ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 373/KH-UBND |
Bắc Ninh, ngày 14 tháng 7 năm 2022 |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH ĐẾN NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Quyết định số 224/QĐ-BVHTTDL ngày 28/01/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình; Quyết định số 979/QĐ-BVHTTDL ngày 26/04/2022 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình đến năm 2025; Văn bản số 1850/BVHTTDL-GĐ ngày 27/5/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình năm 2022;
UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Tập trung tuyên truyền Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình nhằm giáo dục về giá trị văn hóa truyền thống; phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;
- Xác định và từng bước đưa vào cuộc sống các chuẩn mực giá trị đạo đức, văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;
- Nâng cao nhận thức về xây dựng, giữ gìn hạnh phúc bền vững của mỗi gia đình, khơi gợi tình yêu thương, chia sẻ trách nhiệm giữa các thành viên gia đình trong xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, làm nền tảng xây dựng Bắc Ninh giàu đẹp, văn minh;
- Xác định nội dung cụ thể và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc tổ chức triển khai Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.
2. Yêu cầu
Đảm bảo các địa phương, cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện thống nhất, đồng bộ, thường xuyên, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tiễn, tạo được sự lan tỏa, thu hút được sự quan tâm, hưởng ứng tham gia của đông đảo gia đình, cộng đồng, xã hội;
Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
1. Đối tượng
Bộ tiêu chí áp dụng cho các thành viên gia đình bao gồm: Vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha, anh, chị, em nuôi; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại, cháu nuôi; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng.
2. Phạm vi
Bộ tiêu chí được phổ biến và áp dụng với các thành viên trong gia đình và mọi gia đình trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Các thành viên thuộc nhóm vợ chồng; ông bà, cha mẹ và con, cháu; anh, chị, em trong gia đình thực hiện tiêu chí ứng xử chung, đồng thời có trách nhiệm thực hiện các tiêu chí cụ thể được quy định tại Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.
1. Mục tiêu chung
Triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình nhằm xây dựng môi trường gia đình văn minh, hạnh phúc, tạo điều kiện cho mọi thành viên thụ hưởng thành quả phát triển, góp phần thực hiện mục tiêu Chiến lược gia đình Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
- Phấn đấu đạt 70% hộ gia đình đăng ký thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình;
- 100% các thôn, làng, khu phố đưa nội dung thực hiện tiêu chí ứng xử trong gia đình vào quy ước, hương ước;
- Đạt từ 50% trở lên số hộ gia đình tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề do UBND cấp xã tổ chức tại các thôn, làng, khu phố;
- Đạt 90% trở lên cán bộ làm công tác gia đình các cấp, Trưởng khu dân cư được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.
IV. NỘI DUNG BỘ TIÊU CHÍ ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH
1. Tiêu chí ứng xử chung: Tôn trọng, bình đẳng, yêu thương, chia sẻ
- Nguyên tắc “Tôn trọng”: Đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, phẩm giá, quan điểm, sự lựa chọn và lợi ích của nhau; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau;
- Nguyên tắc “Bình đẳng”: Có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
- Nguyên tắc “Yêu thương”: Có tình cảm gắn bó, quan tâm chăm sóc nhau.
- Nguyên tắc “Chia sẻ”: Cùng nhau vun đắp tình cảm, chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn.
2. Tiêu chí ứng xử của vợ, chồng: Chung thủy, nghĩa tình
- Vợ chồng cùng nhau xây dựng hôn nhân bền vững, không vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng;
- Yêu thương, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ công việc trong gia đình, cùng có trách nhiệm nuôi dạy con, làm việc nhà, đóng góp tài chính gia đình;
- Tạo điều kiện giúp đỡ nhau lựa chọn nghề nghiệp, học tập, nâng cao trình độ, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội;
- Lắng nghe, cùng nhau thảo luận, thống nhất và quyết định những vấn đề chung của gia đình; hòa nhã với nhau.
3. Tiêu chí ứng xử của cha mẹ với con, ông bà với cháu: Gương mẫu, yêu thương
- Cha mẹ, ông bà làm gương tốt cho con, cháu trong cử chỉ, hành động, lời nói; có tình cảm gắn bó gần gũi với con cháu;
- Quan tâm, nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy bảo con cháu khi con cháu còn nhỏ; khi con, cháu không có khả năng tự nuôi sống, chăm sóc bản thân;
- Trao truyền các giá trị truyền thống, kinh nghiệm sống cho con cháu; giáo dục, động viên con cháu thực hiện lối sống văn hóa, ý thức công dân, giữ gìn nền nếp, gia phong.
4. Tiêu chí ứng xử của con với cha mẹ, với ông bà: Hiếu thảo, lễ phép
- Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình;
- Học tập, rèn luyện, giữ gìn nền nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính;
- Thăm hỏi, chăm sóc động viên, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu, gặp khó khăn trong cuộc sống.
5. Tiêu chí ứng xử của anh, chị, em: Hòa thuận, chia sẻ
- Anh, chị, em tôn trọng, bảo nhau điều hay, lẽ phải;
- Anh chị bao dung đối với em, em kính trọng anh chị;
- Cùng chia sẻ với nhau công việc chung trong gia đình, giúp đỡ nhau khi khó khăn, hoạn nạn.
1. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở, cổ động trực quan, không gian mạng, truyền thông trực tiếp tại cộng đồng; thông qua các cuộc thi, hội thi, sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ và các hình thức mới thu hút sự quan tâm của đông đảo tầng lớp nhân dân, các gia đình, thành viên trong gia đình nhằm nâng cao nhận thức của các cơ quan, đơn vị, địa phương, cộng đồng người dân về sự cần thiết của Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình trong việc xây dựng một lối sống lành mạnh, gia đình tiến bộ, hạnh phúc, từ đó thúc đẩy tính tự giác, nhiệt tình tham gia hoạt động và thực hành các tiêu chí ứng xử;
Tập trung tuyên truyền vào các dịp kỷ niệm: Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3), Ngày Quốc tế gia đình (15/5), Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (tháng 6), Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới (tháng 11).
2. Tổ chức hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực thực hiện triển khai Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác gia đình các cấp.
3. Tổ chức đăng ký và đánh giá việc thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình trên địa bàn toàn tỉnh.
Các thôn, làng, khu phố tổ chức cho hộ gia đình đăng ký thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình (theo mẫu số 01A gửi kèm) và tổ chức tự chấm điểm kết quả thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình (theo biểu mẫu số 01B gửi kèm) gắn với quy trình đăng ký thi đua xây dựng danh hiệu “Gia đình văn hóa” và bình xét khen thưởng gia đình văn hóa tiêu biểu tại địa phương.
4. Lồng ghép và gắn Bộ tiêu chí với các tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu gia đình văn hóa trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
5. Tổ chức biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình; khen thưởng, biểu dương gia đình tiêu biểu, nền nếp, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau gắn với khen thưởng danh hiệu Gia đình văn hóa tiêu biểu và gắn với các dịp sơ kết, tổng kết thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình…
6. Kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình theo chuyên đề hoặc lồng ghép trong hoạt động kiểm tra, giám sát về công tác gia đình và Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của Ban chỉ đạo “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp.
7. Báo cáo tình hình triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình giai đoạn 2022- 2025.
Trưởng thôn, làng, khu phố tổng hợp kết quả đăng ký, thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, báo cáo về UBND cấp xã (theo Mẫu số 02 gửi kèm), theo định kỳ trước ngày 13/11 hàng năm;
UBND xã, phường, thị trấn tổng hợp kết quả đăng ký, thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình (theo Biểu mẫu số 03 gửi kèm) và Báo cáo tình hình triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử tại địa phương (theo Biểu mẫu số 06 gửi kèm) về UBND huyện, thành phố (thông qua Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thành phố) theo định kỳ trước ngày 30/11 hàng năm;
Phòng Văn hóa Thông tin các huyện, thành phố tổng hợp kết quả đăng ký thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình trên địa bàn (theo Biểu mẫu số 04) và tham mưu UBND cấp huyện Báo cáo tình hình triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình (theo Mẫu số 06) về UBND tỉnh thông qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo định kỳ trước ngày 5/12 hàng năm.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp kết quả đăng ký, thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trên địa bàn toàn tỉnh (theo mẫu số 05) và tham mưu báo cáo kết quả triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình của tỉnh gửi về UBND tỉnh (theo Mẫu số 06) trước ngày 10/12 hàng năm.
1. Ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán hằng năm của các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương; các chương trình dự án, đề án liên quan khác theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình trên địa bàn tỉnh; phối hợp kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Bộ tiêu chí;
b) Hàng năm, tổ chức hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực thực hiện triển khai Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác gia đình các cấp.
c) Tổ chức các hoạt động truyền thông về Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình: Hội thi, hội diễn, hội nghị chuyên đề, tuyên truyền trực quan; In, mua, cấp phát sách, tài liệu tuyên truyền thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình đến cơ sở trên địa bàn tỉnh.
d) Tổng hợp, báo cáo tình hình triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình trên địa bàn tỉnh theo quy định; tham mưu sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng tập thể cá nhân tiêu biểu theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền nội dung Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình vào chương trình hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt chuyên đề cho học sinh các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh; lồng ghép nội dung Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình vào các chương trình, đề án của ngành;
- Khuyến khích lồng ghép một số nội dung như: Tiêu chí ứng xử của cha mẹ với con, ông bà với cháu; Tiêu chí ứng xử của con với cha mẹ, cháu với ông bà; Tiêu chí ứng xử của anh, chị, em trong giảng dạy môn đạo đức, giáo dục công dân, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong trường phổ thông và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non trên địa bàn.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh đa dạng hóa các hình thức truyền thông, phổ biến, tuyên truyền các nội dung Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình; chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tăng cường tuyên truyền nội dung Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.
4. Sở Tư pháp
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật, tình hình thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình; tổ chức tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.
5. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan hướng dẫn triển khai lồng ghép nội dung Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình vào chương trình, hoạt động về bình đẳng giới, thúc đẩy bình đẳng giới trong gia đình; bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong gia đình…
6. Sở Tài chính
Phối hợp, rà soát dự toán kinh phí thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình hằng năm của các đơn vị, địa phương trình cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành và các văn bản pháp luật liên quan.
7. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
Tổ chức các hình thức truyền thông đa dạng, phong phú về nội dung Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình; lồng ghép nội dung Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình vào các buổi sinh hoạt, sinh hoạt chuyên đề về giáo dục đời sống gia đình tại đơn vị cho cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang.
8. Báo Bắc Ninh, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục; tăng cường thời lượng đưa tin, phát sóng về nội dung Bộ Tiêu chí ứng xử trong gia đình bằng nhiều hình thức phù hợp, tạo hiệu quả truyền thông tích cực đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh; biểu dương các mô hình hay, các tấm gương tích cực, các gia đình tiêu biểu…
9. Các sở, ban, ngành của tỉnh:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, vận động các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình; lồng ghép tuyên truyền Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình gắn với tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, đơn vị.
10. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí, đội ngũ báo cáo viên của tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền Bộ tiêu chí ứng xử gia đình gắn với tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục đạo đức, lối sống của từng gia đình, công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới.
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Tỉnh Đoàn, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Người cao tuổi tỉnh
Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc, tích cực đăng ký và thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình;
Hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị cơ sở trực thuộc lồng ghép nội dung tuyên truyền thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình gắn với thực hiện các phong trào thi đua, khen thưởng hàng năm; các cuộc vận động, các phong trào, các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, ban, ngành, đoàn, hội các cấp.
12. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Bám sát mục tiêu, nội dung của Kế hoạch này xây dựng Kế hoạch thực hiện, quan tâm bố trí kinh phí đảm bảo tổ chức triển khai Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình phù hợp tại địa phương.
b) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công tác gia đình, Trưởng các thôn, làng, khu phố; cộng tác viên, tuyên truyền viên, tư vấn viên, hòa giải viên về Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình;
c) Chỉ đạo thực hiện tuyên truyền, triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình tại địa phương. Chỉ đạo tăng cường tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng của địa phương; lồng ghép trong nội dung sinh hoạt của thôn, làng, khu phố, trong sinh hoạt tại các Câu lạc bộ xây dựng gia đình phát triển bền vững và các mô hình xây dựng gia đình hạnh phúc tại địa phương…
d) Chỉ đạo triển khai đăng ký thực hiện, chấm điểm Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình hàng năm; lồng ghép và gắn Bộ tiêu chí với các tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại địa phương; chỉ đạo đưa nội dung thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình vào quy ước thôn, làng, khu phố; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch này tại địa phương; tổ chức tổng kết, khen thưởng, biểu dương điển hình tiên tiến theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Căn cứ nội dung, nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương , đơn vị triển khai thực hiện; định kỳ báo cáo kết quả bằng văn bản về UBND tỉnh (qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) trước ngày 05 tháng 12 hàng năm./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Mẫu số 01A (Dành cho hộ gia đình lần đầu đăng ký thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình).
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………….., ngày ….. tháng…… năm ……..
PHIẾU ĐĂNG KÝ
THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH
Năm ... …
Kính gửi (tên khu dân cư) : …………………………………………
Thực hiện Quyết định số 224/QĐ-BVHTTDL ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình;
Hộ gia đình (họ và tên người đại diện hộ gia đình) :…………………………
Địa chỉ:………………………………………………………………………….
Đăng ký thực hiện tiêu chí ứng xử trong gia đình:
TT |
TIÊU CHÍ |
1 |
Tiêu chí ứng xử chung của các thành viên trong gia đình |
a |
Tôn trọng: Đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, phẩm giá, quan điểm, sự lựa chọn và lợi ích của nhau; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau. |
b |
Bình đẳng: Có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. |
c |
Yêu thương: Có tình cảm gắn bó, quan tâm chăm sóc nhau. |
d |
Chia sẻ: Cùng nhau vun đắp tình cảm, chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn. |
2 |
Tiêu chí ứng xử vợ chồng: Chung thủy, nghĩa tình |
a |
Vợ chồng cùng nhau xây dựng hôn nhân bền vững, không vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. |
b |
Yêu thương, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ công việc trong gia đình, cùng có trách nhiệm nuôi dạy con, làm việc nhà, đóng góp tài chính gia đình. |
c |
Tạo điều kiện giúp đỡ nhau lựa chọn nghề nghiệp, học tập, nâng cao trình độ, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. |
d |
Lắng nghe, cùng nhau thảo luận, thống nhất và quyết định những vấn đề chung của gia đình; hòa nhã với nhau. |
3 |
Tiêu chí ứng xử của cha mẹ với con, ông bà với cháu: Gương mẫu, yêu thương |
a |
Cha mẹ, ông bà làm gương tốt cho con, cháu trong cử chỉ, hành động, lời nói; có tình cảm gắn bó gần gũi với con cháu. |
b |
Quan tâm, nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy bảo con cháu khi con cháu còn nhỏ; khi con, cháu không có khả năng tự nuôi sống, chăm sóc bản thân. |
c |
Trao truyền các giá trị truyền thống, kinh nghiệm sống cho con cháu; giáo dục, động viên con cháu thực hiện lối sống văn hóa, ý thức công dân, giữ gìn nền nếp, gia phong. |
4 |
Tiêu chí ứng xử của con với cha mẹ, cháu với ông bà: Hiếu thảo, lễ phép. |
a |
Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình. |
b |
Học tập, rèn luyện, giữ gìn nền nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính. |
c |
Thăm hỏi, chăm sóc động viên, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu, gặp khó khăn trong cuộc sống. |
5 |
Tiêu chí ứng xử của anh, chị, em: Hòa thuận, chia sẻ. |
a |
Anh, chị, em tôn trọng, bảo nhau điều hay, lẽ phải. |
b |
Anh chị bao dung đối với em, em kính trọng anh chị. |
c |
Cùng chia sẻ với nhau công việc chung trong gia đình, giúp đỡ nhau khi khó khăn, hoạn nạn. |
TM. KHU DÂN CƯ
XÁC NHẬN |
ĐẠI DIỆN HỘ GIA
ĐÌNH |
Mẫu số 01B (Dành cho hộ gia đình tự đánh giá việc thực hiện Bộ tiêu chí và đăng ký thực hiện trong năm tiếp theo).
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………….., ngày ….. tháng…… năm ……..
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ
THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH
Năm...
Kính gửi (tên khu dân cư) : ………………………………………..
Thực hiện Quyết định số 224/QĐ-BVHTTDL ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình;
Hộ gia đình (họ và tên người đại diện hộ gia đình):………………………….
Địa chỉ:…………………………………………………………………………..
Tự đánh giá việc thực hiện các tiêu chí ứng xử trong gia đình
(Căn cứ việc thực hiện các tiêu chí, hộ gia đình lựa chọn đánh dấu (x) vào ô “có” hoặc “không”):
TT |
TIÊU CHÍ |
Có |
Không |
1 |
Tiêu chí ứng xử chung của các thành viên trong gia đình |
|
|
a |
Tôn trọng: Đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, phẩm giá, quan điểm, sự lựa chọn và lợi ích của nhau; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau. |
|
|
b |
Bình đẳng: Có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. |
|
|
c |
Yêu thương: Có tình cảm gắn bó, quan tâm chăm sóc nhau. |
|
|
d |
Chia sẻ: Cùng nhau vun đắp tình cảm, chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn. |
|
|
2 |
Tiêu chí ứng xử vợ chồng: Chung thủy, nghĩa tình |
|
|
a |
Vợ chồng cùng nhau xây dựng hôn nhân bền vững, không vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. |
|
|
b |
Yêu thương, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ công việc trong gia đình, cùng có trách nhiệm nuôi dạy con, làm việc nhà, đóng góp tài chính gia đình. |
|
|
c |
Tạo điều kiện giúp đỡ nhau lựa chọn nghề nghiệp, học tập, nâng cao trình độ, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. |
|
|
d |
Lắng nghe, cùng nhau thảo luận, thống nhất và quyết định những vấn đề chung của gia đình; hòa nhã với nhau. |
|
|
3 |
Tiêu chí ứng xử của cha mẹ với con, ông bà với cháu: Gương mẫu, yêu thương |
|
|
a |
Cha mẹ, ông bà làm gương tốt cho con, cháu trong cử chỉ, hành động, lời nói; có tình cảm gắn bó gần gũi với con cháu. |
|
|
b |
Quan tâm, nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy bảo con cháu khi con cháu còn nhỏ; khi con, cháu không có khả năng tự nuôi sống, chăm sóc bản thân. |
|
|
c |
Trao truyền các giá trị truyền thống, kinh nghiệm sống cho con cháu; giáo dục, động viên con cháu thực hiện lối sống văn hóa, ý thức công dân, giữ gìn nền nếp, gia phong. |
|
|
4 |
Tiêu chí ứng xử của con với cha mẹ, cháu với ông bà: Hiếu thảo, lễ phép. |
|
|
a |
Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình. |
|
|
b |
Học tập, rèn luyện, giữ gìn nền nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính. |
|
|
c |
Thăm hỏi, chăm sóc động viên, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu, gặp khó khăn trong cuộc sống. |
|
|
5 |
Tiêu chí ứng xử của anh, chị, em: Hòa thuận, chia sẻ. |
|
|
a |
Anh, chị, em tôn trọng, bảo nhau điều hay, lẽ phải. |
|
|
b |
Anh chị bao dung đối với em, em kính trọng anh chị. |
|
|
c |
Cùng chia sẻ với nhau công việc chung trong gia đình, giúp đỡ nhau khi khó khăn, hoạn nạn. |
|
|
Hộ gia đình tiếp tục đăng ký thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử năm : ………...
TM. KHU DÂN CƯ
XÁC NHẬN |
ĐẠI DIỆN HỘ GIA
ĐÌNH |
Mẫu số 02 (Dành cho Trưởng khu dân cư tổng hợp).
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………….., ngày ….. tháng…… năm ……..
PHIẾU TỔNG HỢP
SỐ LIỆU HỘ GIA ĐÌNH ĐĂNG KÝ, THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH
Năm...
Khu dân cư (tên thôn/làng/ấp/bản/tổ dân phố):…………………………………..
Xã/phường:……………………………………………………………………….
Huyện/thị:…………………………………………………………………………
Tỉnh/thành phố:…………………………………………………………………...
NĂM |
Tổng số hộ gia đình trên địa bàn khu dân cư |
Số hộ đăng ký thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình |
Số hộ tự đánh giá thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình |
Số hộ gia đình thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình được đề nghị khen thưởng danh hiệu gia đình Văn hóa tiêu biểu |
|
Có |
Không |
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
2022 |
|
|
|
|
|
2023 |
|
|
|
|
|
2024 |
|
|
|
|
|
2025 |
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI TỔNG HỢP |
Mẫu số 03 (Dành cho UBND cấp xã tổng hợp).
TÊN CƠ QUAN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
….., ngày…, tháng….. năm ….. |
PHIẾU TỔNG HỢP
SỐ LIỆU HỘ GIA ĐÌNH ĐĂNG KÝ, THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH
Năm...
Xã/Phường/Thị trấn…………………..,
Huyện/Thị xã/Quận/Thành phố………………,
Tỉnh/Thành phố……………………
NĂM |
Tổng số hộ gia đình trên địa bàn xã/phường/thị trấn |
Số hộ đăng ký thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình |
Số hộ tự đánh giá thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình |
Số hộ gia đình thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình được đề nghị khen thưởng danh hiệu gia đình Văn hóa tiêu biểu |
|
Có |
Không |
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
2022 |
|
|
|
|
|
2023 |
|
|
|
|
|
2024 |
|
|
|
|
|
2025 |
|
|
|
|
|
|
UBND CẤP XÃ |
Mẫu số 04 (Dành cho Phòng VHTT cấp huyện tổng hợp).
TÊN CƠ QUAN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
….., ngày…, tháng….. năm ….. |
PHIẾU TỔNG HỢP
SỐ LIỆU HỘ GIA ĐÌNH ĐĂNG KÝ, THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH
Năm...
Huyện/Thị xã/Quận/Thành phố………………,
Tỉnh/Thành phố…………………….
NĂM |
Tổng số hộ gia đình trên địa bàn huyện/thị/quận/TP |
Số hộ đăng ký thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình |
Số hộ tự đánh giá thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình |
Số hộ gia đình thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình được đề nghị khen thưởng danh hiệu gia đình Văn hóa tiêu biểu |
|
Có |
Không |
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
2022 |
|
|
|
|
|
2023 |
|
|
|
|
|
2024 |
|
|
|
|
|
2025 |
|
|
|
|
|
|
PHÒNG VĂN HÓA,
THÔNG TIN |
Mẫu số 05 (Dành cho Sở VHTTDL tổng hợp).
TÊN CƠ QUAN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
….., ngày…, tháng….. năm ….. |
PHIẾU TỔNG HỢP
SỐ LIỆU HỘ GIA ĐÌNH ĐĂNG KÝ, THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH TỈNH BẮC NINH
Năm...
NĂM |
Tổng số hộ gia đình trên địa bàn tỉnh/thành |
Số hộ đăng ký thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình |
Số hộ tự đánh giá thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình |
Số hộ gia đình thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình được đề nghị khen thưởng danh hiệu Gia đình văn hóa tiêu biểu |
|
Có |
Không |
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
2022 |
|
|
|
|
|
2023 |
|
|
|
|
|
2024 |
|
|
|
|
|
2025 |
|
|
|
|
|
|
SỞ VĂN HÓA, THỂ
THAO VÀ DU LỊCH |
Mẫu số 06 (Dành cho các cơ quan, đơn vị thực hiện báo cáo tình hình triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình).
TÊN CƠ QUAN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
….., ngày…, tháng….. năm ….. |
Đề cương
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH
(Trong thời gian báo cáo)
I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Tình hình xây dựng và ban hành văn bản chỉ đạo triển khai Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình (gọi tắt là Bộ tiêu chí).
2. Về tổ chức thực hiện triển khai Bộ tiêu chí
* Nêu rõ hình thức, nội dung, kinh phí, thời gian thực hiện, đối tượng, kết quả các nhiệm vụ:
- Xây dựng/biên soạn/ nhân bản tài liệu hướng dẫn và tổ chức các hoạt động nghiệp vụ triển khai thực hiện Bộ tiêu chí.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Bộ tiêu chí.
- Tổ chức phát động đăng ký và đánh giá việc thực hiện Bộ tiêu chí.
- Tổ chức biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác triển khai Bộ tiêu chí, các gia đình tiêu biểu, gương điển hình ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh, chị, em đoàn kết thương yêu nhau.
- Kiểm tra, giám sát, báo cáo, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Bộ tiêu chí.
- Công tác phối hợp của các cơ quan, ban ngành đoàn thể trong quá trình triển khai Bộ tiêu chí.
* Đánh giá, phân tích nguyên nhân (khách quan và chủ quan, thuận lợi và khó khăn) của kết quả đạt được, những hạn chế, bài học kinh nghiệm và hướng giải quyết (trên cơ sở mục đích đã được đề ra trong Quyết định số 224/QĐ-BVHTTDL ngày 28 tháng 01 năm 2022).
- Về kết quả đạt được trong việc thực hiện Bộ tiêu chí. (Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu cụ thể của kế hoạch):
+ Số hộ gia đình đăng ký thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình; Đạt tỷ lệ % so với tổng số hộ gia đình trên địa bàn.
+ Số thôn, làng, khu phố đưa nội dung thực hiện tiêu chí ứng xử trong gia đình vào quy ước, hương ước; Đạt tỷ lệ % so với tổng số thôn, làng, khu phố trên địa bàn.
+ Số hộ gia đình tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề do UBND cấp xã tổ chức tại các thôn, làng, khu phố;
+ Số cán bộ làm công tác gia đình các cấp các cấp, Trưởng khu dân cư được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình trong năm:
- Về sự chuyển biến trong nhận thức của các hộ gia đình, thành viên trong gia đình, thể hiện qua các việc sau đây:
+ Nhận thức về xây dựng, giữ gìn hạnh phúc bền vững của mỗi thành viên gia đình và gia đình, hướng tới sự ổn định, văn minh cho toàn xã hội.
+ Ý thức pháp luật, đề cao đạo đức, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước.
+ Các vấn đề xã hội của địa bàn cơ sở nói riêng và tỉnh/thành nói chung.
- Đánh giá hoạt động của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể ở địa phương trong công tác triển khai thực hiện Bộ tiêu chí.
II. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ (THỜI GIAN TIẾP THEO)
1. Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp thực hiện.
2. Đề xuất, kiến nghị.
Các phụ lục kèm theo Báo cáo:
- Phụ lục danh mục các văn bản triển khai Bộ tiêu chí.
- Phiếu tổng hợp tình hình thực hiện Bộ tiêu chí..
- Tư liệu, hình ảnh minh họa (nếu có)./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.