ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 411/KH-UBND |
Điện Biên, ngày 15 tháng 02 năm 2021 |
KẾ HOẠCH
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VIÊN CHỨC TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008; Luật Viên chức ngày 15/11/2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 09/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức ở vùng dân tộc, miền núi; Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 18/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025; số 771/QĐ-TTg ngày 26/06/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025”; số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Văn hóa công vụ; số 1659/QĐ-TTg ngày 19/11/2019 về phê duyệt Đề án “Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019-2030”;
Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Chương trình số 01-CTrHĐ/TU ngày 03/12/2019 của Tỉnh ủy về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025.
Căn cứ Quyết định số 40/2019/QĐ-UBND ngày 03/12/2019 của UBND tỉnh Điện Biên ban hành Quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Quyết định số 21/2020/QĐ-UBND ngày 03/11/2020 của UBND tỉnh Điện Biên về quy định mức chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Thực hiện Công văn số 4209/BNV-ĐT ngày 15/8/2020 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2021 và giai đoạn 2021 - 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2021 - 2025, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; trang bị, cập nhật cho cán bộ, công chức, viên chức những kiến thức cần thiết về quản lý nhà nước, cải cách hành chính, về hội nhập, về kỹ năng thực thi công vụ, về đạo đức công vụ, văn hóa công sở đồng thời hoàn thiện các tiêu chuẩn về ngạch, chức danh nghề nghiệp, chức danh lãnh đạo, quản lý, vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức góp phần quan trọng vào hiệu quả lãnh đạo, điều hành, thực thi nhiệm vụ, công vụ và xu hướng hội nhập quốc tế.
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, đáp ứng phục vụ nhân dân và phù hợp với chương trình cải cách hành chính tổng thể giai đoạn 2021-2030, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.
2. Yêu cầu
Trên cơ sở kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2015-2020 và kết quả rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trên địa bàn theo từng năm.
Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý và gắn với việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.
Đào tạo, bồi dưỡng phải gắn liền với rà soát, đánh giá, xây dựng quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương nêu cao trách nhiệm trong đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm, kiến thức kỹ năng chuyên ngành cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền. Tạo điều kiện, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức nữ, người dân tộc thiểu số; cán bộ, công chức, viên chức công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn học tập nâng cao trình độ, năng lực làm việc, ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số; cán bộ có bản lĩnh, năng lực nổi trội và triển vọng phát triển.
II. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
1. Cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện; những người làm việc theo chỉ tiêu biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao tại các hội có tính chất đặc thù.
2. Cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
3. Đại biểu hội đồng nhân dân các cấp.
III. NỘI DUNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
1. Về đào tạo trình độ chuyên môn, lý luận chính trị
Đào tạo trình độ chuyên môn sau đại học cho cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo theo quy hoạch phải gắn liền với thực tiễn yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị, địa phương, gắn với thực hiện mục tiêu nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị quyết của Tỉnh ủy, Quyết định của UBND tỉnh tương ứng với từng giai đoạn.
Đào tạo trình độ chuyên môn trung cấp, cao đẳng, đại học cho cán bộ, công chức cấp xã nhằm đảm bảo đạt chuẩn về trình độ chuyên môn theo yêu cầu vị trí việc làm và phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.
Đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức trong nguồn quy hoạch, theo tiêu chuẩn chức danh, chức vụ đảm nhận.
Khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức tự tham gia các khóa đào tạo để không ngừng nâng cao trình độ, năng lực làm việc; đảm bảo đáp ứng điều kiện về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và ngạch công chức theo quy định.
2. Về bồi dưỡng
Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức; tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý.
Bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức về lý luận chính trị; kiến thức quốc phòng và an ninh, kiến thức kỹ năng quản lý nhà nước, kiến thức quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, kiến thức hội nhập quốc tế, tiếng dân tộc thiểu số, tin học, ngoại ngữ.
Bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, tiếng dân tộc thiểu số; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo tiêu chuẩn chức danh, chức vụ đối với cán bộ, công chức cấp xã; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
III. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
1. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng
a) Đối với cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh
- Đến năm 2025, cán bộ, công chức viên chức là lãnh đạo, quản lý từ Phó trưởng phòng trở lên: 100% có trình độ đại học (trong đó 40% trở lên có trình độ trên đại học).
- 100% cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định trước khi bổ nhiệm ngạch, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý.
- Bảo đảm hàng năm ít nhất 80% cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện được cập nhật kiến thức pháp luật, được bồi dưỡng về đạo đức công vụ; 70% được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi công vụ.
- Hàng năm, ít nhất 60% viên chức được bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp; cập nhật nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành.
- Phấn đấu đến hết năm 2025, 25% cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện (tập trung vào cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương trở lên dưới 40 tuổi) đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định; 60% viên chức và 50% viên lãnh đạo quản lý đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định.
b) Cán bộ, công chức cấp xã; người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
- Đến năm 2025, cán bộ, công chức cấp xã: 100% được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ (trong đó 98% có trình độ trung cấp trở lên).
- Phấn đấu đến hết năm 2025, 20% cán bộ công chức cấp xã và 15% cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý cấp xã dưới 40 tuổi công tác ở địa bàn hoặc lĩnh vực có yêu cầu sử dụng ngoại ngữ đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo quy định.
- Đến năm 2025, 100% cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc Kinh công tác tại vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống sử dụng được ít nhất một thứ tiếng dân tộc tại địa bàn công tác.
- Hàng năm, ít nhất 60% cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp, đạo đức công vụ.
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được bồi dưỡng cập nhật và nâng cao kỹ năng, phương pháp hoạt động ít nhất 01 lần trong thời gian 02 năm.
c) Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
- 100% đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 được bồi dưỡng kiến thức pháp luật; kiến thức, kỹ năng và phương pháp hoạt động.
- Đại biểu được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng và phương pháp hoạt động ít nhất 01 lần trong nhiệm kỳ.
2. Chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng
Trong giai đoạn 2021 - 2025, dự kiến thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho 101.290 lượt cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh, cụ thể:
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: 21.930 lượt người, trong đó đào tạo về chuyên môn 818 lượt người; đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị 1.563 lượt người; bồi dưỡng quản lý nhà nước 1.501 lượt người; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý 1.140 lượt người; bồi dưỡng kiến thức kỹ năng chuyên ngành, vị trí việc làm 14.356 lượt người; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh, ngoại ngữ, tin học, tiếng dân tộc 2.552 lượt người.
- Đào tạo, bồi dưỡng viên chức: 79.360 lượt người, trong đó đào tạo về chuyên môn 2.181 lượt người; đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị 11.067 lượt người; bồi dưỡng quản lý nhà nước 1.357 lượt người; bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp 5.201 lượt người; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý 295 lượt người; bồi dưỡng kiến thức kỹ năng chuyên ngành, vị trí việc làm 49.258 lượt người; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh, ngoại ngữ, tin học, tiếng dân tộc 10.001 lượt người.
(Có biểu chi tiết chỉ tiêu đào tạo bồi dưỡng kèm theo)
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành; kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức; đóng góp của cán bộ, công chức; tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức được đảm bảo từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, đóng góp của viên chức và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
3. Nguồn kinh phí bồi dưỡng cho các đối tượng thuộc chỉ tiêu biên chế tại các Hội có tính chất đặc thù được đảm bảo từ nguồn kinh phí hoạt động của Hội, đóng góp của cá nhân, các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
4. Việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Quyết định số 21/2020/QĐ-UBND ngày 03/11/2020 của UBND tỉnh Điện Biên về quy định mức chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Điện Biên và các quy định hiện hành.
V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị địa phương trong rà soát, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; trong chỉ đạo thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện nghiêm túc chế độ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý.
2. Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trong việc tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, ý thức tự giác trong học tập và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực công tác.
3. Đổi mới cơ chế quản lý tài chính, đa dạng hóa các nguồn lực tài chính dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng; bố trí nguồn kinh phí đảm bảo thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt các chế độ đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc theo quy định; đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định.
4. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Nâng cao hiệu quả liên kết đào tạo tại các trường chuyên nghiệp, đảm bảo chất lượng và phù hợp với yêu cầu phát triển của tỉnh.
5. Tất các các cơ sở đào tạo bồi dưỡng có đủ năng lực đều được khuyến khích, tạo điều kiện tham gia tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo nguyên tắc cạnh tranh đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả.
6. Thực hiện nghiêm việc đánh giá chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng công chức, viên chức để trên cơ sở đó xác định rõ những tồn tại, hạn chế về chương trình, học viên, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, chất lượng và hiệu quả sau khóa đào tạo, bồi dưỡng.
7. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện kế hoạch.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Sở, ban, ngành, các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Chủ động xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm gắn với việc rà soát, đánh giá, xây dựng quy hoạch cán bộ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đơn vị, của tỉnh. Chú trọng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý theo quy định.
- Chọn, cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng đúng đối tượng, nội dung đã được xây dựng trong kế hoạch của tỉnh, phù hợp với tiêu chuẩn, chức danh của từng vị trí công tác và yêu cầu thực tiễn của cơ quan, đơn vị.
- Đảm bảo thực hiện tốt và kịp thời các chế độ chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức tự tham gia đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng thực hiện tốt nhiệm vụ công vụ được giao.
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình xây dựng và triển khai chương trình bồi dưỡng bắt buộc theo vị trí việc làm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.
2. Sở Tài chính
- Căn cứ khả năng ngân sách, thẩm định dự toán và tham mưu phân bổ kinh phí kịp thời cho các cơ quan, đơn vị, địa phương để đảm bảo triển khai thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2021 - 2025 của tỉnh theo quy định.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng và thực hiện thanh quyết toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.
3. Sở Nội vụ
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2021 - 2025.
- Quản lý và sử dụng nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng được giao theo quy định hiện hành, đảm bảo đúng mục đích và hiệu quả.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng của các cơ quan, đơn vị được giao kinh phí.
- Phối hợp với Trường Chính trị tỉnh xét duyệt đối tượng, chỉ tiêu cử CBCCVC tham gia lớp bồi dưỡng chương trình Chuyên viên chính và tương đương đảm bảo theo quy định.
4. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
- Chủ động phối hợp với Sở Nội vụ và phát huy mọi nguồn lực để triển khai thực hiện có chất lượng và hiệu quả Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2021 - 2025.
- Rà soát, cập nhật, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu và sát với yêu cầu thực tiễn của tỉnh.
- Tiếp tục đổi mới phương pháp đào tạo, áp dụng các phương pháp truyền đạt kiến thức theo từng đối tượng đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.
- Phối hợp với các ngành, liên kết với các cơ sở đào tạo ngoài tỉnh để phối hợp tổ chức mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng ở những ngành nghề, lĩnh vực và các bậc học mà các cơ sở đào tạo của tỉnh chưa đáp ứng được. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng như tập trung, bán tập trung, vừa học, vừa làm, bồi dưỡng từ xa và đào tạo, bồi dưỡng theo hình thức trực tuyến cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Trên đây là Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2021 - 2025 của tinh. Yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện, đảm bảo các nội dung yêu cầu của Kế hoạch đề ra./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
BM - 01/ĐTBD
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở TRONG NƯỚC GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 411/KH-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2021 của UBND tỉnh Điện Biên)
Đơn vị tính: lượt người
TT |
Nội dung Đối tượng |
Lý luận chính trị |
Quản lý nhà nước |
Chuyên môn |
Kiến thức, kỹ năng chuyên ngành; Vị trí việc làm |
BD theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý |
Quốc phòng An ninh |
Ngoại ngữ |
Tin học |
Tiếng dân tộc |
Tổng số |
Trong đó |
|||||||||||||||
Cao cấp |
Trung cấp |
Sơ cấp |
Bồi dưỡng |
Chuyên viên cao cấp |
Chuyên viên chính |
Chuyên viên |
Cán sự |
Tiến sĩ |
Thạc sĩ |
Đại học |
Cao đẳng |
Trung cấp |
Cấp sở |
Cấp phòng |
Cấp huyện |
Cấp xã |
Người dân tộc thiểu số |
Nữ |
|||||||||
1 |
Cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện |
Chuyên viên cao cấp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10 |
6 |
|
|
|
|
|
|
|
16 |
|
|
Chuyên viên chính |
27 |
4 |
|
25 |
14 |
1 |
|
|
1 |
9 |
|
|
|
332 |
83 |
11 |
30 |
|
26 |
2 |
6 |
10 |
581 |
29 |
35 |
||
Chuyên viên |
76 |
311 |
8 |
152 |
|
222 |
260 |
|
|
136 |
9 |
|
|
5590 |
|
212 |
58 |
|
270 |
33 |
29 |
101 |
7467 |
2545 |
1459 |
||
Cán sự |
1 |
24 |
|
10 |
|
2 |
7 |
|
|
2 |
33 |
|
|
204 |
|
1 |
|
|
13 |
2 |
|
5 |
304 |
119 |
41 |
||
Công chức tập sự |
|
1 |
|
|
|
|
24 |
|
|
|
|
|
|
86 |
|
|
|
|
8 |
|
|
1 |
120 |
18 |
38 |
||
Tổng 1 |
104 |
340 |
8 |
187 |
14 |
225 |
291 |
|
1 |
147 |
42 |
0 |
0 |
6222 |
89 |
224 |
88 |
|
317 |
37 |
35 |
117 |
8488 |
2711 |
1573 |
||
2 |
Cán bộ, công chức cấp xã |
Cán bộ chuyên trách |
27 |
139 |
27 |
|
|
22 |
297 |
|
|
18 |
180 |
|
|
3387 |
|
|
|
396 |
331 |
66 |
65 |
71 |
5026 |
3216 |
1237 |
Công chức |
1 |
270 |
113 |
|
|
16 |
435 |
|
|
10 |
240 |
|
|
3256 |
|
|
|
275 |
597 |
95 |
109 |
177 |
5594 |
3711 |
1898 |
||
Tổng 2 |
28 |
409 |
140 |
|
|
38 |
732 |
0 |
|
28 |
420 |
|
|
6643 |
|
|
|
671 |
928 |
161 |
174 |
248 |
10620 |
6927 |
3135 |
||
3 |
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã |
|
230 |
60 |
57 |
|
|
186 |
15 |
|
|
171 |
1 |
8 |
1491 |
|
|
|
68 |
365 |
36 |
90 |
44 |
2822 |
783 |
469 |
|
Tổng 1+2+3 |
132 |
979 |
208 |
244 |
14 |
263 |
1209 |
15 |
1 |
175 |
633 |
1 |
8 |
14356 |
89 |
224 |
88 |
739 |
1610 |
234 |
299 |
409 |
21930 |
10421 |
5177 |
BM - 02/ĐTBD
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC Ở TRONG NƯỚC GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 411/KH-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2021 của UBND tỉnh Điện Biên)
Đơn vị tính: lượt người
TT |
Nội dung
Đối tượng |
Lý luận chính trị |
Quản lý nhà nước |
Chức danh nghề nghiệp |
Chuyên môn |
Chức vụ quản lý |
KT, KN chuyên ngành; Vị trí việc làm |
Quốc phòng An ninh |
Ngoại ngữ |
Tin học |
Tiếng dân tộc |
Tổng số |
Trong đó |
|||||||||||||||
Cao cấp |
Trung cấp |
Sơ cấp |
Bồi dưỡng |
Chuyên viên cao cấp |
Chuyên viên chính |
Chuyên viên |
Cán sự |
Hạng I |
Hạng II |
Hạng III |
Hạng IV |
Tiến sĩ |
Thạc sĩ |
Đại học |
Cao đẳng |
Cấp phòng |
LĐQL đơn vị sự nghiệp CL |
Người dân tộc thiểu số |
Nữ |
|||||||||
1 |
Viên chức hành chính |
Hạng I |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
Hạng II |
2 |
43 |
|
1 |
1 |
5 |
23 |
|
|
31 |
|
|
|
|
1 |
|
5 |
8 |
94 |
31 |
|
4 |
2 |
251 |
58 |
|
||
Hạng III |
17 |
95 |
10 |
12 |
|
41 |
87 |
6 |
|
10 |
85 |
1 |
6 |
54 |
17 |
|
28 |
17 |
838 |
82 |
38 |
20 |
52 |
1516 |
178 |
574 |
||
Hạng IV |
7 |
55 |
|
64 |
|
3 |
63 |
|
|
14 |
17 |
21 |
|
6 |
56 |
6 |
6 |
4 |
741 |
58 |
58 |
23 |
55 |
1257 |
286 |
408 |
||
Tổng 1 |
26 |
193 |
10 |
77 |
1 |
49 |
173 |
6 |
0 |
55 |
102 |
22 |
6 |
60 |
74 |
6 |
39 |
31 |
1673 |
171 |
96 |
47 |
109 |
3026 |
522 |
982 |
||
2 |
Viên chức chuyên ngành |
Hạng 1 |
|
|
|
180 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
180 |
|
|
|
|
360 |
|
|
Hạng II |
1 |
332 |
230 |
4520 |
1 |
34 |
233 |
|
460 |
166 |
118 |
|
|
156 |
1 |
|
2 |
63 |
9533 |
1295 |
482 |
104 |
175 |
17906 |
433 |
735 |
||
Hạng III |
61 |
494 |
169 |
3907 |
|
25 |
606 |
1 |
|
1703 |
693 |
100 |
20 |
332 |
705 |
2 |
58 |
82 |
19630 |
3644 |
463 |
174 |
431 |
33300 |
3708 |
4669 |
||
Hạng IV |
5 |
181 |
71 |
610 |
|
17 |
210 |
1 |
|
192 |
1087 |
503 |
|
10 |
635 |
174 |
9 |
11 |
18242 |
956 |
943 |
483 |
428 |
24768 |
7748 |
2670 |
||
Tổng 2 |
67 |
1007 |
470 |
9217 |
1 |
76 |
1049 |
2 |
460 |
2061 |
1898 |
603 |
20 |
498 |
1341 |
176 |
69 |
156 |
47585 |
5895 |
1888 |
761 |
1034 |
76334 |
11889 |
8074 |
||
Tổng 1+2 |
93 |
1200 |
480 |
9294 |
2 |
125 |
1222 |
8 |
460 |
2116 |
2000 |
625 |
26 |
558 |
1415 |
182 |
108 |
187 |
49258 |
6066 |
1984 |
808 |
1143 |
79360 |
12411 |
9056 |
BM - 03/ĐTBD
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở TRONG NƯỚC GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 411/KH-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2021 của UBND tỉnh Điện Biên)
Đơn vị tính: lượt người
TT |
Nội dung Đối tượng |
Lý luận chính trị |
Quản lý nhà nước |
Chức danh nghề nghiệp |
Chuyên môn |
BD theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý |
KT, KN chuyên ngành; Vị trí việc làm |
Quốc phòng An ninh |
Ngoại ngữ |
Tin học |
Tiếng dân tộc |
Tổng số |
Trong đó |
|||||||||||||
Cao cấp |
Trung cấp |
Chuyên viên cao cấp |
Chuyên viên chính |
Chuyên viên |
Hạng I |
Hạng II |
Hạng III |
Tiến sĩ |
Thạc sĩ |
Đại học |
Cấp tỉnh |
Cấp sở |
Cấp huyện |
Cấp phòng |
Cấp xã |
Người dân tộc thiểu số |
Nữ |
|||||||||
1 |
Cán bộ, công chức |
Cấp tỉnh và tương đương |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cấp sở và tương đương |
|
|
15 |
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
50 |
|
|
|
76 |
15 |
1 |
|
|
163 |
13 |
7 |
||
Cấp huyện và tương đương |
|
|
2 |
9 |
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
25 |
|
|
40 |
3 |
5 |
6 |
10 |
106 |
10 |
11 |
||
Cấp phòng và tương đương |
64 |
4 |
8 |
111 |
7 |
|
10 |
4 |
|
40 |
1 |
|
39 |
63 |
22 |
|
477 |
84 |
11 |
81 |
25 |
1051 |
88 |
87 |
||
Tổng 1 |
64 |
4 |
25 |
120 |
7 |
0 |
10 |
4 |
0 |
52 |
1 |
0 |
89 |
88 |
22 |
0 |
593 |
102 |
17 |
87 |
35 |
1320 |
111 |
105 |
||
2 |
Viên chức |
Lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh |
|
|
1 |
|
|
|
2 |
1 |
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
3 |
1 |
1 |
1 |
15 |
|
|
Lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập thuộc huyện, thuộc sở |
44 |
4 |
|
22 |
76 |
75 |
204 |
289 |
6 |
65 |
3 |
|
9 |
158 |
2 |
|
868 |
228 |
8 |
5 |
41 |
2107 |
190 |
160 |
||
Lãnh đạo cấp phòng thuộc ĐVSNCL |
13 |
202 |
|
21 |
215 |
|
49 |
221 |
29 |
104 |
84 |
|
11 |
67 |
|
30 |
1569 |
111 |
81 |
56 |
104 |
2967 |
576 |
548 |
||
Tổng 2 |
57 |
206 |
1 |
43 |
291 |
75 |
255 |
511 |
35 |
169 |
87 |
5 |
20 |
225 |
2 |
30 |
2437 |
342 |
90 |
62 |
146 |
5089 |
766 |
708 |
||
Tổng 1 + 2 |
121 |
210 |
26 |
163 |
298 |
75 |
265 |
515 |
35 |
221 |
88 |
5 |
109 |
313 |
24 |
30 |
3030 |
444 |
107 |
149 |
181 |
6409 |
877 |
813 |
BM - 04/ĐTBD
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN Ở TRONG NƯỚC GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 411/KH-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2021 của UBND tỉnh Điện Biên)
Đơn vị tính: lượt người
TT |
Nội dung Đối tượng |
Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động của đại biểu HĐND |
Bồi dưỡng, cập nhật |
Tổng số |
Trong đó |
|
Người dân tộc thiểu số |
Nữ |
|||||
1 |
Cấp tỉnh |
50 |
50 |
100 |
24 |
13 |
2 |
Cấp huyện |
328 |
372 |
660 |
330 |
157 |
3 |
Cấp xã |
3295 |
2463 |
4809 |
4129 |
1403 |
Tổng số |
3673 |
2885 |
5569 |
4483 |
1573 |
BM - 05/ĐTBD
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC Ở NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 411/KH-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2021 của UBND tỉnh Điện Biên)
Đơn vị tính: lượt người
TT |
Nội dung Đối tượng |
Nội dung đào tạo, bồi dưỡng |
Thời gian |
Tổng số |
Trong đó |
||||||||||||
Quản lý, điều hành chương trình KT - XH |
Quản lý hành chính công |
Quản lý nhà nước, chuyên ngành, lĩnh vực |
Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực |
Chính sách công, dịch vụ công |
Kiến thức hội nhập |
Phương pháp giảng dạy |
Ngoại ngữ |
Nội dung khác |
Trên 1 năm |
Từ 1 -12 tháng |
Dưới 1 tháng |
Người dân tộc thiểu số |
Nữ |
||||
1 |
Cán bộ, CC lãnh đạo, quản lý |
Lãnh đạo cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cấp sở, huyện và tương đương |
1 |
|
|
|
|
1 |
|
|
1 |
|
|
x |
3 |
|
|
||
Cấp phòng và tương đương |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Tổng 1 |
1 |
|
|
|
|
1 |
|
|
1 |
|
|
x |
3 |
|
|
||
2 |
Công chức tham mưu, hoạch định chính sách |
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
x |
|
|
2 |
|
2 |
|
3 |
Giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Đối tượng khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng 1 + 2 + 3 + 4 |
1 |
|
2 |
|
|
1 |
|
|
1 |
x |
|
x |
5 |
|
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.