ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3550/KH-UBND-NCPC |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 7 năm 2020 |
Thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Công văn số 979/BTP-PBGDPL ngày 19/3/2020 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2020; Kế hoạch số 2686/KH-UBND ngày 18/6/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn năm 2018 - 2021, Kế hoạch 7207/KH-UBND ngày 31/7/2018 về tổ chức và phát động phong trào thi đua lập thành tích chào mừng Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam - 09/11 giai đoạn 2018 - 2023, hướng tới kỷ niệm 10 năm triển khai Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam - 09/11 (2013 - 2023) trên địa bàn Thành phố, Kế hoạch số 7612/KH-UBND ngày 27/12/2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2020, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngày Pháp luật Việt Nam) năm 2020 trên địa bàn Thành phố với các nội dung cụ thể như sau:
1. Mục đích
a) Tiếp tục tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam - 09/11 năm 2020 thiết thực, hiệu quả, qua đó tiếp tục tôn vinh, khẳng định vị trí, vai trò Hiến pháp, pháp luật trong đời sống xã hội; bảo vệ quyền con người, quyền công dân; giáo dục ý thức thượng tôn Hiến pháp, pháp luật cho mọi người trong xã hội.
b) Gắn với quán triệt, triển khai các nội dung theo Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân; quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ X nhiệm kỳ 2015 - 2020; các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 05 năm (2016-2020); chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; các luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định... quan trọng mới ban hành hoặc có hiệu lực năm 2020, 2021 có liên quan thiết thực đến cơ quan, đơn vị, người dân, doanh nghiệp trên địa bàn.
c) Tạo sự đồng thuận, niềm tin của Nhân dân vào các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giáo dục tinh thần yêu nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
2. Yêu cầu
a) Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam - 09/11 năm 2020, mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân cần xác định hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam là việc làm hàng ngày, thường xuyên, bằng hành động, việc làm cụ thể, thường xuyên nhằm tạo sự chuyển biến căn bản, toàn diện và bền vững trong ý thức tự giác tuân thủ, chấp hành Hiến pháp và pháp luật; gắn công tác xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật, phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
b) Các địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam sâu rộng, thiết thực, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, phù hợp và tiết kiệm, có trọng tâm, trọng điểm, không phô trương, hình thức, phù hợp với từng ngành, từng cấp, từng địa phương, cơ quan, đơn vị nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân Thành phố.
c) Tiếp tục phát huy vai trò, thế mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan báo chí trong tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về Ngày Pháp luật Việt Nam cho các tầng lớp Nhân dân; tăng cường xã hội hóa trong tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam tại cơ quan, đơn vị và địa phương.
1. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các thành viên của Mặt trận Tổ quốc phối hợp thực hiện.
2. Các đơn vị thuộc các lực lượng vũ trang nhân dân.
3. Các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố.
4. Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn.
5. Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp thuộc sự quản lý của Thành phố theo phân cấp.
6. Các Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước thuộc sự quản lý của Thành phố theo phân cấp và các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.
7. Các cơ quan báo, đài trên địa bàn Thành phố.
III. KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM NĂM 2020
Khẩu hiệu tuyên truyền: đề nghị tham khảo và sử dụng các khẩu hiệu do Bộ Tư pháp cung cấp tại chuyên mục “Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp và Cổng thông tin Tuyên truyền, phổ biến pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh (https://tuyentruyenphapluat.tphcm.gov.vn).
Ngoài ra, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý và tình hình thực tế, các sở, ngành, đoàn thể Thành phố, các quận, huyện có thể xây dựng các khẩu hiệu khác phù hợp với chủ đề Ngày Pháp luật Việt Nam, tạo sự đa dạng phong phú về nội dung tuyên truyền nhân Ngày Pháp luật Việt Nam, đáp ứng yêu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam - 09/11 năm 2020 tổ chức thường xuyên, liên tục, tập trung trong thời gian từ ngày kế hoạch được Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành đến hết ngày 30/11/2020; đặc biệt trong tháng cao điểm bắt đầu từ ngày 15/10/2020 đến ngày 15/11/2020, tập trung triển khai đồng loạt các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về Ngày Pháp luật Việt Nam - 09/11 năm 2020 của cơ quan, đơn vị, địa phương.
1. Tiếp tục phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X nhiệm kỳ 2015 - 2020; các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 05 năm (2016-2020); 7 chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X, giai đoạn 2016 - 2020; Hiến pháp năm 2013, các chủ trương, chính sách, văn bản về cải cách hành chính, cải cách tư pháp, kiểm soát thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành pháp luật, trách nhiệm giải trình của các cấp chính quyền địa phương, của cán bộ, công chức nhà nước, Nghị quyết 54/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc Hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh; các luật, nghị quyết mới được Quốc hội khóa XIV thông qua hoặc có hiệu lực năm 2019, 2020; Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 (Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch số 2686/KH-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố về phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2018 - 2021); Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ); chủ trương của Đảng và Nhà nước về khắc phục tác động của đại dịch COVID-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước (Kết luận số 77-KL/TW ngày 5/6/2020 của Bộ Chính trị về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch COVID-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước); các văn bản pháp luật trong các lĩnh vực liên quan đến người dân, doanh nghiệp, tập trung phổ biến, tuyên truyền các lĩnh vực pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, khởi nghiệp, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp; lao động, bảo vệ môi trường, bảo đảm vệ sinh, an ninh, an toàn trường học; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, khiếu nại, tố cáo; phòng, chống xâm hại phụ nữ và trẻ em, bạo lực học đường, bạo lực gia đình, tội phạm, các tệ nạn xã hội và cháy nổ; bảo đảm trật tự đô thị, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm và các vấn đề khác của xã hội được dư luận quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội..., cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, các quy định pháp luật mới thuộc các lĩnh vực trọng tâm, quan trọng trong kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự... và các nội dung phát sinh đột xuất khác (nếu có).
2. Tuyên truyền Đại hội Đảng các cấp, Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025; Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 20/6/2020 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 và công tác chuẩn bị của Thành phố về đại biểu Quốc hội khoá XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; việc triển khai thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân trên địa bàn thành phố và tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.
3. Đẩy mạnh phổ biến, thông tin về cải cách tư pháp, cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, thực hiện đồng bộ các biện pháp đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; hoàn thiện pháp luật về đầu tư công, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, chính sách người có công, bảo trợ xã hội, bảo đảm an sinh xã hội; cải cách chính sách pháp luật về đất đai, bảo hiểm xã hội... góp phần xây dựng Chính phủ “kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”.
4. Đẩy mạnh giáo dục ý thức và lợi ích của việc tuân thủ, chấp hành pháp luật; xây dựng, bồi dưỡng, nhân rộng, khen thưởng, tôn vinh gương người tốt, việc tốt, điển hình trong xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật; phê phán, đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật hoặc lệch chuẩn xã hội; nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trong chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật; phát huy tinh thần gương mẫu tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên; kết hợp chặt chẽ với giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống để hình thành nhân cách con người Việt Nam phát triển toàn diện; củng cố vững chắc niềm tin của Nhân dân vào chế độ; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tập hợp, vận động Nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật để tạo đồng thuận xã hội; có các giải pháp cụ thể để tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
5. Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, vi phạm pháp luật, sách nhiễu người dân và doanh nghiệp, thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí...
6. Rà soát, điều chỉnh, cập nhật, công bố công khai danh sách báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 8 Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.
1. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật gắn với triển khai nhiệm vụ được giao tại Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân.
Các hoạt động cụ thể: tổ chức hội nghị triển khai, tổ chức học tập, quán triệt văn bản pháp luật; lồng ghép việc phổ biến văn bản pháp luật với việc tổ chức nội dung sinh hoạt khác của cơ quan, đơn vị, địa phương; tổ chức mít tinh, hội thảo, tọa đàm, giao lưu, trao đổi thảo luận về các nội dung pháp luật; tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động; triển lãm; tổ chức các hình thức thi tìm hiểu pháp luật (trực tuyến, sân khấu hóa); tổ chức biên soạn, cấp phát tài liệu pháp luật; tổ chức chiếu phim về câu chuyện pháp luật; tổ chức biểu diễn các tiểu phẩm pháp luật hoặc tổ chức trợ giúp, tư vấn pháp luật miễn phí cho người dân ở cơ sở, các đối tượng đặc thù theo quy định...; có thể lồng ghép các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật với việc thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh” và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”...Trong tháng cao điểm tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật, khuyến khích các sở, ngành, đoàn thể, địa phương tổ chức hoạt động đối thoại chính sách - pháp luật, tư vấn pháp luật miễn phí cho người dân và doanh nghiệp...
2. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số, mạng internet, cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị; sử dụng hiệu quả mạng lưới thông tin cơ sở; tăng cường thời lượng, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, tọa đàm, phóng sự chuyên sâu, phim tài liệu, tin, bài, ảnh, các thông điệp ngắn, đối thoại, trả lời phỏng vấn và các hình thức phù hợp khác về Ngày Pháp luật Việt Nam, về Hiến pháp, pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các hoạt động ra quân tình nguyện, hoạt động giáo dục ngoại khóa ngoài giờ lên lớp gắn với giáo dục khởi nghiệp; tư vấn pháp luật, thực hiện trợ giúp pháp lý, lồng ghép tuyên truyền pháp luật tại các lễ hội, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ bài trừ hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, phòng, chống tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật; tăng cường công khai thông tin theo quy định nhằm thực hiện có hiệu quả dân chủ tại cơ sở; phổ biến quy định của pháp luật qua các vụ việc, tình huống, sự kiện pháp lý cụ thể, gắn với quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể, các vấn đề còn nổi cộm trong đời sống thu hút sự quan tâm của dư luận hoặc cần định hướng dư luận xã hội;
3. Khuyến khích đẩy mạnh xã hội hóa tuyên truyền, phổ biến về Ngày pháp luật thông qua các hình thức truyền thông trực quan sinh động tại địa phương như treo, đặt pa-nô, áp phích, băng rôn, cờ phướn tại trụ sở các cơ quan, đơn vị hành chính, các trường học, địa điểm công cộng; tổ chức diễu hành xe loa, xe hoa trên các tuyến đường phố chính, các khu trung tâm; tổ chức triển lãm tranh, hình ảnh, tài liệu về Ngày Pháp luật Việt Nam, các kết quả, thành tích đáng khích lệ về xây dựng và thực hiện pháp luật.
4. Vận động các tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa PBGDPL trong việc treo, đặt pa-nô, áp phích, băng rôn, cờ phướn về Ngày Pháp luật; in ấn, phát hành tài liệu tuyên truyền pháp luật như tờ gấp, tờ bướm... về các luật có liên quan trực tiếp đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức; các quyền, nghĩa vụ cơ bản và các vấn đề người dân và doanh nghiệp quan tâm.
5. Rà soát, đánh giá, tôn vinh tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhân rộng mô hình hay, cách làm mới, hiệu quả phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.
6. Tăng cường viết bài đăng tin phổ biến pháp luật trên Cổng thông tin/Trang thông tin điện tử của các cơ quan hành chính Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội..., Cổng thông tin Tuyên truyền, phổ biến pháp luật thành phố (https://tuyentruyenphapluat.tphcm.gov.vn) về các Luật, các quy định mới có liên quan đến người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các hoạt động tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam - 09/11 năm 2020.
1. Trách nhiệm chung các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, cơ quan, đơn vị, địa phương
a) Căn cứ kế hoạch này, các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả, đảm bảo thiết thực, tiết kiệm Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2020 tại cơ quan, đơn vị; chú trọng tuyên truyền bằng hình thức cổ động trực quan trong trong tháng cao điểm bắt đầu từ ngày 15 tháng 10 năm 2020 đến ngày 15 tháng 11 năm 2020; trong đó:
- Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường, thị trấn có biện pháp tích cực vận động các tổ chức, doanh nghiệp, mạnh thường quân trên địa bàn tham gia xã hội hóa PBGDPL, hỗ trợ in ấn, treo, đặt pa-nô, áp phích, băng rôn, cờ phướn hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2020 trên các tuyến đường phố chính, các khu trung tâm, các địa điểm công cộng của địa phương.
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương, Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị hành chính, trường học, cơ sở y tế, doanh nghiệp trực thuộc, cửa hàng... trên địa bàn chủ động lựa chọn tuyên truyền một hoặc nhiều khẩu hiệu hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2020 tại trụ sở cơ quan, đơn vị.
b) Tổ chức rà soát, đánh giá, kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân tuân thủ, chấp hành chính sách, pháp luật, củng cố khối đoàn kết cộng đồng, gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và phong trào xây dựng nông thôn mới tại cộng đồng dân cư tại địa phương và đơn vị.
c) Rà soát các nhiệm vụ đề ra tại Kế hoạch tổ chức và hưởng ứng phong trào thi đua hưởng ứng 05 năm lần thứ 2 (2018 - 2023), hướng tới kỷ niệm 10 năm thực hiện Ngày Pháp luật (2013 - 2023) của sở, ngành, đoàn thể, địa phương, từ đó, tiếp tục đề ra chỉ tiêu, nhiệm vụ, biện pháp, tiến độ thực hiện hàng năm và cả giai đoạn tại cơ quan, đơn vị, địa phương.
2. Trách nhiệm cụ thể:
a) Sở Tư pháp, Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố:
Chủ trì, đôn đốc, hướng dẫn việc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam trên địa bàn Thành phố năm 2020 về Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ Tư pháp trước ngày 30/11/2020.
b) Sở Thông tin và Truyền thông:
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng, các đài, báo khác trên địa bàn Thành phố, Trang Thông tin điện tử thành phố bằng hình thức, biện pháp thiết thực để tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn Thành phố các nội dung nêu tại Kế hoạch này.
c) Sở Văn hóa và Thể thao:
Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Giao thông Vận tải chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền bằng các hình thức cổ động trực quan trên các tuyến đường phố chính, các khu trung tâm, các điểm công cộng...
d) Sở Tài chính:
Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng dự trù và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện Kế hoạch theo quy định pháp luật.
đ) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các thành viên của Mặt trận Tổ quốc, Hội Luật gia Thành phố, Đoàn Luật sư Thành phố hướng dẫn, tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật đến các tổ chức thành viên; tích cực vận động thành viên, hội viên, đoàn viên và Nhân dân hưởng ứng và tham gia thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.
3. Chế độ báo cáo
Các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo kết quả tổ chức triển khai thực hiện Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2020 cho Ủy ban nhân dân Thành phố (báo cáo gửi về Sở Tư pháp trước ngày 20/11/2020, để tổng hợp báo cáo Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân Thành phố).
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động PBGDPL tại Kế hoạch này thực hiện theo quy định tại Quyết định số 09/2015/QĐ-UBND ngày 06/02/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố và các văn bản có liên quan.
1. Từ kinh phí cấp cho Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố, quận huyện đối với các nội dung PBGDPL thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân Thành phố, quận huyện giao cho Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp thực hiện.
2. Từ nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị, địa phương đối với các nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên... của cơ quan, đơn vị, địa phương.
3. Từ các nguồn kinh phí xã hội hóa, hỗ trợ, tài trợ hợp pháp khác./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.