ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 373/KH-UBND |
Đồng Tháp, ngày 27 tháng 12 năm 2021 |
Căn cứ Quyết định số /QĐ-UBND.HC ngày 27/12/2021 của UBND Tỉnh phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí lập Đề án giải quyết tình trạng xây dựng công trình, nhà ở lấn, chiếm sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025 và các nội dung có liên quan;
Để có số liệu thực trạng làm cơ sở xây dựng Đề án giải quyết tình trạng xây dựng công trình, nhà ở lấn, chiếm sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025; UBND Tỉnh xây dựng Kế hoạch khảo sát công trình, nhà ở lấn, chiếm sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh, với các nội dung như sau:
1. Mục đích
Khảo sát, thống kê thực trạng số lượng công trình, nhà ở lấn, chiếm sông, kênh, rạch trên địa bàn Tỉnh, làm cơ sở cho việc xây dựng Đề án giải quyết tình trạng xây dựng công trình, nhà ở lấn, chiếm sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025.
2. Yêu cầu
- Việc khảo sát thực hiện từ khóm, ấp, xã, phường, thị trấn và trực tiếp đối với hộ gia đình có lấn, chiếm sông, kênh, rạch; đảm bảo đúng nguyên tắc dân chủ ở cơ sở, công bằng, công khai có sự tham gia và giám sát của người dân; xác định đúng đối tượng, không trùng lặp, bỏ sót đối tượng, phản ánh đúng thực tế, chính xác hiện trạng.
- Xác định được số lượng các công trình, nhà ở vi phạm; phân tích được đa chiều của công tác khảo sát.
- Không gây tâm lý hoang mang làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của các hộ gia đình, cá nhân được khảo sát.
1. Phạm vi khảo sát
Khảo sát, thống kê tất cả công trình, nhà ở lấn, chiếm sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
2. Nội dung và các tiêu chí khảo sát
Xác định dạng kết cấu của công trình, nhà ở; diện tích lấn, chiếm; hiện trạng sử dụng đất; mức độ của hành vi vi phạm; sinh kế của các hộ dân . Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân đối với việc nếu phải phá dỡ, di dời nhà ở, công trình vi phạm.
3. Phương pháp thực hiện
Bước 1. Công tác chuẩn bị
- Thành lập tổ giúp việc khảo sát công trình, nhà ở lấn, chiếm sông, kênh, rạch các cấp (sau đây gọi tắt Tổ giúp việc cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh) để tổ chức và giám sát quá trình khảo sát (trước ngày 03/01/2022).
- Tuyển chọn khảo sát viên tham gia khảo sát: Đảm bảo năng lực, thông thạo địa bàn, cách tiếp cận, khai thác thông tin hộ gia đình, đã tham gia nhiều cuộc điều tra, khảo sát do cấp tỉnh, huyện tổ chức (trước ngày 05/01/2022).
- Tổ chức tuyên truyền rộng rãi về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của việc khảo sát công trình, nhà ở lấn, chiếm sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là cấp cơ sở để người dân biết, tham gia thực hiện (thực hiện trong suốt quá trình triển khai khảo sát).
Bước 2. Lập danh sách hộ gia đình cần khảo sát (từ ngày 05/01/2022 đến 10/01/2022)
Tổ giúp việc cấp xã chủ trì, phối hợp với khóm, ấp và khảo sát viên lập danh sách hộ gia đình cần khảo sát (theo Phụ lục 1a, 1b).
Bước 3. Tổ chức khảo sát (từ ngày 10/01/2022 đến ngày 01/3/2022)
Tổ giúp việc cấp xã chủ trì, phối hợp với trưởng khóm, ấp và khảo sát viên đến hộ gia đình thu thập thông tin theo mẫu phiếu đã được phê duyệt (theo Phụ lục 2a, 2b).
Bước 4. Báo cáo kết quả khảo sát (từ ngày 01/3/2022 đến ngày 15/3/2022)
- UBND cấp xã tổng hợp phiếu khảo sát, báo cáo UBND cấp huyện về kết quả khảo sát trên địa bàn (thông qua Tổ giúp việc cấp huyện thẩm định trình UBND cấp huyện, trước ngày 04/3/2022).
- UBND cấp huyện tổ chức nhập tin, tổng hợp kết quả khảo sát, báo cáo Sở Xây dựng về kết quả khảo sát trên địa bàn (trước ngày 12/3/2022).
- Cục Thống kê phối hợp Sở Xây dựng tổng hợp, phân tích kết quả khảo sát (trước ngày 15/3/2022).
3. Tổ giúp việc các cấp phúc tra kết quả khảo sát trên địa bàn
Tổ giúp việc các cấp tổ chức kiểm tra, giám sát trong quá trình các địa phương thực hiện khảo sát; nếu thấy kết quả khảo sát trên địa bàn cấp xã, địa bàn khóm, ấp, chưa phản ánh sát thực tế của địa phương, Tổ giúp việc các cấp tổ chức phúc tra lại kết quả khảo sát ở những địa bàn cần thiết.
4. Xây dựng cơ sở dữ liệu
Ứng dụng công nghệ thông tin lập cơ sở dữ liệu về hồ sơ quản lý, theo dõi công trình, nhà ở lấn, chiếm sông, kênh, rạch trên địa bàn ở các xã, phường, thị trấn và khóm, ấp:
- Nhập và lưu trữ dữ liệu khảo sát theo mẫu phiếu được duyệt.
- Tổng hợp phân tích kết quả khảo sát làm cơ sở đề xuất giải pháp xử lý.
III. QUY MÔ VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Quy mô đối tượng khảo sát
Dự kiến khảo sát khoảng 22.000 công trình, nhà ở lấn, chiếm sông, kênh, rạch.
2. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện khảo sát công trình, nhà ở lấn, chiếm sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, bố trí dự toán năm 2022.
a) Thành lập Tổ giúp việc cấp tỉnh do giám đốc Sở Xây dựng làm Tổ trưởng, thành viên là lãnh đạo các Sở: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, lãnh đạo Cục Thống kê. Mời lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh và các tổ chức thành viên Mặt trận tham gia giám sát.
b) Tổ giúp việc cấp tỉnh có trách nhiệm:
- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, quy trình khảo sát cho thành viên tổ giúp việc các cấp và khảo sát viên.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình khảo sát tại các huyện, thành phố.
- Đôn đốc, giám sát Tổ giúp việc cấp huyện tổ chức thực hiện kế hoạch khảo sát công trình, nhà ở lấn, chiếm sông, kênh, rạch trên địa bàn.
- Tổng hợp kết quả khảo sát công trình, nhà ở lấn, chiếm sông, kênh, rạch trình Ủy ban nhân dân Tỉnh.
- Hướng dẫn UBND cấp huyện sử dụng cơ sở dữ liệu trong việc quản lý kết quả khảo sát.
c) Các Sở, ngành Tỉnh có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung sau:
- Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND Tỉnh thành lập Tổ giúp việc cấp tỉnh ; lập dự toán kinh phí thực hiện. Theo dõi đôn đốc việc triển khai thực hiện các nội dung, yêu cầu nhiệm vụ theo Kế hoạch.
- Sở Tài chính thẩm định dự toán kinh phí, tham mưu UBND Tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch theo quy định.
- Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải: Phối hợp Sở Xây dựng triển khai thực hiện tốt các nội dung, yêu cầu nhiệm vụ có liên quan theo Kế hoạch.
- Cục Thống kê chủ trì, phối hợp Sở Xây dựng và các Sở có liên quan : Tổ chức tập huấn hướng dẫn các địa phương cách thức thực hiện khảo sát hiện trạng; tổng hợp xử lý số liệu gửi kết quả cho Sở Xây dựng xây dựng đề án. Phối hợp Sở Xây dựng triển khai các nội dung theo kế hoạch; hướng dẫn các địa phương sử dụng cơ sở dữ liệu trong việc quản lý kết quả khảo sát.
d) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên tổ chức tuyên truyền, phổ biến mục đích, ý nghĩa cuộc rà soát và vận động nhân dân, hội viên tham gia cung cấp thông tin cho quá trình tổ chức khảo sát công trình, nhà ở lấn, chiếm sông, kênh, rạch trên địa bàn .
a) Thành lập Tổ giúp việc cấp huyện do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện làm tổ trưởng, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng/Quản lý đô thị làm tổ phó, lãnh đạo Chi Cục Thống kê làm tổ phó, thành viên là lãnh đạo các cơ quan, đơn vị liên quan do UBND cấp huyện quyết định. Mời Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên Mặt trận cùng cấp tham gia giám sát.
b) Tổ giúp việc cấp huyện giúp Chủ tịch UBND cấp huyện:
- Tổ chức thực hiện khảo sát công trình, nhà ở lấn, chiếm sông, kênh, rạch trên địa bàn; theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện.
- Thẩm định kết quả khảo sát công trình, nhà ở lấn, chiếm sông, kênh, rạch của Ủy ban nhân dân cấp xã; tổ chức nhập tin, tổng hợp kết quả khảo sát, báo cáo UBND Tỉnh thông qua Sở Xây dựng (đơn vị thường trực tổ giúp việc cấp tỉnh).
- Cập nhật và quản lý cơ sở dữ liệu về kết quả khảo sát công trình, nhà ở lấn, chiếm sông, kênh, rạch trên địa bàn theo phân quyền và hướng dẫn của Cục Thống kê Tỉnh.
a) Thành lập Tổ giúp việc cấp xã do Lãnh đạo UBND cấp xã làm Tổ trưởng; thành viên là Trưởng khóm, ấp, công chức được giao nhiệm vụ làm công tác địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã) và các thành viên khác do UBND cấp xã quyết định. Mời Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội làm thành viên.
b) Tổ giúp việc cấp xã giúp Chủ tịch UBND cấp xã:
- Tổ chức phổ biến và quán triệt nội dung kế hoạch khảo sát cho các thành viên tham gia, các khảo sát viên, các Trưởng khóm, ấp; tổ chức tuyên truyền mục đích ý nghĩa của cuộc khảo sát công trình, nhà ở lấn, chiếm sông, kênh, rạch trên địa bàn Tỉnh cho nhân dân địa phương biết; chủ động phát hiện các hành vi thống kê thiếu khách quan , không trung thực.
- Tổ chức lực lượng khảo sát viên tại khóm, ấp (mỗi khóm, ấp bố trí ít nhất 02 khảo sát viên). Lựa chọn khảo sát viên có trình độ, năng lực, kinh nghiệm đã tham gia nhiều cuộc điều tra, khảo sát, am hiểu về đánh giá các đặc điểm hộ gia đình, khảo sát viên phải được tập huấn mới được khảo sát.
- Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm về danh sách đối tượng được khảo sát; tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện về kết quả khảo sát trên địa bàn theo quy định.
- Cập nhật và quản lý cơ sở dữ liệu về kết quả khảo sát công trình, nhà ở lấn, chiếm sông, kênh, rạch trên địa bàn theo phân quyền và hướng dẫn của Cục Thống kê Tỉnh.
4. Cuộc tổng khảo sát có phạm vi rộng, mang tính phức tạp, thời gian thực hiện ngắn, liên quan trực tiếp đến cơ sở và hộ dân cùng tham gia. UBND Tỉnh đề nghị các thành viên tham gia, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Tỉnh có liên quan, Chủ tịch UBND huyện, thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội; UBND xã, phường, thị trấn tập trung chỉ đạo lực lượng cán bộ tham gia cuộc khảo sát, nâng cao tinh thần trách nhiệm, bám sát kế hoạch, quy trình và nội dung khảo sát, triển khai đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng công việc, để cuộc khảo sát đạt được mục tiêu đề ra.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh chưa phù hợp thì các cơ quan, đơn vị và địa phương báo cáo UBND Tỉnh (qua Sở Xây dựng) để thống nhất phối hợp thực hiện. Trường hợp vượt quá thẩm quyền giải quyết, Sở Xây dựng tổng hợp, báo cáo UBND Tỉnh xem xét, quyết định./.
|
TM ỦY BAN NHÂN
DÂN |
UBND TỈNH ĐỒNG THÁP
DANH SÁCH CHỦ SỞ HỮU NHÀ Ở VEN SÔNG
Huyện/thành phố: _________________________
Xã/phường/thị trấn: ________________________
Khóm/ấp: _______________________________ Tờ thứ 1 trong tổng số ____________ tờ
STT |
Họ và tên chủ sở hữu |
Giới tính |
Năm sinh |
Địa chỉ (Số nhà, tổ, đường phố) |
A |
B |
1 |
2 |
3 |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
8 |
|
|
|
|
9 |
|
|
|
|
10 |
|
|
|
|
11 |
|
|
|
|
12 |
|
|
|
|
13 |
|
|
|
|
14 |
|
|
|
|
15 |
|
|
|
|
16 |
|
|
|
|
17 |
|
|
|
|
18 |
|
|
|
|
19 |
|
|
|
|
20 |
|
|
|
|
21 |
|
|
|
|
22 |
|
|
|
|
23 |
|
|
|
|
24 |
|
|
|
|
25 |
|
|
|
|
Tổng số nhà ở: _______
Người rà soát |
Trưởng khóm/ấp |
Ngày … tháng … năm 2021 |
UBND TỈNH ĐỒNG THÁP
DANH SÁCH CHỦ SỞ HỮU CÔNG TRÌNH VEN SÔNG
Huyện/thành phố: ______________________
Xã/phường/thị trấn: _____________________
Khóm/ấp: _____________________________ Tờ thứ 1 trong tổng số___________ tờ
STT |
Họ và tên chủ sở hữu |
Giới tính |
Năm sinh |
Địa chỉ (Số nhà, tổ, đường phố) |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
8 |
|
|
|
|
9 |
|
|
|
|
10 |
|
|
|
|
11 |
|
|
|
|
12 |
|
|
|
|
13 |
|
|
|
|
14 |
|
|
|
|
15 |
|
|
|
|
16 |
|
|
|
|
17 |
|
|
|
|
18 |
|
|
|
|
19 |
|
|
|
|
20 |
|
|
|
|
21 |
|
|
|
|
22 |
|
|
|
|
23 |
|
|
|
|
24 |
|
|
|
|
25 |
|
|
|
|
Tổng số công trình: ________________
Người rà soát |
Trưởng khóm/ấp |
Ngày … tháng … năm 2021 |
DỰ THẢO |
UBND TỈNH ĐỒNG THÁP |
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN NHÀ Ở VEN SÔNG, KÊNH, RẠCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ GIA ĐÌNH
1. Huyện/thành phố: ................................................................................
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Xã/phường/thị trấn: .............................................................................
3. Số nhà, tổ, đường, khóm/ấp: ...............……………………………….
4. Tên tuyến sông, kênh, rạch: ………………….………………............
|
|
|
|
|
5. Họ và tên chủ hộ: ………………….……………Số điện thoại: ………........... Hộ số:……..
6. Hộ gia đình thuộc đối tượng (nếu có): □ 1.Hộ nghèo □ 2.Hộ cận nghèo
II. THÔNG TIN VỀ NHÀ Ở
CÂU HỎI |
CÂU TRẢ LỜI |
||
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ ông/bà có liên quan đến căn nhà này? |
CÓ…………..…1 □ KHÔNG……….2 □ |
DIỆN TÍCH:……...m2 (ĐẤT Ở:…..…...m2) |
|
2. Tổng diện tích xây dựng của căn nhà này? |
DIỆN TÍCH: ……………………..…...m2 |
||
3. Tổng diện tích sàn xây dựng của căn nhà này trên đất không phải đất ở hoặc không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? |
DIỆN TÍCH: ……………………..…...m2 |
||
3.1. Phần xây dựng này có cột, sàn, dầm là bê tông cốt thép; tường xây gạch; nền lát gạch; mái tôn/ngói/bê tông cốt thép? |
01 TẦNG (TRỆT) ........................................ 1 □ 02 TẦNG ..................................................... 2 □ |
||
3.2. Phần xây dựng này có cột, giằng là gỗ nhóm III trở lên; vách gỗ/tôn; nền lát gạch hoặc sàn gỗ? |
MÁI LÁ ........................................................ 1 □ MÁI TÔN ..................................................... 2 □ MÁI NGÓI ................................................... 3 □ |
||
3.3. Phần xây dựng này có cột, giằng là tre, bạch đàn, tràm, gỗ tạp khác; vách lá/tôn; nền đất hoặc sàn gỗ? |
MÁI LÁ ........................................................ 1 □ MÁI TÔN ..................................................... 2 □ |
||
3.4. Phần xây dựng này được xây dựng năm nào? |
Năm: _________ |
||
4. Việc thoát nước thải của hộ gia đình như thế nào? |
TRỰC TIẾP XUỐNG SÔNG, KÊNH, RẠCH .............................................. 1 □ ĐẤU NỐI VÀO HỆ THỐNG XỬ LÝ HỢP VỆ SINH ............................................. 2 □ |
||
5. Hộ ông/bà đang sinh sống thuộc khu vực sạt lở, không đảm bảo an toàn (đã được cơ quan có thẩm quyền công bố)? |
CÓ .............................................................. 1 □ KHÔNG........................................................ 2 □ |
||
6. Hộ ông/bà có nhà ở nào khác ngoài căn nhà này không? |
CÓ .............................................................. 1 □ KHÔNG........................................................ 2 □ |
||
7. Hộ ông/bà đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nào khác không? |
CÓ…………..…1 □ KHÔNG……….2 □ |
CÓ ĐẤT Ở……….. □ |
|
8. Nguyện vọng của ông/bà như thế nào khi được giải tỏa di dời? |
HỖ TRỢ TÁI ĐỊNH CƯ .............................. 1 □ HỖ TRỢ NHÀ Ở XÃ HỘI ........................... 2 □ HỖ TRỢ CHI PHÍ DI DỜI .......................... 3 □ KHÁC…………………………………………..4 □ |
||
|
|
|
|
Trân trọng cám ơn sự hợp tác của Ông/Bà!
Khảo sát viên |
Người cung cấp
thông tin |
DỰ THẢO |
UBND TỈNH ĐỒNG THÁP |
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN CÔNG TRÌNH VEN SÔNG, KÊNH, RẠCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CHỦ SỞ HỮU CÔNG TRÌNH
1. Huyện/thành phố: ...............................................................................
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Xã/phường/thị trấn: .............................................................................
3. Số nhà, tổ, đường, khóm/ấp: ...............………………………………
4. Tên tuyến sông, kênh, rạch: ………………………..……….……….
|
|
|
|
|
5. Họ và tên chủ sở hữu/người đại diện theo pháp luật: .............. ...……
6. Số điện thoại: ………………………………………………………..
II. THÔNG TIN VỀ CÔNG TRÌNH
CÂU HỎI |
CÂU TRẢ LỜI |
|
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ ông/bà hoặc người đại diện tổ chức có liên quan đến công trình này? |
CÓ…………..…1 □ KHÔNG……….2 □ |
DIỆN TÍCH:……...m2 |
2. Tổng diện tích xây dựng của công trình này? |
DIỆN TÍCH: ……………………..…...m2 |
|
3. Tổng diện tích xây dựng của công trình này trên đất không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? |
DIỆN TÍCH: ……………………..…...m2 |
|
3.1. Phần xây dựng này có kết cấu dạng nhà 01 tầng; nền bê tông cốt thép/lát gạch; tường xây gạch/vách tôn; xà gồ thép hình (hoặc gỗ nhóm III trở lên); mái lợp tôn? |
DIỆN TÍCH: :……………………..…..m2 |
|
3.1.1. Khẩu độ ≤ 12m, cao ≤ 6m |
Cột BTCT, kèo thép ..................................... 1 □ Cột thép, kèo thép......................................... 2 □ |
|
3.1.2. Khẩu độ ≤ 15m, cao ≤ 9m |
Cột BTCT, kèo thép ..................................... 1 □ Cột thép, kèo thép......................................... 2 □ |
|
3.2. Phần xây dựng này có kết cấu dạng công trình khác (kè; sàn bê tông, sân, nền) |
Kè, san lấp: ……………..……..…m2 Sàn BTCT:…………………..…....m2 Bè cố định trên sông:……….…….m2 |
|
3.3. Phần xây dựng này được xây dựng năm nào? |
Năm: ______ |
|
4. Nguyện vọng của ông/bà hoặc người đại diện như thế nào khi được giải tỏa di dời? |
HỖ TRỢ CHI PHÍ DI DỜI .......................... 1 □ KHÁC………………….………..……………..2 □ |
Trân trọng cám ơn sự hợp tác của Ông/Bà!
Khảo sát viên |
Người cung cấp
thông tin |
Bước 1: Căn cứ nhiệm vụ được phân công, người phụ trách thực hiện thu thập thông tin, đối chiếu các cơ sở pháp lý có liên quan thông qua công chức phụ trách chuyên môn trên địa bàn theo từng tuyến sông, kênh, rạch, khu vực, xác định các trường hợp vi phạm các quy định quản lý về đất đai, thống kê lập phiếu danh sách chủ sở hữu (chủ đầu tư) nhà ở, công trình theo Phiếu 1a (phụ lục 1a) hoặc Phiếu 1b (phụ lục 1b);
Bước 2: Trên cơ sở tổng hợp phiếu danh sách theo Phiếu 1a (phụ lục 1a) hoặc Phiếu 1b (phụ lục 1b), Tổ khảo sát (?) triển khai xây dựng kế hoạch tổ chức, điều tra, phỏng vấn, thu thập thông tin từng trường hợp theo danh sách
được tổng hợp theo Bước 1.
Bước 3: Tổ khảo sát tiến hành khảo sát, điều tra, phỏng vấn, thu thập thông tin trực tiếp đối với từng chủ sở hữu (chủ đầu tư), ghi kết quả trả lời theo Phiếu 2a (phụ lục 3) hoặc Phiếu 2b (phụ lục 2b).
Lưu ý : Trong quá trình thực hiện Bước 3 nếu đủ cơ sở, thông tin xác định trường hợp chủ sở hữu (chủ đầu tư) không vi phạm các quy định quản lý về đất đai thì gạch bỏ phần họ và tên chủ sở hữu đã xác định không vi phạm tại Phiếu 1a (phụ lục 1a) hoặc Phiếu 1b (phụ lục 1b).
Bước 4: Tổ khảo sát rà soát, điều chỉnh, tổng hợp hoàn chỉnh số liệu theo phiếu danh sách chủ sở hữu (chủ đầu tư) nhà ở, công trình từng tuyến sông, kênh, rạch, khu vực, tổ theo Phiếu 1a (phụ lục 1a) hoặc Phiếu 1b (phụ lục 1b).
Nguyên tắc khảo sát, thu thập thông tin
- Tất cả các công trình, nhà ở lấn, chiếm ven sông, kênh, rạch có vi phạm các quy định quản lý về đất đai phải được thống kê, lập danh sách đầy đủ và thực hiện điều tra, khảo sát thu thập thông tin đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực theo quy định.
- Khảo sát viên trực tiếp phỏng vấn chủ sở hữu (chủ đầu tư) công trình hoặc nhà ở và ghi ngay vào phiếu khảo sát những thông tin thu thập, tiếp nhận đảm bảo đúng, đủ nội dung cần điều tra, khảo sát thể hiện trên phiếu khảo sát.
- Kịp thời phối hợp các tổ chức, đơn vị và cá nhân phụ trách có liên quan thực hiện xác minh, nắm thông tin các nội dung còn vướng mắc, khó xác định, làm cơ sở ghi nhận câu trả lời vào phiếu đảm bảo chính xác, trung thực, phù hợp điều kiện, hoàn cảnh thực tế.
II. CÁCH GHI THÔNG TIN TRONG 02 LOẠI PHIẾU (Phiếu 2a hoặc Phiếu 2b)
1.1. “I. THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ GIA ĐÌNH”
- Mục 1“Huyện/thành phố”: ghi tên huyện/ thành phố có nhà ở cần khảo sát và mã số cấp huyện do Cục thống kê hướng dẫn.
- Mục 2“Xã/phường/thị trấn”: ghi tên xã/ phường/ thị trấn có nhà ở cần khảo sát và mã số cấp xã do Cục thống kê hướng dẫn.
- Mục 3“Số nhà, tổ, đường, khóm/ấp”: ghi thông tin đầy đủ, chính xác thông tin vị trí nhà ở cần khảo sát.
- Mục 4“Tên tuyến sông, kênh, rạch”: Khảo sát viên ghi mã số theo danh mục sông, kênh, rạch đúng theo hướng dẫn, trong trường hợp sông, kênh rạch cần khảo sát không thuộc danh mục công bố, thì ghi đầy đủ tên sông, kênh, rạch đã có tên gọi, trường hợp không có tên thì chi theo điểm xuất phát đến điểm kết thúc gắn với các công trình, tuyến sông hoặc địa danh khác do địa phương quản lý.
- Mục 5 “Hộ số”: ghi theo thứ tự cộng dồn các hộ đã khảo sát.
- Mục 6 “Hộ gia đình thuộc đối tượng (nếu có)”: trong trường hợp chưa nắm đủ thông tin chính xác trước khi tiến hành khảo sát, Khảo sát viên đề nghị UBND cấp xã nơi có nhà ở cần khảo sát, cung cấp Quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và ghi kết quả tại thời điểm khảo sát.
1.2. “II. THÔNG TIN VỀ NHÀ Ở”
- Câu 1: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ ông/bà có liên quan đến căn nhà này?”:
+ Trường hợp nhà ở xây dựng trên đất có quyền sử dụng đất, thì căn cứ thông tin trên giấy chứng nhận QSDĐ hoặc thông tin xác thực do những người có liên quan cung cấp, Khảo sát viên đánh dấu “X” vào Câu trả lời CÓ và điền đầy đủ thông tin về DIỆN TÍCH đất, diện tích ĐẤT Ở theo thông tin thể hiện trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp.
+ Trường hợp nhà ở xây dựng trên đất không có quyền sử dụng đất, Khảo sát viên đánh dấu “X” vào Câu trả lời KHÔNG và không cần ghi thêm nội dung vào Câu trả lời số 1 này.
- Câu 2: “Tổng diện tích xây dựng của căn nhà này?”: ghi nhận DIỆN TÍCH toàn bộ tầng trệt của căn nhà dựa trên dựa trên thông tin được cung cấp hoặc kết quả đo đạt thực tế của Khảo sát viên.
- Câu 3: “Tổng diện tích sàn xây dựng của căn nhà này trên đất không phải đất ở hoặc không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?”: Việc ghi nhận DIỆN TÍCH (vi phạm) của căn nhà căn cứ các thông tin đã khảo sát về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tổng diện tích xây dựng của căn nhà để Khảo sát viên xác định và ghi DIỆN TÍCH (bao gồm diện tích sử dụng các tầng thuộc phần xây dựng vi phạm của căn nhà) vào Câu trả lời.
+ Đối với Câu 3.1, Câu 3.2 Câu 3.2: Trên cơ sở ghi Câu trả lời có DIỆN TÍCH (vi phạm) tại Câu 3, Khảo sát viên quan sát bằng trực quan về kết cấu, vật liệu được xây dựng trên phần DIỆN TÍCH (vi phạm) đối chiếu nội dung mô tả Câu 3.1 đến Câu 3.3 để lựa chọn loại kết cấu nhà và đánh dấu “X” vào Cột Câu trả lời tương ứng nội dung mô tả, gần giống với thực tế quan sát.
+ Tại Câu 3.4: “Phần xây dựng này được xây dựng năm nào?”: Ghi NĂM Câu trả lời dựa trên thông tin do chủ hộ cung cấp hoặc để trống trong trường hợp không xác định.
- Câu 6 và Câu 7: “Hộ ông/bà có nhà ở nào khác ngoài ngôi nhà này trên địa bàn xã/phường/thị trấn này không?” và “Hộ ông/bà đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nào khác không?”:
+ Nếu Khảo sát viên nắm thông tin hộ gia đình có nhà ở hoặc đất ở tại vị trí khác căn nhà đang khảo sát thì Khảo sát viên hỏi thêm để xác thực thông tin về DIỆN TÍCH ghi chính xác vào Câu trả lời số 6 và Câu trả lời số 7.
+ Trường hợp Khảo sát viên không có thông tin liên quan đến nhà ở đất ở khác của hộ gia đình có nhà đang khảo sát thì phỏng vấn theo nội dung câu hỏi và ghi câu trả lời dựa trên thông tin do hộ gia đình cung cấp.
- Câu 8: “Nguyện vọng của ông/bà như thế nào khi được giải toả di dời căn nhà này?”: Theo câu hỏi này các Khảo sát viên căn cứ các Câu trả lời tại Câu này, hướng dẫn, gợi ý để chủ sở hữu (chủ đầu tư), lựa chọn và ghi câu trả lời theo 01 trong 04 trường hợp đã nêu.
2.1. “I. THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ GIA ĐÌNH”
- Mục 1“Huyện/thành phố”: ghi tên huyện/ thành phố có nhà ở cần khảo sát và mã số cấp huyện do Cục thống kê hướng dẫn.
- Mục 2“Xã/phường/thị trấn”: ghi tên xã/ phường/ thị trấn có nhà ở cần khảo sát và mã số cấp xã do Cục thống kê hướng dẫn.
- Mục 3“Số nhà, tổ, đường, khóm/ấp”: ghi thông tin đầy đủ, chính xác thông tin vị trí nhà ở cần khảo sát.
- Mục 4“Tên tuyến sông, kênh, rạch”: Khảo sát viên ghi mã số theo danh mục sông, kênh, rạch đúng theo hướng dẫn, trong trường hợp sông, kênh rạch cần khảo sát không thuộc danh mục công bố, thì ghi đầy đủ tên sông, kênh, rạch đã có tên gọi, trường hợp không có tên thì chi theo điểm xuất phát đến điểm kết thúc gắn với các công trình, tuyến sông hoặc địa danh khác do địa phương quản lý.
2.2. THÔNG TIN VỀ CÔNG TRÌNH
- Câu 1: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ ông/bà hoặc người đại diện tổ chức có liên quan đến công trình này?”: Đây là một câu hỏi mở, nội dung trả lời cần thực hiện theo trình tự, có thể:
+ Trường hợp công trình xây dựng trên đất có quyền sử dụng đất, thì căn cứ thông tin trên giấy chứng nhận QSDĐ hoặc thông tin xác thực do những
người có liên quan cung cấp, Khảo sát viên đánh dấu “X” vào Câu trả lời CÓ và điền đầy đủ thông tin về DIỆN TÍCH đất theo thông tin thể hiện trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp.
+ Trường hợp công trình xây dựng trên đất không có quyền sử dụng đất, Khảo sát viên đánh dấu “X” vào Câu trả lời KHÔNG và không cần ghi thêm nội dung vào Câu trả lời số 1 này.
- Câu 2: “Tổng diện tích xây dựng của công trình này?”: ghi nhận DIỆN TÍCH toàn bộ tầng trệt của công trình dựa trên thông tin được cung cấp hoặc kết quả đo đạt thực tế của Khảo sát viên.
- Câu 3: “Tổng diện tích xây dựng của công trình này trên đất không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?”: Việc ghi nhận DIỆN TÍCH (vi phạm) của công trình căn cứ các thông tin đã khảo sát về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tổng diện tích xây dựng của công trình để Khảo sát viên xác định và ghi DIỆN TÍCH (bao gồm tổng diện tích sử dụng các tầng thuộc phần xây dựng vi phạm của công trình nếu có) vào Câu trả lời.
+ Trên cơ sở ghi Câu trả lời có DIỆN TÍCH (vi phạm) tại Câu 3, Khảo sát viên căn cứ kết cấu, hình dạng công trình để ghi câu trả lời cho phù hợp theo nội dung mô tả theo từng mục thể hiện trong Phiếu, cụ thể:
. Nếu công trình, phần công trình vi phạm cần khảo sát có dạng nhà kho,
xưởng, Khảo sát viên khảo sát, phỏng vấn và ghi Câu trả lời về DIỆN TÍCH vi phạm tại Câu 3.1, đồng thời xác định khẩu độ và chiều cao, đánh dấu “X” vào nội dung mô tả tương ứng tại Câu trả lời thuộc Câu 3.1.1 hoặc Câu 3.1.2 của Phiếu.
. Nếu công trình, phần công trình vi phạm cần khảo sát có dạng kết cấu công trình khác, dựa trên khảo sát, thông tin được cung cấp, Khảo sát viên ghi DIỆN TÍCH theo loại công trình khác tương ứng vào Câu trả lời thuộc Câu 3.2 của Phiếu.
+ Tại Câu 3.3: “Phần xây dựng này được xây dựng năm nào?”: Ghi NĂM Câu trả lời dựa trên thông tin do chủ hộ cung cấp hoặc để trống trong trường hợp không xác định.
- Câu 4: “Nguyện vọng của ông/bà hoặc người đại diện như thế nào khi được giải tỏa di dời?”: Theo câu hỏi này, Khảo sát viên đánh dấu “X” vào Câu trả lời “hỗ trợ chi phí di dời” nếu chủ sở hữu (chủ đầu tư) có nguyện vọng.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.