ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/KH-UBND |
Hưng Yên, ngày 03 tháng 3 năm 2022 |
TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN NĂM 2022
Thực hiện Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2021-2025.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai hoạt động giáo dục nghề nghiệp tỉnh năm 2022 như sau:
1. Mục tiêu chung
- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022 của Chính phủ với nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục đổi mới, chủ động thích ứng, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo theo tinh thần chủ đề điều hành "Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển".
- Triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả công tác đào tạo nghề, chú trọng chất lượng đào tạo; đào tạo gắn với doanh nghiệp, đảm bảo đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, hoàn thành, mục tiêu,nhiệm vụ năm 2022 với chủ đề hành động là "Phát triển nhân lực có kỹ năng nghề".
2. Mục tiêu cụ thể
- Năm 2022, tuyển sinh đào tạo cho khoảng 50.000 người. Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt trên 92%.
- Phấn đấu đến hết năm 2022, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 68%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 27%.
- Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng mở, tinh gọn, phù hợp, chất lượng và hiệu quả; thực hiện cơ chế tự chủ đối với một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.
- Phấn đấu năm 2022, tăng điểm chỉ số “đào tạo lao động” so với năm 2021, góp phần cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
Năm 2022, tuyển sinh các cấp trình độ cho khoảng 50.000 người, cụ thể: Tuyển sinh đào tạo chính quy cho 9.000 người, trong đó trình độ trung cấp khoảng 6.500 người, trình độ cao đẳng khoảng 2.500 người; đào tạo thường xuyên (sơ cấp, ngắn hạn, chuyển giao kỹ thuật...) cho khoảng 41.000 người.
Hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp qua thẻ cho khoảng từ 30 đến 50 thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.
Hỗ trợ đào tạo nghề, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho khoảng từ 150 đến 200 lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư số 32/2018/TT-LĐTBXH ngày 26/12/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Hỗ trợ đào tạo nghề cho từ 150 đến 200 lao động theo Nghị định số 61/2020/NĐ-CP ngày 29/5/2020 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.
2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ để đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, cụ thể:
- Áp dụng khung trình độ quốc gia về giáo dục nghề nghiệp; chương trình chuyên gia quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp. Hướng dẫn đơn vị thực hiện công tác kiểm định và tự kiểm định chất lượng đào tạo theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, đánh giá kỹ năng nghề tại các doanh nghiệp và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo các chuẩn được ban hành; các giải pháp tăng cường hiệu quả giáo dục nghề nghiệp theo hướng gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và xu hướng tự động hóa.
- Tăng cường hoạt động đánh giá, công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; phong trào thi kỹ năng nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức các kỳ thi, hội thi và trao giải thưởng dành cho người học tiêu biểu trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp nhằm tôn vinh, lan tỏa những giá trị của nhân lực có kỹ năng nghề xuất sắc tới giới trẻ và xã hội.
- Thực hiện tốt công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh đối với học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông.
- Tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực đào tạo cho các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên và các trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm.
3. Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp
Triển khai thực hiện các hoạt động phát triển chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp đào tạo; đầu tư hạ tầng, nền tảng, thiết bị và học liệu số; phát triển năng lực số cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; chuyển đổi số trong hoạt động quản lý nhà nước và quản trị cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Triển khai các hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên môi trường số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học, kiểm tra, đánh giá, giúp tăng cường hiệu quả công tác quản lý vả mở rộng phương thức, cơ hội tiếp cận giáo dục nghề nghiệp, tạo đột phá về chất lượng, tăng nhanh số lượng đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia.
4. Tuyên truyền, tư vấn, phổ biến pháp luật về giáo dục nghề nghiệp
Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm về giáo dục nghề nghiệp, qua đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trao đổi, cung cấp nhu cầu về lao động, về đào tạo; định hướng đào tạo từ cung sang cầu theo thị trường lao động, nhất là đào tạo lao động chất lượng cao.
Phối hợp Đài phát thanh - Truyền hình Hưng Yên; Báo Hưng Yên và các cơ quan báo chí Trung ương tiến hành tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nhiều phương pháp cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau về vai trò, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề trong giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, xây dựng nông thôn mới.
5. Tham dự Hội thi do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức
Tham dự Kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia năm 2022 nhằm tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên được trình diễn kỹ năng; đồng thời, tôn vinh lực lượng lao động trẻ có kỹ năng nghề cao theo khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia và tiếp cận được với chuẩn kỹ năng nghề thế giới và Asean.
Tham dự Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc năm 2022 nhằm tạo điều kiện cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp và học sinh, sinh viên thể hiện sự sáng tạo, niềm đam mê nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ đế sáng chế và cải tiến thiết bị đào tạo, qua đó, nâng cao chất lượng và khả năng ứng dụng của thiết bị, nhân rộng thiết bị có tính khả thi cao, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
6. Kiểm tra, giám sát và các hoạt động chuyên môn khác
Tiếp tục kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án giáo dục nghề nghiệp của tỉnh; giám sát việc thực hiện các quy định về giáo dục nghề nghiệp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh.
Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp để biểu dương với những đơn vị thực hiện tốt và chấn chỉnh, xử lý với những đơn vị vi phạm các quy định về giáo dục nghề nghiệp.
Tổ chức từ 02 đến 05 đợt kiểm tra, giám sát việc thực hiện kiến nghị sau kiểm tra việc thực hiện công tác giáo dục nghề nghiệp năm 2021.
- Nguồn ngân sách Nhà nước cấp hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
- Nguồn vốn lồng ghép trong các Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, kế hoạch, dự án khác.
- Nguồn vay ưu đãi nước ngoài, vốn ODA.
- Nguồn từ thu học phí; thu từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; hoạt động liên doanh, liên kết; cho thuê tài sản công theo quy định của pháp luật.
- Huy động của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn thu, quỹ hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì triển khai thực hiện các hoạt động trong Kế hoạch đảm bảo hiệu quả, đạt được các mục tiêu đề ra.
Phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cụ thể hóa các nội dung của Kế hoạch, triển khai có trách nhiệm theo chức năng nhiệm vụ được phân công để phát huy hiệu quả nguồn lực, hoàn thành tốt chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch "Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".
Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá việc triển khai thực hiện các nội dung trong Kế hoạch; tham mưu đề xuất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục nghề nghiệp năm 2022.
2. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng chỉ tiêu Kế hoạch, bố trí nguồn lực để thực hiện các nội dung hoạt động của Kế hoạch.
Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính, đầu tư đối với các chính sách, hoạt động theo Kế hoạch; phối hợp kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình, chỉ tiêu Kế hoạch.
Căn cứ Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn, quán triệt các nội dung về công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp tới các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên để định hướng hiệu quả về việc chọn đúng nghề, đúng trình độ đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động chất lượng cao.
Phối hợp với các địa phương, đơn vị, cơ quan liên quan tăng cường tuyên truyền về công tác phân luồng học nghề, khởi nghiệp tại địa phương.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì thực hiện nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch truyền thông về giáo dục nghề nghiệp năm 2022.
Chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp; tuyên truyền vai trò, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện địa hóa và trong xu thế tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0.
5. Các sở, ngành khác: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các hoạt động liên quan.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ có kế hoạch phối hợp, triển khai thực hiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên trong độ tuổi tích cực tham gia học nghề phù hợp với năng lực và điều kiện sinh sống tại địa phương; tư vấn miễn phí về nghề nghiệp, việc làm, thành lập doanh nghiệp, trang trại và cơ sở sản xuất, kinh doanh; tham gia đào tạo nghề và tham gia giám sát tình hình thực hiện Kế hoạch.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp của huyện, thành phố, thị xã năm 2022. Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị chức năng thực hiện nghiêm túc hiệu quả các hoạt động giáo dục nghề nghiệp - việc làm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước theo thẩm quyền; phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai các hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
8. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Xây dựng kế hoạch tuyển sinh đào tạo hằng năm, báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Chủ động trong công tác tuyển sinh và thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch được giao.
Tăng cường chủ động liên kết, phối hợp với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong việc tuyển sinh - đào tạo - tiếp nhận lao động sau đào tạo.
Phối hợp với doanh nghiệp tổ chức “Ngày hội tư vấn tuyển sinh học nghề và giới thiệu việc làm năm 2022” có sự tham gia của người học, người lao động và nhà tuyển dụng. Phối hợp tổ chức các đợt tham quan, trải nghiệm cho học sinh cấp học phổ thông tại doanh nghiệp, giúp các em định hướng học nghề, lập nghiệp.
Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật và chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, các cơ quan có thẩm quyền về công tác giáo dục nghề nghiệp.
9. Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh
Đổi mới, nâng cao hiệu quả các hoạt động giới thiệu việc làm, tổ chức các phiên giao dịch thường xuyên, bằng nhiều hình thức, tại các xã, thị trấn với đầy đủ các thông tin về tuyển dụng lao động, giới thiệu việc làm,tư vấn học nghề nhằm truyền tải thông tin đến với người lao động.
Hỗ trợ doanh nghiệp trong đào tạo và tuyển dụng lao động qua nhiều kênh khác nhau, đa dạng hình thức như cố định, lưu động, online.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kết nối cung - cầu để nâng cao hiệu quả đào tạo và sử dụng lao động, bao gồm cả lao động đã đi làm việc ở nước ngoài trở về nước để phát huy các thế mạnh của họ trong lao động, sản xuất và nâng cao thu nhập gắn với việc làm bền vững.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai có trách nhiệm và hiệu quả Kế hoạch, báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) trước ngày 15/12/2022./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.