ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/KH-UBND |
Nghệ An, ngày 21 tháng 01 năm 2022 |
PHÒNG CHỐNG MÙ LÒA GIAI ĐOẠN 2022-2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Thực hiện Quyết định số 2560/QĐ-TTg ngày 31/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống mù lòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Nhằm giảm tỷ lệ mù lòa, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, UBND tỉnh Nghệ An ban hành “Kế hoạch phòng chống mù lòa giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030”, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU CHUNG, MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Mục tiêu chung
Tăng cường sự tiếp cận của người dân với dịch vụ chăm sóc mắt (dự phòng, phát hiện sớm, điều trị và phục hồi chức năng mắt), giảm tỷ lệ các bệnh gây mù lòa có thể phòng chống được; phấn đấu loại trừ các nguyên nhân chính gây mù lòa cho mọi người dân trên địa bàn tỉnh vào năm 2030.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2022-2025
- Giảm tỷ lệ mù lòa xuống dưới 45/10.000 dân, trong đó: giảm tỷ lệ mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên xuống dưới 1,5%;
- Tỷ lệ người dân được phẫu thuật đục thủy tinh thể trên 55 người/10.000 dân (kết quả giai đoạn năm 2018-2020 là hơn 52 người/10.000 dân), trong đó: đảm bảo 100% người dân bị mù do đục thủy tinh thể được phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo;
- Tỷ lệ người bệnh đái tháo đường được khám và theo dõi bệnh lý về mắt đạt trên 35%;
- Tỷ lệ người bệnh Glocom được khám và quản lý đạt trên 37 %;
- Tỷ lệ khám sàng lọc tật khúc xạ đạt trên 50.000 người/ năm.
b) Giai đoạn đến năm 2030
- Tỷ lệ mù lòa xuống dưới 40/10.000 dân, trong đó: giảm tỷ lệ mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên xuống dưới 1,2%;
- Duy trì tỷ lệ người dân được phẫu thuật đục thủy tinh thể lên trên 55 người/10.000 dân; trong đó: tỷ lệ người dân bị mù do đục thủy tinh thể được phẫu thuật thay thủy tinh thể đạt 100%;
- Tỷ lệ người bệnh Glocom được khám và quản lý đạt trên 45%;
- Tỷ lệ người bệnh đái tháo đường được khám và theo dõi bệnh lý về mắt đạt hơn 100.000 người tức trên 50% số người bệnh bị đái tháo đường;
- Tỷ lệ khám sàng lọc tật khúc xạ đạt trên 50.000 người/ năm.
2.1 Truyền thông, vận động cộng đồng tham gia phòng chống mù lòa
- Lồng ghép chương trình phòng chống mù lòa trong chương trình giáo dục nâng cao sức khỏe cộng đồng cho học sinh, giáo viên và y tế cơ sở.
- Hằng năm tổ chức hưởng ứng Ngày Thị giác Thế giới vào thứ 5 tuần lễ thứ 2 của tháng 10, tuần lễ Glocom Thế giới... bằng các hình thức như tổ chức sự kiện, Meeting vận động, truyền thông dự phòng và kiểm soát các bệnh đục thủy tinh thể, Glôcôm, đái tháo đường, tật khúc xạ học đường....
- Vận động chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức và người dân chủ động tham gia công tác phòng chống mù lòa và ảnh hưởng của mù lòa đối với sức khỏe, đối với khả năng lao động và sự phát triển kinh tế xã hội.
2.2. Củng cố và phát triển mạng lưới chăm sóc mắt
a) Phát triển mạng lưới
Củng cố, hoàn thiện mạng lưới cơ sở chăm sóc mắt, phòng chống mù lòa đồng bộ từ tuyến tỉnh đến tuyến xã, cụ thể:
- Tuyến tỉnh: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hoàn thiện Bệnh viện Mắt Nghệ An. Tiến tới hoàn thiện giai đoạn 2 xây dựng khu nhà điều trị 5 tầng và khu nhà 2 tầng của các khoa Dinh dưỡng và Chống nhiễm khuẩn. Chia tách và thành lập mới các khoa phòng chuyên sâu tại Bệnh viện Mắt đáp ứng yêu cầu là tuyến cuối của tỉnh. Phát triển chuyên môn, kỹ thuật khoa Mắt các Bệnh viện tuyến tỉnh để thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, điều trị các bệnh lý nhãn khoa, phối hợp phòng chống mù lòa cũng như đào tạo và chỉ đạo tuyến.
- Tuyến huyện: Căn cứ các quy định hiện hành và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền, thành lập khoa Mắt hoặc Liên chuyên khoa Mắt, Răng hàm mặt, Tai mũi họng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện. Đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng chống mù lòa và chăm sóc Mắt.
- Tuyến xã: Xây dựng, tập huấn và bồi dưỡng để hình thành đội ngũ cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về chương trình phòng chống mù lòa và chăm sóc mắt ban đầu tại địa phương.
- Xây dựng và nhân rộng mô hình phòng chống mù lòa và chăm sóc mắt tại cộng đồng, khuyến khích tạo điều kiện để các địa phương xây dựng cơ sở chăm sóc người khiếm thị lồng ghép vào trong các cơ sở bảo trợ xã hội.
b) Nâng cao năng lực chuyên môn
- Đào tạo:
+ Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo tại Bệnh viện Mắt Nghệ An, Khoa Mắt Bệnh viện Hữu nghị đa khoa, xây dựng thêm các chương trình giảng dạy chuyên khoa mắt phù hợp với tuyến dưới, tăng thêm các cơ sở thực hành về chuyên khoa mắt (Bệnh viện Mắt Sài Gòn Vinh, Bệnh viện Nội Tiết, Bệnh viện Sản Nhi...) cho học viên đào tạo về chuyên khoa mắt.
+ Đào tạo chuyển giao kỹ thuật, nâng cao năng lực chuyên môn cho các tuyến, cập nhật kiến thức về chăm sóc mắt ban đầu cho y tế cơ sở, tăng cường phát triển nguồn nhân lực chuyên khoa Mắt. Đặc biệt chú ý đào tạo chuyên sâu các lĩnh vực có xu thế ngày càng nhiều như dịch kính võng mạc, tật khúc xạ...
+ Phối hợp với bộ môn Mắt trường Đại học Y khoa Vinh đào tạo chuyển giao kỹ thuật theo chuyên đề và đào tạo liên tục cho Bác sĩ ở 10 huyện trọng điểm, cụ thể gồm:
Chuyển giao kỹ thuật cho 10 huyện, mỗi huyện 3 Bác sĩ, mỗi bác sĩ chuyển giao 3 kỹ thuật.
Đào tạo liên tục cho 10 huyện, mỗi huyện 3 Bác sĩ, mỗi bác sĩ đào tạo 3 chuyên đề.
+ Bố trí, sắp xếp cán bộ, đảm bảo 100% cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện có bác sỹ và điều dưỡng chuyên khoa Mắt làm việc.
+ Trạm y tế xã có 100% cán bộ chuyên trách Mắt đã được đào tạo và đào tạo lại để đáp ứng tiêu chuẩn theo đúng quy định hiện hành. Tăng cường công tác tập huấn chuyên môn cho cán bộ y tế tuyến xã, cụ thể.
Tập huấn chuyên môn cho cán bộ y tế xã ở 10 huyện trọng điểm: Mỗi huyện tiến hành 3 buổi tập huấn chuyên môn theo chuyên đề, mỗi chuyên đề tiến hành tập huấn 3 lần.
c) Đầu tư Trang thiết bị
- Đảm bảo trang bị đầy đủ trang thiết bị y tế phục vụ công tác chăm sóc mắt theo danh mục kỹ thuật đã được phân tuyến, trong đó chú trọng trang bị các thiết bị cơ bản nhằm phát hiện sớm tật khúc xạ, bệnh võng mạc tiểu đường.... tại tuyến xã và cộng đồng.
- Ưu tiên đầu tư các trang thiết bị hiện đại tại Bệnh viện Mắt Nghệ An, khuyến khích triển khai các kỹ thuật tuyến trên tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện nhằm giảm tải cho bệnh viện tuyến tỉnh.
- Tăng cường hoàn thiện đầu tư trang thiết bị cho Bệnh viện Mắt Nghệ An, khoa mắt Bệnh viện tuyến tỉnh và các Bệnh viện, TTYT huyện trên toàn tỉnh, từ nguồn hợp pháp tại các đơn vị (Phụ lục 3).
2.3. Kiểm soát các nguyên nhân chính gây mù lòa
a) Điều tra tỷ lệ mù lòa, can thiệp và đánh giá tác động
- Giai đoạn năm 2022-2023: Điều tra tỷ lệ mù lòa, tiến hành trọng điểm vào 9 huyện trên tổng 21 huyện, thị xã, thành phố tại Nghệ An. Bằng cách chọn mẫu ngẫu nhiên, 3 huyện đồng bằng, 3 huyện Miền núi và 3 huyện miền trung du, tiến hành can thiệp vào các nguyên nhân gây mù lòa tại 9 huyện trên bằng cách điều trị phẫu thuật, đào tạo nhân lực, tập huấn chuyên môn để giảm tỷ lệ mù lòa.
- Giai đoạn từ năm 2024 trở về sau: Tiến hành khám sàng lọc, phát hiện mù lòa, đánh giá tác động song song với can thiệp và ảnh hưởng của chương trình lên công tác phòng chống mù lòa đối với các huyện, thị còn lại.
b) Kiểm soát mù lòa do bệnh đục thủy tinh thể
- Là nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phòng chống mù lòa. Bảo đảm định kỳ khám phát hiện sớm và can thiệp điều trị hiệu quả cho người dân, đặc biệt là người trên 50 tuổi.
- Tiếp tục duy trì tỷ lệ mổ đục thể thủy tinh khoảng 5.500 ca/1 triệu dân vào năm 2025 và trên 6.000 ca/1 triệu dân vào năm 2030 (trên 18.000 ca/ 3,5 triệu dân).
- Tăng cường tiếp cận, hỗ trợ đi lại cho người dân vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa để đảm bảo người bệnh được tiếp cận dễ dàng với dịch vụ và nhanh chóng giải quyết số người đục thủy tinh thể gây mù lòa còn tồn đọng ở các khu vực này.
c) Kiểm soát tật khúc xạ, phát hiện sớm các bệnh về mắt khác
- Tổ chức điều tra có can thiệp tật khúc xạ trọng điểm cho đối tượng là học sinh bậc tiểu học và trung học cơ sở lên trên địa bàn thành phố Vinh, nơi tỷ lệ tật khúc xạ học đường cao. Trên cơ sở đó tìm hiểu nguyên nhân, đề ra biện pháp phòng tránh và kế hoạch điều trị tật khúc xạ trên địa bàn tỉnh: Cụ thể (phụ lục 1, 2)
+ Giai đoạn 2022-2023 triển khai đánh giá tỷ lệ khúc xạ và cấp kính cho học sinh tại 5 Trường tiểu học và 5 Trường trung học cơ sở trên địa bàn Tp Vinh.
+ Can thiệp cấp kính miễn phí cho học sinh song song với việc theo dõi đánh giá trong những năm tiếp theo.
- Tổ chức điều tra tật khúc xạ cho các học sinh ở bậc mẫu giáo, mỗi năm tiến hành ở 2 trường, từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá và kiến nghị cho những giai đoạn kế tiếp.
- Kết hợp chặt chẽ với ngành giáo dục để thường xuyên tổ chức khám mắt định kỳ đầu năm học (Thực hiện bởi cán bộ Trạm Y tế xã phường). Tăng cường phát hiện sớm học sinh có thị lực thấp dưới 6/10.
- Triển khai kỹ thuật mổ Lazer điều trị tật khúc xạ cho bệnh nhân đủ điều kiện phẫu thuật.
- Lập danh sách theo dõi (cán bộ y tế trường học thực hiện), làm công tác truyền thông cho gia đình, phụ huynh đưa các cháu có thị lực thấp dưới 6/10 đến các cơ sở có khả năng chỉnh quang và cắt kính.
- Giám sát chặt chẽ chất lượng dịch vụ các cơ sở cung cấp chỉnh quang và cắt kính (bao gồm các đơn vị Nhà nước và tư nhân). Yêu cầu các cơ sở hành nghề phải có cán bộ kỹ thuật viên chỉnh quang đã được đào tạo.
d) Kiểm soát bệnh võng mạc đái tháo đường và các bệnh lý dịch kính võng mạc khác.
- Phối hợp trong chương trình công tác tuyến và điều tra tỷ lệ mù lòa để khám sàng lọc bệnh võng mạc trong cộng đồng để từ đó đánh giá được tỷ lệ, kế hoạch điều trị và biện pháp phòng bệnh đối với các tổn thương võng mạc dịch kính có thể gây mù như bệnh võng mạc tiểu đường, bệnh võng mạc do cao HA, Bệnh võng mạc do các bệnh toàn thân khác....
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc khám, sàng lọc bệnh lý dịch kính võng mạc tại cộng đồng và truyền dữ liệu chụp đáy mắt về bệnh viện Mắt Nghệ An (sử dụng trí tuệ nhân tạo AI, hoặc các Bác sĩ đọc kết quả gửi về) giúp công tác khám tầm soát được nhanh hơn và xây dựng được bộ dữ liệu số để quản lý các bệnh lý dịch kính võng mạc trong cộng đồng.
- Phối hợp chặt chẽ giữa chuyên khoa nội tiết và chuyên khoa mắt để phát hiện sớm và quản lý bệnh võng mạc đái tháo đường với khoảng hơn 70.000 người cần được khám và theo dõi.
- Định kỳ mỗi năm bệnh nhân đái tháo đường được khám mắt 1-2 lần.
- 100% bệnh nhân đái tháo đường có thị lực thấp dưới 3/10 phải được tư vấn, chuyển đến chuyên khoa mắt tuyến tỉnh để khám và quản lý.
e) Quản lý bệnh Glocom
- Thông qua công tác tuyến và điều tra tỷ lệ mù lòa kết hợp khám chẩn đoán bệnh Glocom ngay từ ban đầu tại cộng đồng, từ đó thiết lập hệ thống quản lý bệnh Glocom từ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, huyện tới tuyến tỉnh để điều trị kịp thời hạn chế mù lòa.
- Lập danh sách người bệnh glôcôm, theo dõi quá trình điều trị của người bệnh, nhắc nhở người bệnh đi kiểm tra mắt định kỳ theo lịch hẹn.
- Lồng ghép trong các buổi tập huấn để nâng cao nhận thức của nhân viên y tế và người dân hiểu về nguy cơ gây mù lòa và chiến lược điều trị của bệnh.
- Tăng số lượng người bệnh Glocom được khám mỗi năm hơn 27.000 người chiếm hơn 37% số người bệnh bị Glocom toàn tỉnh.
f) Tổ chức điều tra đánh giá mù lòa và khám sàng lọc phát hiện sớm các bệnh lý khác gây mù có thể phòng tránh được
- Tổ chức điều tra đánh giá mù lòa tại các địa phương có yếu tố địa lý kinh tế xã hội đại diện cho vùng miền (09 huyện) và các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn khó tiếp cận dịch vụ chăm sóc mắt và những địa phương tỷ lệ mù lòa còn tồn đọng cao.
- Mục tiêu cụ thể: Phát hiện và điều trị phẫu thuật 2000 ca các bệnh lý gây mù lòa khác.
g) Quản lý, cải thiện điều kiện lao động, phòng chống bệnh gây mù lòa ở các ngành nghề đặc thù có ảnh hưởng đến thị lực (hàn xì, đúc gang thép, thổi thủy tinh, các nghề nghiệp khác phải làm việc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời).
III. DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Dự kiến Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2022-2025 là: 35.322.200.000 đồng (Ba mươi lăm tỷ, ba trăm hai mươi hai triệu, hai trăm nghìn đồng).
- Kinh phí thực hiện: Ngân sách nhà nước xem xét, cân đối hàng năm, Nguồn vốn ODA và các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Kinh phí Phẫu thuật, điều trị từ quỹ BHYT và bệnh nhân đồng chi trả, kinh phí cấp kính, đầu tư trang thiết bị từ nguồn Xã hội hóa.
- Dự kiến Kinh phí thực hiện và nguồn kinh phí giai đoạn 2026-2030 tương đương giai đoạn 2022-2025.
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan triển khai thực hiện kế hoạch đảm bảo các mục tiêu hoàn thành theo đúng tiến độ; Hướng dẫn các đơn vị cơ sở tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch. Định kỳ 06 tháng và cả năm báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện Kế hoạch.
Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế cân đối bố trí từ nguồn ngân sách Trung ương và trên cơ sở nguồn thu ngân sách tỉnh hàng năm để tham mưu trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế và các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí vốn cho các dự án trong kế hoạch đầu tư công (nếu có), đầu tư cơ sở, vật chất cho cơ sở y tế. Kêu gọi, vận động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước đầu tư thực hiện Kế hoạch.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống mù lòa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh; tầm quan trọng của việc bảo vệ, chăm sóc mắt đến các tầng lớp nhân dân; khuyến khích người dân tiếp cận các dịch vụ chăm sóc mắt tại địa phương.
5. Đài phát thanh- truyền hình tỉnh, báo Nghệ An
Tuyên truyền các hoạt động triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống mù lòa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, trong đó ưu tiên xây dựng các trang, chuyên mục để triển khai thực hiện Kế hoạch này.
Phối hợp với Sở Y tế trong việc đào tạo, tiếp nhận, thu hút nhân lực có chất lượng về công tác trong chuyên khoa Mắt, đặc biệt tuyến y tế cơ sở.
Phối hợp cùng Sở Y tế để hướng dẫn người dân thực hiện việc phòng chống tật khúc xạ học đường và phát hiện sớm tình trạng thị lực thấp cho học sinh.
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và UBND các địa phương đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế để chủ động trong việc chi trả kinh phí khám chữa bệnh nói chung, các bệnh mắt nói riêng; đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người dân tham gia bảo hiểm y tế trong công tác khám chữa bệnh.
9. Sở Lao động- Thương binh và Xã hội
Tham mưu, triển khai thực hiện chính sách trợ giúp xã hội, an sinh xã hội cho đối tượng là người khiếm thị, người cao tuổi và các đối tượng bảo trợ xã hội cần sự hỗ trợ trong thực hiện phòng chống mù lòa để triển khai thực hiện Kế hoạch này.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
Chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch có hiệu quả; Chủ động bố trí ngân sách địa phương để thực hiện Kế hoạch.
- Phối hợp cùng Ngành Y tế làm công tác truyền thông, tổ chức và vận động bệnh nhân mù lòa tiếp cận dịch vụ chăm sóc mắt.
- Lồng ghép việc triển khai các hoạt động của Kế hoạch này với các hoạt động của Hội (như việc thực hiện chương trình “Mắt sáng cho người cao tuổi”,...)
Trên đây là Kế hoạch Phòng chống mù lòa tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành, thị và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.
Trong quá trình triển khai, nếu gặp các vấn đề phát sinh, gửi kiến nghị về Sở Y tế tổng hợp, trình UBND tỉnh điều chỉnh cho phù hợp với thực tế nhằm đạt mục tiêu kế hoạch./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ DỰ KIẾN THỰC HIỆN
GIAI ĐOẠN 2022-2023
(Kèm theo kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2022 của UBND tỉnh Nghệ
An)
TT |
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG |
|
I |
Các Huyện, Thành phố, Thị xã được tiến hành can thiệp trọng điểm. |
|
1 |
Thành phố Vinh |
|
2 |
Huyện Diễn Châu |
|
3 |
Huyện Quỳnh Lưu |
|
4 |
Huyện Thanh Chương |
|
5 |
Huyện Đô Lương |
|
6 |
Huyện Yên Thành |
|
7 |
Huyện Quỳ Hợp |
|
8 |
Huyện Kỳ Sơn |
|
9 |
Huyện Con Cuông |
|
II |
Nội dung thực hiện |
Kết quả |
1 |
Đào tạo (Số lượng) |
|
1.1 |
Đào tạo chuyển giao kỹ thuật (mỗi lớp 5-8 học viên) |
4 |
1.2 |
Đào tạo chăm sóc mắt ban đầu |
926 |
1.3 |
Tập huấn tổ điều tra mù lòa (mỗi tổ 3 người) |
36 |
1.4 |
Tập huấn khám sàng lọc phát hiện mù lòa (mỗi tổ 3 người) |
40 |
1.5 |
Tập huấn can thiệp tật khúc xạ và cấp kính (mỗi lớp 15 học viên) |
12 |
1.6 |
Đào tạo Y tế học đường |
500 |
2 |
Chuyên môn |
|
2.1 |
Tổ chức điều tra tỷ lệ mù lòa (lần) |
9 |
2.2 |
Tổ chức khám sàng lọc phát hiện mù lòa (lần) |
22 |
2.3 |
Tổ chức điều tra tật khúc xạ tại 5 trường tiểu học, 5 trường trung học cơ sở (học sinh) |
14000 |
2.4 |
Cấp kính sau khám tật khúc xạ tại trường Tiểu học, Trung học cơ sở (kính) |
1500 |
2.5 |
Tổ chức điều tra tật khúc xạ tại 4 trường mầm non (học sinh) |
7000 |
2.6 |
Tổ chức khám quản lý điều trị bệnh VMTĐ và các bệnh lý dịch kính võng mạc khác (ca) |
14000 |
2.7 |
Tổ chức khám quản lý điều trị bệnh Glocom (ca) |
10800 |
2.8 |
Điều trị ca bệnh Glocom (ca) |
2500 |
2.9 |
Điều trị ca bệnh võng mạc tiểu đường và các bệnh lý dịch kính võng mạc khác (ca) |
2200 |
2.10 |
Phẫu thuật dục thể thủy tinh (ca) |
31500 |
2.11 |
Phẫu thuật điều trị tật khúc xạ bằng Laser (ca) |
300 |
2.12 |
Điều trị phẫu thuật các bệnh khác (ca) |
1000 |
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ DỰ KIẾN THỰC HIỆN
GIAI ĐOẠN 2024-2025
(Kèm theo kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2022 của UBND tỉnh Nghệ
An)
TT |
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG |
|
I |
Các huyện, thành phố, thị xã được tiến hành mở rộng can thiệp |
|
1 |
Thị Xã Cửa Lò |
|
2 |
Thị xã Thái Hòa |
|
3 |
Huyện Quế Phong |
|
4 |
Huyện Quỳ Châu |
|
5 |
Huyện Tương Dương |
|
6 |
Huyện Nghĩa Đàn |
|
7 |
Huyện Tân Kỳ |
|
8 |
Huyện Anh Sơn |
|
9 |
Huyện Nghi Lộc |
|
10 |
Huyện Nam Đàn |
|
11 |
Huyện Hưng Nguyên |
|
12 |
Thị xã Hoàng Mai |
|
II |
Các nội dung thực hiện |
Kết quả |
1 |
Đào tạo (Số lượng) |
|
1.1 |
Đào tạo chăm sóc mắt ban đầu |
180 |
2 |
Chuyên môn |
|
2.1 |
Tổ chức khám sàng lọc phát hiện mù lòa (lần) |
26 |
2.2 |
Tổ chức điều tra tật khúc xạ tại 4 trường mầm non (học sinh) |
70000 |
2.3 |
Tổ chức khám quản lý điều trị bệnh VMTĐ và các bệnh lý dịch kính võng mạc khác (ca) |
22000 |
2.4 |
Tổ chức khám quản lý điều trị bệnh Glocom (ca) |
16500 |
2.5 |
Điều trị ca bệnh Glocom (ca) |
3300 |
2.6 |
Điều trị ca bệnh võng mạc tiểu đường và các bệnh lý dịch kính võng mạc khác (ca) |
2300 |
2.7 |
Phẫu thuật đục thể thủy tinh (ca) |
36000 |
2.8 |
Phẫu thuật điều trị tật khúc xạ bằng Laser (ca) |
300 |
2.9 |
Điều trị phẫu thuật các bệnh khác (ca) |
1000 |
DANH MỤC VẬT TƯ, THIẾT BỊ DỰ KIẾN CẦN
TRANG BỊ CỦA CÁC ĐƠN VỊ.
(Đầu tư từ nguồn hợp pháp tại các đơn vị)
(Kèm theo kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2022 của UBND tỉnh Nghệ
An)
STT |
Trang thiết bị cần đầu tư |
BV Mắt |
BV HNĐK Nghệ An |
BV Sản Nhi |
BVĐK KV Tây Nam |
BVĐK TP. Vinh |
BVĐK H. Thanh Chương |
BVĐK H. Đô Lương |
BVĐK H. Nghi Lộc |
BVĐK Quỳnh Lưu |
BVĐK H.Diễn Châu |
BVĐK H.Quỳ Hợp |
BVĐK TX Hoàng Mai |
BVĐK ĐH Y khoa Vinh |
TTYT Nam Đàn |
TTYT Quỳ Châu |
Tổng |
1 |
Sinh hiển vi khám mắt |
3 |
2 |
|
|
1 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
2 |
Sinh hiển vi phẫu thuật |
|
|
|
1 |
1 |
1 |
|
|
|
1 |
1 |
|
1 |
|
1 |
7 |
3 |
Máy chụp đáy mắt cầm tay |
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
4 |
Đèn soi đáy mắt trực tiếp |
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
5 |
Máy đo khúc xạ |
3 |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
1 |
1 |
1 |
|
1 |
|
8 |
6 |
Máy đo khúc xạ trẻ em |
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
7 |
Bộ soi bóng đồng tử |
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
8 |
Máy đo nhãn áp không tiếp xúc |
2 |
1 |
|
|
1 |
1 |
|
1 |
1 |
|
|
1 |
|
|
|
8 |
9 |
Kính soi đáy mắt đảo ngược |
2 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
10 |
Máy tính |
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
11 |
Hộp kính, bảng thị lực nhìn xa và gần |
9 |
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
12 |
12 |
Bộ lazer võng mạc trẻ đẻ non |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
13 |
Bộ mài lắp kính |
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
14 |
Máy siêu âm A-B |
|
|
1 |
|
1 |
|
|
1 |
|
1 |
|
|
1 |
|
|
5 |
15 |
Bàn Phẫu Thuật |
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
1 |
|
|
3 |
16 |
Bộ dụng cụ thông lệ đạo |
|
|
|
|
|
1 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
17 |
Bộ dụng cụ chích chắp |
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
18 |
Bảng thử thị lực điện tử |
|
|
|
|
1 |
1 |
1 |
|
|
1 |
|
1 |
|
1 |
2 |
8 |
19 |
Bộ lăng kính khám lác |
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
20 |
Bộ dụng cụ vi phẫu |
|
|
1 |
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
21 |
Thước Pảrent |
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
22 |
Máy Phaco |
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
23 |
Laser Yag |
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
2 |
24 |
Nồi rửa dụng cụ bằng Siêu âm |
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
25 |
Kính volk 90 D |
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
1 |
26 |
Bộ dụng cụ mổ mộng |
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
6 |
27 |
Bộ dụng cụ mổ quặm |
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
6 |
28 |
Bộ dụng cụ mổ Phaco |
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
29 |
Nồi hấp ướt dụng cụ |
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
30 |
Máy chụp Mạch Huỳnh Quang |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
1 |
31 |
Máy đo thị trường |
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
32 |
Máy Lạnh đông |
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
33 |
Kính Volk 20 D |
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.