ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3773/KH-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 8 năm 2014 |
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC ĐỢT CAO ĐIỂM TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2014
Trước yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong hội nhập và phát triển đất nước, tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” và những văn bản chỉ đạo định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian gần đây; đặc biệt trước sự việc Trung Quốc đưa Giàn khoan Hải Dương - 981 và các tàu thuyền vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam được quy định bởi Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC);
Thực hiện Công văn số 2988/HĐPH ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương về việc tổ chức đợt cao điểm năm 2014 tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biển,
Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch tổ chức đợt cao điểm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biển trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014 như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích:
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biển trong cán bộ, nhân dân và người Việt Nam ở nước ngoài; tạo sự thống nhất, đồng thuận xã hội đối với các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về biển, đảo, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế biển, đảo và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
2. Yêu cầu:
- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biển cần được tổ chức sâu rộng, đảm bảo tính chủ động, nhạy bén, chính xác, rõ ràng, dễ hiểu, trên cơ sở đó khẳng định rõ quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam theo quy định của luật pháp quốc tế.
- Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biển được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng.
- Huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong phổ biến, giáo dục pháp luật về biển; gắn nội dung phổ biến pháp luật về biển với việc tuyên truyền, phổ biến về vị trí, vai trò, tiềm năng, thế mạnh của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tuyên truyền những cơ sở pháp lý, chứng cứ lịch sử và thực tiễn khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông; tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nâng cao ý thức đấu tranh bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc; kêu gọi sự đồng tình, ủng hộ, đoàn kết quốc tế trong việc giữ gìn hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển giữa các quốc gia có biển, lên án các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế về biển; phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị xuyên tạc quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.
- Tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng các quyền công dân hợp pháp, chính đáng, tránh các hành vi vi phạm pháp luật, manh động, phá hoại cơ sở sản xuất, chống người thi hành công vụ, gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt bình thường của người dân, môi trường đầu tư và chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta.
II. NỘI DUNG PHỔ BIẾN
Những nội dung cơ bản của các văn bản pháp luật sau đây:
1. Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982;
2. Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC);
3. Luật Biển Việt Nam;
4. Luật Biên giới quốc gia;
5. Luật An ninh quốc gia;
6. Bộ luật Hàng hải Việt Nam;
7. Luật Thủy sản;
8. Luật Dầu khí.
9. Luật Xử lý vi phạm hành chính, Bộ luật Hình sự và các quy định pháp luật liên quan đến việc xử lý hành vi gây rối trật tự công cộng, phá hoại tài sản, chống người thi hành công vụ,v.v…
(Tài liệu tuyên truyền được đăng tải trên trang thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc Cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp: www.sotuphap.hochiminhcity.gov.vn).
III. HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP PHỔ BIẾN
1. Tăng thời lượng, tin, bài tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến trên các báo điện tử, cổng thông tin, trang thông tin điện tử, đài phát thanh - truyền hình, hệ thống truyền thanh cơ sở, truyền thanh lưu động,.v.v...
2. Tổ chức các tọa đàm, trao đổi, sinh hoạt, nói chuyện chuyên đề về các vấn đề pháp lý liên quan đến biển tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, trường học, tổ dân phố, cụm dân cư.
3. Tổ chức hội diễn văn nghệ, thông tin lưu động có lồng ghép tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biển, tổ chức hội thi tìm hiểu pháp luật về biển, chú trọng tổ chức thi dưới hình thức sân khấu hóa hoặc tổ chức kết hợp với hoạt động sinh hoạt hè, hoạt động tình nguyện của thanh thiếu niên.
4. Xây dựng pano, áp phích, phát miễn phí các tài liệu, tờ gấp, tờ rơi, chú trọng tổ chức thực hiện tại các khu vực trung tâm, khu công nghiệp, khu chế xuất, các địa điểm du lịch, các địa điểm công cộng (nhà ga, bến tàu, sân bay…).
5. Kết hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biển với việc tổ chức các cuộc triển lãm về chủ đề chủ quyền biển, đảo Việt Nam; thông qua các cuộc giao lưu, kết nghĩa, tặng quà cho nhân dân và cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc trên các vùng biển, ven biển.
IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN
Thời gian thực hiện: đợt cao điểm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biển được thực hiện đến hết ngày 15 tháng 10 năm 2014.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Sở - ban, ngành Thành phố, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố, Ủy ban nhân dân quận - huyện xây dựng Kế hoạch và tổ chức thực hiện đợt cao điểm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biển; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo đánh giá việc tổ chức thực hiện trong phạm vi mình quản lý.
2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố hướng dẫn các tổ chức thành viên, đặc biệt là đối với các tổ chức chính trị - xã hội, Hội Luật gia Thành phố, Đoàn Luật sư Thành phố; đồng thời, quan tâm chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận các cấp phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương của Đảng, các văn bản pháp luật về biển, đảo đến nhân dân.
3. Kinh phí thực hiện:
- Từ nguồn kinh phí của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố, quận - huyện.
- Từ nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Từ các nguồn kinh phí vận động, tài trợ khác.
Các Sở - ban, ngành Thành phố, đoàn thể, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố, Ủy ban nhân dân quận - huyện chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch này, báo cáo kết quả thực hiện (trong Báo cáo kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2014, phương hướng, nhiệm vụ năm 2015 và gửi về Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố trước ngày 08 tháng 11 năm 2014) để tổng hợp, báo cáo Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.