ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3976/KH-UBND |
Khánh Hòa, ngày 05 tháng 5 năm 2022 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC VỀ PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TRONG BỐI CẢNH THAM GIA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI”
Thực hiện Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 02/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực về phòng vệ thương mại trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” (sau đây viết tắt là Quyết định số 1659/QĐ-TTg), UBND tỉnh Khánh Hòa xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Cụ thể hóa việc triển khai thực hiện Quyết định số 1659/QĐ-TTg đảm bảo chất lượng, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh, đáp ứng đúng và đầy đủ quan điểm, định hướng, mục tiêu của Đề án; đưa các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để nâng cao năng lực về phòng vệ thương mại (PVTM) trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường năng lực thực thi PVTM để bảo vệ các ngành sản xuất trên địa bàn tỉnh phù hợp với cam kết quốc tế, từ đó từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Tiếp tục chủ động, tích cực trong hội nhập kinh tế theo hướng hiệu quả thiết thực, phù hợp xu hướng phát triển chung, để hội nhập kinh tế trở thành phương tiện hữu hiệu phục vụ phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng - an ninh.
2. Yêu cầu
- Bám sát chỉ đạo của Trung ương, đảm bảo phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, liên tục giữa các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố, giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong tỉnh trong lĩnh vực PVTM. Thực hiện hiệu quả các quy định về PVTM để bảo vệ sản xuất trong nước và lợi ích người tiêu dùng.
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành về PVTM trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới; việc triển khai thực hiện Kế hoạch phải thực chất, không phô trương hình thức, gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của ngành, địa phương.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp về PVTM. Đội ngũ chuyên gia, tư vấn pháp lý có kiến thức chuyên sâu về PVTM để hỗ trợ các ngành sản xuất nhằm đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp trong thương mại quốc tế.
- Các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và hiệp hội ngành nghề phối hợp chặt chẽ trong việc thực thi các chính sách về PVTM.
- Tổ chức thực hiện hiệu quả các quy định về PVTM để bảo vệ hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất trong tỉnh và lợi ích người tiêu dùng.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
- Đội ngũ cán bộ, công chức ở các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng về việc sử dụng, thực hiện và ứng phó với các biện pháp PVTM.
- Các doanh nghiệp, thương nhân có hoạt động thương mại quốc tế trên địa bàn tỉnh được tiếp cận, trang bị kiến thức về PVTM trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới.
- Nội dung về PVTM được cụ thể hóa trong các chương trình, chiến lược, chính sách phát triển các ngành sản xuất trọng điểm của tỉnh.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Công tác tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách về PVTM
- Thường xuyên rà soát các quy định của pháp luật, cam kết về PVTM của Việt Nam đang thực thi trên địa bàn tỉnh để phân tích đánh giá tình hình; chủ động tham gia đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật; các quy định, quy chế phối hợp thực thi các biện pháp PVTM giữa các sở, ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh cho phù hợp với yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.
- Thực hiện lồng ghép nội dung về PVTM vào các chiến lược, kế hoạch phát triển các ngành sản xuất của tỉnh.
- Thực hiện theo hướng dẫn của các cơ quan Trung ương trong việc hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ phục vụ công tác điều tra, áp dụng, miễn trừ áp dụng biện pháp PVTM nhằm đảm bảo chính xác, khách quan, minh bạch, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn. Hướng dẫn, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, chú trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình sản xuất kinh doanh đúng theo quy định của pháp luật và cam kết trong các FTA.
2. Nâng cao năng lực điều tra, áp dụng biện pháp PVTM
- Lựa chọn một số ngành sản xuất trọng điểm và có tác động quan trọng đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để tăng cường năng lực PVTM trong quá trình thực thi các FTA. Xây dựng cơ sở dữ liệu đầy đủ, cập nhật về tình hình đầu tư, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trong các ngành này để kịp thời xem xét áp dụng biện pháp PVTM theo đúng quy định pháp luật.
- Thực hiện cập nhật diễn biến các vụ việc PVTM liên quan đến tỉnh và cả nước trên trang thông tin điện tử của tỉnh; xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu đầy đủ về đầu tư, sản xuất, xuất nhập khẩu các ngành hàng trọng điểm để kịp thời hỗ trợ các biện pháp PVTM khi cần thiết; hoàn thiện hệ thống số hóa để tạo điều kiện các bên liên quan nộp và tiếp cận tài liệu dưới dạng dữ liệu điện tử. Thực hiện trực tuyến việc tiếp nhận hồ sơ, tài liệu, văn bản trả lời trong quá trình điều tra các vụ việc PVTM.
3. Tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành trong lĩnh vực PVTM
a) Đối với các vụ việc PVTM do Việt Nam điều tra
- Đẩy mạnh phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan hải quan, hiệp hội và doanh nghiệp trong việc theo dõi, phát hiện hàng hóa nhập khẩu của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung gia tăng đột biến, có dấu hiệu được trợ cấp hoặc bán phá giá.
- Tăng cường trao đổi thông tin, dữ liệu với các cơ quan Trung ương, giữa các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh và cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa để đánh giá khả năng áp dụng biện pháp PVTM, tác động của các vụ việc PVTM và quá trình điều tra, áp dụng các biện pháp PVTM; theo dõi công tác thực thi và chống lẩn tránh các biện pháp PVTM.
- Các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và hiệp hội tăng cường phối hợp trong quá trình điều tra, áp dụng các biện pháp PVTM; theo dõi công tác thực thi và chống lẩn tránh các biện pháp PVTM.
b) Đối với các vụ việc PVTM do nước ngoài điều tra đối với hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp trong tỉnh
- Trên cơ sở các vụ việc cụ thể và chỉ đạo của Trung ương, điều kiện thực tiễn của tỉnh khi nước ngoài điều tra PVTM đối với hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp trong tỉnh, Sở Công Thương tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh thành lập Tổ công tác liên ngành hỗ trợ xử lý các vụ việc nước ngoài về PVTM đối với hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp trong tỉnh.
- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các hiệp hội, doanh nghiệp để xử lý vụ việc PVTM do nước ngoài điều tra. Doanh nghiệp, hiệp hội và các cơ quan quản lý nhà nước thống nhất về nguyên tắc tham gia, quy trình xử lý các vụ việc PVTM.
- Xây dựng, triển khai các chương trình cung cấp thông tin, tài liệu và cơ sở dữ liệu về các chương trình, chính sách có nguy cơ bị nước ngoài điều tra PVTM cho doanh nghiệp của tỉnh phục vụ công tác xử lý các vụ việc PVTM.
- Tăng cường sử dụng đội ngũ tư vấn, luật sư về PVTM nhằm nâng cao hiệu quả xử lý các vụ việc điều tra PVTM của nước ngoài.
4. Đẩy mạnh công tác đào tạo, tuyên truyền về PVTM
a) Đối với cán bộ, công chức, viên chức của các sở, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố
- Tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do các cơ quan Trung ương tổ chức liên quan đến việc theo dõi, điều tra, xử lý các vụ việc phòng vệ thương mại, giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực PVTM.
- Thực hiện lồng ghép nội dung về PVTM trong các chương trình tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ hàng năm của các sở, ngành, địa phương.
- Thường xuyên cập nhật thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế; hỗ trợ giúp doanh nghiệp trong quá trình hội nhập và triển khai các cam kết về hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp thu ý kiến và phản hồi của các doanh nghiệp về các vấn đề chính sách, vướng mắc trong hội nhập kinh tế quốc tế và trong quá trình thực thi các FTA liên quan đến lĩnh vực, nhiệm vụ được giao.
b) Đối với cộng đồng doanh nghiệp
Các cơ quan quản lý nhà nước phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các cơ quan truyền thông, hiệp hội và ngành sản xuất để tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm thực tiễn về PVTM cho doanh nghiệp, theo các mức độ từ cơ bản đến chuyên sâu, phù hợp với từng ngành hàng cụ thể.
c) Đối với tổ chức tư vấn, nghiên cứu
Cung cấp thông tin chuyên sâu về PVTM cho các tổ chức tư vấn, nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
5. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực PVTM
- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai các hoạt động tăng cường hợp tác quốc tế về PVTM.
- Thực hiện đối thoại với các doanh nghiệp trong tỉnh nhằm thúc đẩy trao đổi thông tin, xây dựng cơ chế phối hợp về PVTM để bảo vệ lợi ích của các ngành sản xuất, xuất khẩu.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan có liên quan triển khai các nội dung của Kế hoạch này; hướng dẫn, đôn đốc tình hình thực hiện; báo cáo UBND tỉnh và Bộ Công Thương kết quả thực hiện theo quy định.
- Rà soát, thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực PVTM. Phối hợp với Cục Hải quan Khánh Hòa kết nối, trao đổi thông tin dữ liệu giữa cơ quan PVTM Trung ương và cơ quan hải quan trong việc theo dõi hàng hóa xuất nhập khẩu bị điều tra, áp dụng biện pháp PVTM.
- Phối hợp với các cơ quan Hên quan cung cấp thông tin xử lý vụ việc PVTM; điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp của các nước đối với sản phẩm, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (khi có yêu cầu); theo dõi, cập nhật lên trang thông tin điện tử của Sở Công Thương các nội dung cảnh báo của cơ quan có thẩm quyền về các mặt hàng có nguy cơ lẩn tránh thương mại, danh sách các mặt hàng bị điều tra, áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp bởi các nước thường xuyên áp dụng các biện pháp PVTM, các mặt hàng có nguy cơ bị gian lận xuất xứ, ngăn chặn hiện tượng hàng hóa bị lợi dụng làm điểm trung chuyển để xuất khẩu hàng hóa sang nước thứ ba.
2. Sở Tài chính
Trên cơ sở Kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị lập cùng thời điểm xây dựng dự toán hàng năm; Sở Tài chính tổng hợp, cân đối theo khả năng Ngân sách để tham mưu trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí cần thiết đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch theo quy định.
3. Sở Ngoại vụ
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam ở thị trường các nước tham gia các FTA, các Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán nước ngoài tại Việt Nam để thu thập thông tin về các nội dung, các chương trình trợ cấp, hỗ trợ sản xuất trong nước mà các đối tác thương mại đang áp dụng trong quá trình thực thi các FTA; hàng hóa có dấu hiệu được trợ cấp hoặc bán phá giá được xuất khẩu sang Việt Nam.
- Tăng cường sự tham gia, phối hợp với các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài trong các vụ việc nước ngoài điều về PVTM đối với hàng hóa xuất khẩu của tỉnh. Phối hợp với Sở Công Thương triển khai các hoạt động tăng cường hợp tác quốc tế về PVTM (khi được đề nghị) trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp cung cấp thông tin, xử lý các vụ tranh chấp thương mại trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản.
- Lồng ghép nội dung về PVTM trong chiến lược, kế hoạch phát triển ngành sản xuất nông nghiệp trọng điểm; các chương trình tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ hàng năm.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Thực hiện giải quyết việc đăng ký đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời giám sát, theo dõi biến động đầu tư nước ngoài (đăng ký, sáp nhập, mua lại) vào các ngành sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thuộc xuất khẩu có nguy cơ bị điều tra PVTM, chống lẩn tránh thuế do Bộ Công Thương công bố hoặc theo đề nghị của Sở Công Thương.
- Nghiên cứu, đề xuất biện pháp tăng cường trách nhiệm trong thẩm định và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài, phòng ngừa lẩn tránh biện pháp PVTM, gian lận xuất xứ.
6. Cục Hải quan Khánh Hòa
- Cung cấp thông tin về hoạt động xuất, nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo khi có yêu cầu.
- Phối hợp với Sở Công Thương phân tích đánh giá những nguy cơ thương mại quốc tế, triển khai các biện pháp PVTM; thực hiện kết nối, trao đổi thông tin dữ liệu hải quan và dữ liệu về PVTM đối với hàng hóa xuất nhập khẩu có liên quan đến biện pháp PVTM.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Hướng dẫn các cơ quan báo chí của tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh, hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định liên quan đến PVTM.
8. Các cơ quan thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Phối hợp với Sở Công Thương thực hiện tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, phổ biến chính sách và quy định về xuất xứ, biện pháp PVTM, đặc biệt là quy định trong các FTA thế hệ mới cho cán bộ làm công việc có liên quan đến lĩnh vực PVTM, cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông và hệ thống thông tin cơ sở triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền rộng rãi, cung cấp thông tin về chổng gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp PVTM, chống lẩn tránh biện pháp PVTM thuộc lĩnh vực, địa phương quản lý.
- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khi có yêu cầu trong việc xây dựng tài liệu về các chương trình, chính sách thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cửa mình có nguy cơ bị nước ngoài điều tra PVTM.
- Lồng ghép nội dung về PVTM trong chiến lược, kế hoạch phát triển ngành và các chương trình tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ hàng năm.
9. Các hội, hiệp hội và doanh nghiệp
- Phổ biến thông tin, kiến thức về PVTM cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp thuộc các ngành sản xuất cần được tăng cường năng lực về PVTM trong quá trình thực thi các FTA.
- Triển khai các biện pháp phòng tránh, ứng phó và xử lý hiệu quả các vụ việc PVTM, các biện pháp nhằm lập hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp PVTM đối với hàng hóa nhập khẩu vào tỉnh.
- Tham gia phối hợp với hội, hiệp hội ở Trung ương, các bộ, ngành địa phương hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thành viên tham gia thực hiện kế hoạch này.
- Phối hợp đưa nội dung về PVTM vào chiến lược, kế hoạch phát triển các ngành sản xuất của các hội, hiệp hội và của doanh nghiệp.
VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
- Nguồn kinh phí: Kinh phí thực hiện kế hoạch này từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và nguồn đóng góp, tài trợ hợp pháp khác (nếu có).
- Nguyên tắc quản lý kinh phí: Đối với nguồn ngân sách thực hiện theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. Hàng năm các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, đơn vị liên quan xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch trong dự toán thu, chi ngân sách hàng năm của các đơn vị. Việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành.
Căn cứ Kế hoạch này, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc cần sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch, các đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.