ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41/KH-UBND |
Đồng Tháp, ngày 03 tháng 02 năm 2021 |
Thực hiện Quyết định số 1893/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại đến năm 2030, Uỷ ban nhân dân Tỉnh xây dựng Kế hoạch phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại trên địa bàn Tỉnh đến năm 2030 với những nội dung như sau:
1. Mục tiêu chung
Phát triển toàn diện y dược cổ truyền, tăng cường kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại nhằm bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Phát triển toàn diện y dược cổ truyền
- Tăng cường năng lực khám, chữa bệnh về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị trong các cơ sở khám chữa bệnh y dược cổ truyền, cụ thể sau:
Đến năm 2025: Từng bước phát triển Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp theo hướng bệnh viện đa khoa y dược cổ truyền; 90% bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, trung tâm y tế có giường bệnh có Khoa y dược cổ truyền; 95% trạm y tế xã, phường, thị trấn có triển khai hoạt động tư vấn sử dụng y dược cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe hoặc tổ chức khám, chữa bệnh y dược cổ truyền.
Đến năm 2030: Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp hoàn thiện trở thành bệnh viện đa khoa y dược cổ truyền; 95% bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, trung tâm y tế có giường bệnh có Khoa y dược cổ truyền; 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn có triển khai hoạt động tư vấn sử dụng y dược cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe hoặc tổ chức khám, chữa bệnh y dược cổ truyền.
- Tỉ lệ khám, chữa bệnh y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại ở các tuyến, cụ thể như sau:
Đến năm 2025: tuyến tỉnh đạt 20%, tuyến huyện đạt 25% và tuyến xã đạt 30%.
Đến năm 2030: tuyến tỉnh đạt 25%, tuyến huyện đạt 30% và tuyến xã đạt 40%.
- Tăng tỉ lệ chi trả thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền trong cơ sở khám, chữa bệnh từ quỹ bảo hiểm y tế trong tổng số chi phí cho thuốc: đến năm 2025 tối thiểu là 20% và đến năm 2030 là 30%, trong đó chi phí sử dụng dược liệu tại địa phương trong chữa bệnh tối thiểu là 5% trong tổng số chi phí thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.
- Tăng số lượng đề tài nghiên cứu khoa học về y dược cổ truyền được ứng dụng trong thực tiễn, chú trọng nghiên cứu chứng minh khoa học tác dụng chữa bệnh của y dược cổ truyền và các phương pháp chữa bệnh y dược cổ truyền có giá trị.
- Tăng tỉ lệ dược liệu nuôi trồng trong nước, khuyến khích dược liệu nuôi trồng đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (GACP - WHO), giảm tỉ lệ nhập khẩu dược liệu, thuốc cổ truyền.
- Phát triển y dược cổ truyền tư nhân, tăng cường vai trò của các hội, hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực y dược cổ truyền.
2.2. Kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại
- Đến năm 2025:
Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y học hiện đại.
100% cán bộ được đào tạo, cập nhật kiến thức sử dụng trang thiết bị hiện đại phục vụ khám, chữa bệnh.
10% các cơ sở khám, chữa bệnh y dược cổ truyền tuyến Tỉnh được đầu tư mua sắm trang thiết bị sản xuất chế phẩm thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu, các thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền sản xuất tại cơ sở khám chữa bệnh cung ứng trên địa bàn Tỉnh được quỹ bảo hiểm y tế chi trả.
- Đến năm 2030:
Bệnh viện đa khoa Y, Dược cổ truyền được đầu tư trang thiết bị bào chế, sản xuất các dạng bào chế hiện đại thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu, sản xuất tại cơ sở khám, chữa bệnh cung ứng trên địa bàn tỉnh được quỹ bảo hiểm y tế chi trả.
100% bác sĩ Y học cổ truyền được đào tạo liên tục, đào tạo chuyên sâu sau đại học các chuyên khoa về y học hiện đại; tăng tỉ lệ khám chữa bệnh, số lượng cơ sở khám chữa bệnh có lồng ghép giữa y dược cổ truyền với y dược hiện đại.
- Kiện toàn lực lượng viên chức chuyên trách về y dược cổ truyền tại các trung tâm tế tuyến huyện về năng lực và trình độ để triển khai các nhiệm vụ quản lý, khám, chữa bệnh bằng y dược cổ truyền trên địa bàn.
- Tuyển dụng viên chức có chuyên môn y dược cổ truyền, có đạo đức nghề nghiệp vào ngành y tế, đảm bảo mỗi trạm y tế tuyến xã có tối thiểu một viên chức chuyên trách công tác khám, chữa bệnh bằng y dược cổ truyền.
2. Về phát triển hệ thống khám bệnh, chữa bệnh
- Tiếp tục thực hiện, cải tạo, nâng cấp và đầu tư trang thiết bị Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp theo Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ; củng cố, kiện toàn các khoa y dược cổ truyền tại các bệnh viện đa khoa, Bệnh viện Phục hồi chức năng Đồng Tháp, Bệnh viện Quân Dân Y.
- Đẩy mạnh thông tin, truyền thông về thuốc, phương pháp khám, chữa bệnh bằng y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại trong việc khám chữa bệnh cho bệnh nhân, giúp cho người bệnh hiểu đúng về tác dụng, hiệu quả của thuốc và các phương pháp điều trị y dược cổ truyền; chú trọng việc chăm sóc sức khoẻ bằng phương pháp không dùng thuốc như: tập luyện, dưỡng sinh, châm cứu, xoa bóp, day, ấn huyệt...
- Hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho các phòng khám chuyên khoa, phòng chẩn trị y học cổ truyền, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền theo quy định.
- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển y dược cổ truyền và kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại.
- Hằng năm, cử viên chức y dược cổ truyền tham gia các khóa đào tạo liên tục, cập nhật kiến thức các chuyên khoa về y học hiện đại; cập nhật kiến thức cho các đối tượng lương y, lương dược có chứng chỉ hành nghề phục vụ công tác khám, chữa bệnh bằng y dược cổ truyền tại trạm y tế tuyến xã.
- Tiếp tục thực hiện Quyết định số 1816/QĐ-BYT ngày 26 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ tuyến trên về hỗ trợ tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ.
4. Bảo đảm, nâng cao chất lượng dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền
- Tiếp tục nghiên cứu, điều tra, sưu tầm, thống kê các loại cây con làm thuốc, khảo sát sự phân bố, hệ sinh thái và trữ lượng cây con làm thuốc; chọn lọc bảo tồn, phát triển nguồn giống cây con làm thuốc vốn có sẵn trong nhân dân. Nghiên cứu mở rộng việc nhập các cây con làm thuốc có hiệu quả cao và phù hợp với điều kiện tự nhiên của Tỉnh.
- Tìm kiếm đối tác liên doanh, liên kết các nhà đầu tư trong và ngoài Tỉnh, xây dựng các cơ sở sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dược liệu đạt các tiêu chuẩn Thực hành tốt theo quy định.
- Tổ chức đấu thầu rộng rãi dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền nhằm lựa chọn thuốc có chất lượng sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
5. Cơ chế chính sách và tài chính
- Phát huy thế mạnh của các địa phương, tận dụng diện tích đất vườn, hộ gia đình để phát triển nuôi trồng cây con làm thuốc; khuyến khích và ưu tiên các dự án nuôi trồng dược liệu chuyên canh, xen canh; áp dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến và sản xuất dược liệu sạch theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Xây dựng và ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích tổ chức, cá nhân, thầy thuốc cống hiến, phát huy các bài thuốc, cây thuốc quý, những kinh nghiệm phòng và chữa bệnh có hiệu quả sẵn có trong dân gian; bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu, khuyến khích việc nghiên cứu kế thừa, nghiên cứu hiện đại hóa, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
- Khen thưởng động viên kịp thời những trường hợp cống hiến sách vở, tài liệu, tư liệu, cống hiến cây thuốc quý, phương thuốc quý hoặc có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực y dược cổ truyền.
- Tăng cường huy động các nguồn lực từ xã hội hóa, từ nhân dân để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị y dược cổ truyền đặc biệt ở tuyến huyện và tuyến xã.
- Xây dựng cơ chế phân bổ nguồn quỹ bảo hiểm y tế cho y học cổ truyền hằng năm.
6. Tăng cường vai trò của Hội Đông y, Hội Châm cứu Tỉnh
- Chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động, củng cố tổ chức, phát triển hội viên, kết hợp chặt chẽ với ngành y tế tham mưu Uỷ ban nhân dân Tỉnh lĩnh vực kế thừa và phát triển y dược cổ truyền.
- Tham gia tư vấn, phản biện trong xây dựng chế độ, chính sách nhằm bảo tồn, phát triển nền y dược cổ truyền. Vận động người có bài thuốc gia truyền cống hiến cho nhà nước, cho Hội hoặc truyền thụ cho con cháu với mục đích bảo tồn và phát triển nền Đông y Việt Nam.
- Tích cực tham gia quản lý, giám sát chặt chẽ các cơ sở hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của Hội theo quy định.
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, giáo dục, động viên các hội viên lương y, lương dược phát huy y đức, y đạo và y thuật truyền thống, góp phần tích cực trong việc thực hiện đường lối kế thừa, phát huy, phát triển y dược cổ truyền.
- Hằng năm tổ chức hoặc phối hợp cơ sở đào tạo cập nhật kiến thức về chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, pháp luật về hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, nghiên cứu kế thừa cho các thầy thuốc y dược cổ truyền theo quy định.
7. Tăng cường công tác quản lý hành nghề y dược cổ truyền
- Cải cách thủ tục hành chính trong tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
- Hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho những người có chuyên môn về y dược cổ truyền được tham gia hành nghề khi có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, quản lý hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bằng y dược cổ truyền, cơ sở kinh doanh dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng để cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân hiểu rõ chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước về y dược cổ truyền, kiến thức cơ bản về y dược cổ truyền, phát động phong trào trồng và sử dụng thuốc nam trong nhân dân.
- Lựa chọn những kinh nghiệm, phương pháp chữa bệnh y dược cổ truyền có hiệu quả đưa vào ứng dụng rộng rãi tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhằm tăng cường khả năng phòng và chữa bệnh cho nhân dân.
- Củng cố và phát huy hiệu quả vườn thuốc nam mẫu tại trạm y tế tuyến xã nhằm bổ sung nguồn thuốc và đồng thời tuyên truyền cho người dân để chữa trị một số bệnh thông thường.
- Tiếp tục củng cố vườn thuốc nam mẫu tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp và Trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy.
- Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch trong giai đoạn 2021 - 2030 với số tiền dự toán là: 693.650.000 đồng (phụ lục kèm theo).
- Nguồn kinh phí thực hiện: nguồn sự nghiệp y tế được bố trí trong dự toán hằng năm của Sở Y tế.
- Chịu trách nhiệm điều phối, quản lý việc tổ chức thực hiện Kế hoạch. Tổ chức hướng dẫn các đơn vị ngành y tế và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện Kế hoạch; nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách phát triển y dược cổ truyền trên địa bàn Tỉnh.
- Chỉ đạo triển khai các biện pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh bằng y dược cổ truyền; đáp ứng đủ nhu cầu thuốc y dược cổ truyền khám, chữa bệnh; khuyến khích các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y dược cổ truyền, thực hiện đa dạng hóa các loại hình dịch vụ theo quy định của pháp luật và phù hợp với địa phương; mở rộng liên kết, hợp tác giữa cơ sở y dược cổ truyền nhà nước với cơ sở y dược cổ truyền tư nhân trong và ngoài Tỉnh.
- Hằng năm, tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá hoạt động y dược cổ truyền, báo cáo Uỷ ban nhân dân Tỉnh và Bộ Y tế theo quy định; khen thưởng hoặc đề xuất khen thưởng kịp thời đối với cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong việc kế thừa, phát huy, phát triển nền y dược cổ truyền.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn Tỉnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền và tầng lớp nhân dân về vai trò của y dược cổ truyền trong phòng và chữa bệnh.
- Phối hợp các sở, ngành có liên quan xây dựng, phê duyệt hoặc trình phê duyệt các đề án nâng cấp và đầu tư trang thiết bị y tế; các đề án về sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, phát triển dược liệu và các đề án khác.
- Phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ nghiên cứu ứng dụng hiện đại hóa y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại, giữ gìn phát huy bản sắc, tính đặc thù của y dược cổ truyền Việt Nam.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống kê danh mục dược liệu có tại tỉnh Đồng Tháp; nghiên cứu và đề xuất ban hành cơ chế ưu đãi trong việc nuôi trồng dược liệu và quy hoạch vùng chuyên nuôi trồng dược liệu, đáp ứng nhu cầu sử dụng dược liệu trong và ngoài Tỉnh.
- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định, quy chế chuyên môn của các cơ sở khám, chữa bệnh bằng y dược cổ truyền và sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.
2. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí ngân sách để thực hiện Kế hoạch.
3. Sở Nội vụ: Phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị có liên quan xây dựng, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh cơ chế chính sách nhằm phát triển y dược cổ truyền; xây dựng hoàn thiện hệ thống khám, chữa bệnh y dược cổ truyền.
- Hướng dẫn thực hiện chính sách đầu tư, hỗ trợ của nhà nước cho các hoạt động về y dược cổ truyền trên địa bàn Tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính cân đối, bố trí vốn lồng ghép hằng năm cho các dự án thực hiện Kế hoạch.
- Có chính sách ưu tiên triển khai đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại.
- Phối hợp với Sở Y tế tạo điều kiện thuận lợi triển khai những đề tài nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu thừa kế, nghiên cứu kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại, giúp đơn vị nghiên cứu xác định danh mục, sự phân bổ hệ sinh thái cây con làm thuốc hiện có ở tỉnh nhà để nuôi trồng sản xuất dược liệu.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Khoa học và Công nghệ tham gia công tác điều tra, quy hoạch vùng dược liệu, phát triển nuôi trồng dược liệu theo kế hoạch.
7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Phối hợp với sở, ngành, đoàn thể có liên quan tuyên truyền chủ trương, chính sách phát triển y dược cổ truyền theo Kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành có liên quan thực hiện quy định của Luật Di sản Văn hóa về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa y dược cổ truyền; tăng cường công tác chỉ đạo, phát huy hiệu quả hoạt động của phòng khám Đông y tại Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc; nghiên cứu, phối hợp đề xuất nhân rộng mô hình này tại Khu di tích Gò Tháp nhằm phục vụ khách du lịch.
8. Sở Công thương: phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị có liên quan quản lý chặt chẽ việc kinh doanh dược liệu, thuốc từ dược liệu và các chế phẩm thuốc y dược cổ truyền.
9. Sở Giáo dục và Đào tạo: phối hợp với Sở Y tế lựa chọn một số trường phổ thông thực hiện thí điểm trồng một số cây thuốc tại vườn thực vật của trường, đặc biệt là các cây thuốc sẵn có ở địa phương, hướng dẫn cách sử dụng cây thuốc nam chữa bệnh thông thường và giới thiệu truyền thống y dược cổ truyền cho học sinh.
10. Sở Thông tin và Truyền thông: chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí tuyên truyền kế hoạch phát triển y dược cổ truyền; vai trò của y dược cổ truyền trong phòng và chữa bệnh.
11. Bảo hiểm xã hội Tỉnh: tổ chức ký hợp đồng, thanh toán, quyết toán viện phí bảo hiểm y tế đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y dược cổ truyền theo quy định của Bộ Y tế.
12. Trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp
- Đào tạo chuyên môn y học cổ truyền theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế.
- Xây dựng chương trình cập nhật kiến thức y khoa cho các cá nhân hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bằng y dược cổ truyền.
- Đưa nội dung kiến thức y dược cổ truyền vào chương trình đào tạo nhân viên y tế khóm, ấp.
13. Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp: Tổ chức xây dựng chương trình phát thanh, truyền hình tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, nâng cao nhận thức cộng đồng trong giữ gìn, phát huy và phát triển nền y dược cổ truyền, hiểu biết các phương pháp nâng cao sức khoẻ, nâng cao tuổi thọ bằng cây thuốc nam, phương pháp điều trị không dùng thuốc như: thực hiện lối sống khoa học, tập luyện dưỡng sinh, thực dưỡng, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt…
14. Báo Đồng Tháp: Quảng bá rộng rãi đến nhân dân lợi ích của y dược cổ truyền; tuyên truyền phương pháp nuôi trồng, sử dụng thuốc y dược cổ truyền và các phương pháp phòng, chữa bệnh bằng thuốc và không dùng thuốc.
15. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn, xây dựng các mục tiêu cụ thể phù hợp với địa phương, bố trí ngân sách để thực hiện. Trong đó, đẩy mạnh kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại trong khám chữa bệnh; thực hiện việc khám chữa bệnh bằng y dược cổ truyền có thanh toán bảo hiểm y tế; tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân trồng cây thuốc nam tại gia đình, cải tạo môi trường.
- Phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu xây dựng hệ thống vườn bảo tồn và phát triển cây thuốc quý, hiếm tại địa phương.
- Xây dựng cơ chế ưu đãi phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương để thực hiện chính sách xã hội hóa trong lĩnh vực y dược cổ truyền.
- Tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ các cấp Hội liên quan lĩnh vực y dược cổ truyền hoạt động và phát triển, góp phần tích cực vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
16. Hội Đông y, Hội Châm cứu Tỉnh
- Phối hợp với ngành y tế và các cơ quan có liên quan thực hiện Kế hoạch, tổ chức nghiên cứu, thừa kế các bài thuốc hay, các cây thuốc quý có ở địa phương; kiểm tra việc chấp hành chủ trương, chính sách và quy chế chuyên môn của hội viên.
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, giáo dục, động viên các hội viên phát huy y đức, y đạo và y thuật truyền thống, góp phần tích cực thực hiện đường lối kế thừa, phát huy, phát triển y dược cổ truyền.
- Nghiên cứu cơ chế đổi mới hoạt động, chủ động, sáng tạo phát huy tiềm năng chuyên môn của các hội viên; đẩy mạnh công tác xã hội hóa tham gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
- Phối hợp với Sở Y tế xây dựng Đề án tăng cường vai trò của các Hội trong bồi dưỡng chuyên môn, kế thừa, bảo tồn và phát triển y dược cổ truyền Việt Nam.
- Chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch, tổ chức sưu tầm, nhân giống cây và trồng cây thuốc nam phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng của địa phương.
- Hướng dẫn, thực hiện kế thừa các bài thuốc hay, cây thuốc quý; phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Tỉnh xét duyệt các đề tài, bài thuốc, cây thuốc điều trị hiệu quả để đưa vào ứng dụng điều trị.
17. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh và các tổ chức thành viên
- Phối hợp với ngành y tế vận động hội viên và nhân dân tích cực tham gia trồng và sử dụng thuốc nam theo phương châm: “Thầy tại chỗ, thuốc tại vườn, chữa bệnh tại nhà”.
- Hội Chữ thập đỏ Tỉnh chỉ đạo hội viên tích cực trồng và sử dụng cây thuốc, sưu tầm cây thuốc nam đúng cách; trồng và quản lý tốt các vườn thuốc nam được Tỉnh quy hoạch, đầu tư.
- Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh phối hợp với Sở Y tế, Hội Đông y Tỉnh xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động nhân dân trồng cây thuốc nam tại hộ gia đình.
- Hội Nông dân Tỉnh phối hợp với Hội Đông y Tỉnh xây dựng mô hình điểm hợp tác nuôi trồng, chế biến dược liệu.
- Tích cực triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển y dược cổ truyền tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030 trong phạm vi hoạt động của đơn vị./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
(kèm theo Kế hoạch số: 41/KH-UBND ngày 03 tháng 02 năm 2021 của UBND Tỉnh)
ĐVT: nghìn đồng
Nội dung |
ĐVT |
Số lượng |
Đơn giá |
Thành tiền |
Ghi chú |
1. Công tác tuyên truyền |
|
|
5,000 |
600,000 |
|
Phóng sự chuyên đề y dược cổ truyền trên truyền hình |
Lần |
120 |
5,000 |
600,000 |
Năm thực hiện: 2021 - 2030 |
2. Hội nghị sơ kết, tổng kết |
|
|
4,090 |
6,500 |
|
Sơ kết (50 đại biểu) |
Buổi |
1 |
|
3,250 |
Năm 2025 |
- Nước uống |
|
50 |
20 |
1,000 |
|
- Tài liệu |
|
50 |
25 |
1,250 |
|
- Khánh tiết |
|
1 |
1,000 |
1,000 |
|
Tổng kết (50 đại biểu) |
Buổi |
1 |
|
3,250 |
Năm 2030 |
- Nước uống |
|
50 |
20 |
1,000 |
|
- Tài liệu |
|
50 |
25 |
1,250 |
|
- Khánh tiết |
|
1 |
1,000 |
1,000 |
|
3. Khen thưởng (Bằng khen UBND Tỉnh) |
|
|
6,225 |
87,150 |
Năm 2030 |
- Tập thể có thành tích xuất sắc |
|
10 |
3,735 |
37,350 |
Sử dụng từ nguồn sự nghiệp y tế |
- Cá nhân có thành tích xuất sắc |
|
20 |
2,490 |
49,800 |
|
Tổng cộng |
|
|
|
693,650 |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.