ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3311/KH-UBND |
Điện Biên, ngày 12 tháng 11 năm 2018 |
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 3594/QĐ-BNN-KTHT ngày 13/9/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Kế hoạch triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020”;
Căn cứ Kế hoạch số 6355/KH-BNN-KTHT ngày 17/8/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phát triển hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đến 2020;
Tiếp theo các văn bản của UBND tỉnh: Kế hoạch số 2469/KH-UBND ngày 10/7/2014 thực hiện Kết luận số 50-KL/TU ngày 25/3/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể dưới các hình thức; Quyết định số 212/QĐ-UBND ngày 25/3/2015 về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Quyết định số 1587/QĐ-UBND ngày 23/12/2016 phê duyệt Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 2982/KH-UBND ngày 16/10/2018 về cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Điện Biên đến năm 2020;
Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành Kế hoạch phát triển hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020, với các nội dung như sau:
I. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Đến tháng 6/2018 toàn tỉnh có 122 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có 91 hợp tác xã hoạt động theo Luật HTX năm 2012, 31 hợp tác xã ngừng hoạt động. Tổng số vốn hoạt động của các hợp tác xã là 216.642 triệu đồng; doanh thu bình quân 01 hợp tác xã là 785 triệu đồng/năm; lợi nhuận bình quân của hợp tác xã đạt 218,4 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân thành viên hợp tác xã 31 triệu đồng/người/năm. Tổng số thành viên là 10.271 người, trong đó số lao động thường xuyên trong hợp tác xã là 868 người. Trình độ đại học, cao đẳng 06 cán bộ, trình độ trung cấp, sơ cấp 34 cán bộ, 456 cán bộ chưa qua đào tạo. Các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh chiếm đa số hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều lĩnh vực, tỷ lệ hợp tác xã chuyên ngành thấp.
Về triển khai chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh bước đầu hình thành và tạo liên kết theo chuỗi sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm" giữa doanh nghiệp và người dân; nhiều hộ gia đình đã chú trọng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, góp phần từng bước khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, nâng cao chất lượng sản phẩm tạo giá trị hàng hóa, tăng thu nhập trên địa bàn tỉnh và xóa đói giảm nghèo.
Toàn tỉnh đã có 11 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn liên kết giữa doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh với các hộ dân được xác nhận; 02 dự án cánh đồng lớn được thực hiện thành công; sản phẩm gạo đã được chứng nhận theo chuỗi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời đã đăng ký quét mã truy suất nguồn gốc (mã QR) giúp kiểm soát được sản phẩm chính hãng do hợp tác xã cung cấp, góp phần vào việc nâng cao chất lượng, thương hiệu gạo Điện Biên.
1. Mục tiêu
Phát triển các hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc và các quy định của pháp luật nhằm nâng cao tỷ lệ hợp tác xã khá, tốt, gắn với nâng cao thu nhập của hợp tác xã và thành viên; góp phần thực hiện thành công Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, cụ thể:
- Phấn đấu đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên có 128 hợp tác xã hoạt động hiệu quả (Có Phụ lục 01 kèm theo).
- Phấn đấu có trên 5 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao thuộc nhóm công nghệ tự động hóa, bán tự động, công nghệ thông tin và công nghệ sản xuất vật tư nông nghiệp.
- Khuyến khích thành lập mới các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp.
2. Các nhiệm vụ trọng tâm
a) Đổi mới, phát triển nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã để đạt tiêu chí có hiệu quả; tập trung chỉ đạo, hướng dẫn hỗ trợ hợp tác xã xây dựng phương án sản xuất kinh doanh phù hợp; tích cực giải quyết khó khăn để giúp hợp tác xã tiếp cận các chính sách hỗ trợ của nhà nước và nguồn vốn vay tín dụng; đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản trị, trong điều hành sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã; thúc đẩy phát triển liên kết giữa hợp tác xã với doanh nghiệp để đầu tư sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.
b) Thúc đẩy ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp:
- Tập trung khuyến khích các hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ xây dựng các mô hình hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp để giúp cán bộ, nông dân trên địa bàn tham quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm và phổ biến nhân rộng.
- Hỗ trợ xây dựng từ 4 đến 6 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực trồng trọt như áp dụng mô hình hệ thống tưới nước tiết kiệm; phát triển sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới, nhà kính. Hỗ trợ mở rộng quy mô cây trồng trong nhà lưới, công nghệ tưới nước phun mưa cho Hợp tác xã Mường Toong, huyện Mường Nhé; hỗ trợ mở rộng quy mô cây trồng trên giá thể công nghệ tưới tiết kiệm nước cho Hợp tác xã Hậu Mai, huyện Điện Biên; hỗ trợ công nghệ sản xuất cây trồng an toàn theo Vietgap cơ bản, công nghệ thâm canh và quản lý cây trồng tổng hợp cho Hợp tác xã xã rau an toàn Pom Lót, Hợp tác xã Thanh Đông; Hợp tác xã trồng rau an toàn xã Noong Luống; hỗ trợ mới cây trồng trong nhà lưới, nhà màng cho Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Bản Mé,...
c) Rà soát, xử lý dứt điểm việc giải thể, chuyển đổi sang loại hình kinh doanh khác đối với các hợp tác xã yếu kém và đã ngừng hoạt động(1): Các huyện, thành phố căn cứ Điều 54, Luật Hợp tác xã năm 2012; Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ; Nghị định số 107/2017/NĐ-CP ngày 15/9/2017 của Chính phủ; Thông tư số 31/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xử lý tài sản hình thành từ nhiều nguồn vốn khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã giải thể, phá sản để lập phương án giải quyết những khó khăn, chỉ đạo sớm giải thể hoặc chuyển đổi sang loại hình khác đối với các hợp tác xã yếu kém đã ngừng hoạt động dứt điểm trong năm 2018 (Có Phụ lục 2 kèm theo).
d) Tạo điều kiện thành lập mới các hợp tác xã nông nghiệp và hỗ trợ để hoạt động có hiệu quả. Lựa chọn các sản phẩm chủ lực của địa phương để thúc đẩy việc thành lập hợp tác xã chuyên ngành; tổ chức lại sản xuất theo từng lĩnh vực cụ thể nhằm thực hiện có hiệu quả Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
- Lĩnh vực trồng trọt:
+ Khuyến khích phát triển, thành lập mới hợp tác xã chuyên sản xuất, kinh doanh lúa gạo tại các vùng sản xuất lúa gạo chất lượng cao của các huyện Điện Biên, Mường Ảng, Tuần Giáo;
+ Khuyến khích phát triển, thành lập mới các hợp tác xã sản xuất, kinh doanh cà phê của huyện Mường Ảng;
+ Khuyến khích phát triển, thành lập mới các hợp tác xã sản xuất, kinh doanh chè của các huyện Tủa Chùa, Nậm Pồ;
+ Khuyến khích phát triển, thành lập mới các hợp tác xã sản xuất, kinh doanh rau, củ các loại, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Điện Biên, thành phố Điện Biên Phủ;
+ Khuyến khích phát triển, thành lập mới các hợp tác xã sản xuất, kinh doanh trồng hoa, cây cảnh của huyện Điện Biên, thành phố Điện Biên Phủ;
+ Khuyến khích phát triển, thành lập mới các hợp tác xã sản xuất, kinh doanh cây dược liệu dưới tán rừng của các huyện Mường Nhé, Nậm Pồ, Mường Chà, Tủa Chùa...;
+ Khuyến khích phát triển, thành lập mới các hợp tác xã sản xuất, kinh doanh các loại cây ăn quả, ứng dụng công nghệ cao của các huyện Mường Ảng, Điện Biên.
- Lĩnh vực chăn nuôi: Khuyến khích phát triển, thành lập mới các hợp tác xã chăn nuôi lợn thịt, gia cầm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng thịt thương phẩm đảm bảo an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm; hợp tác xã chăn nuôi trâu, bò thịt tại các huyện Mường Chà, Tuần Giáo...
- Lĩnh vực thủy sản: Khuyến khích phát triển, thành lập mới các hợp tác xã nuôi cá lồng trên các lòng hồ trên địa bàn huyện Điện Biên, thị xã Mường Lay.
e) Phát triển liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp: Khuyến khích các hợp tác xã chuyên ngành trên địa bàn liên kết, hợp tác hình thành liên hiệp hợp tác xã lúa gạo, rau màu trong vùng lòng chảo huyện Điện Biên.
f) Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm gắn với củng cố, hoàn thiện và xây dựng mới các hợp tác xã hoạt động hiệu quả”. Trên cơ sở triển khai thực hiện Đề án mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên lựa chọn những sản phẩm đặc thù trên địa bàn cấp xã, cấp huyện để vận động thành lập mới các hợp tác xã:
- Lựa chọn các tổ hợp tác đang hoạt động có hiệu quả để vận động nâng lên hợp tác xã hoạt động hiệu quả có sự hỗ trợ, định hướng của Nhà nước.
- Vận động những chủ trang trại có quy mô sản xuất tương đối lớn để tuyên truyền, vận động thành lập hợp tác xã.
- Đối với các sản phẩm sản xuất ở nhiều nông hộ cần tập trung vận động những người nông dân và người lao động sản xuất giỏi (có thể là các trưởng thôn, bản) có kinh nghiệm, uy tín đối với cộng đồng để đứng ra làm sáng lập viên thành lập hợp tác xã.
3. Giải pháp
a) Công tác tuyên truyền:
- Tiếp tục tổ chức tuyên truyền Luật hợp tác xã năm 2012, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật của Chính phủ và các Bộ, Ngành Trung ương; các chủ trương, chính sách của tỉnh về phát triển kinh tế tập thể đến các tổ chức, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh;
- Tuyên truyền kiến thức về hợp tác xã cho các sáng lập viên chuẩn bị thành lập hợp tác xã, từ đó vận động các hộ gia đình, cá nhân tại địa phương tham gia thành lập hợp tác xã;
- Giới thiệu các mô hình hợp tác xã điển hình tiên tiến, tổ hợp tác, hộ gia đình sản xuất kinh doanh giỏi...trên các phương tiện thông tin đại chúng để tham khảo, học tập kinh nghiệm;
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý nhà nước và hợp tác xã trong đó đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã, thành viên, sáng lập viên, nhằm trang bị kiến thức đảm bảo các hợp tác xã hoạt động hiệu quả.
b) Phổ biến, hướng dẫn giúp đỡ các hợp tác xã tiếp cận và thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước theo quy định hiện hành như: Quyết định số 2261/2014/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020; chính sách ưu đãi tín dụng theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; chính sách ưu đãi hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp và các cơ chế, chính sách khác.
c) Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng để nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý hợp tác xã và thành viên hợp tác xã:
- Đối với cán bộ quản lý hợp tác xã: Tập trung đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ và thành viên hợp tác xã nông nghiệp, đặc biệt là nâng cao năng lực về quản trị, xây dựng và thực hiện có hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh, kỹ thuật ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, kiến thức tiếp cận thị trường. Thực hiện việc thí điểm đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn tại hợp tác xã theo Kế hoạch số 2534/KH-UBND ngày 27/8/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên về triển khai thí điểm mô hình đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở hợp tác xã nông nghiệp.
- Đối với thành viên hợp tác xã: Đào tạo bồi dưỡng cho các hợp tác xã chuyên ngành về thực hành nông nghiệp theo tiêu chuẩn Vietgap cho các thành viên, nông dân hợp tác xã trực tiếp sản xuất nông nghiệp, thông qua Chương trình khuyến nông, các Chương trình đào tạo bồi dưỡng của các tổ chức hội đoàn thể chính trị - xã hội; các chương trình đào tạo của doanh nghiệp liên kết để đạt yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa liên kết.
d) Huy động nguồn lực để hỗ trợ cho hợp tác xã nông nghiệp:
- Huy động các nguồn lực từ các đoàn thể xã hội; nguồn vốn vay từ các Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã, Quỹ hỗ trợ nông dân, các tổ chức tín dụng; vốn của doanh nghiệp và vốn đối ứng của các hợp tác xã nhằm thúc đẩy mở rộng quy mô hoạt động, đổi mới nâng cao hiệu quả của các hợp tác xã nông nghiệp
- Bố trí ngân sách của tỉnh, của các huyện, thị xã, thành phố hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
1. Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương
- Từ nguồn vốn Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình khuyến nông quốc gia hỗ trợ cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thành viên hợp tác xã và xây dựng các mô hình khuyến nông ứng dụng công nghệ cao trong hợp tác xã nông nghiệp.
- Các Chương trình hỗ trợ theo chuyên ngành như: Thủy lợi phí (ưu tiên hợp tác xã tham gia hoạt động quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng theo quy định của Luật Thủy lợi và Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018); hỗ trợ đầu tư, bảo vệ và phát triển rừng (theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ); hỗ trợ phát triển thủy sản (theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 và Nghị định số 89/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015).
2. Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách địa phương
Ngân sách địa phương hỗ trợ kinh phí đối với thành lập mới Hợp tác xã, đăng ký thay đổi theo quy định của Luật Hợp tác xã (Theo quy định tại điểm d, khoản 1, mục III Quyết định 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014).
3. Các nguồn kinh phí khác
- Nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã, Quỹ hỗ trợ nông dân và các tổ chức tín dụng.
- Vốn của doanh nghiệp tham gia liên kết, vốn đối ứng của các hợp tác xã đầu tư phát triển sản xuất và các nguồn vốn hợp pháp khác.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì là đầu mối hướng dẫn theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các địa phương thực hiện các nội dung Kế hoạch;
- Hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ để đánh giá hợp tác xã hoạt động hiệu quả;
- Xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý Nhà nước các cấp về hợp tác xã nông nghiệp và đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, thành viên hợp tác xã nông nghiệp;
- Tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và cấp có thẩm quyền về tình hình tổ chức thực hiện kế hoạch của các huyện, thị xã, thành phố; đề xuất rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn bản, các chủ trương chính sách của tỉnh về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tham mưu nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách có tính đột phá nhằm hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã phù hợp với điều kiện đặc thù của tỉnh; đề xuất cân đối nguồn vốn hỗ trợ hợp tác xã, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn công tác quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch này.
4. Sở Công Thương
Tạo điều kiện giúp đỡ các hợp tác xã nông nghiệp được tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ từ chính sách khuyến công trên địa bàn tỉnh, các mô hình sử dụng nguồn vốn khuyến công quốc gia; tạo điều kiện cho các hợp tác xã nông nghiệp tham gia vào các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm theo thẩm quyền.
5. Liên minh Hợp tác xã tỉnh
- Tổ chức tuyên truyền, vận động, tư vấn hỗ trợ hợp tác xã, tư vấn hỗ trợ và cung cấp dịch vụ đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ cho việc hình thành và phát triển của hợp tác xã. Vận động hợp tác xã, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao chất lượng và tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp;
- Tạo điều kiện, ưu tiên nguồn kinh phí cho các hợp tác xã nông nghiệp vay từ Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã, đặc biệt là các hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao;
- Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành hướng dẫn hợp tác xã hoạt động phù hợp theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật của Chính phủ và các Bộ, Ngành Trung ương; các chủ trương, chính sách của tỉnh về phát triển kinh tế tập thể đến cán bộ, thành viên hợp tác xã và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh; nhân rộng các mô hình hợp tác xã làm ăn hiệu quả.
6. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh
Tổ chức tuyên truyền đến các hội viên, đoàn viên tham gia xây dựng mô hình hợp tác xã nông nghiệp hiệu quả; vận động hội viên thành lập mới các hợp tác xã nông nghiệp; phát động các phong trào thi đua trong tổ chức hội, đoàn để phát triển hợp tác xã nông nghiệp.
7. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Củng cố, kiện toàn các Ban chỉ đạo và xây dựng Kế hoạch phong trào thi đua “Đổi mới, phát triển các hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã năm 2012 góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới”.
- Rà soát, xử lý dứt điểm việc giải thể, chuyển đổi sang loại hình kinh doanh khác đối với các hợp tác xã yếu kém và đã ngừng hoạt động.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để thành lập mới và củng cố, phát triển hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.
- Căn cứ nội dung Kế hoạch này, xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện tại địa phương, bố trí lồng ghép các nguồn vốn để triển khai thực hiện và hỗ trợ hợp tác xã theo yêu cầu phát triển hợp tác xã ở địa phương.
- Tổng hợp báo cáo gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả thực hiện 06 tháng (trước ngày 15 tháng 5), hàng năm (trước ngày 15 tháng 12) để Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, nếu có phát sinh các nhiệm vụ mới hoặc cần sửa đổi bổ sung, các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động đề nghị và phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
SỐ LƯỢNG HTX NÔNG NGHIỆP HOẠT ĐỘNG HIỆU QUẢ NĂM 2020
Đơn vị tính: Hợp tác xã
Số TT |
Tên đơn vị hành chính |
HTX hoạt động hiệu quả năm 2020 |
|
Tổng |
128 |
1 |
TP Điện Biên Phủ |
15 |
2 |
Huyện Điện Biên |
33 |
3 |
Huyện Mường Ảng |
21 |
4 |
Huyện Tuần Giáo |
11 |
5 |
Huyện Tủa Chùa |
8 |
6 |
Huyện Mường Chà |
14 |
7 |
Huyện Mường Nhé |
7 |
8 |
Huyện Nậm Pồ |
6 |
9 |
Huyện Điện Biên Đông |
8 |
10 |
Thị xã Mường Lay |
5 |
|
|
|
Đơn vị tính: Hợp tác xã
Số TT |
Tên đơn vị hành chính |
HTX ngừng hoạt động phải giải thể |
|
Tổng |
31 |
1 |
TP Điện Biên Phủ |
9 |
2 |
Huyện Điện Biên |
4 |
3 |
Huyện Mường Ảng |
10 |
4 |
Huyện Tuần Giáo |
5 |
5 |
Huyện Tủa Chùa |
3 |
1 Đến hết tháng 6 năm 2018 trên địa bàn tỉnh còn 31 hợp tác xã yếu kém đã ngừng hoạt động cần giải thể trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, các huyện: Điện Biên, Mường Ảng, Tủa Chùa, Tuần Giáo.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.