ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/KH-UBND |
Lào Cai, ngày 23 tháng 01 năm 2024 |
PHÁT TRIỂN NGƯỜI THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI NĂM 2024
Thực hiện Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 19/5/2022 của Chính phủ về việc giao chỉ tiêu phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội; Kế hoạch số 340/KH- UBND ngày 29/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai về việc phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025. Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2024, cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 28-NQ-TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương; Chương trình hành động số 218-CTr/TU ngày 10/8/2018 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 28-NQ-TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) và các văn bản có liên quan của Bộ, ngành Trung ương về tổ chức thực hiện công tác BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức và của người dân trong việc chấp hành và thực hiện chính sách pháp luật về BHXH, góp phần đẩy mạnh công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN.
- Tăng cường mối quan hệ, sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, Ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; phát huy vai trò của các cấp chính quyền cơ sở trong triển khai, tổ chức thực hiện công tác vận động, khai thác, phát triển người tham gia BHXH, BHTN đồng thời duy trì bền vững đối tượng đang tham gia BHXH, BHTN.
2. Yêu cầu
- Xác định rõ nhiệm vụ cụ thể của các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các cơ quan, đơn vị trong việc triển khai phát triển đối tượng tham gia.
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, đặc biệt là người đứng đầu ngành BHXH tỉnh, BHXH các huyện trong việc phối hợp thực hiện vận động người tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh.
- Các giải pháp thực hiện nhiệm vụ phải cụ thể, có tính thống nhất, đồng bộ, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương.
II. DỰ KIẾN CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN NGƯỜI THAM GIA BHXH
Dự kiến lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2024: 407.289 người.
- Số người tham gia BHXH: 76.914 người, đạt 18,9% so với lực lượng lao động trong độ tuổi, trong đó:
+ Số người tham gia BHXH bắt buộc là 62.789 người, đạt 15,4% so với lực lượng lao động trong độ tuổi.
+ Số người tham gia BHXH tự nguyện là 14.125 người, đạt 3,5% so với lực lượng lao động trong độ tuổi.
- Số người tham gia BHTN là 54.598 người, đạt 13,4% so với lực lượng lao động trong độ tuổi.
(Chi tiết chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH, BHTN, BHXH tự nguyện của các huyện, thị xã, thành phố tại Phụ lục số 2 kèm theo).
1. Tăng cường công tác chỉ đạo, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong thực hiện các chính sách pháp luật BHXH, BHTN
- Tiếp tục quán triệt và thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương và Chương trình hành động số 218- CTr/TU của Tỉnh ủy. Căn cứ kế hoạch UBND tỉnh giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia, địa phương xây dựng và đưa chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn.
2. Tăng cường, đổi mới tuyên truyền về chính sách, pháp luật BHXH, BHTN
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chính sách BHXH bằng nhiều hình thức để cán bộ, đảng viên, người dân, người lao động và người sử dụng lao động hiểu rõ lợi ích, vai trò và những nội dung cơ bản của chính sách.
- Đổi mới, sáng tạo trong hoạt động tuyên truyền về cả nội dung và hình thức, bên cạnh các hình thức tuyên truyền truyền thống, tiếp tục đẩy mạnh phát triển các kênh tuyên truyền về chính sách BHXH, BHTN trên các nền tảng mạng xã hội, thông qua đó, người dùng có thể tiếp cận đến các chính sách BHXH một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất.
- Tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao năng lực của đội ngũ làm công tác truyền thông, hệ thống đại lý thu BHXH về cả số lượng và chất lượng.
3. Tăng cường công tác phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan BHXH trong thực hiện công tác BHXH, BHTN
- Tiếp tục duy trì hoạt động đã ký kết, hoặc sửa đổi bổ sung các quy chế, chương trình phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội với cơ quan BHXH phù hợp với quy định, định kỳ đánh giá kết quả hoạt động thực hiện các quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị.
- Tăng cường phối hợp trong quản lý giữa cơ quan nhà nước và cơ quan BHXH trong việc chia sẻ dữ liệu về quản lý doanh nghiệp, tình hình sử dụng lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh để khai thác mở rộng đối tượng tham gia BHXH; thực hiện biện pháp buộc người sử dụng lao động thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động.
4. Nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính
- Tiếp tục đổi mới hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ và các chế độ, chính sách BHXH; hiện đại hóa công tác quản lý BHXH, đẩy mạnh việc giao dịch điện tử.
- Tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách hành chính thuộc lĩnh vực BHXH, cải thiện các quy trình, thủ tục tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về BHXH; tham mưu tổ chức thực hiện các văn bản chỉ đạo, quy định của Trung ương về chính sách BHXH trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra về công tác lao động, việc làm, an toàn vệ sinh lao động, BHXH tại các doanh nghiệp, nhất là đơn vị nợ đóng BHXH. Tham mưu xử lý hoặc xử lý các trường hợp trốn đóng, nợ đóng, vi phạm chính sách pháp luật về BHXH.
- Chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tiếp nhận và giải quyết kịp thời hồ sơ trợ cấp thất nghiệp của người lao động; kiểm tra, rà soát chặt chẽ hồ sơ hưởng, phòng chống lạm dụng, trục lợi bảo hiểm thất nghiệp.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, BHXH tỉnh xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN trong chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm của tỉnh.
2. Bảo hiểm xã hội tỉnh
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh tham mưu UBND tỉnh giao chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện cho từng huyện, thành phố tổ chức thực hiện.
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ; liên thông, chia sẻ dữ liệu với các Sở, Ban, ngành, các đoàn thể trong việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh trong việc rà soát, cập nhật danh sách các tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động nhưng chưa tham gia BHXH để tập trung phát triển, yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp tham gia BHXH cho người lao động theo quy định pháp luật.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh và các đơn vị liên quan đôn đốc thu nợ BHXH, xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra cụ thể các đơn vị nợ đóng BHXH, BHTN để giảm tỷ lệ nợ BHXH.
- Chỉ đạo BHXH các huyện, các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nhằm phát triển người tham gia BHXH bắt buộc, BHTN theo mục tiêu đề ra; kết nối thông tin, dữ liệu quản lý, theo dõi tình hình biến động lao động tại doanh nghiệp.
- Triển khai đồng bộ hiệu quả các hình thức thông tin, tuyên truyền về chế độ, chính sách BHXH, BHTN. Tiếp tục mở rộng mạng lưới tổ chức dịch vụ thu BHXH theo quy định của pháp luật, cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH; có giải pháp khuyến khích các địa phương vận động người dân tham gia BHXH, đặc biệt là BHXH tự nguyện đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH hàng năm và cả giai đoạn.
3. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh
- Phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về Bảo hiểm xã hội đối với các đơn vị, doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu kinh tế; đặc biệt đối với các dự án mới được đầu tư, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,...để đảm bảo chế độ đối với người lao động.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội tỉnh và các cơ quan có liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra về BHXH tại các doanh nghiệp thuộc ban Quản lý Khu kinh tế.
4. Sở Tài chính: Căn cứ khả năng ngân sách và các quy định hiện hành, tham mưu cấp có thẩm quyền đảm bảo nguồn kinh phí hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện cho người tham gia theo quy định.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Tổng hợp, tham mưu đưa chỉ tiêu BHXH, BHTN vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh.
- Phối hợp tuyên truyền chính sách, pháp luật BHXH, BHTN cho các doanh nghiệp và hướng dẫn cho các doanh nghiệp đăng ký tham gia BHXH, BHTN cho người lao động ngay từ khi doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh. Định kỳ cung cấp danh sách doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp sáp nhập, giải thể để làm cơ sở quản lý, phát triển người tham gia BHXH, BHYT.
6. Cục Thuế tỉnh
- Phối hợp tuyên truyền chính sách, pháp luật BHXH, BHTN đối với người lao động, người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với cơ quan BHXH trong việc trao đổi số liệu về số lượng lao động doanh nghiệp sử dụng, mức tiền lương doanh nghiệp chi trả khai báo thuế để cơ quan BHXH tiến hành rà soát và thực hiện thu BHXH, BHTN đảm bảo quyền lợi của người lao động theo đúng quy định.
- Cung cấp dữ liệu quyết toán thuế hàng năm cho cơ quan BHXH để phối hợp khai thác đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo đúng quy định.
7. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí của tỉnh, các cổng/trang thông tin điện tử các cơ quan, đơn vị, hệ thống thông tin cơ sở triển khai tuyên truyền, phổ biến các nội dung liên quan đến chính sách pháp luật BHXH, BHTN về vai trò, trách nhiệm và lợi ích của việc tham gia BHXH, BHTN.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định, trình UBND tỉnh ban hành kế hoạch công tác tuyên truyền năm của tỉnh, trong đó có nội dung tuyên truyền về công tác phát triển người tham gia BHXH, BHTN trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
8. Sở Tư pháp: Tham mưu Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh xây dựng kế hoạch quán triệt, tập huấn nội dung của văn bản pháp luật về chính sách BHXH, BHTN cho các thành viên Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh, đội ngũ Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cán bộ làm công tác pháp chế của các Sở, Ban, ngành và Hội đồng phối hợp PBGDPL cấp huyện để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt trong cơ quan, đơn vị, địa phương và nhân dân trên địa bàn.
9. Cục Thống kê tỉnh: Cung cấp, chia sẻ số liệu thống kê về dân số, lực lượng lao động của tỉnh khi được Tổng cục Thống kê công bố và các số liệu khác để phục vụ cho việc đánh giá tỷ lệ bao phủ BHXH trên địa bàn tỉnh.
10. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh: Chỉ đạo các cấp Công đoàn Lào Cai tăng cường tuyên truyền chính sách, pháp luật BHXH, BHTN đối với người lao động, người sử dụng lao động. Vận động người sử dụng lao động, người lao động tuân thủ các quy định về BHXH, BHTN; giám sát việc tham gia BHXH, BHTN tại các doanh nghiệp và đề xuất các cơ chế, chính sách BHXH, BHTN đối với người lao động; phối hợp với BHXH tỉnh thực hiện các thủ tục, hồ sơ để khởi kiện ra tòa đối với các đơn vị vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
11. Báo Lào Cai, Đài Phát thanh và Truyền hình Lào Cai: Bố trí dung lượng hợp lý, xây dựng chương trình, tin, bài, chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền các nội dung liên quan đến chính sách pháp luật về BHXH, BHTN để chuyển tải đầy đủ thông tin đến nhân dân trong toàn tỉnh.
12. Đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức hội xã hội - nghề nghiệp tỉnh
- Phối hợp với BHXH tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách BHXH, vận động các hội viên, đoàn viên các cấp tích cực tham gia BHXH, đặc biệt là BHXH tự nguyện.
- Giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN.
13. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Căn cứ chỉ tiêu UBND tỉnh giao, xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHTN phù hợp với tình hình thực tế của địa phương đảm bảo thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu đề ra.
- Chỉ đạo cơ quan chức năng cấp huyện phối hợp triển khai thực hiện các giải pháp, quản lý số doanh nghiệp đang hoạt động, số lao động đang làm việc và số lao động thuộc diện tham gia BHXH, BHTN.
- Phát huy vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương chỉ đạo, đôn đốc và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN; đặc biệt tăng cường vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện.
14. Chế độ báo cáo
Định kỳ 6 tháng (trước ngày 05/7) và một năm (trước ngày 20/12), đề nghị các cơ quan, đơn vị báo cáo kết quả thực hiện về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo theo quy định./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.