ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41/KH-UBND |
Thanh Hóa, ngày 07 tháng 03 năm 2025 |
PHÒNG, CHỐNG HẠN HÁN, THIẾU NƯỚC, XÂM NHẬP MẶN NĂM 2025, TỈNH THANH HÓA
Thực hiện Công điện số 128/CĐ-TTg ngày 08/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và Công văn số 9725/BNN-TL ngày 19/12/2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) về việc tổ chức các giải pháp đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2024-2025; trên cơ sở nội dung báo cáo, đề xuất của Sở Nông nghiệp và PTNT (nay là Sở Nông nghiệp và Môi trường) tại Tờ trình số 44/TTr-SNN&PTNT ngày 20/02/2025 và để chủ động trong công tác phòng, chống, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập năm 2025, tỉnh Thanh Hóa với các nội dung như sau:
Chủ động ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong tình hình biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng khắc nghiệt, mực nước sông, suối xuống thấp, tình hình các hồ chứa nước trên dòng chính lưu vực sông Mã ở nước bạn Lào đã hoàn thành, tích nước đưa vào sử dụng, đảm bảo đủ nước ngọt phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, cũng như tiếp tục phát huy tính chủ động, tích cực của các ngành, các cấp và người dân trong việc sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và công tác phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
II. TÌNH HÌNH KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN, NGUỒN NƯỚC VÀ DỰ BÁO NĂM 2025
Theo bản tin dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn tỉnh từ tháng 3-5/2025, tổng lượng mưa ở mức xấp xỉ trên so với trung bình nhiều năm (TBNN), phổ biến từ 200-400 mm; nhiệt độ không khí trung bình ở mức xấp xỉ đến cao hơn so với TBNN và phổ biến từ 24-25 độ C; nắng nóng đầu mùa có thể xảy ra vào cuối tháng 4, đầu tháng 5, xấp xỉ so với TBNN; mực nước trên các sông dao động theo xu thế xuống thấp dần và phổ biến ở mức thấp hơn so với TBNN cùng kỳ, có khả năng xuất hiện mực nước nhỏ nhất năm tại một số trạm; lưu lượng dòng chảy các tháng trên sông Mã tại Mường Lát và Cẩm Thủy, trên sông Chu tại Cửa Đạt có khả năng ở mức xấp xỉ đến cao hơn so với TBNN cùng kỳ; xâm nhập mặn vùng cửa sông, ven biển ở mức xấp xỉ đến cao hơn so với TBNN; các đợt xâm nhập mặn lớn nhất năm có khả năng xảy ra trong khoảng từ tháng 3 đến đầu tháng 5.
Đến ngày 05/3/2025, trên địa bàn tỉnh có 174/610 hồ chứa thủy lợi tích đầy nước, còn lại 436/610 hồ chứa thấp hơn mực nước dâng bình thường (MNDBT); riêng mực nước 3 hồ chứa lớn (Cửa Đạt, Sông Mực, Yên Mỹ), như sau: (i) hồ Cửa Đạt (+96.44) m, thấp hơn MNDBT 13,56 m và cao hơn so với cùng kỳ năm 2024 là 0,6 m; (ii) hồ Sông Mực (+29.82) m, thấp hơn MNDBT 3,18 m và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2024 là 1,18 m; (iii) hồ Yên Mỹ (+17.65) m, thấp hơn MNDBT là 2,71 m và cao hơn so với cùng kỳ năm 2024 là 0,72 m.
III. NHẬN ĐỊNH KHẢ NĂNG XẢY RA THIẾU NƯỚC, HẠN HÁN, XÂM NHẬP MẶN
1. Đối với cấp nước cho sinh hoạt
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 54 công trình cấp nước sạch tập trung với công suất khoảng 419.810 m³/ngày đêm và 506 công trình cấp nước tập trung (tự chảy) với công suất khoảng 36.279 m³/ngày đêm (trong đó, có 317 công trình kém bền vững và 189 công trình không hoạt động). Qua theo dõi hàng năm, trong trường hợp nắng nóng kéo dài, mực nước các sông xuống thấp, dòng chảy thiếu hụt trên địa bàn tỉnh, có thể chịu ảnh hưởng của thiếu nước, xâm nhập mặn đến việc cấp nước sinh hoạt như sau:
- Về ảnh hưởng của thiếu nước, xâm nhập mặn: Chủ yếu là thuộc vùng Nam sông Chu, Bắc sông Mã tập trung ở khu vực ven biển và thành phố Thanh Hóa, có các công trình cấp nước bị ảnh hưởng chủ yếu là các công trình cấp nước sạch lấy nguồn nước thô từ hạ lưu sông Mã, sông Lèn, sông Hoạt, kênh De,… như: nhà máy nước Hàm Rồng; hệ thống cấp nước sinh hoạt cho thị trấn Hậu Lộc và một số xã lân cận; nhà máy nước sinh hoạt xã Ngư Lộc; công trình cấp nước sạch 7 xã, huyện Hậu Lộc; nhà máy nước sạch Bắc Nga Sơn; nhà máy nước sạch sinh hoạt huyện Hà Trung;…. Đây là những khu vực có nhu cầu sử dụng nước sạch cao do dân cư đông đúc và tập trung nhiều hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Về ảnh hưởng của thiếu nguồn: Tập trung chủ yếu ở khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, chưa thu hút được đầu tư các công trình cấp nước sạch tập trung, chưa chủ động về nguồn nước (thiếu công trình chuyển nước và công trình khai thác nước tại chỗ), cụ thể:
+ Đối với khu vực miền núi thấp, gồm 4 huyện (Như Thanh, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc), là khu vực giao giữa vùng miền núi cao và vùng đồng bằng, địa hình có nhiều đồi, núi thấp, độ dốc nhỏ và xen lẫn đồng bằng, trung du. Hàng năm, vào các tháng mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 của năm sau) thường xuyên xảy ra thiếu nước sinh hoạt do mực nước sông hạ thấp, nguồn nước ngầm bị ô nhiễm (huyện Ngọc Lặc và Cẩm Thủy) hoặc thường bị ngập lụt dẫn đến ô nhiễm nguồn nước (một số xã thuộc huyện Cẩm Thủy và Thạch Thành).
+ Đối với vùng núi cao, đặc biệt khó khăn, gồm 6 huyện (Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát), đây là vùng đặc thù có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, dân cư sống rải rác, các công trình cấp nước tự chảy được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn hỗ trợ có quy mô thôn/bản, các công trình này sau một thời gian hoạt động, phần lớn bị hư hỏng, xuống cấp, ngừng hoạt động hoặc chưa có công trình cấp nước, phụ thuộc lớn vào nguồn nước sông, suối, các mó nước phía thượng nguồn,….
2. Đối với cấp nước cho sản xuất nông nghiệp
Với đặc điểm phân bố nguồn nước không đều, nhu cầu sử dụng nước ngày tăng cả về chất lượng và số lượng, lượng nước trữ được từ các công trình thủy lợi, thủy điện chưa đạt theo thiết kế; trường hợp nắng nóng kéo dài trên diện rộng, các hồ, đập tích không đủ nước so với thiết kế, mực nước sông xuống thấp, diện tích có nguy cơ bị thiếu nước, hạn hán, xâm nhập mặn khoảng 13.300-17.200 ha, trong đó diện tích có khả năng xảy ra hạn ảnh hưởng đến năng suất cây trồng từ 7.900-8.700 ha tập trung ở các khu vực, cụ thể:
- Vùng cấp nước từ các hồ, đập, công trình thủy lợi khác với diện tích 5.400-6.200 ha, trong đó:
+ Vùng cấp nước từ các hồ, đập lớn với diện tích có khả năng xảy ra thiếu nước, hạn hán ảnh hưởng đến năng suất từ 3.500-4.100 ha, tập trung chủ yếu ở khu vực đuôi kênh của các hệ thống kênh lấy nước từ hồ Cửa Đạt (hệ thống Bái Thượng, hệ thống Bắc sông Chu-Nam sông Mã), hồ Sông Mực, hồ Yên Mỹ nằm trên địa bàn các huyện: Thọ Xuân, Thiệu Hóa, thành phố Thanh Hóa, các huyện: Triệu Sơn, Yên Định, Nông Cống, thị xã Nghi Sơn,….
(Có phụ lục 1 đính kèm)
+ Vùng cấp nước từ các hồ, đập, công trình thủy lợi nhỏ với diện tích có khả năng xảy ra thiếu nước, hạn hán ảnh hưởng đến năng suất từ 1.900-2.100 ha, tập trung chủ yếu ở khu vực trung du, miền núi thuộc các vùng Nam sông Chu, Bắc sông Mã, hạ du sông Bưởi và một số vùng thừa nước nhưng thiếu các công trình tích, trữ nước; nhiều công trình bị hư hỏng, xuống cấp không trữ được nước.
(Có phụ lục 2 đính kèm)
- Vùng cấp nước từ các trạm bơm điện với diện tích khoảng 2.500 ha có khả năng ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, trong đó:
+ Vùng ven biển, ảnh hưởng thủy triều với diện tích có khả năng bị ảnh hưởng bởi thiếu nước, xâm nhập mặn khoảng 1.400 ha, chủ yếu ở các huyện, thị xã, thành phố khu vực ven biển và thành phố Thanh Hóa thuộc vùng Nam sông Chu, Bắc sông Mã. Đây là vùng các trạm bơm lấy nước từ hạ lưu sông Mã, sông Lèn, sông Hoạt, kênh De, sông Yên,… với khoảng 54 trạm bơm bị ảnh hưởng mặn và các trạm bơm lấy nước hồi quy, tạo nguồn từ các kênh tiêu, trục tiêu (kênh Hưng Long, sông Đơ, sông Quảng Châu,…), các trạm bơm nội đồng. Hàng năm, khi nắng nóng kéo dài, mực nước sông xuống thấp, độ mặn 1‰ vùng cửa sông, ven biển duy trì ở mức cao và lấn sâu vào nội địa từ 18-24 km; các trạm bơm không lấy được nước và nếu có lấy được nước thì thời gian lấy nước ngắn khoảng từ 4-6 giờ, gây khó khăn cho việc cấp nước phục vụ sản xuất, các đơn vị vận hành phải theo dõi mực nước triều, nối dài ống bơm để tranh thủ bơm trữ nước.
(Có phụ lục 3 đính kèm)
+ Vùng tưới trên các triền sông Mã, sông Chu, sông Bưởi, sông Cầu Chày với diện tích có khả năng ảnh hưởng bởi thiếu nước, hạn hán khoảng 1.100 ha, tập trung chủ yếu ở vùng Nam sông Chu, Nam sông Mã, Bắc sông Mã, hạ du sông Bưởi thuộc các huyện: Thọ Xuân, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Yên Định, Thạch Thành, Nông Cống, Cẩm Thủy. Qua theo dõi hàng năm, khi nắng nóng kéo dài trên diện rộng, mực nước sông xuống thấp, các đơn vị quản lý, vận hành phải thực hiện nối dài ống bơm hoặc sử dụng thêm các máy bơm dầu tiếp nước vào bể hút,… để cấp nước phục vụ sản xuất; đặc biệt là các trạm bơm lấy nước từ dòng chính sông Mã (hạ lưu Thủy điện Cẩm Thủy 1) gồm 62 trạm bơm tưới (Cẩm Thủy 23 trạm, Vĩnh Lộc 11 trạm, Yên Định 11 trạm, Thiệu Hóa 5 trạm, Hoằng Hóa 6 trạm, thành phố Thanh Hóa 6 trạm) và 13 trạm bơm lấy nước từ sông Chu (Thường Xuân 2 trạm, Thọ Xuân 4 trạm, Thiệu Hóa 6 trạm, thành phố Thanh Hóa 1 trạm).
(Có phụ lục 4 đính kèm)
3. Cấp nước cho Khu kinh tế, Khu công nghiệp
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 1 Khu kinh tế (Khu kinh tế Nghi Sơn) và 8 Khu công nghiệp (KCN), trong đó: 3 KCN thuộc địa bàn thành phố Thanh Hóa (KCN Lễ Môn, KCN Đình Hương - Tây Bắc Ga, KCN Hoằng Long); 3 KCN dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh (KCN Thạch Quảng, KCN Ngọc Lặc, KCN Bãi Trành); 1 KCN tại thị xã Bỉm Sơn (KCN Bỉm Sơn); 1 KCN tại huyện Thọ Xuân (KCN Lam Sơn - Sao Vàng). Nhu cầu sử dụng nước cho công nghiệp hàng năm rất lớn, khoảng 43 triệu m³.
- Đối với Khu kinh tế Nghi Sơn thuộc vùng Nam sông Chu (vùng có khả năng thiếu nước cao), với nguồn nước cung cấp phục vụ sản xuất công nghiệp phụ thuộc rất lớn vào nguồn nước từ hồ Yên Mỹ và hồ Sông Mực (có đường ống dẫn nước thô công suất 90.000 m³/ngày đêm; 2 hệ thống cấp nước sạch, tổng công suất 120.000 m³/ngày đêm); tuy nhiên, đến nay hồ Yên Mỹ vẫn chưa được phép tích nước đến cao trình mực nước thiết kế (+20.36) m nên sẽ xảy ra thiếu nước nếu nắng nóng kéo dài.
- Đối với các Khu công nghiệp thuộc vùng Nam sông Chu, Bắc sông Mã và vùng hạ du sông Bưởi lấy nguồn nước từ sông Lèn, sông Mã, sông Bưởi,... như: KCN Bỉm Sơn, KCN Thạch Quảng, KCN Lễ Môn, KCN Đình Hương - Tây Bắc Ga,...; là khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiếu nước, hạn hán, xâm nhập mặn nhưng do nhu cầu chưa cao nên khả năng thiếu nước ít.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ỨNG PHÓ KHẨN CẤP PHÒNG, CHỐNG HẠN HÁN, THIẾU NƯỚC, XÂM NHẬP MẶN NĂM 2025
1. Giải pháp chung
- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước và các phương pháp tưới tiết kiệm, khoa học, hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí nguồn nước; vận động người dân tích cực tham gia phát dọn, nạo vét kênh mương, sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý, nhất là trong giai đoạn cao điểm mùa khô (khoảng tháng 3 đến tháng 4/2025).
- Tăng cường công tác quản lý, khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí, trữ nước vào các ao, hồ, kênh mương, các trục kênh tiêu,…; điều hòa phân phối nước hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và có kế hoạch cụ thể, tránh tình trạng tranh chấp nước trên hệ thống, không để hiện tượng thất thoát nước hoặc lấy nước tràn lan gây lãng phí.
- Theo dõi chặt chẽ tình hình khí tượng thủy văn; kiểm tra, đo đếm, nắm chắc tình hình nguồn nước, đánh giá, cân đối khả năng cấp nước của từng công trình đầu mối, có kế hoạch bố trí lịch thời vụ phù hợp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý.
- Làm tốt công tác duy tu, bảo dưỡng công trình, máy móc, thiết bị; tăng cường công tác làm thủy lợi mùa khô, phát dọn, tiếp tục nạo vét kênh mương tưới và trục tiêu đảm bảo dẫn, trữ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và phòng, chống hạn hán.
- Tích cực bảo vệ rừng đầu nguồn, trồng rừng để tăng khả năng che phủ, tăng khả năng điều tiết nước tự nhiên để giúp bảo vệ an ninh nguồn nước bền vững.
- Tăng cường đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ tiên tiến, từng bước chuyển đổi số để chủ động trong quản lý, khai thác, sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm: Lựa chọn, áp dụng cây trồng , vật nuôi thích nghi với điều kiện khô hạn và môi trường nước mặn, nước lợ; nâng cao năng lực dự báo mưa, dòng chảy nhằm xây dựng kế hoạch sử dụng nước hiệu quả đối với công trình nước; áp dụng các công nghệ tiên tiến, sử dụng nước tiết kiệm, công nghệ chống thất thoát, lãng phí nước để nâng cao hiệu quả khai thác đối với công trình thủy lợi, công trình cấp nước tập trung và công nghệ sử dụng nước tuần hoàn, tăng hiệu suất quay vòng sử dụng nước đối với các khu công nghiệp, các nhà máy Thủy điện.
2. Giải pháp cụ thể đối với từng vùng
2.1. Đối với vùng tưới hồ, đập lớn
- Các nhà máy Thủy điện Cửa Đạt, Dốc Cáy vận hành phát điện theo nhu cầu tưới, theo kế hoạch dùng nước của Công ty TNHH một thành viên Sông Chu, Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi Nam Sông Mã đảm bảo nguồn nước cho hệ thống Bái Thượng, hệ thống kênh Bắc sông Chu-Nam sông Mã hoạt động phục vụ sản xuất; có biện pháp điều hòa, bổ sung nguồn nước giữa các công trình, các hệ thống công trình có liên quan như bổ sung nguồn nước tưới giữa hệ thống Bái Thượng về hệ thống Sông Mực qua kênh N8, sử dụng trạm bơm tưới Trường Minh để tưới cho vùng đuôi kênh Nam hồ Sông Mực, dành nước hồ Sông Mực để cấp cho Khu kinh tế Nghi Sơn.
- Tăng cường trữ nước từ các công trình hồ, đập: Về lâu dài cần xây dựng mới các công trình hồ, đập ở khu vực miền núi theo quy hoạch để tăng khả năng trữ nước, khai thác nước phục vụ sản xuất; xây dựng các hồ điều hòa khu vực thấp trũng vừa làm nhiệm vụ trữ nước, vừa tiêu thoát nước , đảm bảo an ninh nguồn nước.
- Tiếp tục phối hợp, đấu mối với các Bộ, ngành Trung ương để sớm triển khai xây dựng hệ thống thủy lợi Cẩm Hoàng cấp nước cho vùng Bắc sông Mã và hạ du sông Bưởi trong giai đoạn 2025-2030.
2.2. Đối với vùng tưới hồ, đập, công trình thủy lợi nhỏ
- Tăng cường trữ nước, khai thác, sử dụng nước: Kịp thời sửa chữa các công trình bị hư hỏng, xuống cấp không đảm bảo tích, trữ nước, giảm khả năng khai thác so với thiết kế; đầu tư xây dựng mới các công trình để tăng cường khả năng tích, trữ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và các ngành kinh tế khác.
- Tăng cường công tác quản lý, vận hành để tiết kiệm nước; thực hiện tưới theo kế hoạch dùng nước đã lập và phê duyệt từng vùng, tiết kiệm ngay từ đầu vụ để dành nước cho thời gian cuối vụ Xuân và đầu vụ Mùa; các hồ chứa tích chưa đầy nước năm 2024, cần cân đối, rà soát diện tích tưới để có kế hoạch chuyển đổi sang trồng màu hoặc cây trồng khác sử dụng ít nước.
- Chủ động lắp đặt máy bơm dã chiến để bơm nước phục vụ công tác chống hạn, khi mực nước trong các hồ chứa xuống thấp hơn mực nước chết.
2.3. Đối với vùng tưới bằng trạm bơm điện
- Phối hợp, đấu mối với Ban Quản lý Trung ương các dự án Thủy lợi (CPO) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường để sớm hoàn thiện dự án Hệ thống thủy lợi sông Lèn đưa vào sử dụng; về lâu dài tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các công trình ngăn mặn, giữ ngọt ở các cửa sông để cấp nước phục vụ sản xuất và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Tăng cường công tác quản lý, vận hành, khai thác:
+ Phối hợp chặt chẽ với ngành điện đảm bảo ưu tiên nguồn điện cho các trạm bơm lớn, trạm bơm chịu ảnh hưởng của thủy triều, xâm nhập mặn vận hành, nhất là các trạm bơm Hoằng Khánh, Xa Loan, Cống Phủ, Châu Lộc, Đại Lộc và hệ thống cấp nước Đông kênh De bơm nước tiếp nguồn; đồng thời, tranh thủ thời gian có điện, kể cả ban đêm, vận hành các trạm bơm khi mực nước cho phép và không nhiễm mặn, bơm trữ vào kênh tiêu và ruộng để đảm bảo đủ nguồn nước chống hạn.
+ Căn cứ tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn và kinh nghiệm trong quản lý tưới, làm tốt công tác dự báo, dự đoán tình hình, có phương án vận hành đối với các trạm bơm khó khăn về nguồn nước, đồng thời tăng cường bơm nước vào giờ thấp điểm, tranh thủ bơm nước trữ vào đồng để tránh tình trạng gây hạn giả tạo vào thời kỳ đổ ải tập trung và thời kỳ khô hạn cuối tháng 3, đầu tháng 4 của vụ Xuân kéo dài cho đến đầu vụ Mùa; đóng, mở cống ở các cửa sông, cửa biển hợp lý để giữ nước ngọt, ngăn nước mặn; kiểm tra độ mặn để có kế hoạch lấy nước tưới phù hợp.
+ Phối hợp với các nhà máy Thủy điện để chủ động vận hành các trạm bơm trên dòng chính các sông đảm bảo thời gian và đầu nước bể hút để lấy nước và trữ nước phục vụ tưới và chống hạn.
+ Tiếp tục triển khai thực hiện công tác nạo vét kênh dẫn, cửa lấy nước để bơm nước phục vụ công tác tưới và chống hạn; chủ động tham mưu quyết định thời điểm đắp đập tạm trên kênh tiêu, sông nội địa để lấy và dâng nước cho các trạm bơm hoạt động.
+ Thường xuyên duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị của các trạm bơm điện để xem xét, quyết định việc tháo dỡ các trạm bơm nhỏ dự kiến được tưới thay thế bằng hệ thống kênh Bắc sông Chu-Nam sông Mã và giữ lại một số trạm bơm cần thiết sẵn sàng phục vụ tưới hỗ trợ chống hạn khi cần.
+ Khi mực nước xuống thấp hơn mực nước kiệt thiết kế của các trạm bơm điện, căn cứ tình hình thực tế cần hạ thấp cao trình đáy bể hút và nối ống hút sẵn sàng phục vụ tưới, có kế hoạch lắp đặt bổ sung máy bơm dầu, dã chiến để bơm chuyền, bơm tiếp nguồn. Đối với các trạm bơm không còn khả năng bơm, cần có phương án lắp đặt máy bơm có cột nước cao thay thế các máy bơm cũ để kịp thời bơm nước chống hạn.
1. Sở Nông nghiệp và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2025, tỉnh Thanh Hóa.
- Thường xuyên theo dõi chặt chẽ tình hình, các bản tin dự báo chuyên ngành về nguồn nước, hạn hán, xâm nhập mặn, thông báo kịp thời cho các địa phương, đơn vị liên quan và người dân vùng ảnh hưởng; chủ động chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn; tham mưu, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh những nội dung vượt thẩm quyền (nếu có).
- Chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh để kịp thời cung cấp nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
- Tập trung chỉ đạo triển khai công tác đo triều - mặn hạ lưu hệ thống sông Mã, sông Yên và sông Bạng (đặc biệt theo dõi giới hạn độ mặn 1‰), kịp thời thông tin cho Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, các Công ty TNHH một thành viên KTCTTL, UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan để có kế hoạch khai thác, sử dụng nước cho phù hợp, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí nguồn nước.
- Tổng hợp tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Môi trường theo quy định; phối hợp với các đơn vị liên quan đấu mối với các Bộ, ngành Trung ương đề nghị hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chống hạn.
2. Sở Công Thương chỉ đạo Công ty Điện lực Thanh Hóa tập trung duy trì đảm bảo cung cấp điện cho các trạm bơm tưới; đặc biệt, các trạm bơm đầu mối lớn, các trạm bơm vùng triều phải được ưu tiên cấp điện 24/24h để tranh thủ bơm nước phục vụ công tác chống hạn, xâm nhập mặn theo Kế hoạch này; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường và các đơn vị liên quan theo dõi, chỉ đạo các nhà máy Thủy điện Trung Sơn, Bá Thước 1, Bá Thước 2, Cẩm Thủy 1 vận hành phát điện với lưu lượng, thời gian phù hợp nhu cầu dùng nước, đồng thời duy trì mực nước ổn định để đảm bảo cho các trạm bơm dọc sông Mã lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
3. Sở Xây dựng
- Thường xuyên theo dõi nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và các khu công nghiệp để chỉ đạo kịp thời theo thẩm quyền hoặc tham mưu cho cấp có thẩm quyền chỉ đạo theo quy định, đảm bảo cấp nước an toàn; đồng thời, chỉ đạo các đơn vị cấp nước tăng cường kết nối hệ thống cấp nước sinh hoạt với nguồn nước từ các hồ chứa nước ngọt, công trình thủy lợi.
- Chủ động phối hợp với các địa phương và các đơn vị liên quan nghiên cứu tăng cường kết nối giữa các nhà máy nước, mạng lưới cấp nước.
- Chỉ đạo các đơn vị cấp nước trên địa bàn tỉnh rà soát, lập và thực hiện kế hoạch đảm bảo cấp nước an toàn, quản lý rủi ro.
4. Sở Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao tham mưu, báo cáo cấp có thẩm quyền hỗ trợ kinh phí hoặc lồng phép trong các chương trình, chính sách hiện hành để thực hiện công tác phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn đảm bảo theo quy định.
5. UBND các huyện, thị xã, thành phố, Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thủy lợi 3 và các Công ty TNHH một thành viên KTCTTL, căn cứ Kế hoạch này và trên cơ sở Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự hiện có của đơn vị, phân giao nhiệm vụ cụ thể để xây dựng phương án chống hạn, xâm nhập mặn năm 2025 (trong đó lưu ý phương án lấy nước cho các trạm bơm dọc sông Lèn, hạ lưu sông Mã) và chỉ đạo thực hiện; rà soát, bổ sung kế hoạch hàng năm của đơn vị chi tiết, cụ thể đến từng tiểu vùng, duy trì chế độ giao ban định kỳ; phối, kết hợp chặt chẽ từ cơ sở đến các cấp, ngành để chỉ đạo ứng phó kịp thời với diễn biến thời tiết phức tạp xảy ra; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt do địa phương quản lý; rà soát, xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra thiếu nước sinh hoạt để chủ động triển khai các giải pháp bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho nhân dân, không để người dân thiếu nước sinh hoạt, trường hợp cần thiết phải huy động lực lượng, phương tiện (như xe cứu hỏa, xe quân đội chuyên chở,…) vận chuyển nước để cung cấp cho người dân; chủ động huy động nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn, báo cáo kịp thời về Sở Nông nghiệp và Môi trường (qua Chi cục Thủy lợi) để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
6. Các Công ty TNHH một thành viên KTCTTL:
- Căn cứ Kế hoạch này, triển khai các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất.
- Thường xuyên rà soát, kiểm tra, đánh giá kết quả tưới từng đợt để có phương án điều hành, phân phối, dẫn nước cho những đợt tiếp theo.
- Các Công ty TNHH một thành viên Sông Chu, Thủy lợi Nam Sông Mã chủ động xây dựng kế hoạch sử dụng nước hồ Cửa Đạt, phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thủy lợi 3, các nhà máy Thủy điện Cửa Đạt, Dốc Cáy để vận hành phát điện với lưu lượng, thời gian phù hợp nhu cầu dùng nước, đảm bảo tiết kiệm và duy trì ổn định mực nước thiết kế của các hệ thống Bái Thượng, kênh Bắc sông Chu-Nam sông Mã.
- Chủ động phối hợp với các địa phương và Điện lực huyện, thị xã, thành phố để được ưu tiên đủ nguồn điện, chất lượng điện phục vụ khi có nhu cầu bơm; đặc biệt là các trạm bơm vùng ảnh hưởng thủy triều phải đăng ký dùng điện 24/24h để chủ động khi có đủ điều kiện về nguồn nước là có thể bơm được ngay.
7. Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thủy lợi 3:
- Phối hợp chặt chẽ với các Công ty cổ phần Xây dựng và Năng lượng VCP, cổ phần Đầu tư và Phát triển điện Bắc Miền Trung căn cứ mực nước hồ hiện tại, điều chỉnh lưu lượng vận hành xả nước hồ Cửa Đạt theo quy định tại Điều 15 Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Mã (ban hành kèm theo Quyết định số 214/QĐ-TTg ngày 13/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ) đảm bảo phù hợp với nhu cầu tưới thực tế, tiết kiệm để nâng cao tối đa hiệu quả sử dụng nước hồ Cửa Đạt; phối hợp chặt chẽ với Công ty cổ phần Thủy điện Hủa Na để xả nước đúng quy trình, tăng cường xả nước xuống hạ du khi cần thiết.
- Triển khai lập phương án, kế hoạch sử dụng nước phần dung tích chết của hồ Cửa Đạt, trình duyệt theo quy định để chống hạn cuối vụ Xuân và đầu vụ Mùa; trong đó, nêu cụ thể phương án vận hành qua cửa van thủy lợi thủy điện Cửa Đạt và cửa van thủy lợi Tuynel Dốc Cáy.
- Phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Sông Chu và Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi Nam Sông Mã để có kế hoạch cấp nước tưới phù hợp với nhu cầu và lịch tưới thực tế.
- Báo cáo Bộ Nông nghiệp và Môi trường có phương án, giải pháp kỹ thuật và bố trí đủ nguồn kinh phí để đảm bảo an toàn, ổn định lâu dài cho hệ thống công trình hồ chứa nước Cửa Đạt và đảm bảo cấp nước phục vụ cho sản xuất.
8. Các Công ty: TNHH một thành viên Thủy điện Trung Sơn, TNHH Hà Thành, cổ phần Thủy điện Hoàng Anh Thanh Hóa, TNHH Thanh Bình, cổ phần đầu tư hạ tầng và giao thông, cổ phần Thủy điện Hủa Na, cổ phần Thủy điện Đakrông, cổ phần Xây dựng và Năng lượng VCP, cổ phần Thủy điện Xuân Minh, cổ phần Đầu tư và Phát triển điện Bắc Miền Trung chỉ đạo các nhà máy Thủy điện vận hành theo đúng quy trình đã được phê duyệt, đảm bảo duy trì ổn định mực nước trên các sông cho các trạm bơm vận hành và hệ thống kênh tưới đảm bảo nguồn phục vụ tưới và chống hạn; phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, các Công ty TNHH một thành viên KTCTTL thông báo kế hoạch xả nước để có kế hoạch bơm tưới và tích, trữ nước.
9. Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh kịp thời thông báo, cảnh báo về tình hình thời tiết, thiên tai, nhất là những diễn biến bất lợi của thời tiết đến các cơ quan, đơn vị liên quan và nhân dân để phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất và chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn phù hợp.
10. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, Báo Thanh Hóa, trên cơ sở diễn biến tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn, thông báo khả năng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn để người dân biết, sử dụng nước tiết kiệm; đưa tin biểu dương, động viên kịp thời các đơn vị, địa phương làm tốt công tác chống hạn.
11. Các Sở, ban, ngành, đơn vị khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động triển khai các biện pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn có thể gây ra.
Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH một thành viên KTCTTL, Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thủy lợi 3 và các đơn vị liên quan khẩn trương tổ chức thực hiện./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
TỔNG HỢP DIỆN TÍCH CÓ KHẢ
NĂNG THIẾU NƯỚC VÀ XẢY RA HẠN VỤ XUÂN VÀ ĐẦU VỤ MÙA NĂM 2025 - VÙNG HỒ, ĐẬP LỚN
(Kèm theo Kế hoạch số: 41/KH-UBND ngày
07 tháng 3 năm 2025 của Chủ tịch UBND tỉnh)
TT |
Tên đơn vị |
Diện tích có khả năng thiếu nước (ha) |
Diện tích có khả năng xảy ra hạn, ảnh hưởng đến năng suất (ha) |
Nguồn cấp nước |
Ghi chú |
|
TỔNG |
7.043,9 |
4.027,0 |
|
|
A |
HỆ THỐNG BÁI THƯỢNG |
3.541,9 |
2.499,0 |
|
|
I |
Huyện Thường Xuân |
25 |
|
|
|
1 |
Xã Xuân Dương |
25 |
|
Hệ thống kênh đường ống Thường Xuân |
|
II |
Huyện Thọ Xuân |
252 |
|
|
|
1 |
Xã Thọ Diên |
45 |
|
Kênh Chính |
|
2 |
Xã Xuân Trường |
20 |
|
Kênh C1B |
|
3 |
Xã Bắc Lương |
15 |
|
Kênh C2/3, B1 |
|
4 |
Xã Xuân Phong |
30 |
|
Kênh B2, B4, B6 |
|
5 |
Xã Thọ Lộc |
57 |
|
Kênh C10 |
|
6 |
Xã Xuân Sinh |
58 |
|
Kênh C6, C4, C2-4 |
|
7 |
Xã Xuân Hòa |
15 |
|
Kênh C1A, C1B |
|
8 |
Xã Thọ Hải |
12 |
|
Kênh C1A, C2-1A, C1-1A |
|
III |
Huyện Thiệu Hóa |
575 |
545 |
|
|
1 |
Xã Thiệu Toán |
55 |
55 |
Kênh B5, B2/5 |
|
2 |
Xã Thiệu Hòa |
125 |
120 |
Kênh B8a, N5 |
|
3 |
Xã Thiệu Chính |
60 |
50 |
Kênh B8a, N3 |
|
4 |
Xã Minh Tâm |
15 |
10 |
Kênh B8b |
|
5 |
Xã Thiệu Trung |
70 |
70 |
Kênh B12, B1/3-10 |
|
6 |
Xã Thiệu Viên |
50 |
50 |
Kênh B8b, N9 |
|
7 |
Xã Thiệu Lý |
80 |
80 |
Kênh B1/10, B3/10 |
|
8 |
Xã Thiệu Giao |
35 |
35 |
Kênh B6/9, B3/15a |
|
9 |
Xã Thiệu Vân |
30 |
25 |
Kênh B1-6/9 |
|
10 |
Xã Thiệu Khánh |
30 |
30 |
Kênh B8/9, B10/9, B3/9 |
|
11 |
Xã Tân Châu |
10 |
10 |
Kênh B1/9 |
|
12 |
TT. Thiệu Hóa |
15 |
10 |
Đuôi 2 máng dọc đường QL 45 kênh B9 |
|
IV |
TP. Thanh Hóa (mới) |
703,9 |
351 |
|
|
1 |
Xã Đông Quang |
30 |
10 |
Kênh B20 |
|
2 |
Xã Đông Phú |
42 |
20 |
Kênh B10, kênh Tân Thành, kênh tiêu Cầu Đình |
|
3 |
Xã Đông Nam |
40 |
20 |
Kênh B10 |
|
4 |
Xã Đông Văn |
20 |
10 |
Kênh tiêu Tân Thành |
|
5 |
Xã Đông Hoàng |
56,9 |
5 |
Kênh B3/10, B10 |
|
6 |
Xã Đông Yên |
80 |
40 |
Kênh B9/10, B7/10b, B7/10a, kênh tiêu Tân Thành |
|
7 |
Xã Đông Khê |
50 |
20 |
Kênh B12, hồ Rủn |
|
8 |
Xã Đông Ninh |
40 |
20 |
Kênh 2-5/10a |
|
9 |
Xã Đông Hòa |
10 |
5 |
Kênh B5/10b, B2/10 |
|
10 |
Xã Đông Minh |
35 |
17 |
Kênh B7/10a, B2/16a nhánh tả |
|
11 |
Xã Đông Thịnh |
15 |
7 |
Kênh tiêu N3, N4 |
|
12 |
Xã Đông Tiến |
15 |
5 |
Kênh B15a, B15b |
|
13 |
Phường Quảng Thành |
60 |
30 |
|
|
|
Phố Thành Tráng |
40 |
20 |
Kênh B29 |
|
|
Phố Thành Công |
20 |
10 |
Kênh B31A |
|
14 |
Phường Quảng Cát |
90 |
60 |
|
|
|
Thôn 14+15+16+17+18 |
80 |
53 |
Kênh B33 |
|
|
Thôn 1+2 |
10 |
7 |
Kênh B35 |
|
15 |
Phường Quảng Đông |
40 |
32 |
|
|
|
Việt Yên |
40 |
32 |
Kênh B31b |
|
16 |
Phường Đông Lĩnh |
30 |
30 |
Kênh B15A |
|
17 |
Phường Đông Cương |
50 |
20 |
Kênh B19, TB Đại Khối |
|
V |
Huyện Triệu Sơn |
249 |
231 |
|
|
1 |
Xã Đồng Lợi |
55 |
55 |
Kênh N15, N4/15b |
|
2 |
Xã Khuyến Nông |
21 |
21 |
Kênh nội đồng vượt cấp Nông Trường - Khuyến Nông, N4/15b |
|
3 |
Xã Hợp Thắng |
40 |
40 |
Kênh C6, TB Hợp Thắng 3 |
|
4 |
Xã Tân Ninh |
60 |
60 |
Kênh N8 |
|
5 |
Xã Thọ Phú |
10 |
10 |
Kênh Nam |
|
6 |
Xã Thọ Tân |
25 |
25 |
Kênh C5/6 |
|
7 |
Xã Đồng Thắng |
38 |
20 |
Kênh B6/10 |
|
8 |
Xã Đồng Tiến |
|
|
Kênh B10 |
|
VI |
Huyện Quảng Xương |
960 |
841 |
|
|
1 |
Xã Quảng Lộc |
75 |
70 |
Đuôi kênh Bắc Bái Thượng |
|
2 |
Xã Quảng Lưu |
70 |
60 |
Đuôi kênh Bắc Bái Thượng |
|
3 |
Xã Quảng Hải |
50 |
50 |
Đuôi kênh Bắc Bái Thượng và bơm điện |
|
4 |
Xã Quảng Giao |
30 |
30 |
Đuôi kênh B30, kênh Bắc |
|
5 |
Xã Quảng Nhân |
70 |
60 |
Đuôi kênh Bắc, kênh B30 |
|
6 |
Xã Quảng Văn |
80 |
80 |
Đuôi kênh B22, B6/22a, B6/22b |
|
7 |
Xã Quảng Long |
75 |
65 |
Đuôi kênh B22 |
|
8 |
Xã Quảng Hòa |
60 |
50 |
Đuôi kênh B3/22 |
|
9 |
Xã Quảng Yên |
45 |
40 |
Đuôi kênh B4/22 |
|
10 |
Xã Quảng Ngọc |
25 |
16 |
Đuôi kênh 8/22 |
|
11 |
Xã Quảng Ninh |
70 |
50 |
Đuôi kênh B28 |
|
12 |
Xã Quảng Đức |
25 |
20 |
Đuôi kênh B28, B30 |
|
13 |
TT. Tân Phong |
70 |
60 |
Đuôi kênh B24, B28 |
|
14 |
Xã Quảng Bình |
55 |
50 |
Đập dâng Hùng Bình |
|
15 |
Xã Tiên Trang |
160 |
140 |
Đuôi kênh TB Quảng Lĩnh |
|
VII |
TP. Sầm Sơn |
105 |
80 |
|
|
1 |
Phường Quảng Vinh |
25 |
10 |
Đuôi kênh TB Quảng Vinh |
|
2 |
Xã Đại Hùng |
20 |
20 |
Đuôi kênh B2/35 |
|
3 |
Xã Quảng Minh |
60 |
50 |
Đuôi kênh B33, B35 |
|
VIII |
Huyện Nông Cống |
672 |
451 |
|
|
1 |
Xã Tân Thọ |
55 |
37 |
|
|
- |
Thôn 7 |
7 |
5 |
Tiểu câu K6+900H trên N8 - Bái Thượng |
|
- |
Mã Cao thôn 4 |
10 |
7 |
Tiểu câu K3+697T trên N8 - Bái Thượng |
|
- |
Cồn Sếu |
8 |
5 |
Tiểu câu K25+687T trên kênh Nam - Bái Thượng |
|
- |
Đồng Lâm Lâm |
15 |
10 |
Tiểu câu K3+617H trên N8 - Bái Thượng |
|
- |
Đồng Mã Láng |
15 |
10 |
Tiểu câu K4+890H trên N8 - Bái Thượng |
|
2 |
Xã Tân Phúc |
79 |
43 |
|
|
- |
Làng Ố |
27 |
15 |
Nhánh tưới đuôi N19 kênh Nam - Bái Thượng |
|
- |
Đồng Hang |
35 |
20 |
Nhánh tưới đuôi N19 kênh Nam - Bái Thượng |
|
- |
Cồn Sên |
17 |
8 |
Đập trên kênh tiêu Đá Bàn 2 |
|
3 |
Xã Tân Khang |
75 |
48 |
|
|
- |
Đồng Nghè |
25 |
15 |
Tiểu câu K5+250T, K5+380T N8 - Bái Thượng |
|
- |
Ao Sen |
10 |
7 |
Tiểu câu K5+250T, K5+380T N8 - Bái Thượng |
|
- |
Thôn Tân Cầu |
20 |
12 |
Đuôi kênh N21 - Bái Thượng |
|
- |
Mã Xã |
20 |
14 |
Tiểu câu K5+050H trên N8 - Bái Thượng |
|
4 |
Xã Trung Chính |
73 |
52 |
|
|
- |
Thôn Bi Kiều |
20 |
12 |
Kênh N25 - Bái Thượng |
|
- |
Thôn Mau Giáp |
30 |
25 |
Kênh N25 - Bái Thượng |
|
- |
Thôn Thanh Hà |
23 |
15 |
Tiểu câu K32+308T kênh Nam - Bái Thượng |
|
5 |
Xã Hoàng Sơn |
60 |
40 |
|
|
- |
Thôn Thanh Liêm |
30 |
20 |
Tiểu câu K32+308T, K31+810T kênh Nam - Bái Thượng |
|
- |
Thôn Phú Quý |
30 |
20 |
Tiểu câu K34+310T kênh Nam - Bái Thượng |
|
6 |
Xã Trung Ý |
82 |
47 |
|
|
- |
Bái Ngẵn |
20 |
12 |
Tiểu câu K34+150H, K34+237H kênh Nam - Bái Thượng |
|
- |
Đồng Hón, Đồng Chát |
30 |
15 |
Kênh N12 kênh Nam - Bái Thượng |
|
- |
Đồng Ngoài |
20 |
12 |
Tiểu câu K34+310T kênh Nam - Bái Thượng |
|
- |
Chùa Mới |
12 |
8 |
Tiểu câu K34+539H kênh Nam - Bái Thượng |
|
7 |
Xã Tế Tân |
21 |
17 |
|
|
- |
Đồng Trát T7 |
7 |
5 |
Tiểu câu K34+500H kênh Nam - Bái Thượng |
|
- |
Chùa Mới T7 |
6 |
5 |
Tiểu câu K34+500H kênh Nam - Bái Thượng |
|
- |
Trước Làng T7 |
8 |
7 |
Tiểu câu K34+500H kênh Nam - Bái Thượng |
|
8 |
Xã Trung Thành |
55 |
36 |
|
|
- |
Thôn Yên Dân |
10 |
8 |
Tiểu câu K7+990H trên N8 - Bái Thượng |
|
- |
Thôn Đông Yên |
15 |
10 |
Tiểu câu K7+394T trên N8 - Bái Thượng |
|
- |
Thôn 2, 3, 5 |
30 |
18 |
Kênh N1/8, kênh Lê Mã Lương |
|
9 |
Xã Tế Thắng |
60 |
45 |
|
|
- |
Đồng làng Cảnh, làng Đồng (thôn 1, 2) |
40 |
30 |
Đuôi kênh B12, TB tưới Tế Thắng |
|
- |
Đồng Thổ Vị (thôn 7, 8) |
20 |
15 |
Đuôi kênh tưới N3/8 (B14) N8 - Bái Thượng |
|
10 |
Xã Tế Lợi |
23 |
23 |
Đuôi kênh N5/8 - Bái Thượng |
|
11 |
Xã Minh Nghĩa |
20 |
15 |
Kênh tưới N2/5/8, N4/5/8 - Bái Thượng |
|
12 |
Xã Vạn Hòa |
24 |
18 |
Đuôi kênh B2 và đập Đồng Thọ |
|
13 |
Xã Tượng Văn |
68 |
30 |
Đuôi kênh N6, tiểu câu K15+225H (N6 phụ), kênh Mã Hòm |
|
B |
HỆ THỐNG BẮC SÔNG CHU - NAM SÔNG MÃ |
2.926,0 |
1.114,0 |
|
|
I |
Huyện Yên Định |
1.889 |
622 |
|
|
1 |
Kênh B9 |
235 |
29 |
|
|
1.1 |
TT. Quý Lộc (Đồng Bãi, Đồng Trong) |
185 |
25 |
Sông Mã |
|
1.2 |
TT. Quý Lộc, Yên Lâm (Tụng Công, Đồng Lác) |
50 |
4 |
Hồ Thắng Long |
|
2 |
Kênh 18 |
50 |
4 |
|
|
2.1 |
TT. Quý Lộc (khu 58 ha) |
30 |
3 |
Kênh tiêu Quan Trì |
|
2.2 |
Xã Yên Tâm (Đồng Mai, Bái Ổi) |
20 |
1 |
Hồ số 5 |
|
3 |
Kênh B20 |
180 |
20 |
|
|
3.1 |
Xã Yên Trung (Đồng Ngoài, Khua Hà, Đồng Đỗ) |
50 |
5 |
Hồ Yên Trung |
|
3.2 |
Xã Yên Phú, Yên Giang, Yên Tâm (Bái Muôn, Đồng Bông) |
110 |
10 |
Sông Hép, hồ chứa của TB Yên Phú |
|
3.3 |
Xã Yên Phú (Cần Cà, Gò Sỏi, Đồng Lược) |
20 |
5 |
Kênh B20 |
|
4 |
Kênh B22 |
90 |
8 |
|
|
4.1 |
Xã Yên Thịnh (Đồng Vàng) |
50 |
5 |
Sông Cầu Chày |
|
4.2 |
Xã Yên Thịnh (Đồng Dưa) |
40 |
3 |
Kênh B24 |
|
5 |
Kênh B24 |
144 |
23 |
|
|
5.1 |
Xã Yên Hùng, Yên Ninh (Đồng Cao) |
25 |
3 |
Kênh B24 |
|
5.2 |
Xã Yên Hùng (Sau Trường) |
6 |
1 |
Kênh B24 |
|
5.3 |
Xã Yên Ninh (Đồng Cao) |
12 |
4 |
Kênh tiêu |
|
5.4 |
Xã Yên Phong (Khu 7 mẫu) |
9 |
3 |
Kênh B24 |
|
5.5 |
Xã Yên Lạc (Cất Trong, Cất Ngoài, Lưỡi Liềm) |
80 |
10 |
Kênh B24 |
|
5.6 |
Xã Yên Lạc (Cống Đỏ) |
12 |
2 |
Cống Đỏ |
|
6 |
Kênh Chính Bắc |
1.190 |
538 |
|
|
6.1 |
Xã Định Tường (Đồng Giữa, Bái Đế, Dọc Tào) |
5 |
2 |
Kênh tiêu |
|
6.2 |
Xã Yên Ninh, Yên Thái (Quanh Cò, Nghĩa địa) |
50 |
3 |
Kênh Chính Bắc |
|
6.3 |
Xã Yên Thái |
50 |
10 |
TB Yên Thái 2 |
|
6.4 |
Xã Định Long, Định Hưng (Cần Sơn, Sau Trường) |
30 |
3 |
Kênh Chính Bắc |
|
6.5 |
Xã Định Hưng (Đồng Tình) |
30 |
10 |
Kênh Chính Bắc |
|
6.6 |
Xã Định Long (Sau Trường, Cầu Xéo) |
25 |
10 |
Kênh B30 |
|
6.7 |
Các đơn vị cuối kênh Bắc |
1.000 |
500 |
Sông Mã |
|
II |
Huyện Thiệu Hóa |
345 |
119 |
|
|
1 |
Xã Thiệu Ngọc |
57 |
18 |
|
|
1.1 |
Đuôi kênh N22, đồng chăn nuôi |
18 |
8 |
Kênh Chính Nam |
|
1.2 |
Đồng đuồn ao cá |
22 |
5 |
Kênh Chính Nam |
|
1.3 |
Đồng Côn xy |
17 |
5 |
Kênh N22 |
|
2 |
Xã Thiệu Vũ (Đồng Bờ hồ, Đa tán đồng cao của TB Thiệu Vũ cũ) |
13 |
4 |
Kênh Chính Nam |
|
3 |
Xã Thiệu Công (kênh N13) |
30 |
20 |
Kênh Chính Nam |
|
4 |
Xã Thiệu Phú |
135 |
42 |
|
|
4.1 |
Diện tích đuôi kênh N15 |
60 |
20 |
Kênh Chính Nam |
|
4.2 |
Diện tích đuôi kênh N17 |
30 |
9 |
Kênh Chính Nam |
|
4.3 |
Diện tích của TB Đỉnh Tân |
45 |
13 |
Kênh tiêu |
|
5 |
Xã Thiệu Giang (kênh N11; diện tích Hưng Thôn, Đường Thôn) |
75 |
25 |
Kênh Chính Nam |
|
6 |
Xã Thiệu Duy (đuôi kênh N3-4) |
35 |
10 |
Kênh N11 |
|
III |
Huyện Thọ Xuân |
645 |
357 |
|
|
1 |
Xã Xuân Thiên, TT. Lam Sơn |
48 |
24 |
Kênh VC2 |
|
2 |
Xã Thọ Minh, Xuân Châu |
50 |
25 |
Đuôi kênh N9 |
|
3 |
Xã Thọ Minh, Thọ Lập |
45 |
25 |
Đuôi kênh N10 |
|
4 |
Xã Thọ Lập (các xứ đồng Dõng song, tre gai, ma đang) |
48 |
28 |
Kênh N11 |
|
5 |
Xã Thọ Lập |
20 |
10 |
Kênh N13 |
|
6 |
Xã Thọ Minh |
7 |
5 |
Kênh VC4 |
|
7 |
Xã Xuân Tín |
35 |
15 |
Đuôi kênh N15 |
|
8 |
Xã Thọ Thắng, Xuân Lập |
80 |
30 |
Đuôi kênh N17 |
|
9 |
Xã Phú Yên (các xứ đồng Bái Dinh, Bái Chè) |
40 |
20 |
Đuôi kênh N17a |
|
10 |
Xã Xuân Minh |
60 |
45 |
Đuôi kênh N19 |
|
11 |
Xã Xuân Minh |
65 |
35 |
Kênh N19-8 |
|
12 |
Xã Xuân Minh (thôn Phong Cốc) |
25 |
20 |
Đuôi kênh N23 |
|
13 |
Xã Trường Xuân (thôn Thành Vinh) |
7 |
5 |
Cống Thành Vinh K21+450 kênh Nam |
|
14 |
Xã Trường Xuân |
115 |
70 |
Đuôi kênh N20 |
|
IV |
Huyện Ngọc Lặc |
47 |
16 |
|
|
1 |
Xã Kiên Thọ |
30 |
10 |
Kênh tiêu Suối Thi |
|
2 |
Xã Minh Tiến |
3 |
1 |
Kênh tiêu Làng Giác |
|
3 |
Xã Ngọc Trung |
14 |
5 |
Sông Cầu Chày, hồ Minh Lâm, hồ Yên Thắng |
|
C |
HỆ THỐNG SÔNG MỰC |
354 |
242 |
|
|
I |
Huyện Nông Cống |
354 |
242 |
|
|
1 |
Xã Vạn Thắng |
20 |
15 |
Đuôi kênh N3 Sông Mực |
|
2 |
Xã Công Liêm |
15 |
10 |
Đuôi kênh N2 Sông Mực |
|
3 |
Xã Thăng Thọ |
30 |
20 |
Đuôi kênh N2, N11C Sông Mực |
|
4 |
Xã Thăng Long |
50 |
35 |
Đuôi kênh N11, N11A, N11A2 Sông Mực |
|
5 |
Xã Thăng Bình |
20 |
10 |
Đuôi kênh N2B, N13, tiểu câu K13+156T kênh Nam Sông Mực |
|
6 |
Xã Tượng Lĩnh |
35 |
17 |
Đuôi kênh N4, N6 kênh Nam Sông Mực |
|
- |
Thôn Nga Thượng |
20 |
10 |
Đuôi kênh N6 kênh Nam Sông Mực |
|
- |
Thôn Vĩnh Lại |
15 |
7 |
Đuôi kênh N4 kênh Nam Sông Mực |
|
7 |
Xã Trường Sơn |
57 |
35 |
Đuôi kênh TN7, N12C, N12B, N15B kênh Nam Sông Mực |
|
8 |
Xã Trường Minh |
40 |
30 |
Đuôi kênh N15A, N15B Sông Mực |
|
9 |
Xã Trường Trung |
42 |
35 |
Nhánh tưới đuôi kênh N17 Sông Mực và đuôi kênh quay đầu TB Trường Trung |
|
10 |
Xã Trường Giang |
45 |
35 |
Đuôi kênh N14, TN7 sông Mực |
|
D |
HỆ THỐNG YÊN MỸ |
222 |
172 |
|
|
I |
TX. Nghi Sơn |
190 |
145 |
|
|
1 |
Xã Anh Sơn |
75 |
55 |
|
|
- |
Thôn Bài |
20 |
15 |
Đuôi kênh C6 hồ Yên Mỹ |
|
- |
Thôn An Cư, Yên Tôn, Cổ Trinh |
40 |
30 |
Đuôi kênh C11 - kênh Bòng Bòng |
|
- |
Thôn Xuân Thắng |
15 |
10 |
Đuôi kênh Bòng Bòng |
|
2 |
Xã Thanh Sơn |
27 |
20 |
Kênh B9/5 - kênh Bắc Yên Mỹ |
|
3 |
Xã Thanh Thủy |
50 |
40 |
|
|
- |
Thôn Đồng Minh |
25 |
20 |
Kênh B9/5 - kênh Bắc Yên Mỹ |
|
- |
Thôn Phượng Cát |
25 |
20 |
Kênh B9 - kênh Bắc Yên Mỹ |
|
4 |
Xã Ngọc Lĩnh |
17 |
10 |
|
|
- |
Thôn 12 |
17 |
10 |
Đuôi kênh Bòng Bòng |
|
5 |
Xã Hải Châu |
5 |
5 |
|
|
- |
Thôn Nam Châu |
5 |
5 |
Đuôi B13 kênh Bắc - Yên Mỹ |
|
6 |
Xã Hải Lĩnh |
16 |
15 |
|
|
- |
Thôn 1, 2, 3 |
16 |
15 |
Đuôi B8 kênh Bắc - Yên Mỹ |
|
II |
Huyện Như Thanh |
5 |
5 |
|
|
1 |
Xã Thanh Tân |
5 |
5 |
|
|
- |
Thôn Khả La |
5 |
5 |
Cống đập phụ hồ Yên Mỹ |
|
III |
Huyện Nông Cống |
27 |
22 |
|
|
1 |
Xã Yên Mỹ |
20 |
15 |
|
|
- |
Thôn Mỹ Phú |
20 |
15 |
Cống đập phụ hồ Yên Mỹ |
|
2 |
Xã Công Bình |
7 |
7 |
|
|
- |
Thôn Yên Phú |
7 |
7 |
Cống đập phụ hồ Yên Mỹ |
|
TỔNG HỢP DIỆN TÍCH CÓ KHẢ
NĂNG THIẾU NƯỚC VÀ XẢY RA HẠN VỤ XUÂN VÀ ĐẦU VỤ MÙA NĂM 2025 - VÙNG HỒ, ĐẬP,
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NHỎ MIỀN NÚI VÀ TRUNG DU
(Kèm theo Kế hoạch số: 41/KH-UBND ngày
07 tháng 3 năm 2025 của Chủ tịch UBND tỉnh)
TT |
Tên đơn vị |
Diện tích có khả năng thiếu nước (ha) |
Diện tích có khả năng xảy ra hạn, ảnh hưởng đến năng suất (ha) |
Nguồn cấp nước |
Ghi chú |
|
TỔNG |
2.362,3 |
2.010,3 |
|
|
I |
Huyện Vĩnh Lộc |
130 |
68 |
|
|
1 |
Xã Vĩnh Phúc |
50 |
10 |
Hồ Mang Mang |
|
2 |
Xã Vĩnh Hưng |
60 |
50 |
Hồ Hón Chè |
|
3 |
Xã Vĩnh Hùng |
10 |
5 |
Hồ Đồng Mực |
|
4 |
Xã Vĩnh Thịnh |
10 |
3 |
Cụm hồ Đá Kẽm, Rát |
|
II |
Huyện Thạch Thành |
68,5 |
38,5 |
|
|
1 |
Xã Thành Minh |
6 |
6 |
Hồ Ma Mân |
|
2 |
Xã Thành Long |
11,5 |
11,5 |
Hồ Chuộn Chè |
|
3 |
Xã Thành Mỹ |
10 |
5 |
Hồ Hón Ấm |
|
4 |
Xã Thành Yên |
10 |
10 |
Các hồ Rộc Thạ, Rộc Mõ |
|
5 |
Xã Thành Trực |
6 |
6 |
Các hồ Eo Đa, Rộc Chùa |
|
6 |
Xã Thạch Tượng |
15 |
|
Hồ Bai Màng |
|
7 |
Xã Thành Tâm |
10 |
|
Hồ Giếng Ấm |
|
III |
Huyện Thọ Xuân |
180 |
180 |
|
|
1 |
TT. Sao Vàng |
50 |
50 |
Các hồ Vĩnh Chinh, Đội 16, Đồng Trường,… |
|
2 |
Xã Xuân Phú |
60 |
60 |
Các hồ, đập: hồ Làng Sung, hồ Làng Bài, hồ Đồng Lánh, đập Bai Sung, đập Ông Bô, đập Đùi Ếch,... |
|
3 |
Xã Thọ Lâm |
70 |
70 |
Các hồ, đập: hồ Thanh Cát, hồ Đồi Gấc, hồ Núi Chè 2, đập Thành Sơn,… |
|
IV |
Huyện Nông Cống |
617,5 |
607,5 |
|
|
1 |
Xã Tượng Sơn |
60 |
60 |
Các hồ Khe Than, Khe Ba, Đồng Húng,… |
|
2 |
Xã Công Liêm |
180 |
180 |
Các hồ Đồng Trầu, Đá Dựng, Nổ Cái,… |
|
3 |
Xã Công Chính |
78 |
78 |
Các hồ Chai, Cồn Cát, Trại Lợn,… |
|
4 |
Xã Yên Mỹ |
70,3 |
70,3 |
|
|
5 |
Xã Tượng Lĩnh |
73,4 |
73,4 |
Các hồ Đồng Vễn, Quang Vinh,… |
|
6 |
Xã Thăng Bình |
40,8 |
40,8 |
Hồ Đá Đứng |
|
7 |
Xã Vạn Hòa |
35 |
35 |
Các hồ Đồng Thọ, Khe Muôn |
|
8 |
Xã Thăng Long |
15 |
15 |
|
|
9 |
Xã Vạn Thiện |
65 |
55 |
Đập Khe Ruỗn I, II, III |
|
V |
Huyện Triệu Sơn |
210 |
65 |
|
|
1 |
Xã Vân Sơn |
40 |
20 |
|
|
2 |
Xã Thọ Tiến |
15 |
|
Các hồ Quấng, Đồng Cổ |
|
3 |
Xã Hợp Thắng |
40 |
15 |
Các hồ, đập: hồ Phu Thôn, đập Ông Lới,… |
|
4 |
Xã Hợp Thành |
50 |
10 |
Hồ Hòa Phú |
|
5 |
Xã Hợp Lý |
25 |
5 |
Các hồ Bến Đá, 6/1, Quang Trung,… |
|
6 |
Xã Hợp Tiến |
20 |
10 |
Các hồ Đồng Lầy, Vạn Thắng,… |
|
7 |
Xã Triệu Thành |
20 |
5 |
Các hồ Đồng Tôm, Ông Hoạt, Nấp Mới,… |
|
VI |
Huyện Quan Hóa |
10,5 |
10,5 |
|
|
1 |
Xã Phú Nghiêm |
1 |
1 |
Chủ yếu là các đập, bai nhỏ trên địa bàn |
|
2 |
Xã Phú Xuân |
5,5 |
5,5 |
Chủ yếu là các đập, bai nhỏ trên địa bàn |
|
3 |
Xã Nam Xuân |
4 |
4 |
Chủ yếu là các đập, bai nhỏ trên địa bàn |
|
VII |
Huyện Như Xuân |
102 |
32 |
|
|
1 |
Xã Thượng Ninh |
6 |
2,5 |
Các đập Lèn Mát, Đồng Hả, Đồng Mò |
|
2 |
TT. Yên Cát |
10 |
3,5 |
Các hồ Đàm Lầy, Ao Bui |
|
3 |
Xã Bình Lương |
7 |
4 |
Các đập Dốc Khế, Bù Bù |
|
4 |
Xã Hóa Quỳ |
5 |
0 |
Các đập Ớt, Bai Kha |
|
5 |
Xã Cát Tân |
10 |
5 |
Các hồ Đồng Man, Thanh Vân |
|
6 |
Xã Xuân Hòa |
4 |
0 |
Hồ Con Hoãng |
|
7 |
Xã Thanh Xuân |
15 |
5 |
Các đập Xà Xảm, Thanh Đồng |
|
8 |
Xã Thanh Sơn |
5 |
2 |
Đập Bai Nghín |
|
9 |
Xã Thanh Quân |
15 |
5 |
Đập Bai Tuận |
|
10 |
Xã Thanh Phong |
10 |
3 |
Các đập Bai O2, Bai Mèn, Bò Cung, Huôi Phai |
|
11 |
Xã Thanh Hòa |
5 |
0 |
Đập Thanh Sơn |
|
12 |
Xã Thanh Lâm |
10 |
2 |
Đập Khe Chon |
|
VIII |
Huyện Hoằng Hóa |
80 |
80 |
Các hồ Hoằng Hải, Hoằng Yến |
|
IX |
TP. Thanh Hóa |
60 |
60 |
Tập trung tại xứ đồng vùng cao của phường Hoằng Đại (phía đuôi kênh N22-8) |
|
X |
TX. Bỉm Sơn |
15 |
15 |
Tập trung tại xứ đồng vùng cao địa bàn các phường Đông Sơn, Phú Sơn, Quang Trung |
|
XI |
TX. Nghi Sơn |
50 |
50 |
Ảnh hưởng của các dự án đang thi công như: dự án Phát triển tổng hợp các đô thị động lực - Tiểu dự án đô thị Tĩnh Gia trên địa bàn các phường Hải Hòa, Bình Minh; sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Mã Trai 2, phường Xuân Lâm;… |
|
XII |
Huyện Hà Trung |
150 |
150 |
Tập trung tại các công trình thủy lợi trên địa bàn các xã Hà Lĩnh, Hà Long, Hà Tiến, Hà Giang, Hà Bắc |
|
XIII |
Huyện Mường Lát |
150 |
150 |
Tập trung tại các công trình đập, bai thuộc các xã Quang Chiều, Mường Chanh, Mường Lý, Tam Chung,... |
|
XIV |
Huyện Thường Xuân |
334,8 |
334,8 |
Tập trung tại các công trình thủy lợi trên địa bàn các xã Xuân Thắng, Xuân Chinh, Xuân Lẹ, Luận Thành, Tân Thành,… như: hồ Na Luốc, hồ Hón Kín, hồ Coong Khoai, đập Hón Đìn, đập Hón Tộ, đập Trắm Lang,… |
|
XV |
Huyện Như Thanh |
35 |
35 |
Hồ Cầu Lim, xã Mậu Lâm; hồ Bái Ổi, xã Thanh Kỳ |
|
XVI |
Huyện Cẩm Thủy |
124 |
89 |
Hồ Vụng Vả, hồ Lương Ngọc, hồ Thạch An, Khe Hón Lim, Khe Phi Long, khe Hón Chan |
|
XVII |
Huyện Quan Sơn |
45 |
45 |
Tập trung tại các công trình đập, bai nhỏ thuộc các xã, thị trấn: Trung Xuân, Trung Tiến, Mường Mìn, Sơn Điện, Sơn Lư,… |
|
TỔNG HỢP DANH MỤC CÁC TRẠM
BƠM CÓ KHẢ NĂNG ẢNH HƯỞNG THỦY TRIỀU, MẶN ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT
(Kèm theo Kế hoạch số: 41/KH-UBND ngày
07 tháng 3 năm 2025 của Chủ tịch UBND tỉnh)
TT |
Tên trạm bơm |
Năm xây dựng |
Địa điểm xây dựng |
Nhiệm vụ |
Quy mô |
Ghi chú |
||
Diện tích tưới thiết kế (ha) |
Diện tích tưới thực tế (ha) |
Số máy |
Q/1 máy (m3 /h) |
|||||
I |
LẤY NƯỚC TỪ SÔNG MÃ, SÔNG CHU |
|
|
|
|
|
||
1 |
TB Hoằng Khánh |
1970 |
Xã Hoằng Khánh, huyện Hoằng Hóa |
11.815 |
10.593 |
7 |
8.000 |
|
2 |
TB Trà Sơn |
1978 |
Xã Hoằng Khánh, huyện Hoằng Hóa |
40 |
32 |
1 |
1.000 |
|
3 |
TB Hoằng Giang |
1981 |
Xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa |
1.860 |
213 |
8 |
6x1.120+2x1.400 |
|
4 |
TB Hoằng Long |
1980 |
P. Long Anh, TP. Thanh Hóa |
140 |
121 |
2 |
1.120+1.200 |
|
5 |
TB Yên Vực |
1980 |
P. Tào Xuyên, TP. Thanh Hóa |
194 |
43 |
1 |
1.200 |
|
6 |
TB Nguyệt Viên |
1989 |
P. Hoằng Quang, TP. Thanh Hóa |
150 |
46 |
2 |
1.000 |
|
7 |
TB Thiệu Thịnh |
1988 |
Xã Thiệu Thịnh, huyện Thiệu Hóa |
137,5 |
129,5 |
2 |
900 |
|
8 |
TB Sử Nhân |
1998 |
Xã Thiệu Duy, huyện Thiệu Hóa |
43,32 |
52,4 |
2 |
980 |
|
9 |
TB Thiệu Quang 1 |
1973 |
Xã Thiệu Quang, huyện Thiệu Hóa |
368,9 |
371,1 |
4 |
980 |
|
10 |
TB Thiệu Quang 2 |
1977 |
Xã Thiệu Quang, huyện Thiệu Hóa |
91,2 |
96,2 |
1 |
980 |
|
11 |
TB Thiệu Giang 1 |
1978 |
Xã Thiệu Giang, huyện Thiệu Hóa |
129 |
62,4 |
2 |
980 |
|
12 |
TB Thiệu Giang 2 |
1987 |
Xã Thiệu Giang, huyện Thiệu Hóa |
339,52 |
336,9 |
5 |
900 |
|
13 |
TB Phú Ninh |
2018 |
Xã Định Công, huyện Yên Định |
100 |
110, 6 |
2 |
1.100 |
|
14 |
TB Quan Yên |
1987 |
Xã Định Công, huyện Yên Định |
40 |
37,9 |
1 |
700 |
|
15 |
TB Yên Hoành |
1984 |
Xã Định Tân, huyện Yên Định |
70 |
53,8 |
3 |
980&470 |
|
16 |
TB Mã Bái |
1976 |
Xã Định Công, huyện Yên Định |
125 |
134,5 |
2 |
1.000 |
|
17 |
TB Hội Trường |
1990 |
Xã Định Công, huyện Yên Định |
25 |
12 |
1 |
540 |
|
18 |
TB Vĩnh Hùng |
1982 |
Xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc |
2.000 |
356,5 |
8 |
980 |
|
19 |
TB Hàm Rồng |
1978 |
P. Hàm Rồng, TP. Thanh Hóa |
80 |
72 |
2 |
1.000 |
|
20 |
TB Hoằng Hợp |
1995 |
Xã Hoằng Hợp, huyện Hoằng Hóa |
15 |
14 |
1 |
1.000 |
|
21 |
TB Vạn Sơn |
1992 |
P. Đông Hải, TP. Thanh Hóa |
100 |
90 |
2 |
1.000 |
|
22 |
TB Hoằng Đại |
1968 |
P. Hoằng Đại, TP. Thanh Hóa |
110 |
|
1 |
1.400 |
|
23 |
TB Nam Ngạn |
1987 |
P. Nam Ngạn, TP. Thanh Hóa |
110 |
|
1 |
1.400 |
|
II |
LẤY NƯỚC TỪ SÔNG CÀN |
|
|
|
|
|
||
1 |
TB Nga Phú |
1986 |
Xã Nga Phú, huyện Nga Sơn |
1.350 |
527 |
6 |
3x1.120+1x1.400 |
|
2 |
TB Nga Điền 1 |
1980 |
Xã Nga Điền, huyện Nga Sơn |
17 |
18 |
1 |
1.120 |
|
3 |
TB Nga Điền 2 |
1980 |
Xã Nga Điền, huyện Nga Sơn |
33 |
36 |
2 |
1.120 |
|
III |
LẤY NƯỚC TỪ SÔNG HOÀNG |
|
|
|
|
|
||
1 |
TB Thắng Phú |
|
Xã Quảng Ngọc, huyện Quảng Xương |
122 |
122 |
2 |
1.000+1.200 |
|
2 |
TB Quảng Phúc |
1987 |
Xã Quảng Phúc, huyện Quảng Xương |
104 |
104 |
2 |
1.200 |
|
3 |
TB Phúc Tâm |
|
Xã Quảng Phúc, huyện Quảng Xương |
72 |
72 |
1 |
1.200 |
|
4 |
TB Xóm 6 ĐT |
1986 |
Xã Đồng Thắng, huyện Triệu Sơn |
30 |
30 |
1 |
1.000 |
|
5 |
TB Đồng Tiến 1 |
1986 |
Xã Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn |
73 |
73 |
1 |
1.400 |
|
6 |
TB Đồng Tiến 2 |
1986 |
Xã Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn |
50 |
50 |
1 |
1.000 |
|
7 |
TB Quảng Vọng |
1984 |
Xã Quảng Vọng, huyện Quảng Xương |
145 |
131 |
2 |
1.000 |
|
8 |
TB Quảng Văn |
|
Xã Quảng Văn, huyện Quảng Xương |
70 |
63 |
2 |
1.000 |
|
9 |
TB Đuôi N15 |
1991 |
Xã Đồng Thắng, huyện Triệu Sơn |
74 |
67 |
1 |
1x1.400 |
|
IV |
LẤY NƯỚC TỪ SÔNG HOẠT |
|
|
|
|
|
||
1 |
TB Nga Vịnh 1 |
1981 |
Xã Nga Vịnh, huyện Nga Sơn |
360 |
296 |
4 |
3x1.120+1x1.400 |
|
2 |
TB Nga Thiện |
1989 |
Xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn |
450 |
342 |
6 |
2.500 |
|
3 |
TB Xa Loan |
2012 |
Xã Nga Văn, huyện Nga Sơn |
4.770 |
4.821 |
6 |
4.000 |
|
4 |
TB Triết Giang |
2011 |
Xã Hà Lan, TX. Bỉm Sơn |
1.468 |
1.369 |
3 |
3x12.500 |
|
5 |
TB Dã Chiến Nga Thắng |
2015 |
Xã Nga Thắng, huyện Nga Sơn |
365 |
365 |
3 |
1.120 |
|
6 |
TB Cống Đá (Hà Châu 1) |
1985 |
Xã Hà Châu, huyện Hà Trung |
400 |
245 |
5 |
1.200 |
|
7 |
TB Đô Mỹ |
1992 |
Xã Hà Tân, huyện Hà Trung |
70 |
52,5 |
3 |
1.400 |
|
V |
LẤY NƯỚC TỪ SÔNG LÈN |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
TB Đại Lộc |
1984 |
Xã Đại Lộc, huyện Hậu Lộc |
1.575 |
1.080 |
6 |
1.200 |
|
2 |
TB Vực Bà |
1980 |
Xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn |
800 |
424 |
8 |
8x1.400 |
|
3 |
TB Thiều Xá |
1988 |
Xã Cầu Lộc, huyện Hậu Lộc |
650 |
472 |
4 |
1x1.000+4x1.400 |
|
4 |
TB Quang Lộc |
1980 |
Xã Quang Lộc, huyện Hậu Lộc |
278 |
104 |
2 |
1.120 |
|
5 |
TB Vạn Đề |
1990 |
Xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung |
715 |
385 |
3 |
1.400 |
|
6 |
TB Châu Tử |
1978 |
Xã Châu Lộc, huyện Hậu Lộc |
70 |
70 |
1 |
1.000 |
|
7 |
TB Phong Lộc |
1978 |
Xã Phong Lộc, huyện Hậu Lộc |
172 |
96 |
2 |
1.000 |
|
8 |
TB Liên Lộc 2 |
1987 |
Xã Liên Lộc, huyện Hậu Lộc |
169 |
119 |
2 |
1.000 |
|
9 |
TB Chuế Cầu |
1981 |
Xã Yến Sơn, huyện Hà Trung |
100 |
100 |
1 |
1.000 |
|
10 |
TB Hà Phú |
1998 |
Xã Lĩnh Toại, huyện Hà Trung |
947 |
557 |
7 |
1.400 |
|
11 |
TB Cống Phủ 1 |
1990 |
Xã Yến Sơn, huyện Hà Trung |
2.097 |
1.036 |
7 |
2.400 |
|
12 |
TB Cống Phủ 2 |
2011 |
Xã Yến Sơn, huyện Hà Trung |
4.414 |
1.470 |
4 |
4.000 |
|
DANH MỤC CÁC TRẠM BƠM LẤY NƯỚC
TỪ SÔNG MÃ VÀ SÔNG CHU
(Kèm theo Kế hoạch số: 41/KH-UBND ngày
07 tháng 3 năm 2025 của Chủ tịch UBND tỉnh)
TT |
Tên trạm bơm |
Năm xây dựng |
Địa điểm xây dựng |
Nhiệm vụ |
Quy mô |
Ghi chú |
||
Diện tích tưới thiết kế (ha) |
Diện tích tưới thực tế (ha) |
Số máy |
Q/1 máy (m³/h) |
|||||
I |
LẤY NƯỚC TỪ SÔNG MÃ |
|
|
|
|
|
||
1 |
TB Cẩm Tân II |
1988 |
Xã Cẩm Tân, huyện Cẩm Thủy |
120 |
61 |
2 |
1.000 |
2 máy bơm nối tiếp 1.000 m³/h |
2 |
TB Nghĩa Dũng |
1986 |
TT. Phong Sơn, huyện Cẩm Thủy |
48 |
43 |
1 |
1.000 |
|
3 |
TB Cẩm Vân 2 |
1984 |
Xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy |
110 |
99 |
1 |
1.000 |
|
4 |
TB Cẩm Vân 3 |
1985 |
Xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy |
88 |
79 |
1 |
1.000 |
|
5 |
TB Cẩm Vân 4 |
1987 |
Xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy |
117 |
105 |
1 |
470 |
|
6 |
TB Cẩm Giang I |
1997 |
Xã Cẩm Giang, huyện Cẩm Thủy |
211 |
135 |
3 |
2x1.000+ 1x470 |
2 máy nối tiếp 1.000 m³/h và 1 máy bơm tăng áp 470 m³/h |
7 |
TB Cẩm Bình |
1997 |
Xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy |
300 |
165 |
1 |
2.000 |
|
8 |
TB Cẩm Sơn |
1997 |
TT. Phong Sơn, huyện Cẩm Thủy |
220 |
135 |
1 |
2.000 |
|
9 |
TB Cẩm Tân 1 |
1998 |
Xã Cẩm Tân, huyện Cẩm Thủy |
218 |
133 |
1 |
2.016 |
|
10 |
TB Cẩm Vân |
1997 |
Xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy |
393 |
111 |
1 |
1.870 |
|
11 |
TB Cẩm Giang II |
1997 |
Xã Cẩm Giang, huyện Cẩm Thủy |
126 |
90 |
1 |
2.000 |
|
12 |
TB Làng Nâm |
2000 |
Xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy |
25 |
23 |
1 |
1.000 |
|
13 |
TB Đại Đồng 3 |
1995 |
TT. Phong Sơn, huyện Cẩm Thủy |
16 |
14 |
1 |
470 |
|
14 |
TB Cầu Mây |
1992 |
TT. Phong Sơn, huyện Cẩm Thủy |
26 |
23 |
1 |
470 |
|
15 |
TB Làng Kìm (Cẩm Ngọc 1) |
1999 |
Xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy |
23 |
21 |
2 |
1.000 |
|
16 |
TB Làng Bèo |
2003 |
Xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy |
11 |
11 |
1 |
1.000 |
|
17 |
TB Làng Bọt |
2005 |
Xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy |
8 |
8 |
2 |
1.000 |
|
18 |
TB Kim Mẫm |
2004 |
Xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy |
70 |
70 |
2 |
1.000 |
|
19 |
TB Lương Thuận |
2004 |
Xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy |
50 |
50 |
2 |
1.000 |
|
20 |
TB Sủ Xuyên |
2002 |
Xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy |
18 |
18 |
1 |
1.000 |
|
21 |
TB Sun |
2002 |
Xã Cẩm Giang, huyện Cẩm Thủy |
20 |
20 |
1 |
470 |
|
22 |
TB Đồng Chan |
2005 |
TT. Phong Sơn, huyện Cẩm Thủy |
12 |
12 |
1 |
470 |
|
23 |
TB Làng Song (Cẩm Ngọc 2) |
2001 |
Xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy |
20 |
20 |
1 |
470 |
|
24 |
TB Sông Mã 1 |
1985 |
TT. Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc |
33 |
30 |
1 |
470 |
|
25 |
TB Vĩnh Minh |
1986 |
Xã Minh Tân, huyện Vĩnh Lộc |
300 |
270 |
4 |
1.000 |
|
26 |
TB Vĩnh Quang |
1984 |
Xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Lộc |
100 |
90 |
4 |
800 |
|
27 |
TB Yên Tôn 1 |
1991 |
Xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc |
506 |
455 |
11 |
800 |
|
28 |
TB Yên Tôn 2 |
1992 |
Xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc |
625 |
563 |
4 |
2.400 |
|
29 |
TB Ninh Khang |
2003 |
Xã Ninh Khang, huyện Vĩnh Lộc |
251 |
226 |
3 |
1.100 |
|
30 |
TB Vĩnh Hùng |
2002 |
Xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc |
369 |
332 |
8 |
980 |
|
31 |
TB Dã Chiến Vĩnh Hùng |
2007 |
Xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc |
369 |
332 |
4 |
980 |
|
32 |
TB Giang Đông |
2003 |
Xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc |
200 |
200 |
2 |
800 |
|
33 |
TB Vĩnh An |
2004 |
Xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc |
150 |
150 |
2 |
1.000 |
|
34 |
TB Phi Bình |
2009 |
Xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc |
100 |
100 |
1 |
450 |
|
35 |
TB Nam sông Mã |
1962 |
Xã Yên Phong, huyện Yên Định (NSM) |
6.586 |
1.227,9 |
5 |
7.100 |
|
36 |
TB Định Hải |
1988 |
Xã Định Hải, huyện Yên Định |
800 |
174,3 |
10 |
800 |
|
37 |
TB Quan Yên |
1990 |
Xã Định Công, huyện Yên Định |
26 |
23 |
1 |
700 |
|
38 |
TB Hội Trường |
1980 |
Xã Định Công, huyện Yên Định |
21 |
19 |
1 |
540 |
|
39 |
TB Mã Bái |
1976 |
Xã Định Công, huyện Yên Định |
125 |
134,5 |
2 |
1.000 |
|
40 |
TB A Lãng |
1986 |
TT. Quý Lộc, huyện Yên Định |
286 |
237,8 |
3 |
470 |
|
41 |
TB Định Tiến |
1982 |
Xã Định Tiến, huyện Yên Định |
540 |
486 |
4 |
4.000 |
|
42 |
TB Đa Nê |
1990 |
Xã Yên Thọ, huyện Yên Định |
250 |
225 |
2 |
2.000 |
|
43 |
TB Hón Suông |
1994 |
TT. Quý Lộc, huyện Yên Định |
57 |
12 |
1 |
540 |
|
44 |
TB Đồn Trang |
1993 |
TT. Quý Lộc, huyện Yên Định |
554,7 |
156,3 |
10 |
1.100 |
|
45 |
TB Yên Hoành |
1995 |
Xã Định Tân, huyện Yên Định |
70 |
53,8 |
3 |
980&470 |
|
46 |
TB tưới Thiệu Thịnh |
1985 |
Xã Thiệu Thịnh, huyện Thiệu Hóa |
137,5 |
129,5 |
2 |
900 |
|
47 |
TB Thiệu Công 2 |
1982 |
Xã Thiệu Công, huyện Thiệu Hóa |
135 |
122 |
1 |
1.000 |
|
48 |
TB Thiệu Công 3 |
1983 |
Xã Thiệu Công, huyện Thiệu Hóa |
130 |
117 |
1 |
1.000 |
|
49 |
TB Thiệu Công 4 |
1985 |
Xã Thiệu Công, huyện Thiệu Hóa |
126 |
113 |
1 |
1.000 |
|
50 |
TB Thiệu Công 5 |
1987 |
Xã Thiệu Công, huyện Thiệu Hóa |
115 |
104 |
1 |
1.000 |
|
51 |
TB Hoằng Hợp |
1995 |
Xã Hoằng Hợp, huyện Hoằng Hóa |
15 |
14 |
1 |
1.000 |
|
52 |
TB Hoằng Khánh |
2010 |
Xã Hoằng Khánh, huyện Hoằng Hóa |
80 |
80 |
1 |
500 |
|
53 |
TB Hoằng Khánh |
1970 |
Xã Hoằng Khánh, huyện Hoằng Hóa |
11.815 |
10.593 |
7 |
8.000 |
|
54 |
TB Trà Sơn |
1978 |
Xã Hoằng Khánh, huyện Hoằng Hóa |
40 |
32 |
1 |
1.000 |
|
55 |
TB Hoằng Giang |
1981 |
Xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa |
1.860 |
124 |
8 |
6x1.120+ 2x1.400 |
|
56 |
TB Hoằng Phượng |
|
Xã Hoằng Phượng, huyện Hoằng Hóa |
25 |
23 |
1 |
1.000 |
|
57 |
TB Hoằng Long 2 |
1980 |
P. Long Anh, TP. Thanh Hóa |
5 |
5 |
1 |
540 |
|
58 |
TB Hoằng Long |
1980 |
P. Long Anh, TP. Thanh Hóa |
140 |
60 |
2 |
1.400+ 1.200 |
|
59 |
TB Yên Vực |
1980 |
P. Tào Xuyên, TP. Thanh Hóa |
194 |
37 |
1 |
1.200 |
|
60 |
TB Nguyệt Viên |
1989 |
P. Hoằng Quang, TP. Thanh Hóa |
150 |
60 |
2 |
1.000 |
|
61 |
TB Hàm Rồng |
1978 |
P. Hàm Rồng, TP. Thanh Hóa |
80 |
72 |
2 |
1.000 |
|
62 |
TB Vạn Sơn |
1992 |
P. Đông Hải, TP. Thanh Hóa |
100 |
90 |
2 |
1.000 |
|
II |
LẤY NƯỚC TỪ SÔNG CHU |
|
|
|
|
|
||
1 |
TB Thọ Thanh |
1977 |
Xã Thọ Thanh, huyện Thường Xuân |
350 |
27 |
1 |
1.000 |
|
2 |
TB Tổ Rồng |
1998 |
Xã Thọ Thanh, huyện Thường Xuân |
120 |
32 |
2 |
470 |
|
3 |
TB Xuân Hòa |
1982 |
Xã Xuân Hòa, huyện Thọ Xuân |
300 |
270 |
5 |
540 |
|
4 |
TB Xuân Lam |
1977 |
TT. Lam Sơn, huyện Thọ Xuân |
165 |
149 |
2 |
1.000 |
|
5 |
TB Thọ Trường I |
1988 |
Xã Trường Xuân, huyện Thọ Xuân |
60 |
54 |
1 |
1.000 |
|
6 |
TB Xuân Thành |
1995 |
Xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân |
600 |
570 |
4 |
1.500 |
|
7 |
TB Thiệu Ngọc |
1986 |
Xã Thiệu Ngọc, huyện Thiệu Hóa |
169 |
152 |
3 |
1.000 |
|
8 |
TB Sử Nhân |
1998 |
Xã Thiệu Duy, huyện Thiệu Hóa |
54 |
48 |
5 |
1.000 |
|
9 |
TB Thiệu Châu |
2000 |
Xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa |
250 |
250 |
4 |
1.000 |
|
10 |
TB Thiệu Phúc 1 |
1985 |
Xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa |
310 |
279 |
3 |
1.000 |
|
11 |
TB Thiệu Hưng |
1980 |
TT. Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa |
550 |
495 |
6 |
1.000 |
|
12 |
TB Thiệu Nguyên |
1983 |
Xã Thiệu Nguyên, huyện Thiệu Hóa |
250 |
225 |
2 |
1.000 |
|
13 |
TB Thiệu Dương |
1987 |
P. Thiệu Dương, TP. Thanh Hóa |
300 |
286 |
5 |
1.000 |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.