ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 376/KH-UBND |
Đắk Nông, ngày 30 tháng 6 năm 2022 |
Căn cứ Quyết định số 937/QĐ-BVHTTDL ngày 21/4/2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về Kế hoạch phát triển du lịch Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:
1. Mục đích
Tăng cường quan hệ hợp tác, phát triển du lịch, hình thành, phát triển một điểm đến du lịch bền vững, có trách nhiệm trong Khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam trên cơ sở đảm bảo chủ quyền quốc gia, an ninh quốc phòng khu vực biên giới, trật tự an toàn xã hội, ổn định chính trị, xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đẩy mạnh kết nối, hình thành các sản phẩm du lịch với các địa phương trong Khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam; cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch để kịp thời đáp ứng nhu cầu của du khách khi đến tham quan trên địa bàn tỉnh; tăng cường quảng bá du lịch bằng nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm.
Khai thác có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế các tài nguyên du lịch gắn với tuyến đường tuần tra biên giới, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, từng bước tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn và có sức thu hút đối với du khách trong nước và quốc tế.
2. Yêu cầu
Cụ thể hóa các nhiệm vụ thực hiện Kế hoạch phát triển du lịch Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 937/QĐ-BVHTTDL ngày 21/4/2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực trong đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh về yếu tố tự nhiên, văn hóa các dân tộc, thế mạnh đặc trưng của tỉnh và tăng cường liên kết phát triển du lịch Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam.
Phân công cụ thể vai trò, trách nhiệm của các ngành, địa phương, đảm bảo triển khai có hiệu quả Kế hoạch này.
Tập trung đầu tư các cơ sở vật chất hạ tầng du lịch nhằm đáp ứng kịp thời xu hướng phát triển du lịch hiện nay. Trong đó, ưu tiên đầu tư tại các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh; đồng thời đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện sản phẩm du lịch của các tuyến du lịch thuộc Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông nhằm tạo được điểm nhấn thu hút đối với du khách.
Tăng cường các hoạt động kết nối, liên kết với các doanh nghiệp du lịch để khai thác các thị trường khách du lịch tiềm năng, đặc biệt là thị trường khách du lịch thuộc các địa phương trong Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam.
2. Chính sách mở, nâng cấp các cửa khẩu trong khu vực
Tập trung các nguồn vốn đầu tư hoàn thiện hạ tầng tại các trục đường chính của tỉnh nối với 02 cửa khẩu Đắk Peur, Bu Prăng. Đồng thời, tham mưu đề xuất cấp thẩm quyền nâng cấp 02 cửa khẩu nêu trên lên cửa khẩu quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hợp tác, giao thương, phát triển du lịch với các địa phương trong Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam.
Khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh các tài nguyên du lịch gắn với tuyến đường tuần tra biên giới, góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch, thúc đẩy phát triển du lịch và tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường mối quan hệ giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, tăng cường bảo vệ cảnh quan môi trường tự nhiên và an ninh trật tự vùng biên giới tiếp giáp với nước bạn Campuchia.
Hoàn thiện tích hợp các quy hoạch du lịch, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng du lịch, các khu, điểm du lịch gắn với giải pháp phát triển sản phẩm, thị trường du lịch vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.
Đẩy mạnh các hoạt động kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm trong đầu tư lĩnh vực du lịch. Khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch có quy mô lớn, chất lượng cao để đáp ứng kịp thời nhu cầu của du khách.
Ban hành chính sách ưu đãi đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt tại các khu vực biên giới có tiềm năng khai thác, phát triển du lịch; khuyến khích phát triển sản phẩm mới, sản phẩm đặc thù.
Tập trung phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình làm du lịch, đẩy mạnh phát triển các mô hình du lịch cộng đồng, hệ thống homestay. Đồng thời, triển khai có hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng của địa phương.
Tăng cường tổ chức khảo sát các điểm du lịch gắn với khu vực biên giới nhằm đánh giá cụ thể tiềm năng, lợi thế của khu vực này trong phát triển du lịch để từng bước xây dựng, hình thành, liên kết sản phẩm du lịch giữa các địa phương, các nước bạn trong Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam.
Đẩy mạnh kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch, đặc biệt là loại hình sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch đặc thù nhằm nâng cao thương hiệu, vị thế của du lịch tỉnh Đắk Nông với các địa phương khác.
5. Đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch
Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch từ tỉnh đến cơ sở, phát triển cả về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong tình hình mới.
Tăng cường vận động doanh nghiệp chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực. Trong đó, chú trọng đào tạo các kỹ năng mềm để từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của ngành du lịch địa phương.
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch trên các Trang thông tin điện tử, phương tiện truyền thông, quảng bá trực quan, trang mạng xã hội... nhằm phát huy sức mạnh của truyền thông, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong xúc tiến, quảng bá du lịch, đảm bảo tính chuyên nghiệp, hiệu quả cao.
Tổ chức Hội nghị, hội thảo, diễn đàn chuyên đề về xúc tiến, quảng bá du lịch. Tích cực lựa chọn và tham gia các sự kiện, hội chợ, hội thảo về du lịch tại địa phương và các nước trong Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam.
Nghiên cứu, đề xuất đưa một số khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh vào danh mục các khu vực tiềm năng phát triển khu du lịch cấp quốc gia trong quy hoạch hệ thống du lịch Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế. Tăng cường nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược sản phẩm, khuyến khích sản phẩm mới có tính chiến lược, hỗ trợ xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch, sản phẩm đặc trưng, liên kết khai thác giá trị văn hóa, sinh thái và những tài nguyên du lịch nổi bật của tỉnh, phù hợp với các điều kiện thiên nhiên sẵn có.
Đầu tư, hoàn thiện và phát triển hệ thống sản phẩm du lịch có chất lượng, khuyến khích các doanh nghiệp, nhà đầu tư chú trọng đầu tư, xây dựng, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch cao cấp, có tính trải nghiệm cao như các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - tâm linh, du lịch vui chơi giải trí...
8. Ứng dụng công nghệ trong du lịch
Triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch, trong đó ưu tiên ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực du lịch như: Trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, Big data, Blockchain, công nghệ 3D, công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường (VR, AR), internet kết nối vạn vật (IoT), các công nghệ định vị (GIS, GPS, LBS), internet, mạng xã hội và các thế hệ mạng di động (4G, 5G)..., nâng cao hiệu quả công tác quản lý, quảng bá du lịch để tạo sức hút đối với du khách và các doanh nghiệp, các nhà đầu tư.
Khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh du lịch đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch như thanh toán điện tử, thanh toán qua mã QR Code hoặc ví điện tử, ứng dụng các nền tảng mạng xã hội trong quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch do doanh nghiệp cung cấp...
Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch sử dụng trong dự toán chi thường xuyên theo định mức được bố trí hàng năm của các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan; đồng thời lồng ghép các chương trình, dự án, đề án đã được phê duyệt để triển khai thực hiện.
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai thực Kế hoạch đảm bảo hiệu quả; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh.
Tham mưu, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, địa phương có liên quan tổ chức khảo sát tài nguyên du lịch, đặc biệt là các điểm du lịch gắn với khu vực biên giới nhằm đánh giá tiềm năng, lợi thế của khu vực này trong phát triển du lịch và từng bước tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn và có sức thu hút đối với du khách trong nước và quốc tế.
Xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Đắk Nông cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong tình hình mới. Trong đó, chú trọng đào tạo các kỹ năng mềm để từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của ngành du lịch địa phương.
Chủ trì tham mưu UBND tỉnh triển khai xây dựng hệ thống du lịch thông minh nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu về chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay. Tăng cường công tác quảng bá du lịch, hỗ trợ, cung cấp thông tin để kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư chiến lược vào đầu tư, kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xúc tiến kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư các dự án du lịch, trong đó, ưu tiên đầu tư các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh.
Tích hợp các quy hoạch du lịch, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng du lịch, các khu, điểm du lịch vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến, thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư có đủ nguồn lực và kinh nghiệm trong đầu tư, kinh doanh lĩnh vực du lịch.
Tham mưu trình cấp thẩm quyền ban hành chính sách ưu đãi đầu tư phát triển du lịch; tổ chức hoặc tham gia các chương trình, sự kiện về xúc tiến, quảng bá du lịch, đặc biệt là các sự kiện, chương trình hợp tác với các địa phương trong Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam.
Tổ chức đón tiếp, làm việc với các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh; xây dựng phát triển các tour, hoạt động du lịch và tổ chức kết nối tuyến, tour du lịch trên địa bàn tỉnh với các công ty lữ hành.
3. Sở Tài chính
Căn cứ nội dung Kế hoạch và khả năng ngân sách tỉnh, cân đối, tham mưu cấp thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
4. Sở Xây dựng
Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, địa phương liên quan tham mưu cấp thẩm quyền lập quy hoạch xây dựng khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chỉ đạo Ban Quản lý rừng phòng hộ Thác Mơ, Ban Quản lý rừng phòng hộ Vành đai Biên giới rà soát, xây dựng, bổ sung Phương án quản lý rừng bền vững trong đó có nội dung gắn với phát triển du lịch trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định; thực hiện cho thuê môi trường rừng theo Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí đã được cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
6. Sở Công Thương
Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị liên quan kêu gọi các dự án đầu tư thương mại kết hợp du lịch qua cửa khẩu; tiếp tục duy trì, tạo điều kiện thuận lợi hoạt động kết nối giao thương tại cửa khẩu Đắk Peur và cửa khẩu Bu Prăng.
7. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện có cửa khẩu tham mưu đề xuất cấp thẩm quyền nâng cấp cửa khẩu Đắk Peur và Bu Prăng từ cửa khẩu chính lên cửa khẩu quốc tế theo đúng quy định.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, nghiên cứu những địa điểm, khu vực có tài nguyên du lịch hấp dẫn, trình cấp có thẩm quyền cho phép tham quan du lịch, cắm trại qua đêm,...; nghiên cứu, xây dựng và ký kết chương trình phối hợp giữa các bên trong công tác quản lý hoạt động du lịch tại khu vực biên giới để tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tham quan du lịch đảm bảo an toàn và tình hình an ninh chính trị tại khu vực biên giới theo đúng quy định.
8. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho du khách, nhà đầu tư tham quan du lịch và tìm hiểu đầu tư theo đúng quy định pháp luật.
9. Công an tỉnh
Phối hợp với các đơn vị liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho du khách, nhà đầu tư được tham quan du lịch, tìm hiểu đầu tư, đảm bảo an toàn cho du khách, đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực biên giới theo đúng quy định.
10. UBND các huyện biên giới: Tuy Đức, Đắk Song, Đắk Mil, Cư Jút
Chỉ đạo UBND các xã biên giới công khai số điện thoại đường dây nóng để hỗ trợ du khách lên Trang thông tin điện tử của địa phương. Công khai thông tin thủ tục hành chính đăng ký tham quan du lịch tại khu vực biên giới và số điện thoại của cán bộ phụ trách.
Chỉ đạo các bộ phận liên quan thường xuyên dọn dẹp vệ sinh tại các điểm di tích lịch sử trên địa bàn, đồng thời tích cực hỗ trợ du khách tham quan du lịch tại khu vực biên giới, đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn.
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, xây dựng và ký kết chương trình phối hợp giữa các bên trong công tác quản lý hoạt động du lịch tại khu vực này.
Trên đây là Kế hoạch phát triển du lịch Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh. Yêu cầu các Sở, Ban, ngành, đơn vị, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động triển khai thực hiện, định kỳ trước ngày 25/11 hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch)./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.