ỦY
BAN NHÂN DÂN TP.HCM |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3846/HĐ-BHLĐ |
TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 05 năm 2009 |
TỔ CHỨC HỘI THI “CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY” CẤP THÀNH PHỐ LẦN I NĂM 2009
Thực hiện kế hoạch số 360/KH-UBND ngày 23 tháng 1 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về An toàn vệ sinh lao động – Phòng chống cháy nổ lần thứ 11 năm 2009, Hội đồng bảo hộ lao động thành phố phối hợp với Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố và Liên đoàn lao động thành phố tổ chức hội thi “công tác phòng cháy và chữa cháy” cấp thành phố lần I năm 2009 như sau:
1. Hưởng ứng các hoạt động tuyên truyền về phòng cháy và chữa cháy nhân “Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy” 04 tháng 10 năm 2009.
2. Góp phần nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị sản xuất kinh doanh và công nhân viên chức lao động toàn thành phố tìm hiểu và thực hiện tốt công tác phòng cháy và chữa cháy nhằm đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe người lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, phòng, chống cháy nổ, theo chủ đề “Nâng cao nhận thức, đề cao trách nhiệm và tuân thủ pháp luật của các tổ chức cá nhân và toàn xã hội trong công tác An toàn vệ sinh lao động – Phòng, chống cháy nổ” và hướng tới xây dựng “văn hóa an toàn lao động”, góp phần ổn định và phát triển bền vững kinh tế - xã hội của thành phố.
3. Vận động công nhân viên chức lao động tích cực tham gia công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và làm tốt công tác phòng cháy và chữa cháy tại đơn vị.
II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC:
1. Đối tượng thi: Thí sinh là công nhân viên chức lao động ở các cơ sở, đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế.
2. Nội dung thi:
a) Những kiến thức chung về PC&CC:
- Kiến thức về Luật PCCC, các Nghị định của Chính phủ, các văn bản quy định của các cấp về công tác phòng cháy và chữa cháy.
- Trách nhiệm của đơn vị và cá nhân đối với công tác phòng cháy và chữa cháy.
- Các kiến thức cơ bản về khoa học kỹ thuật phòng, chống cháy nổ.
- Việc tổ chức, quản lý và các biện pháp thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở.
b) Kỹ năng xử lý các tình huống:
Phát hiện, cách thức giải quyết, xử lý các tình huống trong công tác phòng cháy và chữa cháy tại nơi làm việc và nơi ở.
3. Hình thức thi:
3.1. Cấp quận, huyện và sở, ngành, tổng công ty và các đơn vị cơ sở tổ chức thi 02 môn:
- Môn thứ 01: Trả lời các câu hỏi, các hình ảnh do Ban tổ chức. (thể hiện trên màn ảnh) về kiến thức PCCC gồm 10 câu trong 200 câu ôn thi bằng phương pháp trắc nghiệm.
- Môn thứ 02: Bốc thăm và thuyết trình về đề tài phòng cháy và chữa cháy trong 20 đề tài hướng dẫn gợi ý và các đề tài khác do thí sinh tự chọn. (thời gian thuyết trình không quá 07 phút).
3.2. Cấp thành phố:
Sau khi các quận, huyện và sở, ngành, tổng công ty và các đơn vị cơ sở tổ chức xong, chọn 01 đội giải nhất hoặc 01 đội đại diện, lập danh sách gửi về ban tổ chức (Sở Cảnh sát PC&CC TP.HCM) dự thi cấp thành phố với 02 môn thi:
- Trắc nghiệm 10 câu về kiến thức phòng cháy và chữa cháy.
- Thi tiểu phẩm về đề tài phòng, chống cháy nổ được thể hiện bằng các hình thức kịch ngắn, tiểu phẩm, thơ, ca, hò, vè… (không quá 10 phút).
III. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THI:
1. Cấp quận, huyện, sở, ngành:
Từ nay đến hết tháng 08 năm 2009, các đơn vị tự xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thi theo kế hoạch của Hội đồng Bảo hộ lao động thành phố, thành lập Ban tổ chức gồm (01 đ/c Lãnh đạo UBND Quận – huyện, Liên đoàn lao động Quận – huyện, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng văn hóa thông tin, Phòng Cảnh sát PC&CC quận – huyện), Ban giám khảo, phát tài liệu cho đơn vị dự thi… để hội thi đạt kết quả. Địa điểm thi do các đơn vị tự chọn.
2. Cấp thành phố:
Tổ chức vào cuối tháng 09 năm 2009, (Ngày thi sẽ thông báo bằng văn bản). Địa điểm thi tại: Cung văn hóa lao động thành phố số 55B Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1.
- 02 Môn thi ở cấp quận, huyện, sở, ngành, tổng công ty và các đơn vị cơ sở tự đề ra cơ cấu giải thưởng cho đơn vị mình.
- Thi cấp thành phố, cơ cấu giải thưởng như sau:
+ Môn thi trắc nghiệm
· 01 giải nhất
· 02 giải nhì.
· 05 giải ba.
· 10 giải khuyến khích.
· 01 giải tiểu phẩm hay nhất
· 10 giải phong trào
V. PHÂN CÔNG VÀ KINH PHÍ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Phân công thực hiện:
a) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố:
- Phối hợp với Sở Cảnh sát PC&CC TP. HCM: Xây dựng kế hoạch, quy chế, lập dự trù kinh phí Hội thi cấp thành phố và xin kinh phí, quyết toán phục vụ hội thi xây dựng các đề thi cấp thành phố.
- Thực hiện công tác chuẩn bị cho Hội thi và tham gia Ban tổ chức, Ban giám khảo hội thi cấp thành phố.
b) Liên đoàn lao động thành phố:
- Chủ trì tổ chức, hướng dẫn các đơn vị tham gia Hội thi.
- Thực hiện các công tác chuẩn bị cho Hội thi cấp thành phố (Hội trường, sân khấu, khẩu hiệu, ban giám khảo, người dẫn chương trình).
- Phối hợp với Sở Cảnh sát PC&CC TP.HCM tham gia soạn thảo nội dung, quy chế của hội thi và tham gia ban giám khảo.
c) Sở Cảnh sát PC&CC TP.HCM:
- Xây dựng kế hoạch và quy chế Hội thi “Công nhân viên chức lao động tham gia tìm hiểu PCCC” thành phố năm 2009, nội dung đề thi, phối hợp đề xuất thành lập Ban Tổ chức, ban giám khảo, chấm thi (cấp thành phố).
- Phòng Cảnh sát PC&CC các quận, huyện phối hợp với Hội đồng bảo hộ lao động các quận, huyện, sở, ngành đóng trên địa bàn quản lý xây dựng kế hoạch, quy chế, tham gia Ban Tổ chức, ban giám khảo, chấm thi ở các quận, huyện, sở, ngành.
- Phối hợp với Liên đoàn lao động thành phố thực hiện công tác chuẩn bị cho Hội thi.
- Dự trù kinh phí, chi và quyết toán kinh phí với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố và Liên đoàn lao động thành phố.
2. Kinh phí:
Kinh phí tổ chức Hội thi PCCC theo kế hoạch kinh phí chung của Hội đồng bảo hộ lao động thành phố và kế hoạch sử dụng kinh phí tài trợ năm 2009 và kinh phí hỗ trợ của Liên đoàn lao động thành phố. Tổng kinh phí tổ chức Hội thi “Công nhân viên chức lao động tham gia tìm hiểu công tác PCCC” thành phố năm 2009 theo bảng dự kiến kinh phí kèm theo. Riêng kinh phí tổ chức hội thi cấp quận, huyện, sở, ngành do các đơn vị tự lo.
Để hội thi đạt kết quả cao, Hội đồng bảo hộ lao động thành phố đề nghị Hội đồng bảo hộ lao động các quận, huyện, các Sở, ngành, các tổng công ty có kế hoạch tổ chức thi ở cấp quận, huyện, sở, ngành, các đơn vị cơ sở và tuyển chọn đội tuyển tham dự thi cấp thành phố. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc thì liên hệ trực tiếp Sở Cảnh sát PC&CC TP.HCM (số 258 Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, ĐT: 3.8387993), Liên đoàn lao động thành phố (14 CMT8, Quận 1 - điện thoại: 8290825), Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố (378/3 Điện Biên Phủ, P11, Q10 – Điện thoại: 38327919) để được giải đáp.
Nơi nhận: |
TM.
HỘI ĐỒNG BẢO HỘ |
1. Cảm nghĩ của bạn về ngày Bác Hồ ký ban hành Pháp lệnh PCCC 4/10/1961.
2. Ý nghĩa của ngày toàn dân PCCC 4/10 hằng năm.
3. An toàn PCCC điện trong sinh hoạt.
4. An toàn PCCC điện trong sản xuất và kinh doanh.
5. An toàn phòng chống cháy nổ về gas.
6. An toàn phòng chống cháy nổ về xăng, dầu.
7. Nguy cơ cháy chợ, trung tâm thương mại và biện pháp an toàn PCCC.
8. Nguy cơ cháy nhà cao tầng và biện pháp an toàn.
9. Nguy cơ cháy nổ trong mùa mưa.
10. Nguy cơ cháy nổ trong mùa hanh khô.
11. Các biện pháp an toàn PCCC trước và sau tết.
12. Ngành may, dệt đối với công tác PCCC.
13. Lợi ích của phòng chống cháy nổ.
14. Nguy cơ cháy trong cơ quan, doanh nghiệp của bạn và những biện pháp phòng ngừa.
15. An toàn phòng chống cháy nổ trong bệnh viện, trường học.
16. An toàn phòng chống cháy nổ trong khu dân cư.
17. Nguy cơ cháy điện đường và biện pháp phòng ngừa.
18. An toàn phòng cháy đối với hộ gia đình.
19. Cảm nghĩ về người lính chữa cháy.
20. Cảm nghĩ về lực lượng dân phòng đối với công tác PCCC tại địa phương.
21. Cảm nghĩ về lực lượng PCCC cơ sở nơi mình làm việc.
22. Cần đề phòng đối với giặc lửa như thế nào?
23. Tai hại của cháy đối với đời sống con người.
24. Cảm nghĩ của bạn khi tham gia cứu chữa vụ cháy, cứu người trong đám cháy hoặc nhìn thấy một vụ cháy.
25. Tôi là người lính chữa cháy nghĩa vụ.
26. Cảm nghĩ của bạn khi đọc tin một vụ cháy lớn trên các báo.
27. An toàn cháy nổ trong các công trình tầng hầm.
28. Hệ thống lô cốt trên các tuyến đường ảnh hưởng đến công tác cứu chữa khi có sự cố cháy nổ.
29. Vai trò của tuyên truyền trong công tác phòng chống cháy nổ.
30. Hiểm họa từ đèn trời.
31. Nguy cơ cháy từ các tụ điểm vui chơi, giải trí có sử dụng pháo hoa, múa lửa như: tiệc cưới, quán bar, vũ trường.
32. Cháy tại các công trình xây dựng do hàn, cắt kim loại.
33. Suy nghĩ về các vụ cháy do cố ý gây ra như: ghen tuông đốt nhà, đốt người, tự thiêu,…
34. Suy nghĩ về thái độ chủ quan trong công tác PCCC như: để trẻ nghịch lửa, bất cẩn trong đun nấu,...
35. Vai trò của quần chúng nhân dân trong công tác phòng chống cháy nổ.
36. Nguy cơ cháy từ các tụ điểm bán xăng lẻ.
37. Phòng cháy chữa cháy tại các khu dân cư bị “ngăn sông cách chợ” như: hẻm nhỏ, nhiều cầu xe chữa cháy không vào được,…
38. Bạn nghĩ như thế nào về vai trò của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong công tác PCCC.
39. Cảm nghĩ về chiếc bình chữa cháy.
40. Theo bạn nếu làm tốt công tác PCCC trong khu dân cư chúng ta cần phải làm gì?
41. Bạn hiểu thế nào về trách nhiệm PCCC? Bản thân mình thực hiện trách nhiệm này ở cơ quan, doanh nghiệp mình đang làm việc như thế nào?
Ngoài những chủ đề gợi ý trên, thí sinh có thể chọn chủ đề khác liên quan đến nội dung phòng chống cháy nổ để thực hiện phần thi thuyết trình của mình.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.