn vị, địa phương có liên quan |
Hằng năm |
6 |
90% phóng viên, người tham gia hoạt động thông tin cơ sở được tập huấn, cung cấp thông tin về phòng, chống tác hại của rượu, bia |
Sở Y tế, Báo Kon Tum, Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
Các Sở, ban ngành, đơn vị, địa phương có liên quan |
Hằng năm |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.