ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3306 /KH-UBND |
Bình Thuận, ngày 25 tháng 8 năm 2017 |
Căn cứ Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 06/2016/NQ-HĐND ngày 15/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận khóa X về Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 27/2016/QĐ-UBND ngày 03/8/2016 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt Chương trình Giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Thông tư số 06/2017/TT-BTTTT ngày 02/6/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn thực hiện dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020;
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận xây dựng Kế hoạch thực hiện dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2018 như sau:
1. Đối với Dự án “Tăng cường năng lực cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở miền núi vùng sau, vùng xa, biên giới, hải đảo”: Tỉnh đã tổ chức 07 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho 260 lượt (gồm các đối tượng: cán bộ Phòng VHTT; lãnh đạo UBND xã phụ trách văn xã; cán bộ văn hóa - xã hội xã; cán bộ trạm truyền thanh xã). Công tác tập huấn nâng cao năng lực đã đáp ứng kịp thời về thực tiễn công việc đối với các cán bộ thông tin cơ sở. Qua đó, giúp cho cán bộ cách viết các tin bài, phóng sự cũng như cách xử lý các tình huống về kỹ thuật, từng bước nâng cao chất lượng các chương trình tại địa phương.
2. Đối với Dự án “Tăng cường nội dung thông tin và truyền thông về cơ sở, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo”: Việc xây dựng, sản xuất, phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình đã giúp bà con vùng sâu, vùng xa, hải đảo tiếp cận những tiến bộ về khoa học kỹ thuật tiên tiến; những kinh nghiệm, gương điển hình tiên tiến và các hoạt động xã hội về miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; bảo tồn văn hóa phục vụ đồng bào các dân tộc khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Từ đó, góp phần nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.
3. Nhìn chung, Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thực hiện trên địa bàn tỉnh đã mang lại những hiệu quả thiết thực. Việc nâng cao nhân lực, đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường nội dung để nâng cao chất lượng hoạt động thông tin cơ sở ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo không chỉ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của người dân về thông tin, tiếp cận kiến thức về văn hóa, khoa học kỹ thuật mà còn góp phần hiệu quả vào công tác quản lý, điều hành của chính quyền địa phương, đấu tranh với các luận điệu sai trái, tiêu cực của các thế lực thù địch, đảm bảo an ninh, quốc phòng và đặc biệt khoảng cách về hưởng thụ thông tin giữa người dân ở vùng sâu, vùng xa so với người dân khu vực thành thị được rút ngắn.
4. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại như: Đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thanh tại cấp xã chủ yếu là công tác kiêm nhiệm hoặc không chuyên trách, thu nhập rất thấp, trong đó, có một số lượng lớn chưa được đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ nên thường xuyên thay đổi liên tục, không ổn định. Một số chương trình phát thanh, truyền hình sản xuất, cung cấp chưa phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, nội dung, chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu, cung cấp thông tin của người dân các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Khả năng tiếp cận thông tin của người dân ở một số vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn hạn chế...
- Phát triển nguồn nhân lực thông tin cơ sở, đảm bảo 100% cán bộ tuyên truyền viên, cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ thông tin tuyên tuyền và ứng dụng kỹ thuật trong hoạt động thông tin truyền thông cơ sở.
- Đảm bảo 100% xã thuộc khu vực miền núi, hải đảo, địa bàn đặc biệt khó khăn được cung cấp nội dung thông tin; tạo điều kiện cho cho người dân tiếp cận kịp thời các thông tin kinh tế - xã hội và đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thông qua các sản phẩm báo chí, ấn phẩm truyền thông, xuất bản phẩm, thông tin điện tử,…
- Hỗ trợ thiết bị nghe xem cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số,...
- Tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động thông tin cổ động.
2.1. Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông
- Nội dung: Tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho các đối tượng thuộc diện đào tạo, bồi dưỡng.
- Đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng: Cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên về giảm nghèo, báo chí, xuất bản; cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông cơ sở; ưu tiên cán bộ cấp xã (cán bộ xã trong biên chế lĩnh vực văn hóa - xã hội, cán bộ các đài truyền thanh cấp xã), trưởng thôn, bản của các xã thuộc khu vực miền núi, hải đảo.
- Số lượng dự kiến:
+ Giai đoạn 2016-2020: 1.867 lượt cán bộ.
+ Năm 2018: 656 lượt cán bộ.
- Kinh phí thực hiện:
+ Giai đoạn 2016-2020: 1.382 triệu đồng.
+ Năm 2018: 474 triệu đồng.
- Nguồn kinh phí: Ngân sách Trung ương hỗ trợ.
(Chi tiết giai đoạn 2016 - 2020 theo phụ lục 01; năm 2018 theo phụ lục 05).
2.2. Tăng cường nội dung thông tin về cơ sở:
- Nhiệm vụ:
+ Tăng cường nội dung thông tin phổ biến, tuyên truyền về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phổ biến kiến thức, kinh nghiệm, gương điển hình và các thông tin thiết yếu khác cho xã hội để góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng.
+ Tăng cường đưa nội dung thông tin thiết yếu đến khu vực thuộc miền núi, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Hình thức thực hiện: Sản xuất mới, biên tập, phát sóng, phát hành các sản phẩm báo chí, các chương trình phát thanh, truyền hình, xuất bản phẩm và các sản phẩm thông tin khác (tờ rơi, tờ gấp,...).
- Kinh phí thực hiện:
+ Giai đoạn 2016-2020: 1.760 triệu đồng.
+ Năm 2018: 430 triệu đồng.
- Nguồn kinh phí: Ngân sách Trung ương hỗ trợ.
(Chi tiết giai đoạn 2016-2020 theo phụ lục 02; năm 2018 theo phụ lục 06)
2.3. Hỗ trợ phương tiện nghe - xem cho các hộ nghèo:
- Đối tượng:
+ Là hộ nghèo (theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020) sống tại các đảo xa bờ; hộ nghèo thuộc các dân tộc ít người; hộ nghèo tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn…
+ Hộ nghèo chưa có phương tiện nghe - xem, có nhu cầu và cam kết sử dụng đúng mục đích phương tiện được trang bị.
- Số lượng dự kiến:
+ Giai đoạn 2016-2020: 700 hộ.
+ Năm 2018: 218 hộ.
- Loại phương tiện nghe - xem hỗ trợ cho hộ gia đình: hỗ trợ 01 ti vi. Yêu cầu về ti vi phải bảo đảm tuân thủ theo điểm a, khoản 3, Điều 5 Thông tư số 06/2017/TT-BTTTT ngày 02/6/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Kinh phí thực hiện:
+ Giai đoạn 2016 - 2020: 4.720 triệu đồng. Trong đó: Kinh phí Trung ương hỗ trợ là 2.520 triệu đồng; kinh phí địa phương là 2.200 triệu đồng.
+ Năm 2018: 1.467 triệu đồng. Trong đó: Kinh phí Trung ương hỗ trợ là 734 triệu đồng; kinh phí địa phương là 733 triệu đồng.
(Chi tiết giai đoạn 2016 - 2020 theo phụ lục 03; năm 2018 theo phụ lục 07).
2.4. Trang bị phương tiện tác nghiệp phục vụ thông tin cổ động tại huyện, xã:
- Đối tượng:
+ Các huyện miền múi, hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, hải đảo; trong đó, ưu tiên các xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (xã khu vực III theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020); xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2016 - 2020 (Theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016 - 2020);…
+ Các huyện, xã được trang bị phương tiện tác nghiệp phục vụ thông tin cổ động là các huyện, xã chưa có hoặc đã có trang thiết bị nhưng thiết bị đã lạc hậu, không đáp ứng yêu cầu hoạt động.
- Số lượng dự kiến:
+ Giai đoạn 2016 - 2020: 10 huyện; 47 xã (9 xã đặc biệt khó khăn, 3 xã đảo, 1 xã bãi ngang, 34 xã miền núi, vùng cao).
+ Năm 2018: 3 huyện; 19 xã (9 xã đặc biệt khó khăn, 3 xã đảo, 1 xã bãi ngang, 6 xã miền núi, vùng cao).
- Yêu cầu về trang thiết bị: Bộ phương tiện tác nghiệp phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định về mức giới hạn của của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý đối với sản phẩm hàng hóa phải tuân thủ, đáp ứng yêu cầu công tác thông tin, tuyên truyền tại địa phương (Danh mục thiết bị của bộ phương tiện tác nghiệp trang bị cho cấp huyện, cấp xã theo quy định tại Phụ lục 01 kèm theo Thông tư số 06/2017/TT-BTTTT ngày 02/6/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông).
- Kinh phí thực hiện:
+ Giai đoạn 2016 - 2020: 5.350 triệu đồng. Trong đó: Kinh phí trung ương hỗ trợ là 4.280 triệu đồng; kinh phí địa phương là 1.070 triệu đồng.
+ Năm 2018: 1.850 triệu đồng. Trong đó: Kinh phí trung ương hỗ trợ là 1.480 triệu đồng; kinh phí địa phương là 370 triệu đồng.
(Chi tiết giai đoạn 2016 - 2020 theo phụ lục 04; năm 2018 theo phụ lục 08).
3.1. Giai đoạn 2016 - 2020 là 13.212 triệu đồng. Trong đó:
- Kinh phí Trung ương hỗ trợ : 9.942 triệu đồng.
- Kinh phí địa phương: 3.270 triệu đồng.
3.2. Năm 2018 là 4.221 triệu đồn. Trong đó:
- Kinh phí Trung ương hỗ trợ: 3.118 triệu đồng.
- Kinh phí địa phương: 1.103 triệu đồng.
Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét Kế hoạch thực hiện dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2018 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, quan tâm tổng hợp, hỗ trợ kinh phí để tỉnh triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.