ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/KH-BCĐ |
Hà Nội, ngày 13 tháng 02 năm 2014 |
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC CAI NGHIỆN - QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY NĂM 2014
Căn cứ Kế hoạch phòng, chống ma túy, công tác cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai nghiện trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2011 - 2015 và Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 13/01/2014 của UBND Thành phố về công tác phòng, chống ma túy trên địa bàn Hà Nội năm 2014. Để tiếp tục tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dự phòng và điều trị cho người nghiện ma túy và quản lý sau cai tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm Thành phố xây dựng Kế hoạch triển khai công tác cai nghiện - quản lý sau cai năm 2014, với những nội dung như sau:
1. Mục tiêu
1.1. Quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, Thành phố về công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy. Phát huy vai trò, trách nhiệm của chính quyền cấp huyện, cấp xã và các Ban, ngành, đoàn thể trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy.
1.2. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dự phòng và điều trị nghiện ma túy nhằm giảm tác hại của nghiện ma túy, kiềm chế sự gia tăng số người nghiện mới, nâng cao sức khỏe cho người nghiện ma túy, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
1.3. Thực hiện đa dạng hóa các hình thức điều trị, bao gồm biện pháp điều trị tự nguyện tại gia đình, cộng đồng và điều trị bắt buộc theo hướng tăng dần số người điều trị tại cộng đồng và khuyến khích tự nguyện cai nghiện tại các Trung tâm. Thực hiện các giải pháp toàn diện, kiên trì xác định điều trị lâu dài, liên tục, tăng cường chất lượng cung cấp các dịch vụ, tư vấn, tạo việc làm, kết hợp với giảm hại của sử dụng ma túy và dự phòng hạn chế lây nhiễm HIV do tiêm chích ma túy.
1.4. Tích cực tuyên truyền, giáo dục pháp luật về công tác cai nghiện và quản lý sau cai, nhằm nâng cao kiến thức pháp luật, vai trò của nhân dân và gia đình người nghiện trong việc vận động người nghiện ma túy đi cai nghiện và giúp đỡ người sau cai nghiện phòng, chống tái nghiện.
1.5. Đổi mới công tác quản lý, chữa bệnh tại các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục Lao động xã hội, Trung tâm Quản lý sau cai, xây dựng môi trường thân thiện, gần gũi, không bạo lực, không tiêu cực, đa dạng hóa các hình thức phục vụ, nhằm thu hút nhiều người nghiện vào cai nghiện tự nguyện. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tư vấn, hỗ trợ học nghề, lao động sản xuất, củng cố các điều kiện về cơ sở vật chất, đồng thời trang bị, đào tạo nghề phù hợp cho học viên để có cơ hội tìm được việc làm khi về cộng đồng.
1.6. Tăng cường chất lượng hiệu quả công tác quản lý sau cai nghiện ma túy, chú trọng thực hiện các giải pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm và nơi cư trú theo Nghị định 94/2009/NĐ-CP ; tiếp tục duy trì và đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động mô hình Câu lạc bộ B93.
1.7. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác cai nghiện, phục hồi và quản lý sau cai tại Trung tâm, gia đình và cộng đồng; Đội công tác xã hội tình nguyện cấp xã.
2. Chỉ tiêu cơ bản
2.1. Tổ chức cai nghiện ma túy bắt buộc cho 7.291 người (Số người cai nghiện bắt buộc mới trong năm là 1.900 người, số người nghiện ma túy vào cai nghiện tại Trung tâm năm 2012, 2013 tiếp tục quản lý năm 2013: 5.391 người).
2.2. Cai nghiện tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện cho 500 người.
2.3. Thực hiện cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng theo Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 tại 100% các xã, phường, thị trấn có người nghiện ma túy tự giác khai báo và đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình, tại cộng đồng, tại các cơ sở cai nghiện trên địa bàn Thành phố.
2.4. Quản lý sau cai tại Trung tâm 4.304 người (số vào mới năm 2014: 1.200 người, số năm 2013 mang sang tiếp tục quản lý năm thứ hai: 1.445 người, số quản lý sau cai năm 2012, 2013 chuyển sang năm 2014 chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng: 1.659 người); Quản lý sau cai tại nơi cư trú cho 3.436 người (số quản lý sau cai năm 2014 là 1.266 người, số quản lý năm 2013: 1.170 người, số quản lý năm 2012 hoàn thành thời gian quản lý sau cai trong năm 2014: 1.000 người).
2.5. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện thí điểm Đề án điều trị thay thế bằng Methadone, trong đó tiếp tục điều trị ổn định cho 1.500 người nghiện ma túy tại 6 cơ sở. Tiếp nhận đưa vào điều trị mới năm 2014 là 290 người nghiện ma túy.
2.6. Duy trì hoạt động 45 Câu lạc bộ quản lý sau cai (B93) đảm bảo có 60% Câu lạc bộ có số buổi và thành viên tham gia sinh hoạt đều đặn, hiệu quả.
2.7. Tổ chức dạy nghề cho 1.300 người (Trong đó 1.000 người cai nghiện ma túy bắt buộc và 300 người thực hiện quản lý sau cai nghiện ma túy tại các Trung tâm). (Chi tiết theo biểu 1, 2, 3, 4 đính kèm)
2.8. Hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động của Đội Công tác xã hội tình nguyện.
2.9. Tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ trực tiếp làm công tác cai nghiện và quản lý sau cai tại các Trung tâm và tại các xã, phường, thị trấn.
2.10. Xây dựng và thí điểm Trung tâm - Chữa bệnh Giáo dục Lao động xã hội số V thành Trung tâm cai nghiện mở.
1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo sát sao của chính quyền các cấp, sự tham gia tích cực của các đoàn thể, tổ chức xã hội và cộng đồng trong việc thực hiện các chính sách, pháp luật về phòng, chống ma túy, công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân coi nghiện ma túy là bệnh mãn tính do rối loạn của não bộ, điều trị nghiện ma túy là một quá trình lâu dài bao gồm tổng thể các can thiệp hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội làm thay đổi nhận thức, hành vi, kéo dài thời gian ổn định bệnh (không tái nghiện) nhằm giảm tác hại của nghiện ma túy và giảm tình trạng sử dụng ma túy trái phép.
4. Chú trọng thực hiện các biện pháp mang tính xã hội hóa đối với công tác điều trị nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy tại cộng đồng. Phát động toàn dân phòng ngừa tệ nạn xã hội và vận động người nghiện ma túy tham gia các biện pháp, hình thức cai nghiện phù hợp; huy động các nguồn lực để hỗ trợ người cai nghiện, giúp đỡ người sau cai có việc làm ổn định cuộc sống; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện tại cộng đồng; lồng ghép công tác cai nghiện với các chương trình kinh tế - xã hội khác như xóa đói, giảm nghèo, dạy nghề, tạo việc làm...
5. Rà soát, sắp xếp các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy, đảm bảo đủ điều kiện tiếp nhận cai nghiện cho học viên, điều chỉnh công suất các Trung tâm phù hợp với các quy định hiện hành và thực tế số người vào cai nghiện và quản lý sau cai tại các Trung tâm.
6. Thực hiện hiệu quả Dự án 5 - Tiểu dự án 1 theo Quyết định số 1642/QĐ-LĐTBXH ngày 24/10/2013 của Bộ Lao động -Thương binh và xã hội về phê duyệt Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2012-2015.
7. Xây dựng thí điểm mô hình Trung tâm cai nghiện mở.
8. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết. Định kỳ đánh giá hiệu quả công tác cai nghiện, quản lý sau cai tại Trung tâm và tại nơi cư trú, điều chỉnh nội dung, biện pháp phù hợp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cai nghiện và quản lý sau cai.
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống ma túy
1.1. Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục với nhiều hình thức, nội dung phong phú và phù hợp. Tăng cường tuyên truyền bề rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng, tăng cường tuyên truyền bằng hình ảnh trên đài truyền hình, sử dụng có hiệu quả đài truyền thanh, bảng tin, trạm tin xã, phường, thị trấn... đẩy mạnh tuyên truyền chiều sâu và tuyên truyền trực tiếp thông qua các hoạt động của các Ban, ngành, đoàn thể các cấp, các tổ chức xã hội trong việc tổ chức các hội nghị như tọa đàm, hội thảo, tập huấn, nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt Câu lạc bộ.v.v...
1.2. Chú trọng đến đối tượng có nguy cơ cao, người nghiện ma túy trong Trung tâm và tại cộng đồng, học sinh, sinh viên trong các trường học, cán bộ, người lao động trong doanh nghiệp. Phối hợp với các đoàn thể vận động người nghiện tự nguyện đăng ký các hình thức cai nghiện ma túy tại gia đình, tại cộng đồng và tại các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện, giúp đỡ quản lý người sau cai nghiện ma túy, giảm tỷ lệ tái nghiện.
1.3. Phổ biến các quy định của pháp luật về công tác cai nghiện và quản lý sau cai, chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, Thành phố về công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới. Tuyên truyền để mọi người hiểu về cơ chế gây nghiện, tác hại của ma túy, nghiện ma túy, lợi ích của việc cai nghiện ma túy và điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện kết hợp với tư vấn phòng, chống tái nghiện.
1.4. UBND quận, huyện, thị xã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể địa phương tích cực vận động người nghiện ma túy tự nguyện cai nghiện. Tăng cường tập huấn, phổ biến các văn bản liên quan đến công tác cai nghiện và quản lý sau cai đến các Ban ngành, đoàn thể, tạo điều kiện cho cán bộ được tham dự đầy đủ các khóa tập huấn nâng cao.
2. Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác cai nghiện, giáo dục tại Trung tâm
2.1. Thực hiện đảm bảo chỉ tiêu cai nghiện bắt buộc
- Tiếp tục thực hiện các hình thức và biện pháp cai nghiện ma túy theo quy định tại Điều 26 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy năm 2008.
- Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm các quận, huyện, thị xã chỉ đạo Công an, phòng Lao động-Thương binh và xã hội, UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp chặt chẽ trong công tác lập hồ sơ, đảm bảo đúng đối tượng, trình tự, thủ tục theo quy định.
- Các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội duy trì tổ chức tiếp nhận hồ sơ và người nghiện ma túy vào cai nghiện bắt buộc và tự nguyện 24/24 giờ. Làm tốt công tác chữa bệnh, quản lý, giáo dục, dạy nghề, lao động sản xuất cho học viên vào cai nghiện ma túy ở các Trung tâm theo đúng các quy định hiện hành.
- Thực hiện tốt các chương trình giáo dục chuyên đề cho học viên tại các Trung tâm theo Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BLĐTBXH-BGD&ĐT-BYT ngày 18/01/2006 của Liên Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế hướng dẫn công tác dạy văn hóa, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách, tăng cường công tác tư vấn cho người nghiện ma túy và người sau cai nghiện ma túy.
2.2. Nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị cho người nghiện nhằm thu hút người nghiện tự nguyện vào cai nghiện tại các Trung tâm
- Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn, giáo dục; tăng cường công tác chống trốn, chống đánh nhau, chống thẩm lậu, chống tiêu cực trong quản lý học viên, tạo môi trường thân thiện để người nghiện ma túy yên tâm cai nghiện. Cần xác định người vào cai nghiện tự nguyện là khách hàng, mỗi cán bộ là người phục vụ, cung cấp các dịch vụ, tổ chức chữa bệnh, giáo dục người nghiện ma túy. Có như vậy mới thu hút được nhiều người nghiện ma túy tự nguyện vào cai nghiện tại các Trung tâm.
- Nâng cao hiệu quả, chất lượng quản lý, đào tạo đội ngũ cán bộ tại các Trung tâm để cán bộ nắm vững định hướng của Đảng và Nhà nước về công tác cai nghiện, quản lý sau cai; hiểu và thân thiện với người nghiện, coi người nghiện là bệnh nhân, khách hàng của Trung tâm, tạo điều kiện cho họ tiếp cận được các dịch vụ xã hội tốt.
2.3. Xây dựng và áp dụng thí điểm mô hình Trung tâm cai nghiện mở trên địa bàn Thành phố
Tập trung nghiên cứu xây dựng thí điểm Mô hình Trung tâm cai nghiện mở với các hình thức điều trị nội trú, ngoại trú, bán trú, nhằm khuyến khích người nghiện ma túy tự nguyện đến chữa bệnh, cai nghiện, đáp ứng nhu cầu của người nghiện ma túy và phù hợp với xu thế xã hội hóa công tác cai nghiện. Dự kiến thực hiện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số V. Tổ chức để Trung tâm thực hiện thí điểm đi tham quan, trao đổi kinh nghiệm ở những địa phương đang thí điểm mô hình Trung tâm mở do các tổ chức phi chính phủ tài trợ.
3. Đẩy mạnh công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng
- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 16/02/2011 của UBND thành phố Hà Nội về triển khai Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ Quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Kiện toàn Tổ công tác cai nghiện ma túy và tổ chức cai nghiện tại gia đình và cộng đồng ở 100% các xã, phường, thị trấn có người nghiện ma túy. Tăng cường công tác vận động người nghiện ma túy tự nguyện đăng ký hình thức cai nghiện tại gia đình, cộng đồng, tại các cơ sở cai nghiện tự nguyện. Tổ chức tốt công tác cắt cơn, giáo dục, tư vấn, dạy nghề, hỗ trợ tạo việc làm và giúp đỡ người sau cai nghiện có việc làm ổn định, giảm tỷ lệ tái nghiện.
- Tận dụng cơ sở vật chất sẵn có như nhà văn hóa, trạm y tế xã, phường, thị trấn... để làm cơ sở tổ chức cắt cơn nghiện ma túy tại cộng đồng. Những xã, phường, thị trấn không có đủ điều kiện tổ chức cai cắt cơn tại địa phương, có thể đưa người nghiện ma túy vào các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội của Thành phố để cắt cơn nghiện ma túy, sau 15 ngày đón về địa phương tiếp tục quản lý, giúp đỡ theo quy định.
- Làm tốt công tác tuyên truyền, tư vấn và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại 6 quận, huyện, thị xã đã triển khai; sơ kết đánh giá kết quả 03 năm thực hiện điều trị thay thế bằng methadone để nhân rộng.
- Tăng cường xã hội hóa công tác cai nghiện, khuyến khích các cá nhân, tổ chức thành lập cơ sở cai nghiện tự nguyện.
4. Tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý sau cai nghiện và công tác tái hòa nhập cộng đồng
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị định số 94/2009/NĐ-CP về quản lý sau cai tại Trung tâm và tại nơi cư trú.
- Quận, huyện, thị xã chỉ đạo xã, phường, thị trấn, các Ban, ngành, đoàn thể tại địa phương làm tốt công tác quản lý sau cai, đảm bảo 100% số người đã cai nghiện ở các Trung tâm trở về cộng đồng được quản lý tại nơi cư trú. Phân công cho hội viên và các đoàn thể, thành viên Đội Công tác xã hội tình nguyện, thanh niên tình nguyện tư vấn, quản lý, giúp đỡ người sau cai nghiện. Tăng cường công tác hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm cho người sau cai nghiện tại cơ sở quản lý sau cai và tại nơi cư trú.
- Phát triển các hình thức liên doanh, liên kết giữa Trung tâm quản lý sau cai với cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh để tạo điều kiện cho người sau cai nghiện ma túy thuận lợi trong học nghề và lao động sản xuất, giải quyết việc làm.
- Phân công hội viên của các tổ chức chính trị xã hội như Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân... quản lý giúp đỡ người sau cai nghiện ma túy, đặc biệt quản lý sau cai đối với con em các Hội viên.
- Duy trì các mô hình quản lý sau cai, Câu lạc bộ B93 hoạt động có hiệu quả; thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả và xếp loại của từng Câu lạc bộ, nâng cao chất lượng hoạt động các Câu lạc bộ, tạm ngừng áp dụng mô hình tại các Câu lạc bộ B93 loại C hai năm liên tiếp, thành lập các Câu lạc bộ mới khi địa phương có nhu cầu và có các điều kiện cần và đủ, tránh hiện tượng hình thức, phong trào.
- Tổ chức xét duyệt đưa ra khỏi danh sách quản lý người nghiện của địa phương đối với những người đã hoàn thành thời gian cai nghiện tại Trung tâm, có đủ 2 năm không tái nghiện, người đã hoàn thành thời gian quản lý sau cai tại Trung tâm, tại nơi cư trú (theo Công văn số 1257/HD-LĐTBXH ngày 02/8/2011 của Sở Lao động Thương binh và xã hội).
- Tiếp tục mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng cơ chế gây nghiện, về điều trị, cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai cho đội ngũ cán bộ làm công tác cai nghiện ở Trung tâm và cán bộ y tế tham gia cắt cơn tại gia đình và cộng đồng, đảm bảo số lượng và chất lượng của cán bộ tham dự.
- Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên trách làm công tác phòng chống tệ nạn xã hội, Đội công tác xã hội tình nguyện cấp xã và cán bộ làm công tác cai nghiện và quản lý sau cai tại các Trung tâm và cộng đồng.
6. Thực hiện hợp tác quốc tế trong công tác cai nghiện
Tranh thủ sự tài trợ về tài chính, giúp đỡ về chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài trợ huy động được của các tổ chức quốc tế. Tiếp tục triển khai các dự án được các tổ chức hỗ trợ, phát triển các dự án mới trong lĩnh vực cai nghiện, quản lý sau cai tại nơi cư trú và điều trị thay thế bằng Methadone giảm hại lây nhiễm HIV/AIDS.
IV. PHÂN CÔNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
Để thực hiện tốt công tác cai nghiện và quản lý sau cai trên địa bàn Thành phố đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Thành phố, các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ thực hiện những nội dung, nhiệm vụ trọng tâm về công tác cai nghiện và quản lý sau cai năm 2014, như sau:
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1.1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai trên địa bàn Thành phố. Trực tiếp quản lý chỉ đạo, điều hành hệ thống các Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động Xã hội và Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy của Thành phố hoạt động có hiệu quả, duy trì an ninh, trật tự ổn định tại Trung tâm.
1.2. Thường xuyên rà soát các văn bản pháp quy về cai nghiện và quản lý sau cai của Chính phủ, các Bộ và Thành phố ban hành; tham mưu cho UBND, Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống ma túy, mại dâm Thành phố xây dựng, ban hành văn bản triển khai phù hợp với thực tế.
1.3. Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc lập hồ sơ, ra quyết định cai nghiện bắt buộc, quản lý sau cai, tạm miễn, tạm hoãn... của các Trung tâm và Quận, huyện, thị xã.
1.4. Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành rà soát, sắp xếp các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy, đảm bảo đủ điều kiện tiếp nhận cai nghiện cho học viên, điều chỉnh công suất các Trung tâm phù hợp với các quy định hiện hành và thực tế số người vào cai nghiện và quản lý sau cai tại các Trung tâm.
1.5. Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động cai nghiện phục hồi theo kế hoạch được UBND Thành phố và Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm Thành phố ban hành. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan kiểm tra hoạt động của các cơ sở cai nghiện tư nhân trên địa bàn Thành phố.
1.6. Phối hợp với các Sở, ngành chức năng, chỉ đạo hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ về cai nghiện và quản lý sau cai đến các đơn vị cơ sở trực thuộc, tham mưu cho UBND, Ban chỉ đạo Thành phố chỉ đạo UBND cấp huyện, cấp xã triển khai thực hiện công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, tại cộng đồng theo Nghị định số 94/2010/NĐ-CP , quản lý sau cai tại nơi cư trú theo Nghị định số 94/2009/NĐ-CP , nâng cao chất lượng hoạt động của các Câu lạc bộ B93. Thực hiện chuyên đề xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm theo Nghị quyết liên tịch số 01/2008/NQLT-BLĐTBXH-BCA-BVHTT-UBTƯMTTQVN ngày 28/8/2008.
1.7. Phân bổ chỉ tiêu cai nghiện ma túy và quản lý sau cai tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội và Trung tâm quản lý sau cai. Phối hợp với Công an Thành phố đôn đốc các Quận, huyện, thị xã thực hiện lập hồ sơ, đưa đối tượng vào cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm.
1.8. Chỉ đạo các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội và Trung tâm Quản lý sau cai nghiện phát động thi đua chào mừng các ngày lễ lớn, triển khai tháng hành động phòng, chống ma túy nhân ngày Toàn dân phòng, chống ma túy 26/6.
1.9. Phối hợp với Công an Thành phố thực hiện các nội dung của Dự án 5 về nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy và nghiên cứu, triển khai áp dụng các phương pháp y học trong điều trị và phục hồi chức năng cho người nghiện ma túy.
1.10. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của Chính phủ, Thành phố; giải quyết các đơn thư, khiếu nại, tố cáo về công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện.
1.11. Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho Phòng Lao động Thương binh và xã hội các Quận, huyện, thị xã, Ban chỉ đạo các xã, phường, thị trấn làm tốt công tác quản lý sau cai tại nơi cư trú, đưa ra khỏi danh sách người nghiện của địa phương những người nghiện ma túy đã cai nghiện, sau 2 năm không tái nghiện; duy trì chế độ báo cáo theo quy định tại Thông tư số 05/2011/TT-BLĐTBXH .
1.12. Nghiên cứu, chỉ đạo thí điểm mô hình Trung tâm cai nghiện mở tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục Lao động xã hội số V, báo cáo Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, UBND Thành phố bố trí kinh phí thực hiện theo Quyết định số 1642/QĐ-LĐTBXH ngày 24/10/2013 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội.
1.13. Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND Thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án Đổi mới công tác cai nghiện ma túy tại thành phố Hà Nội đến năm 2020.
1.14. Chỉ đạo tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cơ sở cai nghiện tự nguyện theo Nghị định 94/2011/NĐ-CP được cấp Giấy phép hoạt động và các cơ sở hoạt động không phép, chưa đúng quy định về bài thuốc cắt cơn, phác đồ điều trị chưa được Bộ Y tế thông qua.
1.15. Định kỳ hàng tháng, quý, năm báo cáo đánh giá tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch, mục tiêu, chỉ tiêu cai nghiện - phục hồi và quản lý sau cai.
2.1. Chỉ đạo lực lượng Công an các cấp thực hiện tốt vai trò chức năng của cơ quan Thường trực về phòng, chống ma túy. Hướng dẫn Công an cấp huyện, cấp xã thực hiện lập hồ sơ đưa đối tượng vào cai nghiện ma túy bắt buộc, đảm bảo đúng thủ tục, hoàn thành và vượt chỉ tiêu cai nghiện ma túy bắt buộc năm 2014.
2.2. Chỉ đạo Công an cơ sở truy tìm và bắt đưa đối tượng trốn không thi hành quyết định cai nghiện ma túy bắt buộc. Đồng thời phối hợp với Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội truy tìm, đưa đối tượng trốn khỏi Trung tâm quay trở lại Trung tâm tiếp tục chấp hành quyết định.
2.3. Chỉ đạo Công an quận, huyện, xã, phường nơi có các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục Lao động xã hội và Trung tâm quản lý sau cai nghiện ma túy đóng trên địa bàn, phối hợp giữ gìn trật tự an ninh, phòng, chống các biểu hiện tiêu cực trong khu vực; phòng, chống bạo loạn, trốn tập thể, xử lý kịp thời các vụ việc xảy ra tại Trung tâm. Đồng thời thực hiện tốt Kế hoạch liên ngành số 231/KHLN-CA-LĐTBXH-TĐ ngày 05/3/2008.
2.4. Chỉ đạo Công an các xã, phường, thị trấn phối hợp các Ban, ngành ở địa phương tổ chức cai nghiện tại gia đình và cộng đồng theo Nghị định số 94/2010/NĐ-CP và tăng cường công tác quản lý người sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú.
2.5. Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phân bổ kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và xã hội triển khai thực hiện Dự án 5 - Tiểu đề án 1 về nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện và quản lý sau cai; tham mưu cho UBND Thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án Đổi mới công tác cai nghiện ma túy tại thành phố Hà Nội đến năm 2020.
2.6. Thường xuyên khảo sát, thống kê đánh giá tình hình người nghiện ma túy, rà soát, theo dõi di biến động, thống kê, kiểm danh, kiểm diện người nghiện ma túy trên địa bàn Thành phố.
3.1. Hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật, cán bộ cho việc tổ chức điều trị cắt cơn, cấp cứu cho người cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng. Hướng dẫn, chỉ đạo tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ y tế cấp xã xét nghiệm tìm chất ma túy, lập hồ sơ, bệnh án người nghiện ma túy, xác định người nghiện ma túy, quy trình điều trị cắt cơn cho người cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng. Kiểm tra việc tuân thủ phác đồ điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại các cơ sở tổ chức cai nghiện. Chỉ đạo các cơ sở cai nghiện ma túy về tư vấn hỗ trợ người sau cai nghiện các thuốc hỗ trợ điều trị phòng, chống tái nghiện.
3.2. Chỉ đạo các bệnh viện đa khoa Thành phố, đa khoa huyện hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân vượt quá khả năng của các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục Lao động xã hội, Trung tâm quản lý sau cai.
3.3. Thực hiện tốt công tác tham mưu cho Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm Thành phố triển khai Nghị định 96/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
3.4. Chỉ đạo hệ thống y tế cơ sở tổ chức tốt việc phối hợp với các Ban, ngành liên quan ở địa phương theo dõi lâm sàng, tổ chức xét nghiệm nước tiểu tìm chất gây nghiện theo quy trình để xác định người nghiện ma túy, người nghi tái nghiện, quản lý người sau cai nghiện ma túy.
3.5. Chỉ đạo Trung tâm phòng, chống AIDS hướng dẫn nghiệp vụ phòng, chống HIV/AIDS và quản lý điều trị ARV cho người nhiễm HIV đang chữa trị giáo dục tại các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội và Trung tâm quản lý sau cai nghiện ma túy. Bệnh viện 09 phối hợp với các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy làm tốt công tác chữa bệnh, quản lý học viên theo đúng quy chế bệnh viện; khi học viên đã điều trị bệnh ổn định thông báo với Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy đón học viên về Trung tâm tiếp tục quản lý. Tăng cường sự phối hợp khi tiếp nhận, bàn giao học viên đang điều trị ARV để không làm gián đoạn quá trình điều trị cho người nhiễm HIV.
3.6. Phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và xã hội, Công an Thành phố thực hiện việc kiểm tra định kỳ, đột xuất, hướng dẫn các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện, tư nhân hoạt động theo quy định của pháp luật; tham gia thực hiện kế hoạch Đề án Đổi mới công tác cai nghiện ma túy tại thành phố Hà Nội đến năm 2020 trong lĩnh vực đánh giá tác dụng của thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện và phác đồ điều trị cai nghiện.
3.7. Định kỳ 6 tháng/1 lần thực hiện kiểm tra, giám sát quy chế chuyên môn y tế đối với các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội. Hàng quý tổ chức các đoàn khám chữa bệnh cho các học viên khi có yêu cầu của các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội và Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy của Thành phố.
Thường trực giúp việc UBND Thành phố trong việc tổng hợp, phân bổ Chương trình mục tiêu quốc gia của Thành phố, phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và xã hội, Tài chính, Y tế và Công an Thành phố trong việc cân đối nguồn lực, tổng hợp phân bổ kế hoạch kinh phí để triển khai thực hiện công tác cai nghiện và quản lý sau cai hàng năm; tham mưu cho UBND Thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án Đổi mới công tác cai nghiện ma túy tại thành phố Hà Nội đến năm 2020.
Bố trí kinh phí phục vụ công tác cai nghiện và quản lý sau cai hàng năm. Hướng dẫn các cấp, các ngành sử dụng kinh phí có hiệu quả và thanh quyết toán theo đúng quy định. Phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND Thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án Đổi mới công tác cai nghiện ma túy tại thành phố Hà Nội đến năm 2020.
6. Sở Thông tin - Truyền thông
Chỉ đạo các Phòng Văn hóa thông tin Quận, huyện, thị xã thực hiện các nội dung tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác cai nghiện và quản lý sau cai với các hình thức: Cai nghiện tập trung tại Trung tâm, cai nghiện tại gia đình và cộng đồng và tại các cơ sở cai nghiện tự nguyện, quản lý sau cai tại Trung tâm và quản lý sau cai tại nơi cư trú phòng, chống tái nghiện.
7.1. Thực hiện chức năng trong lĩnh vực được giao có liên quan đến công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy. Chỉ đạo các đơn vị cơ sở trực thuộc phối hợp với cơ quan báo, đài tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống tệ nạn ma túy, cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy.
7.2. Chỉ đạo Phòng Tư pháp cấp huyện thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm trong nhiệm vụ kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ cai nghiện bắt buộc.
8. Đề nghị Tòa án nhân dân Thành phố tăng cường công tác chỉ đạo Tòa án nhân dân cấp huyện kịp thời xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi Phòng Lao động Thương binh và xã hội gửi hồ sơ và có công văn đề nghị.
9. Đề nghị các cấp ủy Đảng lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền, các ngành đoàn thể, tổ chức xã hội ở địa phương phát động nhân dân tham gia vận động, giúp đỡ người nghiện ma túy cai nghiện và quản lý, hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy được quản lý sau cai tại nơi cư trú phòng, chống tái nghiện.
10. Đề nghị UBMTTQ Thành phố và các thành viên của Mặt trận tham gia phát hiện, phát giác, vận động người nghiện đi cai nghiện ma túy tự nguyện và cung cấp tài liệu, tham gia lập hồ sơ cai nghiện ma túy bắt buộc. Vận động gia đình, họ hàng, làng xóm, đoàn thể phụ trách Đội công tác xã hội tình nguyện, các thành phần kinh tế ở địa phương tham gia giúp đỡ, hỗ trợ tạo việc làm cho người thực hiện biện pháp quản lý sau cai tại nơi cư trú.
11. Thành đoàn Hà Nội, Tổng đội Thanh niên xung kích-Xây dựng kinh tế Thủ đô
11.1. Chỉ đạo Trung tâm Giáo dục-Lao động hướng nghiệp Thanh niên Hà Nội tiếp nhận, quản lý người sau cai nghiện ma túy theo quy định tại Thông tư số 21/2010/TT-BLĐTBXH ngày 05/8/2010 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội. Tăng cường liên kết, phối hợp với doanh nghiệp trên địa bàn tạo nguồn việc làm ổn định cho người thực hiện biện pháp quản lý sau cai tại Trung tâm theo Nghị định 94/2009/NĐ-CP. Thường xuyên tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm việc tại Trung tâm.
11.2. Chỉ đạo các cơ sở đoàn phối hợp với các ngành, đoàn thể cùng cấp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động người nghiện ma túy trong độ tuổi thanh niên đi cai nghiện. Phân công đoàn viên, thanh niên tình nguyện xã, phường, thị trấn đảm nhận quản lý, giúp đỡ người cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng, người sau cai nghiện tại nơi cư trú phòng ngừa, hạn chế tái nghiện.
11.3. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và xã hội tổ chức cho đoàn viên là sinh viên các trường đại học tham gia các hoạt động giao lưu với học viên tại các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy của Thành phố.
12. Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh Thành phố
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền pháp luật phòng, chống ma túy, chú trọng đến nhóm đối tượng có nguy cơ cao, nâng cao trách nhiệm của gia đình người nghiện trong việc vận động người nghiện đi cai nghiện với các hình thức phù hợp... Phân công cho hội viên Hội phụ nữ cơ sở, Chi hội Cựu chiến binh xã, phường, thị trấn đảm nhận quản lý, giúp đỡ trực tiếp từ 1-2 người sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú, quản lý thời gian 2 năm không tái nghiện.
13. UBND các quận, huyện, thị xã
13.1. Kiện toàn bộ máy cán bộ kiêm nhiệm làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội cấp huyện và cán sự phòng, chống tệ nạn xã hội cấp xã. Rà soát, kiện toàn thành viên Đội công tác xã hội tình nguyện ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn.
13.2. Chỉ đạo Công an cấp huyện, cấp xã Thực hiện thống kê, quản lý người nghiện ma túy tại địa phương, lập hồ sơ cai nghiện ma túy bắt buộc theo đúng quy định của pháp luật.
13.3. Chỉ đạo Phòng Lao động-Thương binh và xã hội thực hiện đúng quy trình tiếp nhận, thẩm tra hồ sơ, xét duyệt người quản lý sau cai nghiện ma túy. Tham mưu ban hành quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai tại Trung tâm và quản lý sau cai tại nơi cư trú theo đúng quy định tại Nghị định 94/2009/NĐ-CP. Phối hợp với Phòng Tư pháp rà soát, xem xét tính hợp pháp của hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
13.4. Chỉ đạo UBND cấp xã
- Tổ chức rà soát theo dõi di biến động, lập danh sách người nghiện ma túy của địa phương, xây dựng kế hoạch cai nghiện phù hợp với từng loại đối tượng theo diện áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đối tượng thực hiện cai nghiện tại gia đình và cộng đồng theo Nghị định 94/2010/NĐ-CP ; cai nghiện ma túy bắt buộc tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội; đối tượng áp dụng biện pháp điều trị thay thế Methadone.
- Lập hồ sơ đưa người nghiện ma túy đi cai nghiện bắt buộc đúng trình tự, thủ tục quy định. Chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, giao cho tổ chức xã hội quản lý người không có nơi cư trú ổn định trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Công an cấp xã phối hợp với Trạm y tế cấp xã tổ chức theo dõi lâm sàng, cận lâm sàng đối với người nghi nghiện ma túy, người sử dụng trái phép chất ma túy trong danh sách địa phương đang quản lý, để xác định người nghiện ma túy làm căn cứ lập hồ sơ cai nghiện ma túy bắt buộc theo quy định.
- Căn cứ tình hình người nghiện ma túy tại địa phương để xây dựng kế hoạch, bố trí nhân lực và cơ sở vật chất, chỉ đạo các Ban, ngành, đoàn thể cấp xã phối hợp tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác cai nghiện tại gia đình và cộng đồng theo Nghị định 94/2010/NĐ-CP.
- Phối hợp tốt với Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số V thực hiện việc tổ chức mô hình Trung tâm cai nghiện tự nguyện và thí điểm Trung tâm cai nghiện mở, rút kinh nghiệm để nhân rộng thực hiện tại Trung tâm khác.
- Nâng cao vai trò trong việc xác nhận tình trạng việc làm của người cai nghiện ma túy bắt buộc trước khi cai nghiện tại Trung tâm; Đồng thời thực hiện việc xét duyệt đưa ra khỏi danh sách những người đã cai nghiện ma túy bắt buộc sau 2 năm không tái nghiện (theo hướng dẫn tạm thời tại công văn số 1257/HD-SLĐTBXH-CCPCTNXH ngày 02/8/2011 của Sở Lao động Thương binh và xã hội). Bổ sung những người nghiện mới, người nghiện mới được phát hiện, người đã đưa ra khỏi danh sách người nghiện ma túy lại tái nghiện vào danh sách quản lý của địa phương.
- Phân công các tổ chức, đoàn thể, cá nhân quản lý, giúp đỡ phòng, chống tái nghiện; theo dõi, đánh giá tình hình tái nghiện của học viên quản lý sau cai tại nơi cư trú. Tích cực quản lý, hỗ trợ giải quyết tốt việc làm cho người sau cai nghiện ma túy; tạo điều kiện thuận lợi về sản xuất, kinh doanh đối với cơ sở sản xuất thuộc các tổ chức, cá nhân có tiếp nhận, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện. Vận động các tổ chức, đơn vị kinh doanh sản xuất trên địa bàn, doanh nghiệp tư nhân tiếp nhận dạy nghề, giải quyết việc làm cho người sau cai tái hòa nhập cộng đồng. Nghiên cứu, đổi mới và nâng cao chất lượng các Câu lạc bộ B93.
Trên đây là Kế hoạch triển khai công tác cai nghiện - quản lý sau cai năm 2014, đề nghị các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các Quận, huyện, thị xã căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương và đơn vị mình xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc phản ánh kịp thời về Thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống ma túy, mại dâm (PV11 Công an Thành phố) và Sở Lao động-Thương binh và xã hội (qua Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội) để tổng hợp báo cáo UBND và Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống ma túy, mại dâm Thành phố./.
Nơi nhận: |
TRƯỞNG BAN |
BIỂU CHỈ TIÊU CAI NGHIỆN BẮT BUỘC VÀ ĐIỀU TRỊ METHADONE NĂM 2014
(Kèm theo Kế hoạch số 35/KH-BCĐ ngày 13/02/2014 của BCĐ Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm TP)
TT |
ĐƠN VỊ |
Cai nghiện bắt buộc |
Điều trị Methadone |
1 |
Hoàn Kiếm |
100 |
|
2 |
Ba Đình |
110 |
|
3 |
Hai Bà Trưng |
150 |
50 |
4 |
Đống Đa |
200 |
0 |
5 |
Thanh Xuân |
80 |
|
6 |
Cầu Giấy |
100 |
|
7 |
Tây Hồ |
100 |
|
8 |
Long Biên |
100 |
50 |
9 |
Hoàng Mai |
140 |
|
10 |
Gia Lâm |
60 |
|
11 |
Thanh Trì |
70 |
|
12 |
Từ Liêm |
70 |
100 |
13 |
Sóc Sơn |
60 |
|
14 |
Đông Anh |
60 |
|
15 |
Mê Linh |
35 |
|
16 |
Hà Đông |
50 |
50 |
17 |
Sơn Tây |
30 |
40 |
18 |
Ba Vì |
50 |
|
19 |
Phúc Thọ |
20 |
|
20 |
Đan Phượng |
35 |
|
21 |
Thạch Thất |
20 |
|
22 |
Quốc Oai |
25 |
|
23 |
Chương Mỹ |
50 |
|
24 |
Thanh Oai |
30 |
|
25 |
Ứng Hòa |
30 |
|
26 |
Mỹ Đức |
30 |
|
27 |
Hoài Đức |
30 |
|
28 |
Thường Tín |
40 |
|
29 |
Phú Xuyên |
25 |
|
Tổng |
1.900 |
290 |
DỰ KIẾN PHÂN BỔ CHỈ TIÊU CAI NGHIỆN MA TÚY BẮT BUỘC CỦA CÁC QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ NĂM 2014
(Kèm theo Kế hoạch số 35/KH-BCĐ ngày 13/02/2014 của Ban chỉ đạo Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm Thành phố)
TT |
Quận, huyện, thị xã |
Chỉ tiêu cai nghiện bắt buộc năm 2014 |
CHIA RA CÁC ĐỢT |
||
Đợt 1 (từ ngày 01/04/2014 đến 30/06/2014) |
Đợt 2 (từ ngày 05/07/2014 đến 30/9/2014) |
Đợt 3 (từ ngày 05/10/2014 đến 31/12/2014) |
|||
1 |
Hai Bà Trưng |
150 |
45 |
55 |
50 |
2 |
Hoàn Kiếm |
100 |
30 |
40 |
30 |
3 |
Đống Đa |
200 |
55 |
75 |
70 |
4 |
Ba Đình |
110 |
25 |
45 |
40 |
5 |
Tây Hồ |
100 |
25 |
45 |
30 |
6 |
Thanh Xuân |
80 |
20 |
35 |
25 |
7 |
Cầu Giấy |
100 |
25 |
40 |
35 |
8 |
Long Biên |
100 |
30 |
40 |
30 |
9 |
Hoàng Mai |
140 |
30 |
60 |
50 |
10 |
Thanh Trì |
70 |
20 |
30 |
20 |
11 |
Từ Liêm |
70 |
20 |
30 |
20 |
12 |
Gia Lâm |
60 |
20 |
25 |
15 |
13 |
Đông Anh |
60 |
20 |
25 |
15 |
14 |
Sóc Sơn |
60 |
20 |
25 |
15 |
15 |
Hà Đông |
50 |
15 |
20 |
15 |
16 |
Thị xã Sơn Tây |
30 |
10 |
10 |
10 |
17 |
Thường Tín |
40 |
10 |
20 |
10 |
18 |
Phú Xuyên |
25 |
5 |
10 |
10 |
19 |
Thanh Oai |
30 |
5 |
15 |
10 |
20 |
Ứng Hòa |
30 |
5 |
15 |
10 |
21 |
Mỹ Đức |
30 |
5 |
15 |
10 |
22 |
Chương Mỹ |
50 |
10 |
25 |
15 |
23 |
Quốc Oai |
25 |
5 |
10 |
10 |
24 |
Thạch Thất |
20 |
5 |
10 |
5 |
25 |
Hoài Đức |
30 |
5 |
15 |
10 |
26 |
Đan Phượng |
35 |
10 |
15 |
10 |
27 |
Phúc Thọ |
20 |
5 |
10 |
5 |
28 |
Ba Vì |
50 |
10 |
25 |
15 |
29 |
Mê Linh |
35 |
10 |
15 |
10 |
Tổng cộng |
1900 |
500 |
800 |
600 |
DANH SÁCH CÂU LẠC BỘ B93 NĂM 2014
(Kèm theo Kế hoạch số 35/KH-BCĐ ngày 13/02/2014 của BCĐ Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm TP)
Stt |
ĐƠN VỊ |
Số CLB |
XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN |
1 |
Quận Hai Bà Trưng |
12 |
Lê Đại Hành, Quỳnh Lôi, Vĩnh Tuy, Cầu Dền, Thanh Nhàn, Minh Khai, Ngô Thì Nhậm, Phố Huế, Bùi Thị Xuân, Phạm Đình Hổ, Bạch Đằng, Thanh Lương. |
2 |
Quận Hoàn Kiếm |
11 |
Hàng Mã, Tràng Tiền, Hàng Trống, Chương Dương, Hàng Đào, Hàng Buồm, Cửa Đông, Hàng Gai, Hàng Bồ, Hàng Bạc, Phúc Tân |
3 |
Quận Ba Đình |
03 |
Nguyễn Trung Trực, Giảng Võ, Kim Mã |
4 |
Quận Đống Đa |
07 |
Văn Miếu, Trung Liệt, Ngã Tư Sở, Quốc Tử Giám, Trung Phụng, Kim Liên, Nam Đồng |
5 |
Quận Tây Hồ |
02 |
Yên Phụ, Bưởi |
6 |
Quận Cầu Giấy |
05 |
Quan Hoa, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Yên Hòa, Nghĩa Tân |
7 |
Quận Long Biên |
03 |
Ngọc Thụy, Ngọc Lâm, Đức Giang |
8 |
Quận Hoàng Mai |
01 |
Tương Mai |
9 |
Huyện Gia Lâm |
01 |
Xã Yên Viên |
|
Tổng |
45 |
|
PHÂN BỔ CHỈ TIÊU CAI NGHIỆN MA TÚY BẮT BUỘC, QUẢN LÝ SAU CAI VÀ DẠY NGHỀ TẠI TRUNG TÂM NĂM 2014
(Kèm theo Kế hoạch số 35/KH-BCĐ ngày 13/02/2014 của BCĐ Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm TP)
Đơn vị tính: Người
TT |
TÊN TRUNG TÂM |
KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN |
SỐ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC NĂM 2013 MANG SANG 2014 |
SỐ QLSC NĂM 2013 MANG SANG 2015 |
HẾT HẠN CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TẠI TRUNG TÂM NĂM 2014 |
HẾT HẠN QUẢN LÍ SAU CAI NĂM 2014 |
VÀO MỚI 2014 |
DẠY NGHỀ NĂM 2014 |
DỰ KIẾN SỐ NĂM 2014 MANG SANG 2015 TIẾP TỤC QUẢN LÝ (31.12.2014) |
|||||
TỔNG SỐ |
SAU CAI TẠI TRUNG TÂM |
SAU CAI TẠI NƠI CƯ TRÚ |
CAI NGHIỆN BẮT BUỘC |
QUẢN LÝ SAU CAI TẠI TT |
SỐ HV CAI NGHIỆN |
NGƯỜI QLSC |
CAI NGHIỆN |
QLSC |
||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6=7+8) |
(7)=47%*(6) |
(8)=(6)-(7) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14)=(4)-(6)+(10) |
(15)=(5)-(9)+(11) |
I |
TRUNG TÂM CB-GDLĐXH |
6,550 |
5,392 |
|
2,466 |
1,200 |
1,266 |
|
1,900 |
0 |
1,000 |
0 |
4,826 |
0 |
1 |
Số I |
1,200 |
857 |
|
442 |
210 |
232 |
|
400 |
|
150 |
|
815 |
|
2 |
Số II - 06 nam |
800 |
205 |
|
14 |
7 |
7 |
|
90 |
|
80 |
|
281 |
|
|
Số II - 06 nữ |
300 |
|
138 |
83 |
55 |
|
110 |
|
|
272 |
|
||
3 |
Số III |
1000 |
913 |
|
605 |
290 |
315 |
|
400 |
|
200 |
|
708 |
|
4 |
Số IV |
1,300 |
1,083 |
|
282 |
135 |
147 |
|
250 |
|
170 |
|
1,051 |
|
5 |
Số V |
650 |
568 |
|
221 |
110 |
111 |
|
200 |
|
90 |
|
547 |
|
6 |
Số VI |
1,200 |
1,141 |
|
603 |
290 |
313 |
|
350 |
|
270 |
|
888 |
|
7 |
Số VIII |
400 |
324 |
|
160 |
75 |
85 |
|
100 |
|
40 |
|
264 |
|
II |
TRUNG TÂM QLSC |
3,500 |
|
3,057 |
|
0 |
1 |
1,658 |
0 |
1,200 |
|
300 |
|
2,599 |
1 |
Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy số 1 Hà Nội |
1,300 |
|
1,176 |
|
|
|
175 |
|
100 |
|
40 |
|
1,101 |
2 |
Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội |
1,300 |
1 |
1,316 |
1 |
|
1 |
1,235 |
|
887 |
|
200 |
|
968 |
3 |
Trung tâm Giáo dục Lao động Hướng nghiệp thanh niên Hà Nội |
700 |
|
469 |
|
|
|
152 |
|
130 |
|
40 |
|
447 |
4 |
Trung tâm CB-GDLĐXH số II (nữ) |
200 |
|
96 |
|
|
|
96 |
|
83 |
|
20 |
|
83 |
|
TỔNG CỘNG (I)+(II) |
10,050 |
5,392 |
3,057 |
2,466 |
1,200 |
1,266 |
1,658 |
1,900 |
1,200 |
1,000 |
300 |
4,826 |
2,599 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.