ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4196/KH-UBND |
Phú Thọ, ngày 03 tháng 10 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CÔNG TÁC BỔ TRỢ TƯ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
Thời gian qua, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động bổ trợ tư pháp đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế, trong đó có tình trạng vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp của tổ chức, cá nhân hành nghề. Nhằm tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý đối với công tác bổ trợ tư pháp trên địa bàn tỉnh, đồng thời để triển khai có hiệu quả các quy định của pháp luật trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp đảm bảo hài hòa giữa công tác quản lý nhà nước và xã hội hóa hoạt động bổ trợ tư pháp theo tinh thần cải cách tư pháp tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW, Kết luận số 84-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện chiến lược cải cách tư pháp và Thông báo số 1500-TB/TU ngày 26/01/2024 của Thường trực Tỉnh ủy thông báo ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy về tình hình kết quả công tác nội chính, cải cách tư pháp năm 2023 và một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành Kế hoạch thực hiện công tác bổ trợ tư pháp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kết luận số 69-KL/TW ngày 24/02/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức, hoạt động của luật sư và các văn bản pháp luật về luật sư. Tăng cường phát triển đội ngũ luật sư giỏi chuyên môn, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Tăng cường vai trò tự quản của Đoàn Luật sư tỉnh, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức luật sư.
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Công chứng, các văn bản pháp luật về công chứng. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19/11/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng. Phát huy vai trò của Hội Công chứng viên tỉnh, xây dựng mạng lưới các tổ chức hành nghề công chứng ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại, thúc đẩy các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại góp phần giữ vững an ninh chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Đấu giá tài sản, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản năm 2024, Chỉ thị số 40/CT-TTg ngày 02/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu giá tài sản. Nâng cao chuyên môn và tính chuyên nghiệp của hoạt động đấu giá tài sản, đáp ứng yêu cầu của các tổ chức, cá nhân; nâng cao tính công khai, minh bạch hiệu quả trong việc xử lý tài sản, đặc biệt là tài sản công.
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Giám định tư pháp, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp năm 2020, Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 28/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp. Phát huy trách nhiệm của Thủ trưởng các ngành, tổ chức có liên quan nhằm thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực giám định tư pháp theo quy định của pháp luật. Tăng cường củng cố, phát triển đội ngũ giám định viên tư pháp, tổ chức giám định tư pháp, người giám định tư pháp đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng đáp ứng yêu cầu trưng cầu giám định của tổ chức, cá nhân, góp phần giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hình sự, hành chính trên địa bàn tỉnh được kịp thời, khách quan, chính xác, đúng pháp luật.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động Thừa phát lại. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực Thừa phát lại, đưa hoạt động Thừa phát lại đi vào hoạt động ổn định và phát triển. Huy động nguồn lực xã hội tham gia xây dựng và thực hiện chế định Thừa phát lại nhằm giảm áp lực công việc, giảm chi tiêu cho ngân sách nhà nước và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp trực tiếp là Tòa án, Viện kiểm sát và cơ quan Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Đảm bảo thực hiện có hiệu quả những nội dung đã được nêu trong Kế hoạch; các nội dung hoạt động đề ra phải phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, của ngành Tư pháp;
- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tuyên truyền, phối hợp và hỗ trợ các hoạt động để tổ chức thực hiện Kế hoạch;
- Tăng cường tính chủ động của từng cơ quan, đơn vị; kịp thời hướng dẫn và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao, đảm bảo chất lượng và tiến độ;
- Bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế, kế thừa và phát huy tối đa nguồn lực hiện có của cơ quan, đơn vị, địa phương.
II. NỘI DUNG
1. Lĩnh vực Luật sư
a) Thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về luật sư và tư vấn pháp luật; tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của luật sư.
- Cơ quan thực hiện: Đoàn Luật sư tỉnh, Hội Luật gia tỉnh và sở, ngành có liên quan;
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Năm 2024 và các năm tiếp theo.
b) Rà soát, góp ý, kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về luật sư, những giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế về luật sư.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Đoàn Luật sư tỉnh, Hội Luật gia tỉnh, các sở, ngành có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.
c) Nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư. Nghiên cứu đổi mới hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho luật sư, tư vấn viên pháp luật phù hợp với tình hình thực tế.
- Cơ quan chủ trì: Đoàn Luật sư tỉnh, Hội Luật gia tỉnh, các Trung tâm tư vấn pháp luật;
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, các tổ chức hành nghề luật sư, cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Năm 2024 và các năm tiếp theo.
d) Tăng cường vai trò tự quản của Đoàn Luật sư, nâng cao tính chuyên nghiệp của hoạt động luật sư và tổ chức hành nghề luật sư. Rà soát đội ngũ luật sư, đánh giá chất lượng hành nghề luật sư, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động hành nghề luật sư.
- Cơ quan chủ trì: Đoàn Luật sư tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, các tổ chức hành nghề luật sư, cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Năm 2024 và các năm tiếp theo.
đ) Thành lập Chi bộ Đảng của Đoàn Luật sư, nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức luật sư trên địa bàn tỉnh.
- Cơ quan chủ trì: Đoàn Luật sư tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, các tổ chức hành nghề luật sư, cơ quan, tổ chức có liên quan;
e) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về tổ chức và hoạt động luật sư, tổ chức hành nghề luật sư và các Trung tâm tư vấn pháp luật trên địa bàn tỉnh.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Đoàn Luật sư tỉnh, Hội Luật gia tỉnh, các Trung tâm tư vấn pháp luật;
- Thời gian thực hiện: Năm 2024 và các năm tiếp theo.
2. Lĩnh vực công chứng
a) Thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng, nâng cao nhận thức của nhân dân về hoạt động công chứng.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan, tổ chức có liên quan, Hội Công chứng viên tỉnh, các tổ chức hành nghề công chứng.
- Thời gian thực hiện: Năm 2024 và các năm tiếp theo.
b) Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức, triển khai Quyết định số 589/QĐ-UBND ngày 23/3/2023 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh.
Văn bản số 2403/UBND-NCKS ngày 18/6/2024 của UBND tỉnh tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành, thị; Hội Công chứng viên tỉnh; các tổ chức hành nghề công chứng.
- Thời gian thực hiện: Năm 2024 và các năm tiếp theo.
c) Rà soát, góp ý, kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực công chứng cũng như những giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế lĩnh vực công chứng; Quyết định ban hành Quy định mức giá tối đa của giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng trên địa bàn tỉnh.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan, tổ chức có liên quan, Hội Công chứng viên tỉnh, các tổ chức hành nghề công chứng.
- Thời gian thực hiện: Năm 2024 và các năm tiếp theo.
d) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng, đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng Chính phủ điện tử. Xây dựng hệ thống phần mềm cơ sở dữ liệu công chứng kết nối với chứng thực và các cơ quan đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Phú Thọ, Hội Công chứng viên tỉnh, UBND các huyện, thành, thị, các cơ quan, tổ chức liên quan;
- Thời gian thực hiện: Năm 2024 và các năm tiếp theo.
e) Phát huy trách nhiệm tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên trong việc giám sát hoạt động hành nghề của các công chứng viên; xử lý nghiêm các hội viên vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức hành nghề công chứng hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về công chứng theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam.
- Cơ quan chủ trì: Hội Công chứng viên tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Năm 2024 và các năm tiếp theo.
g) Nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên. Nghiên cứu đổi mới hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho công chứng viên phù hợp với tình hình thực tế.
- Cơ quan chủ trì: Hội Công chứng viên tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Năm 2024 và các năm tiếp theo.
h) Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc tổ chức và hoạt động của công chứng viên, các tổ chức hành nghề công chứng, phát hiện, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật của các công chứng viên, các tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Hội Công chứng viên tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2024 và các năm tiếp theo.
3. Lĩnh vực Đấu giá tài sản
a) Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của Luật Đấu giá tài sản năm 2016, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản năm 2024; Các văn bản hướng dẫn thi hành trong lĩnh vực đấu giá.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Năm 2024 và các năm tiếp theo.
b) Rà soát, góp ý, kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đấu giá tài sản để đảm bảo phù hợp với quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, trong đó có Quyết định ban hành quy định đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan, tổ chức có liên quan, UBND các huyện, thành, thị.
- Thời gian thực hiện: Năm 2024 và các năm tiếp theo.
c) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đấu giá tài sản, thực hiện nghiêm việc rà soát, cập nhật, công bố danh sách đấu giá viên, tổ chức hành nghề đấu giá tài sản tại địa phương và công bố trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp làm cơ sở cho người có tài sản lựa chọn tổ chức hành nghề đấu giá tài sản; lập và gửi Bộ Tư pháp danh sách tổ chức hành nghề đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh để thực hiện công bố danh sách tổ chức hành nghề đấu giá tài sản trên Trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sản.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp thực hiện: Cơ quan, tổ chức có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị;
- Thời gian thực hiện: Năm 2024 và các năm tiếp theo.
d) Tăng cường thanh tra, kiểm tra về tổ chức và hoạt động đấu giá tài sản, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đấu giá tài sản.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Năm 2024 và các năm tiếp theo.
4. Lĩnh vực Giám định tư pháp
a) Thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giám định tư pháp; tiếp tục triển khai có hiệu quả Luật Giám định tư pháp, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp và các văn bản có liên quan.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan, tổ chức có liên quan, UBND các huyện, thành, thị;
- Thời gian thực hiện: Năm 2024 và các năm tiếp theo.
b) Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan đến giám định tư pháp do các cơ quan Trung ương ban hành chưa kịp thời, chưa phù hợp, còn mâu thuẫn, chồng chéo.
- Cơ quan thực hiện:
+ Sở Tư pháp là đầu mối tổng hợp kiến nghị của các cơ quan về việc ban hành, sửa đổi, bổ sung văn bản liên quan đến giám định tư pháp, đồng thời chủ trì thực hiện xây dựng cơ chế, quy chế trình UBND tỉnh.
+ Các Sở, ngành có liên quan chủ động thực hiện việc rà soát, kiến nghị ban hành văn bản pháp luật hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật của ngành, lĩnh vực cho phù hợp, đồng thời phối hợp với Sở Tư pháp để thực hiện các nội dung nêu trên;
- Thời gian thực hiện: Khi có chỉ đạo của Bộ Tư pháp và các cơ quan Trung ương có liên quan.
c) Tiếp tục củng cố, kiện toàn, bảo đảm điều kiện và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Năm 2024 và những năm tiếp theo.
d) Tiếp tục tăng cường chỉ đạo thực hiện theo Văn bản số 2470/UBND-NCKS ngày 03/7/2023 của UBND tỉnh về tăng cường tổ chức hoạt động và quản lý giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh. Phát triển số lượng, nâng cao chất lượng giám định viên, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, các tổ chức giám định tư pháp.
- Thời gian thực hiện: Năm 2024 và những năm tiếp theo.
đ) Tăng cường chế độ thông tin, phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, các cơ quan tiến hành tố tụng liên quan đến hoạt động giám định tư pháp với Sở Tư pháp.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2024 và những năm tiếp theo.
e) Tăng cường kiểm tra, thanh tra tình hình tổ chức, hoạt động của các tổ chức giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh; kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm giám định tư pháp của các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn tỉnh.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Năm 2024 và những năm tiếp theo.
5. Lĩnh vực Thừa phát lại
a) Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, và các văn bản hướng dẫn thi hành để các tổ chức và cá nhân biết và sử dụng dịch vụ Thừa phát lại theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan, tổ chức có liên quan, các tổ chức Thừa phát lại;
- Thời gian thực hiện: Năm 2024 và những năm tiếp theo.
b) Rà soát, góp ý, kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực Thừa phát lại để đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2024 và các năm tiếp theo.
c) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Thừa phát lại. Đề xuất xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu Vi bằng trên địa bàn tỉnh.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2025 và các năm tiếp theo.
d) Tăng cường thanh tra, kiểm tra về tổ chức, hoạt động Thừa phát lại
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2024 và các năm tiếp theo.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của các Sở, ngành
1.1 Sở Tư pháp
- Là cơ quan chủ trì, đầu mối giúp UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; chủ trì, phối hợp với sở, ngành, tổ chức, cá nhân liên quan triển khai có hiệu quả Kế hoạch phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh;
- Theo dõi, định kỳ báo cáo Bộ Tư pháp, UBND tỉnh kết quả thực hiện theo quy định;
- Phối hợp với Sở Tài chính, cơ quan có liên quan lập dự trù kinh phí để triển khai Kế hoạch trên địa bàn tỉnh.
1.2. Công an tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh: Đề nghị các cơ quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp, sở, ngành, tổ chức liên quan trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này.
1.3. Các sở, ban, ngành, tổ chức có liên quan khác
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện theo đúng nội dung Kế hoạch này;
- Tổng hợp kết quả thực hiện gửi Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Bộ Tư pháp, UBND tỉnh theo quy định.
2. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được bố trí từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện công tác bổ trợ tư pháp trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc, cơ quan, đơn vị phản ảnh về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời./.
|
TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.