ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 394/KH-UBND |
Nghệ An, ngày 04 tháng 07 năm 2017 |
HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN NĂM 2017
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ
1. Sự cần thiết ban hành kế hoạch
- Tình hình dịch HIV/AIDS tại Nghệ An: Tính đến 30/04/2017, toàn tỉnh có 12.025 người nhiễm HIV được phát hiện, trong đó người Nghệ An là 9.786 người; với gần 83% số người nhiễm HIV có tiền sử tiêm chích ma túy; trong số các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện có 79,5% là nam giới, nữ giới chiếm 20,5%; độ tuổi 20 - 39 tuổi chiếm trên 84,7%.
- Là một trong 5 tỉnh đầu tiên của cả nước triển khai thí điểm chương trình “Hướng tới mục tiêu 90-90-90” trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Theo đó, đến 30/9/2017, toàn tỉnh có 6520 người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của mình; 5856 người được chẩn đoán HIV được đưa vào điều trị thuốc ARV, 5281 người điều trị ARV có tải lượng vi rút đạt dưới ngưỡng ức chế.
- Năm 2017, chỉ tiêu điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methdone của cả nước có sự điều chỉnh từ 80.000 người, giảm xuống còn 65.000 người.
2. Căn cứ pháp lý
- Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);
- Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 25/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030”;
- Công văn số 1306/BYT-UBQG50 ngày 20/3/2017 của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy mại dâm Bộ Y tế về việc triển khai Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2017;
- Nghị quyết số 169/NQ-HĐND ngày 10/7/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An về phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án “Bảo đảm nguồn lực tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2015 - 2020” trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
- Kế hoạch số 632/KH-UBND ngày 16/10/2015 về việc triển khai thực hiện “Chiến lược hướng tới mục tiêu 90-90-90 giai đoạn 2015-2017, tầm nhìn 2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An”.
1. Mục tiêu chung
Tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nhằm hướng tới mục tiêu 90-90-90, khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3%, giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
2. Các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể theo từng lĩnh vực hoạt động
2.1. Hoạt động dự phòng và can thiệp giảm tác hại
- 55% số người nghiện chích ma túy được tiếp cận với chương trình bơm kim tiêm;
- 65% số gái bán dâm được tiếp cận chương trình bao cao su;
- 65% số người quan hệ tình dục đồng giới tiếp cận với chương trình bao cao su;
- 2.000 người nghiện ma túy dạng thuốc phiện được tiếp nhận điều trị thay thế bằng thuốc Methadone;
- 90% số người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm của mình;
- 60% người dân trong độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS và không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
2.2. Xét nghiệm và giám sát dịch HIV/AIDS
- Thực hiện giám sát trọng điểm, giám sát phát hiện đạt 100% số mẫu được giao năm 2017 theo hướng dẫn quốc gia.
- Thực hiện 47.000 mẫu xét nghiệm về giám sát dịch tễ học HIV;
- 100% các phòng xét nghiệm triển khai chương trình quản lý đảm bảo chất lượng, trong đó có 01 phòng xét nghiệm HIV đạt tiêu chuẩn ISO cho phòng xét nghiệm trong lĩnh vực y tế;
- 100% các chỉ số được đo lường đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng;
- 21/21 đơn vị tuyến huyện có đủ cơ sở dữ liệu đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS.
2.3. Chăm sóc, hỗ trợ, điều trị HIV/AIDS
- Duy trì, cải thiện chất lượng tại 25 phòng khám, điều trị ARV trên địa bàn toàn tỉnh;
- 90% người nhiễm HIV còn sống được điều trị thuốc kháng vi rút (ARV);
- 90% số người được điều trị ARV có tải lượng vi rút đạt dưới ngưỡng ức chế sau 12 tháng điều trị.
- Điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho 100% phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con của họ.
- 100% bệnh nhân tham gia điều trị ARV có thẻ bảo hiểm y tế.
1. Hoạt động dự phòng và can thiệp giảm tác hại
1.1. Thông tin giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS
- Tiếp tục củng cố hệ thống phòng, chống HIV/AIDS tuyến huyện, xã, thôn bản và nâng cao chất lượng đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên đồng đẳng.
- Tổ chức truyền thông trực tiếp tại các trường học, cộng đồng dân cư, khối, xóm thông qua đội ngũ truyền thông viên, chuyên trách, cộng tác viên.
- Cấp phát tạp chí AIDS và cộng đồng, cấp phát tài liệu truyền thông, sửa chữa, làm mới các cụm pano phòng, chống HIV/AIDS.
- Tổ chức các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc của các cơ quan, doanh nghiệp.
- Tiếp tục triển khai mô hình thí điểm “Phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư” theo Chương trình phối hợp giữa ngành Y tế, Ủy ban mặt trận tổ quốc tỉnh, ngành Văn hóa, thể thao và Du lịch.
- Tuyên truyền về kiến thức phòng, chống HIV/AIDS cho các học viên tại các trung tâm giáo dục, lao động và xã hội, trung tâm giáo dưỡng thuộc ngành Lao động, thương binh - Xã hội, phạm nhân tại các trại giam thuộc ngành Công an.
- Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, báo Nghệ An và các trang báo khác đưa tin bài, làm phóng sự về phòng chống HIV/AIDS.
- Triển khai Tháng hành động quốc gia và hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS 01/12/2017.
1.2. Hoạt động can thiệp giảm tác hại
a) Chương trình tiếp cận cộng đồng:
- Duy trì mô hình tiếp cận miền núi tại các 16 huyện trung du, miền núi.
- Tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho các cán bộ thực hiện chương trình can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV từ tỉnh đến y tế cơ sở.
- Vận động lãnh đạo, chính quyền các cấp ủng hộ cho chương trình bơm kim tiêm sạch và chương trình 100% bao cao su.
- Triển khai hoạt động truyền thông phù hợp với đặc điểm của các nhóm nguy cơ cao, bao gồm cả vấn đề giới, như người nghiện chích ma túy, phụ nữ mại dâm và bạn tình của họ.
b) Chương trình bơm kim tiêm, bao cao su:
Duy trì, mở rộng các kênh phân phối bơm kim tiêm sạch, bao cao su khác nhau, bao gồm:
+ Phân phát miễn phí: Qua tuyên truyền viên đồng đẳng, cộng tác viên, y tế thôn bản, các hộp bơm kim tiêm cố định.
+ Tiếp thị xã hội: Dựa vào các nhà thuốc, các đại lý ủy quyền.
c) Chương trình điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone:
+ Duy trì hoạt động 12 cơ sở điều trị đã triển khai, bao gồm: trung tâm phòng, chống HIV/AIDS, trung tâm Giáo dục, lao động - Xã hội I và các cơ sở tại các huyện Quỳ Châu, Tương Dương, Quế Phong, Thanh Chương, Diễn Châu, Quỳ Hợp, Kỳ Sơn, Đô Lương, Con Cuông, thị xã Thái Hòa.
+ Tiếp tục triển khai 16 cơ sở cấp phát thuốc tại các địa phương, bao gồm: Tương Dương, Quế phong, Qùy Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Anh Sơn, T.X Cửa Lò, T.X Hoàng Mai, Nghi Lộc, Tân Kỳ và Nghĩa Đàn theo kế hoạch số 3401/QĐ UBND ngày 22/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
+ Khảo sát, triển khai thêm 03 cơ sở cấp phát thuốc tại xã Mỹ Lý và Chiêu Lưu. huyện Kỳ Sơn; và xã Bình Chuẩn, huyện Con Cuông.
+ Triển khai cấp phát thuốc Buprenorphine tại các địa phương có điều kiện đi lại khó khăn, như các huyện miền núi, vùng cao; hoặc theo đặc thù công việc của người bệnh, như người lái xe đường dài, ngư dân đi biển...
+ Tổ chức đào tạo, đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ, nhân viên trực tiếp tại các cơ sở điều trị và cơ sở cấp phát thuốc theo định kỳ.
+ Thực hiện kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật các hoạt động điều trị, quản lý thuốc tại các cơ sở điều trị và cơ sở cấp phát thuốc theo quy định.
+ Thực hiện việc công bố đủ điều kiện cho 100% các cơ sở điều trị và cơ sở cấp phát thuốc trên địa bàn toàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 90/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ.
2. Hoạt động xét nghiệm và giám sát dịch HIV/AIDS
2.1. Công tác xét nghiệm
- Duy trì các phòng tư vấn xét nghiệm tại 21/21 huyện, thành, thị.
- Thực hiện giám sát phát hiện, giám sát trọng điểm.
- Tiếp tục triển khai tư vấn xét nghiệm thông qua phối hợp giữa tư vấn xét nghiệm HIV cố định với tư vấn xét nghiệm HIV lưu động tại các địa bàn miền núi, vùng cao.
- Duy trì đồng thời phương pháp xét nghiệm khẳng định HlV bằng 03 test nhanh và phương pháp truyền thống.
- Mở rộng mô hình xét nghiệm HIV tại cộng đồng như mô hình xét nghiệm không chuyên: Nhân viên y tế thôn bản hoặc nhân viên hỗ trợ cộng đồng được tập huấn sử dụng một sinh phẩm xét nghiệm nhanh để sàng lọc phân loại ban đầu, sau đó kết nối, chuyển gửi những người “có phản ứng” tới cơ sở y tế để chẩn đoán xác định HIV một cách kịp thời.
- Nâng cao chất lượng phòng xét nghiệm HIV khẳng định tại trung tâm phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm Y tế Quế Phong.
- Triển khai mới 4 phòng xét nghiệm khẳng định tại bệnh viện đa khoa: Tây Bắc, Tương Dương, Tây Nam và Đô Lương.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát các phòng xét nghiệm sàng lọc HIV trên địa bàn toàn tỉnh theo Thông tư số 15/2013/TT-BYT ngày 24/5/2013 về việc hướng dẫn đảm bảo chất lượng thực hiện kỹ thuật xét nghiệm HIV.
- Thực hiện các quy trình chuẩn từ lấy mẫu, vận chuyển mẫu, đến phản hồi, báo cáo kết quả.
- Tham gia chương trình nội kiểm và ngoại kiểm để nâng cao chất lượng, kỹ thuật phòng xét nghiệm.
- Tổ chức đào tạo, đào tạo lại về tư vấn, xét nghiệm HIV.
- Triển khai xét nghiệm HIV phục vụ khám tuyển nghĩa vụ quân sự trong toàn tỉnh.
- Thực hiện hệ thống quản lý thông tin phòng xét nghiệm.
- Tiếp tục thực hiện trao đổi dữ liệu điện tử giữa các hệ thống quản lý thông tin khác nhau, gồm phần mềm VCT, Prevent HIV, phần mềm OPC và hệ thống thông tin bệnh viện.
2.2. Công tác giám sát dịch HIV
- Triển khai và nâng cao chất lượng giám sát trọng điểm HIV cho đối tượng nghiện ma túy.
- Duy trì hoạt động đánh giá tình hình dịch HIV.
- Tăng cường công tác rà soát số liệu, tập huấn sử dụng phần mềm quản lý HIV info.
- Nâng cao chất lượng báo cáo thông qua hệ thống phần mềm trực tuyến từ tuyến Trung ương đến tuyến Huyện.
- Tiếp tục thực hiện ước tính dự báo kích thước quần thể nguy cơ cao để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch và triển khai các dịch vụ can thiệp trong những năm tiếp theo.
- Tổ chức các đoàn giám sát tuyến cơ sở, định kỳ 3 tháng/lần.
3. Hỗ trợ, chăm sóc điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
a) Công tác chăm sóc, điều trị HIV/AIDS:
- Tiếp tục duy trì 25 hoạt động phòng khám trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó có 2 phòng khám trong trại giam số 3 và số 6.
- Đẩy mạnh hoạt động điều trị ARV, duy trì cấp và mở rộng cấp thuốc ARV về tuyến xã tại 4 huyện đã triển khai là Tương Dương, Quế Phong, Qùy Châu, TX. Thái Hòa và tại 3 huyện mới là Thanh Chương, Con Cuông và Qùy Hợp.
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt chính sách Bảo hiểm y tế đối với người nhiễm HIV tại các cơ sở dịch vụ chăm sóc, điều trị HIV/AIDS.
- Giám sát, hỗ trợ hoạt động các cơ sở chăm sóc và điều trị nhằm tăng cường năng lực, cải thiện chất lượng công tác điều trị ARV.
- Triển khai chương trình cải thiện chất lượng điều trị tại phòng khám ngoại trú theo Quyết định số 471/QĐ-BYT ngày 11/2/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Triển khai mô hình kết nối dịch vụ tiếp cận gồm can thiệp dự phòng xét nghiệm HIV và điều trị ARV.
- Triển khai chương trình Lao/HIV tại các tuyến:
+ Tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện phối hợp HIV/Lao.
b) Hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con:
- Tổ chức các hoạt động hưởng ứng tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2017.
- Thực hiện quy chế phối hợp giữa chương trình phòng chống HIV/AIDS với chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản, triển khai can thiệp dự phòng lây truyền mẹ con.
- Triển khai việc xét nghiệm sàng lọc cho phụ nữ mang thai tại tất cả các huyện.
- Triển khai điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại tất cả các cơ sở điều trị ARV trong tỉnh.
4. Nâng cao năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS
- Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS, phòng, chống tệ nạn ma túy mại dâm cấp tỉnh, huyện và xã.
- Nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ thông qua đào tạo, đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ y tế, cộng tác viên, nhân viên tiếp cận cộng đồng theo chương trình, tài liệu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Rà soát, bố trí, sắp xếp và bố trí cán bộ trên cơ sở đề án vị trí việc làm được phê duyệt tại các đơn vị.
- Tiếp tục mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng chống HIV/AIDS.
- Củng cố hệ thống cung ứng, bảo quản thuốc, sinh phẩm phục vụ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.
- Thực hiện kiểm tra cuối năm các trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh theo sự phân công của Cục phòng, chống HIV/AIDS.
- Củng cố, nâng cao chất lượng công tác báo cáo thông qua hệ thống trực tuyến đến tuyến huyện.
1. Nguồn kinh phí
Kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn ngân sách Trung ương, Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác.
2. Kinh phí thực hiện Kế hoạch năm 2017
ĐVT: Triệu đồng
Nội dung |
Kinh phí |
Ghi chú |
1. Hoạt động dự phòng và can thiệp giảm tác hại |
7.685 |
|
1.1. Hoạt động truyền thông thay đổi hành vi |
400 |
|
Nguồn Trung ương |
400 |
Dự án phòng chống HIV/AIDS thuộc chương trình mục tiêu dân số y tế |
Nguồn ngân sách tỉnh |
|
|
1.2. Hoạt động can thiệp giảm tác hại |
7.285 |
|
a) Nguồn Trung ương |
|
|
b) Nguồn ngân sách tỉnh |
4.417 |
|
+ Hỗ trợ trực ngoài giờ, ngày lễ, ngày Tết; + Hoạt động chuyên môn phục vụ phòng khám Methadone; + Hoạt động chuyên môn phục vụ Phòng xét nghiệm khẳng định tại Trung tâm PC HIV/AIDS. |
3.934 |
- Ngân sách sự nghiệp y tế huyện, xã năm 2017 - Thông báo số 942/STC.HCSN ngày 19/04/2017 của Sở Tài chính. |
+ Hỗ trợ bệnh nhân điều trị Methadone; |
483 |
Nguồn thực hiện QĐ số 62/2016/QĐ-UBND ngày 16/10/2016 của UBND tỉnh |
c) Nguồn Tài trợ |
2.868 |
Kế hoạch cấp kinh phí của đơn vị tài trợ |
- Dự án VAAC-US-CDC |
677 |
|
- Dự án Dự án SHIFT-USAID |
|
|
- Dự án Quỹ Toàn cầu |
2.191 |
|
2. Xét nghiệm và giám sát dịch HIV/AIDS |
12.289 |
|
2.1. Công tác tư vấn xét nghiệm |
11.539 |
|
a) Nguồn Trung ương |
|
|
b) Nguồn Ngân sách tỉnh |
315 |
Thông báo số 942/STC.HCSN ngày 19/04/2017 của Sở Tài chính. |
c) Nguồn Tài trợ |
11.224 |
Kế hoạch cấp kinh phí của đơn vị tài trợ |
- Dự án VAAC-US-CDC |
2.557 |
|
- Dự án Dự án SHIFT-USAID |
4.514 |
|
c) Dự án Quỹ Toàn cầu |
4.153 |
|
2.2. Công tác giám sát dịch HIV |
750 |
|
a) Nguồn Trung ương |
344 |
Dự án phòng chống HIV/AIDS thuộc chương trình mục tiêu dân số y tế |
b) Nguồn Ngân sách tỉnh |
150 |
Thông báo số 942/STC.HCSN ngày 19/04/2017 của Sở Tài chính |
c) Nguồn Tài trợ |
256 |
Kế hoạch cấp kinh phí của đơn vị tài trợ |
- Dự án VAAC-US -CDC |
11 |
|
- Dự án Dự án SHIFT-USAID |
160 |
|
- Dự án Quỹ Toàn cầu |
85 |
|
3. Hỗ trợ, chăm sóc điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con |
22.258 |
|
a) Nguồn Trung ương |
|
|
b) Nguồn Ngân sách tỉnh |
|
|
c) Nguồn Tài trợ |
22.258 |
Kế hoạch cấp kinh phí của đơn vị tài trợ |
- Dự án VAAC-US-CDC |
2.308 |
|
- Dự án SHIFT |
2.606 |
|
- Chương trình Pepfar (Thuốc ARV) |
16.920 |
|
- Dự án Quỹ Toàn cầu |
424 |
|
4. Lĩnh vực tăng cường năng lực cho hệ thống |
1.359 |
|
a) Nguồn Trung ương |
|
|
b) Nguồn Ngân sách tỉnh |
|
|
c) Nguồn Tài trợ |
1.359 |
Kế hoạch cấp kinh phí của đơn vị tài trợ |
- Dự án VAAC-US-CDC |
644 |
|
- Dự án Dự án SHIFT-USAID |
516 |
|
- Dự án Quỹ Toàn cầu |
199 |
|
Tổng kinh phí |
43.591 |
|
(Bằng chữ: Bốn mươi ba tỷ năm trăm chín mươi mốt triệu đồng) |
1. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, các đơn vị, địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch. Định kỳ tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện Kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ban, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất các giải pháp huy động nguồn lực và bố trí ngân sách cho công tác phòng chống HIV/AIDS.
- Tổ chức kiểm tra, theo dõi hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thuộc thẩm quyền quản lý; tiến hành kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm liên quan đến việc triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn theo quy định pháp luật.
- Chỉ đạo Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh thực hiện nhiệm vụ điều phối các nguồn lực và kết nối với các chương trình dự án tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch đúng tiến độ, có hiệu quả.
- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh triển khai thực hiện Quyết định số 26/2017/QĐ-UBND ngày 24/01/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quy định mức đóng Bảo hiểm Y tế và chi phí cùng chi trả đối với thuốc kháng vi - rút HIV cho người nhiễm HIV/AIDS có thẻ bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Chỉ đạo Trung tâm y tế, Bệnh viện đa khoa tuyến huyện, thành phố, thị xã bố trí cơ sở vật chất, nhân sự, trang thiết bị y tế và các nội dung khác đảm bảo phục vụ kịp thời và tối đa trong điều kiện có thể để triển khai có hiệu quả chương trình kế hoạch trên địa bàn.
2. Sở Tài chính
Căn cứ vào Kế hoạch và khả năng cân đối ngân sách tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện. Đồng thời triển khai, hướng dẫn các đơn vị sử dụng và thanh quyết toán kinh phí theo đúng luật quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí đầu tư cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn đúng kỳ hạn thông qua các chương trình hoặc kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh các giải pháp nhằm tăng cường vốn đầu tư cho công tác phòng chống HIV/AIDS.
4. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành có liên quan hướng dẫn việc thực hiện các quy định về phòng chống HIV/AIDS cho người lao động tại nơi làm việc, rà soát các đối tượng có nguy cơ cao, lồng ghép các hoạt động phòng chống HIV/AIDS.
- Phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo công tác điều trị Methadone tại các đơn vị phụ trách.
5. Công an tỉnh
- Phối hợp với ngành Y tế và các Sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan liên quan trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế triển khai các hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại các đơn vị trực thuộc quyền quản lý, trong đó chú trọng đến công tác phòng chống HIV/AIDS trong các nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng
6. Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp với Sở Y tế, chỉ đạo thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về kiến thức phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân đối với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo thực hiện tốt việc lồng ghép các nội dung phòng chống HIV/AIDS trong các chương trình ngoại khóa của nhà trường; công tác truyền thông giáo dục về sức khỏe sinh sản, giáo dục về phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS cho học sinh, giáo viên và cán bộ giáo dục các cấp.
8. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức đoàn thể thành viên
Đề nghị Ủy ban mặt trận Tổ quốc tỉnh chỉ đạo hệ thống Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức thành viên:
- Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành liên quan trong công tác thông tin, truyền thông, tạo sự đồng thuận của xã hội về việc triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Tham gia công tác hỗ trợ người nhiễm HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại cộng đồng.
- Tuyên truyền, vận động người nhiễm và gia đình họ tích cực tham gia hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV tại cộng đồng.
- Phối hợp với Sở Y tế, sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để nhân rộng mô hình “Toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”
9. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh
Các sở, ban, ngành khác có liên quan phối hợp để triển khai tổ Kế hoạch theo sự phân công của Ban Chỉ đạo tỉnh.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Vinh
- Chỉ đạo các phòng, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện Kế hoạch.
- Bố trí nguồn lực để triển khai và duy trì các hoạt động của Kế hoạch một cách liên tục và thường xuyên.
- Phối hợp với Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và đơn vị liên quan triển khai các hoạt động vận động chính sách tạo môi trường thuận lợi cho việc triển khai thực hiện Kế hoạch. Đẩy mạnh công tác truyền thông để cộng đồng dân cư hiểu và tích cực tham gia ủng hộ hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
- Chỉ đạo và thực hiện công tác theo dõi, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch trên địa bàn quản lý./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.