ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 402/KH-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 29 tháng 12 năm 2021 |
TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH - DỊCH VỤ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2022
Căn cứ Nghị quyết số 08/NQ-TW, ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn;
Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch, dịch vụ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 54-NQ/TW, ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 24 tháng 05 năm 2021 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Kế hoạch số 51/KH-UBND , ngày 13 tháng 03 năm 2018 của UBND tỉnh về triển khai Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy gắn với Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính trị;
Căn cứ Chương trình hành động số 306/CTr-UBND , ngày 7 tháng 10 năm 2021 của UBND tỉnh về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về du lịch giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030;
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình phát triển du lịch - dịch vụ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022 với những nội dung sau:
1. Mục tiêu:
Tiếp tục xây dựng và phát triển ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần Nghị quyết số 54-NQ/TW, ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tập trung xây dựng các thương hiệu du lịch chủ đạo song song với nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của loại hình du lịch văn hóa - di sản, trong đó chú trọng các sản phẩm gắn với "Huế - Thành phố của lễ hội", "Huế - Kinh đô ẩm thực" và "Huế - Kinh đô áo dài'’. Trọng tâm năm 2022, triển khai các giải pháp phục hồi và cơ cấu lại ngành du lịch, nhất là thị trường khách du lịch và sản phẩm du lịch; xây dựng chiến lược dài hạn cũng như đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá với nhiều hình thức mới, nhất là quảng bá trực tuyến trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp.
2. Chỉ tiêu:
Theo nhận định dự báo của các tổ chức và chuyên gia y tế trong và ngoài nước, tình hình dịch bệnh trong năm 2022 vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường, xuất hiện các biến thể mới, lây lan nhanh; ở trong nước sẽ tiếp tục duy trì hoạt động trong trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt kiểm soát dịch bệnh Covid-19. Do đó, dự báo tình hình đón khách quốc tế vẫn sẽ gặp khó khăn, hạn chế trong giai đoạn đầu năm, khách du lịch nội địa vẫn khó để phục hồi và phát triển trở lại như năm 2019. Từ nhận định trên, ngành du lịch dự báo các chỉ tiêu tăng trưởng ngành du lịch năm 2022 chỉ tăng ở mức độ tương đối, dự kiến theo 02 phương án sau:
- Phương án 1: Nếu tình hình dịch bệnh chưa được kiểm soát, triển khai theo trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt kiểm soát dịch bệnh, sẽ tổ chức thực hiện đón, phục vụ khách du lịch theo hình thức “bong bóng”, các hoạt động du lịch dịch vụ mở có điều kiện. Theo phương án này, dự kiến năm 2022, sẽ đón khoảng 2 triệu lượt khách (tăng gần 300% so với 2021) và tổng thu từ du lịch ước khoảng 3.500-4.000 tỷ đồng.
- Phương án 2: Nếu tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát tốt cả trong nước và quốc tế, việc đón và phục khách được diễn ra trong điều kiện bình thường. Dự kiến năm 2022 đón khoảng 3-3,5 triệu lượt khách (triển khai đón khách quốc tế ở thị trường an toàn, tập trung vào giữa cuối năm 2022) và tổng thu từ du lịch ước khoảng 6.000-7.000 tỷ đồng.
1. Tập trung triển khai Đề án/Kế hoạch phục hồi, kích cầu phát triển du lịch:
Để tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, vừa phát triển kinh tế vừa phòng chống dịch bệnh, ngành du lịch sẽ triển khai các phương án để tái khởi động, phục hồi hoạt động phát triển du lịch, tập trung các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể sau:
1.1. Triển khai các cơ chế, gói hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động:
a) Tiếp tục kiến nghị với cơ quan Trung ương:
- Đề xuất gia hạn thời gian nộp bảo hiểm xã hội cho các doanh nghiệp đến hết năm 2022.
- Đề xuất gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất năm 2022.
- Tiếp tục đề nghị giảm giá bán điện cho cơ sở lưu trú du lịch từ mức giá bán lẻ điện áp dụng cho kinh doanh bằng mức giá bán lẻ điện áp dụng cho các ngành sản xuất trong năm 2022.
- Chính sách về giảm thuế suất VAT từ 10% xuống 5% đến hết năm 2022 cho hoạt động kinh doanh du lịch.
- Kéo dài chính sách giảm tiền thuê đất, mặt nước đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư du lịch gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 đến hết năm 2022.
b) Ở cấp tỉnh:
- Công ty Cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế triển khai chính sách trợ giá về giá nước đối với các cơ sở kinh doanh du lịch theo chỉ đạo, kết luận của UBND tỉnh trong năm 2021.
- Quỹ đầu tư phát triển tỉnh nghiên cứu chính sách cho vay lãi suất ưu đãi đối với các doanh nghiệp du lịch.
1.2. Cơ chế, chính sách của Nhà nước về hỗ trợ kích cầu phát triển du lịch:
- Tham mưu để triển khai, thực hiện các cơ chế, chính sách của Nhà nước về hỗ trợ, kích cầu phát triển du lịch: Chính sách giảm 50% phí tham quan các điểm di tích năm 2022 (trước mắt là 06 tháng để đánh giá tình hình), miễn phí các điểm di tích trong một số sự kiện đặc biệt.
- Sớm tham mưu để ban hành chính sách giảm trừ phí tham quan tại các điểm di tích lịch sử văn hóa Huế nhằm kích cầu, khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành đưa khách đến Thừa Thiên Huế.
- Thực hiện chính sách giảm phí tham quan các di tích lịch sử, văn hóa, hệ thống bảo tàng công lập trên địa bàn tỉnh.
- Chính sách kích cầu hỗ trợ loại hình du lịch MICE (du lịch hội nghị, hội thảo), Teambuilding và các đoàn du lịch theo hình thức charter.
- Tăng cường hỗ trợ, kết nối với các đơn vị để tháo gỡ những khó khăn trong việc hỗ trợ người lao động du lịch gặp khó khăn trong thời gian qua.
- Tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thành tiêm vắc xin cho toàn bộ cán bộ công nhân viên, người lao động trong ngành du lịch - dịch vụ để đảm bảo thực hiện cơ chế “hộ chiếu vắc-xin”, “thẻ xanh” trong thời gian tới.
- Tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ lao động thất nghiệp, nghỉ việc tạm thời đối với nguồn nhân lực trong ngành du lịch...
- Phối hợp các doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng tour tuyến mới, phù hợp với tình hình mới, nhất là các loại hình sản phẩm sinh thái, cảnh quan, điểm đến vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch nội địa. Tập trung vào khu vực đồi núi, suối thác và vùng biển, đầm phá có cảnh quan đẹp, kết nối giao thông thuận tiện.
- Tiếp tục thúc đẩy công tác xúc tiến, quảng bá, tập trung khách du lịch nội địa, ngắn ngày, thông qua các chương trình, hình thức quảng bá phù hợp trong tình hình mới. Tập trung quảng bá trực tuyến trên các trang mạng xã hội, website du lịch, đặc biệt là trên các kênh của hệ thống Visit Hue; quảng bá Huế - Kinh đô ẩm thực, Huế - Kinh đô áo dài thông qua các kênh mạng xã hội, các blogger, youtuber và KOLs nổi tiếng. Tổ chức đón các đoàn Famtrip, Presstrip và các hội chợ, road show quy mô lớn tại Thành phố HCM, Hà Nội nhằm thu hút thị trường khách nội địa.
- Hỗ trợ công tác đào tạo một số kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết cho các doanh nghiệp du lịch như e-marketing, d-marketing; in ấn và hỗ trợ các tài liệu thuyết minh cho hướng dẫn viên.
- Liên kết, hợp tác kích cầu, phục hồi phát triển du lịch với các tỉnh, thành trong nước, đặc biệt liên kết 05 địa phương Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi - Bình Định với thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
1.3. Giải pháp đồng bộ các gói kích cầu, chương trình khuyến mãi của liên minh các khối doanh nghiệp du lịch, dịch vụ:
- Tổ chức các sự kiện, chương trình kích cầu du lịch và Festival Huế 4 mùa (trong đó ngành Du lịch sẽ tổ chức 05 lễ hội: Lễ hội ẩm thực Huế, Lễ hội Sen, Lễ hội Hiphop, Lễ hội Lân, Tuần lễ chăm sóc sức khỏe...).
- Tiếp tục triển khai chương trình kích cầu du lịch, tập trung kêu gọi các nhà cung cấp dịch vụ trong tỉnh liên kết với nhau để hình thành, cung cấp các chương trình, sản phẩm trọn gói hấp dẫn, giá cả ưu đãi cho khách đến Thừa Thiên Huế, nhất là các dịch vụ vận chuyển, lưu trú.
- Hiệp hội Du lịch tỉnh chủ động tiếp tục phối hợp, tuyên truyền, vận động các đơn vị kinh doanh dịch vụ tham gia chương trình kích cầu du lịch với hình thức đa dạng (ưu đãi, khuyến mãi, tặng thêm sản phẩm dịch vụ gia tăng, giảm giá trực tiếp,...) để hình thành gói kích cầu mang tính đồng bộ, thống nhất ở địa phương.
- Đề xuất chuỗi, gói sản phẩm du lịch an toàn trên địa bàn. Trọng tâm trước mắt hướng đến các dịch vụ như: nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe; du lịch y tế; thưởng thức ẩm thực; các khu du lịch; điểm tham quan, vui chơi gắn với thiên nhiên. Các sản phẩm du lịch sinh thái gắn với sông hồ, suối thác và đầm phá; các điểm vui chơi giải trí, nhất là các điểm dịch vụ về đêm. Khuyến khích xây dựng các tour du lịch khám phá địa phương. Xây dựng các điểm đến mới lạ, hấp dẫn, đặc biệt cho những người trẻ và các gia đình có con nhỏ, cũng như với các học sinh và sinh viên.
- Hình thành khối liên minh các doanh nghiệp tham gia chương trình kích cầu nội tỉnh.
- Kích thích du lịch nội tỉnh, tại chỗ để các nhóm cộng đồng, các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp tham quan các điểm du lịch của tỉnh, các di tích, di sản trong tỉnh, các doanh nghiệp trong tỉnh tiêu thụ, sử dụng dịch vụ.
- Tổ chức liên kết các nhà cung cấp dịch vụ để hình thành các chương trình du lịch trọn gói với giá ưu đãi cho khách du lịch nội địa, nhất là khách nội tỉnh. Đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp lữ hành, lưu trú, vận chuyển và cơ sở dịch vụ du lịch tại các địa phương lân cận, các tỉnh thành hết dịch để tổ chức các gói sản phẩm hấp dẫn hoặc các chương trình kích cầu.
- Đề nghị các điểm tham quan thuộc khối tư nhân có mức miễn, giảm phí vào cửa để triển khai kích cầu du lịch, thu hút khách đến Thừa Thiên Huế.
2. Xây dựng các nghị quyết, chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch:
- Tập trung xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 24/5/2021 của Tỉnh ủy (khóa XVI) về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030; Chương trình hành động số 306/CTr-UBND , ngày 7/10/2021 của UBND tỉnh về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về du lịch giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
- Tập trung triển khai quy hoạch tổng thể, phân khu các khu, điểm du lịch có tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Lập quy hoạch phát triển khu du lịch quốc gia Thanh Tân mở rộng.
- Triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch phục hồi, kích cầu các hoạt động du lịch trong trạng thái bình thường mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Chủ động rà soát, đánh giá, phân tích tình hình đại dịch Covid-19 tác động đến ngành du lịch để có các giải pháp phù hợp, kịp thời kích cầu, phục hồi phát triển thị trường du lịch nội địa. Trong đó, chủ động xây dựng, đề xuất các cơ chế, chính sách của tỉnh về hỗ trợ kích cầu phát triển du lịch.
- Tiến hành lập và triển khai phương án phát triển ngành du lịch, đặc biệt chú trọng phát triển sản phẩm du lịch, thị trường du lịch; kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, các khu, điểm du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế; quy hoạch phân khu; xây dựng các đề án phát triển du lịch, các khu, điểm du lịch để đề xuất phương án đầu tư hợp lý, hiệu quả tại các khu vực biển và đầm phá, sông, hồ, suối thác, các nghề, làng nghề truyền thống...
- Hoàn thiện Đề án “Định hướng phát triển các điểm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với suối, thác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”; Đề án “Phát triển du lịch gắn với làng nghề, nghề truyền thống và chuỗi giá trị nông nghiệp”; Tiếp tục triển khai dự án khoa học “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Huế - Kinh đô ẩm thực”. Tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng, sản phẩm, dịch vụ chiến lược xây dựng thương hiệu Huế - Kinh đô ẩm thực, Huế - Kinh đô áo dài. Xây dựng các loại hình trải nghiệm của du lịch thông minh gắn với quản lý du lịch thông minh.
- Triển khai kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025. Tập trung triển khai thực hiện Đề án “Truyền thông, xúc tiến du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”; Đề án triển khai chiến dịch truyền thông “Cố đô Huế - Điểm đến Di sản hàng đầu Việt Nam” trên kênh truyền hình CNN quốc tế với nguồn lực đủ mạnh để đạt hiệu quả cao trong việc xây dựng thương hiệu du lịch, hình ảnh và hình thức quảng bá và thu hút du khách hiệu quả phù hợp với bối cảnh mới của ngành du lịch.
- Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách quy định, hướng dẫn để thực hiện chủ trương phát triển kinh tế đêm trong lĩnh vực du lịch; các quy định, tiêu chuẩn và chính sách để hỗ trợ phát triển và quản lý các loại hình du lịch bền vững: sinh thái, nông nghiệp, trang trại, cộng đồng, chăm sóc sức khỏe... để đa dạng hóa các loại hình sản phẩm, dịch vụ.
- Nghiên cứu đề xuất các đề án, chính sách, cơ chế, nguồn lực để phục hồi và phát triển du lịch trong trạng thái bình thường mới. Chú trọng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động trong ngành Du lịch do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Hỗ trợ doanh nghiệp và người dân đổi mới mô hình kinh doanh, phát triển các sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của khách du lịch trong trạng thái bình thường mới.
- Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách quy định, hướng dẫn để thực hiện chủ trương phát triển kinh tế đêm trong lĩnh vực du lịch; các quy định, tiêu chuẩn và chính sách để hỗ trợ phát triển và quản lý các loại hình du lịch bền vững: sinh thái, nông nghiệp, trang trại, cộng đồng, chăm sóc sức khỏe... để đa dạng hóa các loại hình sản phẩm, dịch vụ.
- Nghiên cứu đề xuất các Đề án, chính sách, cơ chế phát triển du lịch trong tình hình mới. Chú trọng triển khai các chính sách về hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, du lịch homestay để đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch.
3. Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch chủ yếu và hình thành một số sản phẩm mang tính đặc trưng:
- Phát triển du lịch dựa trên nền tảng các giá trị văn hóa đặc trưng của Thừa Thiên Huế. Tập trung bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn với xây dựng các dịch vụ, sản phẩm phục vụ phát triển du lịch. Trọng tâm là xây dựng các sản phẩm du lịch mang thương hiệu Huế (Huế - Thành phố lễ hội, Huế - Kinh đô ẩm thực, Huế - Kinh đô áo dài); ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số ngành du lịch tỉnh, xây dựng các loại hình trải nghiệm của du lịch thông minh gắn với quản lý du lịch thông minh. Tiếp tục tổ chức các đoàn famtrip, đón các hãng lữ hành trong và ngoài tỉnh đến khảo sát tour du lịch an toàn và tổ chức tọa đàm bàn phương án đón khách an toàn; tổ chức công bố các lễ hội, sự kiện lớn của tỉnh vào năm 2022...
- Phát triển các điểm đến, sản phẩm, dịch vụ du lịch đẳng cấp, chuyên nghiệp, khác biệt gắn với văn hóa - di sản, vùng biển, đầm phá và con người Huế, trọng tâm là xây dựng các sản phẩm du lịch mang thương hiệu Huế, nâng cao chất lượng loại hình du lịch di sản gắn với Quần thể di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế. Đẩy mạnh xã hội hóa các sản phẩm, dịch vụ tại Đại Nội và các điểm di tích trên địa bàn.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại Phố đêm khu vực Hoàng Thành Huế với các hoạt động tái hiện không gian về một Huế xưa để du khách thưởng thức các loại hình diễn xướng, trải nghiệm trò chơi dân gian, các nghề truyền thống, thưởng thức ẩm thực Huế... nhằm phục vụ người dân và du khách, thúc đẩy kinh tế - xã hội, tạo thêm điểm đến độc đáo, hấp dẫn trong bức tranh du lịch Huế về đêm.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm vui chơi giải trí, mua sắm ở thành phố Huế và phụ cận. Phát triển các loại hình sản phẩm của du lịch đêm gắn với hoàn thiện hạ tầng, dịch vụ tại tuyến phố đi bộ Phạm Ngũ Lão - Võ Thị Sáu - Chu Văn An, không gian văn hóa trục đường Lê Lợi. Phát huy trục không gian hai bên bờ sông Hương, khai thác có hiệu quả hoạt động Ca Huế; tuyến du lịch đường thủy dọc sông Ngự Hà, An Cựu, Đông Ba, phố cổ Bao Vinh.
- Triển khai Đề án Festival 4 mùa. Tăng cường tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật, thể thao, lễ hội truyền thống... Phát huy giá trị di sản văn hóa dân gian thành sản phẩm du lịch. Tuyên truyền, vận động, thu hút các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước tổ chức hội nghị, hội thảo, sự kiện trên địa bàn tỉnh.
- Xúc tiến kêu gọi, từng bước khai thác các sản phẩm du lịch mang dấu ấn riêng biệt của Kinh thành Huế ở khu vực Thượng Thành, Eo Bầu sau khi thực hiện di dời dân cư, giải phóng mặt bằng tại di tích Kinh Thành Huế theo Quyết định số 370/QĐ-UBND ngày 13/02/2019 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 hệ thống di tích Kinh Thành Huế thuộc quần thể di tích Cố đô Huế, tạo cơ sở phát huy giá trị di sản cố đô Huế.
- Hỗ trợ doanh nghiệp và người dân đổi mới mô hình kinh doanh, phát triển các sản phẩm mới phù hợp trong trạng thái bình thường mới. Triển khai định hướng phát triển các loại hình sản phẩm du lịch bền vững, du lịch an toàn, du lịch gắn với thiên nhiên và bảo vệ sức khỏe. Hỗ trợ đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu thay đổi đa dạng của thị trường: sản phẩm, dịch vụ du lịch ban đêm, du lịch gắn với ẩm thực, du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch golf, du lịch chăm sóc sức khỏe, khu vui chơi gắn với thiên nhiên, các sản phẩm du lịch sinh thái gắn với sông hồ, suối thác và đầm phá...; xây dựng các sản phẩm du lịch cộng đồng, sinh thái là sản phẩm OCOP.
- Phát triển mạnh các sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh tại các điểm Đền Huyền Trân, Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã,Tượng Quán Thế Âm, chùa và các cổ tự... Đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng kết hợp khám, chữa bệnh. Xây dựng các chính sách để kích cầu và phát triển loại hình du lịch hội nghị, hội thảo (MICE) dựa trên thế mạnh của địa phương về nền tảng văn hóa, giáo dục, y tế. Phát triển du lịch gắn với phát triển hệ thống nhà vườn Huế, chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề và nghề truyền thống.
- Tập trung hoàn thiện các quy hoạch phát triển, nâng cấp đô thị Huế, phát triển trục cảnh quan sông Hương làm trục chính phát triển đô thị hướng biển. Quy hoạch không gian đô thị trung tâm trên cơ sở bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ, hợp lý giữa bảo tồn và phát triển; giữa gìn giữ và phát huy các giá trị di sản. Tập trung thu hút các nhà đầu tư xây dựng các khu du lịch cao cấp cùng các loại hình dịch vụ đẳng cấp cao ở vùng biển, đầm phá và các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí cao cấp, những khu phố đêm sôi động.
- Kêu gọi đầu tư hình thành các điểm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái gắn với cộng đồng tại các địa phương có tiềm năng phát triển ở A Lưới (A Nôr, A Roàng, Pâr Le,...), Hương Thủy (Thanh Toàn, Chín Chàng), Phong Điền (Phước Tích, A Đon, Khe Me, Hầm Heo,...), Phú Lộc (Lộc Bình, Nhị Hồ, Thúy Yên...), Quảng Điền (Cồn Tộc, Ngư Mỹ Thạnh...), Hương Trà (Khe Đầy...). Nam Đông (Thác Mơ, Thác Phướng,...) theo mô hình tăng trưởng xanh, có tính chuyên nghiệp, đặc trưng tại các khu vực sông suối, ao hồ, đầm phá. Đặc biệt, ưu tiên kêu gọi đầu tư phát triển các loại hình du lịch bền vững, sinh thái, du lịch biển xứng tầm ở Vườn quốc gia Bạch Mã, dải ven biển và đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.
4. Đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất thiết yếu phát triển du lịch
- Tiếp tục đầu tư và triển khai các gói hạ tầng phục vụ cho du lịch thông minh: thẻ du lịch thông minh gắn với hạ tầng giao dịch điện tử, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt; triển khai xây dựng các ki-ốt thông minh, ki-ốt thông tin và hỗ trợ du khách; hoàn thiện phần mềm quản lý ngành du lịch, đặc biệt là phần mềm quản lý lưu trú dùng chung, dữ liệu liên thông giữa các ngành du lịch, công an, kế hoạch và đầu tư, thống kê, thuế.
- Đôn đốc tiến độ thực hiện các dự án xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm mua sắm cao cấp, khu dịch vụ đa chức năng phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân và khách du lịch như: Trung tâm thương mại dịch vụ giải trí và khách sạn Nguyễn Kim, Trung tâm thương mại dịch vụ tại khu A - Đô thị mới An Vân Dương; Siêu thị vật liệu thông minh thuộc khu C- Đô thị mới An Vân Dương, ...
- Nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Phú Bài; cao tốc Cam Lộ - La Sơn - Túy Loan, đường Tố Hữu - sân bay Phú Bài, đường ven biển, ... kết nối hạ tầng từ thành phố Huế đến các khu vực trọng điểm du lịch quốc gia (Lăng Cô - Cảnh Dương), điểm du lịch quốc gia (Bạch Mã), các di tích đến vùng biển, đầm phá. Kêu gọi, tạo điều kiện, hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì, nâng cao tần suất và mở thêm các đường bay mới cả trong nước và quốc tế.
- Hoàn thiện Đồ án quy hoạch chiến lược, quan trọng của tỉnh như quy hoạch phân khu xây dựng khu du lịch sinh thái Ngũ Hồ, huyện Phong Điền, đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và đô thị biển Vinh Thanh....
- Đốc thúc tiến độ thực hiện của các dự án chiến lược về du lịch trên địa bàn tỉnh để hình thành các sản phẩm và dịch vụ khác biệt, có điểm nhấn và mang tính dẫn dắt, kết nối cho sự phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế. Tiếp tục thu hút các nhà đầu tư quy mô lớn vào lĩnh vực dịch vụ, khách sạn, giải trí, đặc biệt các nhà đầu tư hợp tác với các tập đoàn cung cấp dịch vụ du lịch có thương hiệu quốc tế.
5. Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến, quảng bá du lịch:
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch xúc tiến quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế trong tình hình mới, giai đoạn mới phù hợp với nhu cầu, xu hướng, thị trường du lịch có thay đổi hậu dịch COVID-19. Xây dựng các thương hiệu điểm đến của Huế để tuyên truyền, quảng bá gắn với tuyên truyền, giới thiệu về hình ảnh điểm đến.
- Triển khai thực hiện Đề án “Truyền thông, xúc tiến du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” với các định hướng và nguồn lực đủ mạnh để đạt hiệu quả cao trong việc xây dựng thương hiệu du lịch, hình ảnh và hình thức quảng bá và thu hút du khách hiệu quả phù hợp với bối cảnh, xu hướng mới của ngành du lịch, làm cơ sở cho việc triển khai các hoạt động truyền thông, quảng bá hàng năm.
- Tổ chức Không gian ảo quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế trực tuyến, kết nối với các ITU quốc tế. Tiếp tục đẩy mạnh các hình thức quảng bá, tập trung công tác truyền thông, quảng bá số, e/d-marketing thông qua cổng thông tin Visithue.vn và hệ thống Visithue - thế mạnh của ngành du lịch đã thực hiện hiệu quả trong thời gian gần đây.
- Đẩy mạnh kết nối lữ hành với các doanh nghiệp lớn để tăng lượng khách đến Huế. Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác thực chất và có hiệu quả đối với các đơn vị doanh nghiệp du lịch ở các thị trường lớn như Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh.. để thu hút các thị trường khách nội địa. Đổi mới cách thức tổ chức, nội dung theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, trong đó chú trọng quảng bá, xúc tiến trên các trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội, Apps du lịch để khách du lịch quốc tế dễ truy cập.
- Tranh thủ nguồn lực, các chương trình xúc tiến, quảng bá và các trang mạng quảng bá của Tổng cục Du lịch, Hội đồng Tư vấn Du lịch quốc gia, một số kênh truyền hình trung ương và các tỉnh thành lớn để đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh.
- Đầu tư, nâng cấp Trung tâm thông tin và hỗ trợ du khách hoàn chỉnh để đáp ứng nhu cầu hỗ trợ tốt nhất cho du khách về điểm đến du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, bên cạnh đó trung tâm này sẽ được đầu tư trang bị các phương tiện và không gian cần thiết thực hiện hoạt động quảng bá thông tin, trình diễn, giới thiệu các sản phẩm nghề truyền thống của địa phương,... Ngoài ra, xem xét đầu tư xây dựng thêm các ki ốt thông tin du lịch để hỗ trợ du khách tại các khu vực trọng điểm phát triển du lịch.
- Thường xuyên tổ chức các đoàn doanh nghiệp lữ hành, đoàn báo chí trong và ngoài nước đến khảo sát sản phẩm du lịch, quảng bá điểm đến nhằm thu hút khách. Tăng cường chương trình kích cầu du lịch trong năm để thu hút khách du lịch và giới thiệu quảng bá điểm đến cho du lịch Thừa Thiên Huế.
- Đẩy mạnh công tác hợp tác với các đối tác, doanh nghiệp quy mô lớn và có tính lan tỏa cao như các hãng hàng không (Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Airways, Vietravel Airlines); doanh nghiệp lữ hành hàng đầu (Vietravel, Saigon Tourist, Bến Thành Tourist, Vivu Journey -Thiên Minh Group,..); các trang mạng du lịch trực tuyến (Traveloka, Agoda, TripAdvisor, Booking.com, ..); mạng xã hội (Facebook, Instagram, Youtube, Tik Tok, Google..), hợp tác, triển khai các ứng dụng, giải pháp chuyển đổi số trên lĩnh vực Du lịch, Văn hóa, Bảo tồn di tích, Giáo dục với Công ty VietsoftPro; một số đơn vị báo chí truyền thông lớn của quốc gia (Thời báo Kinh tế Sài gòn, Báo Tuổi trẻ, Thanh niên..) và khu vực, địa phương (VTV8, TRT), địa phương kết nghĩa (tỉnh Gifu và phủ Kyoto - Nhật Bản để quảng bá thương hiệu và xúc tiến quảng bá du lịch Huế đến với khách du lịch trong và ngoài nước.
6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch:
- Rà soát, cơ cấu lại nguồn nhân lực du lịch đảm bảo số lượng, chất lượng phục vụ tại các doanh nghiệp du lịch trong bối cảnh tác động của dịch bệnh Covid-19. Xây dựng chính sách, giải pháp cụ thể hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch về công tác đào tạo mới, đào tạo lại các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn để các doanh nghiệp sớm vận hành trở lại bình thường.
- Tổ chức các hoạt động giới thiệu, những chính sách thu hút nguồn nhân lực du lịch của tỉnh và của các doanh nghiệp du lịch. Có các chính sách riêng hỗ trợ chuyển đổi lao động từ lĩnh vực khác sang du lịch và tái chuyển đổi nguồn nhân lực du lịch đã chuyển sang lĩnh vực khác.
- Ưu tiên phục hồi và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt nhân lực du lịch chất lượng cao; sau khi dịch được kiểm soát, cần có cơ chế, chính sách cụ thể nhằm giữ chân, thu hút, phục hồi lại lực lượng lao động cho ngành du lịch; đồng thời quan tâm công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch để bổ sung cho ngành du lịch sau đại dịch.
- Thường xuyên tổ chức các khóa học tập huấn nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của doanh nghiệp, trong đó tập trung các nội dung về: Năng lực sales marketing, kinh nghiệm quản lý, vận hành của doanh nghiệp, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về du lịch nghiệp vụ buồng phòng, bàn, bar, bếp, bán hàng, lễ tân, kiến thức phòng chống, khắc phục thiên tai, dịch bệnh....
- Tiếp tục công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho các doanh nghiệp, hướng dẫn viên, cộng đồng được tổ chức định kỳ, thường xuyên. Chú trọng hình thành đội ngũ lực lượng thuyết minh viên, hướng dẫn viên du lịch người địa phương; đào tạo các kỹ năng cần thiết cho người dân tham gia hoạt động du lịch cộng đồng, nghiệp đoàn xích lô, taxi, tiểu thương.... Tổ chức tập huấn phòng chống dịch Covid-19 và các lớp đào tạo e-marketing cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh năm 2022.
- Tạo điều kiện để các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh liên kết các trường đào tạo chuyên ngành du lịch tổ chức các lớp đào tạo cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ chuyên ngành du lịch có chất lượng cao.
- Triển khai Hướng dẫn tổ chức một số hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế để các cơ sở lưu trú; các khu/ điểm du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận chuyển, nhà hàng, biểu diễn nghệ thuật, giải trí trên địa bàn tỉnh đảm bảo an toàn trong khai thác, kinh doanh dịch vụ du lịch.
- Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch về tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém thúc đẩy phát triển du lịch; về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch...; xây dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện; thực hiện tốt Quy chế phối hợp quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn.
- Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế thành một điểm đến du lịch thông minh, bền vững. Chú trọng các dịch vụ tiện ích cho điểm đến thông minh, trải nghiệm thông minh, quản lý - kinh doanh thông minh. Đầu tư các hạ tầng thiết bị, các kios du lịch thông minh, số hóa dữ liệu ngành du lịch và xây dựng một số ứng dụng du lịch thông minh. Cụ thể, sẽ ưu tiên triển khai phần mềm quản lý lưu trú thống nhất, liên thông giữa các ngành du lịch, công an, thuế, thống kê. Thực hiện áp dụng Thẻ du lịch Huế (Hue travel passport), với nhiều chương trình ưu đãi được tích hợp, nhiều sản phẩm và dịch vụ sẽ được thanh toán qua thẻ này để thay thế cho tiền mặt; hình thức thanh toán có thể thực hiện bằng cách quét QR code từ phần mềm Hue-S hoặc cà thẻ từ các thiết bị POS; hệ thống vé điện tử cho các loại hình tham quan, du lịch.
- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, sự chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền, sự tham gia tích cực của đoàn thể và các tầng lớp nhân dân trong hoạt động du lịch; kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh, huyện; phát huy vai trò định hướng của Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh và sự chủ động của Hiệp hội Du lịch tỉnh, sự sáng tạo và năng động của các doanh nghiệp trong phát triển du lịch.
8. Giải pháp hợp tác, kết nối, và hỗ trợ lẫn nhau triển khai đẩy mạnh phục hồi, phát triển du lịch:
- Tăng cường liên kết đẩy mạnh hợp tác giữa các điểm du lịch, vùng liên kết du lịch và các địa phương du lịch nhằm hỗ trợ và nâng cao giá trị các điểm đến du lịch để đón khách trong trạng thái bình thường mới.
- Khuyến khích doanh nghiệp nâng cao hiệu quả liên kết, hợp tác xây dựng các chuỗi sản phẩm, dịch vụ có tính bổ trợ cho nhau; làm mới, bổ sung giá trị gia tăng cho các điểm đến, sản phẩm, dịch vụ.
- Tiếp tục triển khai hoạt động phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố có chương trình hợp tác liên kết chung trong việc thúc đẩy phát triển du lịch, trao đổi khách du lịch với các địa phương này; tổ chức làm việc, thống nhất với các địa phương liên kết về phương án xúc tiến, quảng bá, trao đổi khách, giám sát và hỗ trợ du khách cũng như các đơn vị lữ hành tổ chức tour.
- Tăng cường sự hợp tác chặt chẽ với các hãng hàng không, đơn vị vận chuyển và các doanh nghiệp lữ hành hàng đầu nhằm hình thành các sản phẩm, tuyến du lịch mới; đồng hành quảng bá điểm đến địa phương và hình ảnh thương hiệu các doanh nghiệp qua phương tiện truyền thông, các sự kiện xúc tiến thương mại, du lịch trong và ngoài nước.
9. Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong ngành du lịch:
- Tạo dựng hệ thống thông tin, các công cụ tiện ích phục vụ khách du lịch, doanh nghiệp du lịch - dịch vụ; đẩy mạnh số hóa dữ liệu di sản, tạo thêm các sản phẩm, dịch vụ du lịch thông minh và nâng cao hiệu quả công tác quảng bá, xúc tiến thị trường và đáp ứng yêu cầu về đổi mới phương thức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước; góp phần thúc đẩy ngành du lịch Thừa Thiên Huế tăng trưởng và phát triển bền vững.
- Tổ chức có hiệu quả các chuyên đề Triển lãm du lịch ảo 3D và sàn thương mại điện tử từ sản phẩm làng nghề, đặc sản địa phương.
- Hoàn thành số hóa dữ liệu di sản, tài nguyên du lịch. Xây dựng, triển khai nền tảng tích hợp dữ liệu du lịch. Liên thông, tích hợp, kết nối các hệ thống dữ liệu như dữ liệu không gian đô thị, đất đai, môi trường, tài nguyên nước... với hệ thống dữ liệu văn hóa, du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị thông minh.
- Đầu tư và triển khai các gói hạ tầng phục vụ cho du lịch thông minh. Xây dựng các sản phẩm du lịch thông minh: phát triển nhiều hơn các sản phẩm trải nghiệm thực tế ảo VR360, nhạc nước, 3D mapping, ánh sáng điện tử; hoàn thiện bộ audio guide nhiều ngôn ngữ trên cơ sở chuẩn hóa bộ thuyết minh các điểm di tích và di sản... Xây dựng các công cụ trực tuyến phục vụ tìm kiếm, chia sẻ thông tin, đặt dịch vụ, thanh toán điện tử.
- Đẩy nhanh tiến độ dự án thành phố du lịch thông minh và văn hóa do KOICA tài trợ. Hoàn thiện hệ thống ki ốt thông tin tự động ở các tuyến đường, khu phố đông khách du lịch. Xây dựng bảo tàng số và các không gian trải nghiệm sản phẩm số trong du lịch.
(Các nhiệm vụ cụ thể được xác định tại các Phụ lục kèm theo).
1. Ban Chỉ đạo phát triển Du lịch tỉnh chịu trách nhiệm tham mưu, đề xuất, tổ chức thực hiện Chương trình phát triển du lịch - dịch vụ năm 2022 của tỉnh.
2. Căn cứ vào nội dung, nhiệm vụ của Chương trình, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Hiệp hội Du lịch tỉnh và các địa phương liên quan tập trung triển khai thực hiện; định kỳ hàng quý, năm báo cáo kết quả hoạt động theo lĩnh vực được phân công (qua Sở Du lịch) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
3. Sở Du lịch - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, tổng hợp báo cáo tình hình, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ, những khó khăn, vướng mắc, đề xuất những giải pháp để Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời chỉ đạo, xử lý.
4. Định kỳ 06 tháng, Ban chỉ đạo Phát triển Du lịch tổ chức họp để đánh giá kết quả đạt được, những khó khăn vướng mắc và xác định công tác tập trung cho thời gian tiếp theo.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
DANH MỤC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH - DỊCH
VỤ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2022 DO CÁC SỞ, BAN, NGÀNH KHÁC TRIỂN KHAI
(Kèm theo Kế hoạch số: 402/KH-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên
Huế)
TT |
Nhiệm vụ, hoạt động |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian thực hiện |
Ghi chú |
1. Đề xuất chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động và hoạt động kích cầu du lịch |
|||||
1.1 |
Kiến nghị các Bộ, Ngành Trung Ương: Đề xuất gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân năm 2022; Chính sách về giảm thuế suất VAT từ 10% xuống 5% đến hết năm 2022 cho hoạt động kinh doanh du lịch; Xem xét điều chỉnh giá điện áp dụng cho các cơ sở lưu trú du lịch ngang bằng với giá điện sản xuất áp dụng đến hết năm 2022; Gia hạn thời gian nộp bảo hiểm xã hội cho các doanh nghiệp đến hết năm 2022 |
Cục thuế Tỉnh/ Sở Công Thương/Bảo hiểm xã hội Tỉnh/Sở LĐTBXH |
Sở Tài Chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế |
2022 |
|
1.2 |
Triển khai chính sách giảm giá nước đối với các cơ sở kinh doanh du lịch |
Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế |
Sở Tài chính, Văn phòng UBND tỉnh, Hiệp hội Du lịch tỉnh, Các Doanh nghiệp Du lịch |
2022 |
|
1.3 |
Tiếp tục nghiên cứu chính sách cho vay lãi suất ưu đãi đối với các doanh nghiệp du lịch |
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh/ Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh |
Hiệp hội Du lịch tỉnh, Các doanh nghiệp Du lịch |
2022 |
|
1.4 |
Tham mưu triển khai, thực hiện các cơ chế, chính sách của Nhà nước về hỗ trợ, kích cầu phát triển du lịch: Chính sách giảm 50% phí tham quan các điểm di tích năm 2022, miễn phí các điểm di tích trong một số sự kiện đặc biệt |
Sở Tài chính |
Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế |
2022 |
|
1.5 |
Xây dựng chương trình, sản phẩm trọn gói hấp dẫn, tập trung; sản phẩm sinh thái, cảnh quan, nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe; du lịch kết hợp khám chữa bệnh; thưởng thức ẩm thực; các khu du lịch; điểm tham quan, vui chơi giải trí,.. |
Hiệp hội Du lịch tỉnh |
Sở Du lịch, Các Doanh nghiệp Du lịch |
2022 |
|
2. Đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phát triển du lịch |
|||||
2.1 |
Đốc thúc các dự án hạ tầng quan trọng gắn phát triển du lịch của tỉnh như Cảng hàng không quốc tế Phú Bài; cao tốc Cam Lộ - La Sơn - Túy Loan, đường Tố Hữu - sân bay Phú Bài, đường ven biển, hạ tầng Lăng Cô - Cảnh Dương. |
Sở Giao thông Vận tải |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, UBND các địa phương |
2022 |
|
2.2 |
Đôn đốc tiến độ thực hiện các dự án đầu tư du lịch quy mô lớn của tỉnh. |
Sở Kế hoạch và Đầu tư/Ban Quản lý Khu KT-CN tỉnh |
UBND các địa phương |
2022 |
|
2.3 |
Xúc tiến kêu gọi, từng bước khai thác các sản phẩm du lịch mang dấu ấn riêng biệt của Kinh thành Huế ở khu vực Thượng Thành, Eo Bầu sau khi thực hiện di dời dân cư, giải phóng mặt bằng tại di tích Kinh Thành Huế |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Trung tâm BTDTCĐ Huế, Sở Du lịch |
2022 |
|
2.4 |
Triển khai xúc tiến, kêu gọi các dự án đầu tư du lịch theo danh mục Kêu gọi đầu tư của tỉnh |
Sở Kế hoạch và Đầu tư; BQL Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh |
Sở Xây dựng, UBND huyện Phú Lộc |
2022 |
|
2.5 |
Tiếp tục triển khai dự án "Xây dựng thành phố Huế văn hóa và du lịch thông minh" do KOICA tài trợ |
UBND TP Huế |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao |
2022-2023 |
|
2.6 |
Hạ tầng phát triển các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh |
UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Du lịch và các cơ quan có liên quan |
2022 |
|
3.1 |
Tiếp tục hợp tác, liên doanh liên kết để phát triển các sản phẩm du lịch trải nghiệm, hàng lưu niệm tại khu vực Đại Nội và phụ cận |
Trung tâm BTDTCĐ Huế |
Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, Các doanh nghiệp Du lịch |
2022 |
|
3.2 |
Triển khai Phố đêm khu vực Hoàng Thành Huế |
UBND thành phố Huế |
Trung tâm BTDTCĐ Huế, Sở Du lịch, Hiệp Hội du lịch tỉnh |
2022 |
|
3.3 |
Tiếp tục đẩy mạnh công tác chỉnh trang và khai thác dịch vụ du lịch hai bờ sông Hương, sông Ngự Hà, Đông Ba, An Cựu |
UBND thành phố Huế |
Sở Du lịch, Trung tâm BTDTCĐ Huế, Hiệp Hội du lịch tỉnh |
2022 |
|
3.4 |
Tiếp tục khai thác có hiệu quả hoạt động ca Huế, nâng cao chất lượng dịch vụ ca Huế (bến thuyền, thuyền, diễn viên, an ninh trật tự, tour tuyến,...) để có sản phẩm du lịch đặc sắc về đêm phục vụ du lịch trên sông Hương |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Sở Du lịch, Trung tâm BTDTCĐ Huế, Hiệp hội du lịch tỉnh, UBND thành phố Huế |
2022 |
|
3.5 |
Tiếp tục hỗ trợ các cơ sở sản xuất hàng lưu niệm, đặc sản Huế ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất, cải tiến mẫu mã sản phẩm để nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm phục vụ du lịch |
Sở Công Thương |
UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế |
2022 |
|
3.6 |
Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch sinh thái gắn với suối thác, đầm phá; nghề truyền thống; du lịch cộng đồng |
UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế |
Sở Du lịch, Hiệp Hội du lịch tỉnh, các Doanh nghiệp Du lịch |
2022 |
|
3.7 |
Chỉnh trang, nâng cấp, duy trì tuyến phố đi bộ Phạm Ngũ Lão - Võ Thị Sáu - Chu Văn An; tuyến đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, cầu đi bộ ven sông Hương (cầu gỗ lim) kết hợp không gian văn hóa, nghệ thuật trục đường Lê Lợi |
UBND thành phố Huế |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Du lịch |
2022 |
|
4.1 |
Triển khai hệ thống vé điện tử cho các loại hình tham quan, du lịch |
Sở Thông tin Truyền thông |
Trung tâm BTDTCĐ Huế; các đơn vị có liên quan |
2022 |
|
4.2 |
Xây dựng và số hóa cơ sở dữ liệu, di sản, tài nguyên du lịch |
Trung tâm Công nghệ Thông tin Tỉnh |
Sở Du lịch; Sở TTTT |
2022 |
|
4.3 |
Đảm bảo trật tự, an ninh, an toàn, vệ sinh, môi trường các điểm tham quan du lịch, thương mại, khu vui chơi giải trí và khu vực công cộng. |
UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế |
Sở Du lịch, Công an Tỉnh, Trung tâm BTDTCĐ Huế, Sở Công Thương |
Thường xuyên |
|
4.4 |
Triển khai an toàn du lịch, bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch thời kỳ bình thường mới tại các địa phương, điểm du lịch |
UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế, Trung tâm BTDTCĐ Huế |
Hiệp Hội du lịch tỉnh, Các Doanh nghiệp du lịch |
2022 |
|
4.5 |
Tiếp tục tập huấn, đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề thuyền du lịch trên sông, hồ, đầm phá |
Sở Giao thông Vận tải |
UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế, Sở Du lịch, Hiệp Hội du lịch tỉnh, Các Doanh nghiệp Du lịch |
Thường xuyên |
|
4.6 |
Xây dựng và triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động trong ngành du lịch do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh có ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch |
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội |
Sở Du lịch, Sở Tài Chính |
2022 |
|
4.7 |
Đề án chuyển đổi mô hình hoạt động của Trung tâm dịch vụ tại Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế |
Trung tâm Bảo tôn di tích Cố đô Huế |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài Chính và các đơn vị có liên quan |
2022 |
|
DANH MỤC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH - DỊCH
VỤ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2022 DO SỞ DU LỊCH TRIỂN KHAI
(Kèm theo Kế hoạch số: 402/KH-UBND
ngày 29 tháng 12 năm 2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
TT |
Nhiệm vụ, hoạt động |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian thực hiện |
Ghi chú |
|
1. Xây dựng các Nghị quyết, quy hoạch, kế hoạch, Đề án phát triển du lịch |
||||
1.1 |
Lập Quy hoạch phát triển khu du lịch quốc gia Thanh Tân mở rộng |
Sở Du lịch |
Sở Xây dựng, UBND huyện Phong Điền và các Sở, ngành liên quan |
2022 |
|
1.2 |
Tiếp tục triển khai Đề án Truyền thông, quảng bá du lịch Huế giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030 |
Sở Du lịch |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp hội Du lịch tỉnh, các Sở, ngành, địa phương liên quan |
2022 |
|
1.3 |
Triển khai Chương trình hành động phát triển du lịch - dịch vụ giai đoạn 2021-2025 |
Sở Du lịch |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp hội Du lịch tỉnh, các Sở, ngành, địa phương liên quan |
2022 |
|
1.4 |
Tiếp tục xây dựng Đề án định hướng phát triển các điểm du lịch sinh thái gắn với suối, thác trên địa bàn tỉnh |
Sở Du lịch |
Các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã |
2022 |
|
1.5 |
Đề án du lịch gắn với nghề, làng nghề truyền thống |
Sở Du lịch |
Các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, TP Huế |
2022 |
|
1.6 |
Nghị quyết về quảng bá du lịch “Cố đô Huế - Điểm đến Di sản hàng đầu Việt Nam” trên kênh truyền hình CNN Quốc tế |
Sở Du lịch |
Sở Tài Chính, Sở TTTT và các Sở, ngành liên quan |
2022 |
|
|
|||||
2.1 |
Phối hợp tổ chức các sự kiện, lễ hội Festival Huế 4 mùa (trực tiếp tổ chức 05 lễ hội: Lễ hội ẩm thực Huế, Lễ hội Sen, Lễ hội Hiphop, Lễ hội Lân, Tuần lễ chăm sóc sức khỏe) |
Sở Du lịch |
Sở Văn hóa và Thể thao, UBND TP Huế, Hiệp Hội du lịch tỉnh, các Doanh nghiệp Du lịch |
2022 |
|
2.2 |
Phát triển các sản nhẩm du lịch cộng đồng, sinh thái, tâm linh, du lịch y tế và chăm sóc sức khỏe,... tại các địa phương trên địa bàn tỉnh |
Sở Du lịch |
UBND các huyện, thị xã, TP Huế, Hiệp hội Du lịch tỉnh |
2022 |
|
|
3. Nhiệm vụ liên quan quản lý nhà nước và phát triển du lịch |
||||
3.1 |
Tiếp tục triển khai áp dụng bộ tiêu chí an toàn đối với dịch bệnh Covid-19 trong lĩnh vực du lịch; tái bản bộ Quy tắc ứng xử du lịch trong tình hình hiện nay |
Sở Du lịch |
Các Doanh nghiệp du lịch, UBND các huyện, thị xã, TP Huế |
2022 |
|
3.2 |
Tổ chức Hội nghị “Giải pháp phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong tình hình hiện nay” |
Sở Du lịch |
Các Sở, ngành, địa phương liên quan, HHDL tỉnh |
2022 |
|
3.3 |
Tổ chức Diễn đàn Du lịch Huế 2022 (dự kiến chủ đề về du lịch y tế và chăm sóc sức khỏe) |
Sở Du lịch |
Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội Du lịch tỉnh, Doanh nghiệp du lịch |
2022 |
|
3.4 |
Tiếp tục triển khai dự án khoa học “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Huế - Kinh đô ẩm thực” |
Sở Du lịch |
Sở Khoa học và Công nghệ, UBND các huyện, thị xã và TP Huế, HHDL tỉnh |
2022 |
|
3.5 |
Tiếp tục triển khai thực hiện NQ số 05 về chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng |
Sở Du lịch |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã và TP Huế |
2022 |
|
3.6 |
Hỗ trợ các địa phương xây dựng sản phẩm du lịch OCOP |
Sở Du lịch |
UBND các huyện A Lưới và Quảng Điền |
2022 |
|
3.7 |
Chuyên đề ống kính du lịch truyền hình |
Sở Du lịch |
Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch |
2022 |
|
|
|||||
4.1 |
Kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch (tích hợp vào Kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh) |
Sở Du lịch |
Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội; Các cơ sở đào tạo du lịch |
2022 |
|
4.2 |
Tập huấn kiến thức quản lý nhà nước theo quy định mới về du lịch, theo chuyên đề cho cán bộ quản lý du lịch của các phòng VHTT các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh; các lớp tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch (lễ tân, buồng, bàn,...) cho các CSLTDL |
Sở Du lịch |
UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế, Hiệp hội Du lịch tỉnh, Các Doanh nghiệp du lịch |
2022 |
|
4.3 |
Tổ chức các lớp tập huấn phòng, chống dịch Covid-19, E-Marketing cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh |
Sở Du lịch |
Hiệp hội Du lịch tỉnh, các Doanh nghiệp Du lịch |
2022 |
|
4.4 |
Đào tạo nâng cao năng lực nghiệp vụ (kỹ năng nghiệp vụ chuyên ngành, quảng bá trực tuyến, công nghệ số) tại các điểm du lịch |
Sở Du lịch |
UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế, Cộng đồng địa phương |
2022 |
|
4.5 |
Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, ứng xử với khách du lịch cho đội ngũ xích lô, lái xe taxi và tiểu thương các chợ trên địa bàn tỉnh |
Sở Du lịch |
Các đoàn thể, Tổ chức nghề nghiệp |
2022 |
|
|
5. Công tác truyền thông, thông tin và xúc tiến quảng bá du lịch |
||||
|
5.1. Công tác truyền thông, thông tin |
||||
5.1.1 |
Hợp tác với các đối tác kinh doanh online thúc đẩy điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế; Truyền thông, quảng bá điểm đến, sản phẩm du lịch Thừa Thiên Huế trên các kênh trực tuyến Visit Hue: facebook, instagram, tiktok, zalo, youtube,... |
Sở Du lịch |
Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch |
2022 |
|
5.1.2 |
Xây dựng Audiobook, Ebook giới thiệu quảng bá điểm đến Thừa Thiên Huế trên nền tảng tài liệu thuyết minh tại các điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế |
Sở Du lịch |
Sở Du lịch, Trung tâm BTDTCĐ Huế, Hiệp Hội du lịch tỉnh, các Sở, ngành, địa phương liên quan, Doanh nghiệp Du lịch |
2022 |
|
5.1.3 |
Duy trì và vận hành hệ thống máy cung cấp thông tin tự động tại sân bay Phú Bài Huế; Hợp tác với Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài truyền thông quảng bá điểm đến đến Huế |
Sở Du lịch |
Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch |
2022 |
|
5.1.4 |
Phối hợp quảng bá điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế trên các kênh truyền hình như: VTV, các đài truyền hình các tỉnh và thành phố lớn trong cả nước |
Sở Du lịch |
Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch |
2022 |
|
5.1.5 |
Lễ đón du khách đến Huế đầu tiên bằng đường hàng không năm 2022 sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, du lịch bắt đầu mở cửa trở lại |
Sở Du lịch |
Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch |
2022 |
|
|
5.2. Công tác xúc tiến quảng bá |
||||
|
Xúc tiến quảng bá trong nước và nước ngoài |
||||
5.2.1 |
Kế hoạch tham gia Ngày hội Du lịch TP HCM năm 2022, kết hợp gặp gỡ các doanh nghiệp du lịch tại TP HCM |
Sở Du lịch |
Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch |
2022 |
|
5.2.2 |
Tổ chức quảng bá du lịch trực tuyến |
Sở Du lịch |
Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch |
2022 |
|
5.2.3 |
Hưởng ứng các hoạt động của Năm du lịch Quốc gia 2022; Liên hoan Du lịch Làng nghề Hà Nội 2022 |
Sở Du lịch |
Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch |
2022 |
|
5.2.4 |
Tổ chức đón đoàn Famtrip các công ty Lữ hành tại thị trường trong và ngoài nước đến khảo sát tuyến điểm du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế; kết hợp tổ chức không gian kết nối các doanh nghiệp |
Sở Du lịch |
Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch |
2022 |
|
5.2.5 |
Tham gia diễn đàn liên kết, phát triển du lịch Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung |
Sở Du lịch |
Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch |
2022 |
|
5.2.6 |
Tham gia Hội chợ du lịch quốc tế tại Hàn Quốc (Xúc tiến đường bay Huế) |
Sở Du lịch |
Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch |
2022 |
|
|
Xúc tiến, quảng bá liên kết 04 địa phương (Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Bình) |
||||
5.2.7 |
Tham gia hội chợ VITM Hanoi 2022, ITE HCMC 2022, VITM Đà Nẵng 2022 |
Sở Du lịch |
Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch |
2022 |
|
5.2.8 |
Tổ chức chương trình Giới thiệu du lịch của 04 địa phương tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh |
Sở Du lịch |
Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch |
2022 |
|
5.2.9 |
Tổ chức Chương trình giới thiệu du lịch 04 địa phương tại một số thị trường trọng điểm bằng hình thức trực tuyến (3 thị trường: Asean, Đông Bắc Á, Châu Âu) |
Sở Du lịch |
Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch |
2022 |
|
5.2.10 |
Xây dựng, thiết kế, quản trị trang web và thiết kế ấn phẩm guide book du lịch 4 địa phương |
Sở Du lịch |
Các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch tỉnh, Doanh nghiệp Du lịch |
2022 |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.