BỘ NỘI VỤ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4312/KH-BNV |
Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2019 |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 10/CT-TTG NGÀY 22/4/2019 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG XỬ LÝ, NGĂN CHẶN CÓ HIỆU QUẢ TÌNH TRẠNG NHŨNG NHIỄU, GÂY PHIỀN HÀ CHO NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP TRONG GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC
Thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc (sau đây gọi là Chỉ thị số 10/CT-TTg), Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg với những nội dung sau:
1. Mục đích
- Nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc.
- Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc phát hiện, xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc.
- Kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, xử lý nghiêm minh hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc, từng bước đẩy lùi tham nhũng.
2. Yêu cầu
- Các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ tăng cường phối hợp thực hiện nhiệm vụ; đồng thời tuyên truyền, quán triệt sâu rộng đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phải đề cao trách nhiệm cá nhân, thể hiện tinh thần chủ động, tích cực trên từng cương vị công tác để góp phần thực hiện có hiệu quả Kế hoạch.
- Việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trong Kế hoạch phải khả thi, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, tránh hình thức, đồng thời phải bám sát các nhiệm vụ, giải pháp được nêu tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
Quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 10/CT-TTg gắn với thực hiện Kết luận số 10-KL/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 28/4/2016 của Chính phủ về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 50/CT-TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị; Quy định số 65-QĐ/TW ngày 03/02/2017 của Ban Bí thư về chỉ đạo định hướng cung cấp thông tin tuyên truyền phòng, chống tham nhũng; Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 30/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương; Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
2. Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo
- Nghiêm túc quán triệt, chỉ đạo chặt chẽ, tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà trong giải quyết công việc; nghiêm chỉnh thực hiện đúng quy định việc tiếp công dân, tiếp nhận những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân theo đúng quy định; trước hết người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải đề cao trách nhiệm nêu gương, gương mẫu thực hiện và tăng cường trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vững vàng về chính trị, tư tưởng; trong sáng về đạo đức, lối sống, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình giải quyết công việc. Xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị nếu để cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý trực tiếp có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với người dân, doanh nghiệp hoặc có biểu hiện bao che, dung túng cho cấp dưới có hành vi sai trái.
- Chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; tăng cường kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ, kịp thời giải quyết các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của người dân và doanh nghiệp.
- Khẩn trương rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật thuộc phạm vi quản lý; nhận diện nguy cơ tham nhũng theo vị trí việc làm để có biện pháp kiểm tra, giám sát; khắc phục ngay những điểm bất cập có thể bị lợi dụng gây phiền hà, sách nhiễu đối với người dân và doanh nghiệp; rà soát thủ tục hành chính theo hướng tinh giản, kiến nghị loại bỏ ngay các thủ tục không cần thiết, mâu thuẫn, chồng chéo, quy trình rườm rà, khó thực hiện; rà soát, kiến nghị rút ngắn thời gian, lộ trình giải quyết; không được yêu cầu doanh nghiệp, người dân bổ sung hồ sơ quá 01 lần; không nhận quá thành phần hồ sơ theo quy định và không được yêu cầu người dân nộp các loại bản sao có chứng thực nếu pháp luật không quy định.
- Nâng cao chất lượng công tác đối thoại với người dân và doanh nghiệp theo hướng thực chất, cầu thị; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, vướng mắc của người dân và doanh nghiệp để giải quyết thực chất, dứt điểm; kịp thời đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền biện pháp xử lý đối với những bất cập trong quy định của pháp luật (nếu có); thực hiện công khai thời gian, địa điểm tiếp dân của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đúng theo quy định.
- Công khai địa chỉ đường dây nóng, hộp thư điện tử và tổ chức tiếp nhận, xử lý kịp thời những phản ánh, kiến nghị, tố cáo của người dân, doanh nghiệp, nhất là về hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà; công khai kết quả xử lý, nếu có lỗi thì phải công khai xin lỗi người dân, doanh nghiệp và khắc phục hậu quả, xử lý vi phạm theo đúng quy định.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính Nhà nước, xây dựng Chính phủ điện tử thông suốt đến cơ sở để góp phần nâng cao hiệu quả và tính minh bạch trong thực hiện công việc; cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thực hiện các quyền theo quy định khi giải quyết công việc; xây dựng lộ trình cụ thể để triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; sắp xếp, nghiên cứu lắp đặt hệ thống camera giám sát tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp.
- Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao đạo đức cách mạng, tinh thần trách nhiệm công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; trong đó cần đặc biệt quan tâm chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với cán bộ, công chức, viên chức.
- Đẩy mạnh thực hiện các biện pháp phổ biến, tuyên truyền sâu rộng về chính sách, pháp luật trong; hướng dẫn, khuyến khích người dân và doanh nghiệp sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; thực hành liêm chính, không tiếp tay với tiêu cực, tham nhũng; kiên quyết không đưa, không môi giới hối lộ; tuân thủ các quy tắc ứng xử văn minh; tích cực, chủ động tham gia phát hiện các biểu hiện, các hành vi tham nhũng, lãng phí, thông tin kịp thời, chính xác, trung thực cho các cơ quan chức năng; tôn vinh những gương điển hình tốt; việc thông tin cần đảm bảo đúng bản chất, sự thật, không suy diễn, chủ quan, không đưa thông tin một chiều, sai lệch.
- Tăng cường hoạt động giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức đoàn thể, người dân và doanh nghiệp,… trong thực thi công vụ của các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhằm góp phần ngăn chặn, xử lý có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.
5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động quản lý
- Tiếp tục chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, nhất là thanh tra, kiểm tra chuyên ngành theo đúng Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ; khắc phục tình trạng chồng chéo, gây phiền hà, sách nhiễu trong hoạt động thanh tra, kiểm tra.
- Tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết yêu cầu được bảo vệ của người tố cáo và có chế tài xử lý; có hình thức khen thưởng, động viên, khích lệ đối với cơ quan, đơn vị, cá nhân chấp hành tốt; kịp thời phát hiện, xử lý những trường hợp vi phạm và công khai danh tính cán bộ, công chức, viên chức vi phạm trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị; cương quyết xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức có hành vi tiêu cực, tham nhũng, đưa ra khỏi bộ máy của Đảng và Nhà nước; không xử lý hành chính mà phải xử lý hình sự nghiêm minh đối với hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà với người dân và doanh nghiệp đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về minh bạch tài sản, thu nhập đối với cán bộ, công chức, viên chức và người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng.
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, thuộc, trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng trong việc triển khai, tổ chức thực hiện Kế hoạch; phổ biến quán triệt đầy đủ, sâu sắc tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về Kế hoạch này; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch qua Thanh tra Bộ, để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ theo quy định (lồng ghép vào Báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm).
2. Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp Văn phòng Bộ để tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến ở cấp Bộ; Trung tâm Thông tin, Tạp chí Tổ chức nhà nước tổ chức tuyên truyền Chỉ thị số 10-CT/TTg ngày 22/4/2019 và nội dung Kế hoạch của Bộ trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Nội vụ, Tạp chí Tổ chức nhà nước.
3.Vụ Công chức - Viên chức chủ trì, nghiên cứu, sửa đổi bổ sung Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức; trước mắt đề xuất sửa đổi các quy định có liên quan đến việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật hiện hành, đồng bộ với quy định về xử lý kỷ luật của Đảng (theo tiến độ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ).
4. Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc thực hiện cải cách hành chính của Bộ, tăng cường công khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị, đổi mới công nghệ quản lý.
5. Thanh tra Bộ làm đầu mối tham mưu xây dựng báo cáo về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc trình lãnh đạo Bộ xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
6. Cơ quan Bộ Nội vụ thiết lập đường dây nóng để tổ chức tiếp nhận và phối hợp với các đơn vị có liên quan để xử lý, giải quyết kịp thời các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân, doanh nghiệp và của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cụ thể: Thanh tra Bộ Nội vụ; địa chỉ: Số 08 Tôn Thất Thuyết, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội; số điện thoại cố định: (024) 37957080; số điện thoại di động: 0906119989 (ông Nguyễn Xuân Đạt, Trưởng phòng Tổng hợp, Thanh tra Bộ Nội vụ); hộp thư điện tử: nguyenxuandat@moha.gov.vn.
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cần chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để triển khai thực hiện kế hoạch này; kịp thời sửa đổi, bổ sung vào kế hoạch công tác cho phù hợp, sát tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị để bảo đảm thực hiện kế hoạch này được hiệu quả./.
|
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.