ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/KH-UBND |
Lạng Sơn, ngày 11 tháng 3 năm 2015 |
Thực hiện Quyết định số 1625/QĐ-TTg ngày 11/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2014 - 2015 và lộ trình đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Đề án), UBND tỉnh Lạng Sơn xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án như sau:
I. Thực trạng cơ sở vật chất (CSVC) cấp học mầm non và phổ thông
Tính riêng bậc học mầm non và phổ thông tỉnh Lạng Sơn hiện có 703 trường với 7.840 lớp. Trong đó: Mầm non 206 trường, 2.046 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo; Tiểu học 266 trường, 3.481 lớp; THCS 210 trường, 1.668 lớp; THPT 21 trường, 645 lớp.
Theo quy hoạch đến năm 2020, bậc học mầm non và phổ thông của tỉnh sẽ là 744 trường với 8.616 lớp. Trong đó: Mầm non 237 trường, 2.402 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo; Tiểu học 265 trường, 3.776 lớp; THCS 212 trường, 1.793 lớp; THPT 30 trường, 645 lớp.
Đầu năm học 2014 - 2015, tính riêng bậc học mầm non và phổ thông toàn tỉnh có 4.296 phòng học kiên cố, chiếm 57,2% số phòng học đang sử dụng. Tuy nhiên, CSVC của các trường học vẫn còn nhiều khó khăn thiếu thốn, số phòng học tạm, phòng học cấp 4 cũ đã hết niên hạn sử dụng và xuống cấp nặng, phòng học mượn còn nhiều; tỷ lệ phòng học bộ môn kiên cố chưa đạt 25% yêu cầu; phòng làm việc kiên cố mới đạt trên 20% yêu cầu, nhiều trường học chưa có phòng học bộ môn và phòng làm việc; các hạng mục phụ trợ như nhà vệ sinh, hệ thống cấp nước sạch còn nhiều hạn chế (chi tiết tại biểu 1, biểu 2 đính kèm).
3. Kết quả thực hiện Đề án giai đoạn 2008 - 2012
Theo Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Kiên cố hóa trường lớp học, nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012, tỉnh Lạng Sơn được Chỉnh phủ hỗ trợ 100% vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP) để đầu tư xây dựng 2.453 phòng học và 1.639 phòng công vụ. Tuy nhiên do biến động tăng nhiều về suất đầu tư xây dựng, giá thị trường trong quá trình thực hiện Đề án, nên dù đã được bố trí hết nguồn vốn theo kế hoạch nhưng số phòng học và phòng công vụ cho giáo viên được xây dựng đạt thấp so với kế hoạch. Cụ thể là đã xây dựng và đưa vào sử dụng 1.494 phòng học và 712 phòng công vụ. Hiện nay còn 959 phòng học và 927 phòng công vụ thuộc kế hoạch Đề án giai đoạn 2008 - 2012 chưa được xây dựng (chi tiết tại biểu 3 đính kèm).
Đầu tư xây dựng CSVC cho các trường học mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh theo mục tiêu, nội dung của Đề án giai đoạn 2014 - 2015 và lộ trình đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1625/QĐ-TTg ngày 11/9/2014.
- Giai đoạn 2014-2015, đầu tư xây dựng danh mục phòng học, nhà công vụ cho giáo viên trường mầm non thuộc 02 huyện Bình Gia và Đình Lập;
- Lộ trình đến năm 2020, đầu tư xây dựng theo thứ tự ưu tiên sau:
+ Xây dựng danh mục phòng học, phòng công vụ cho giáo viên đã phê duyệt tại Kế hoạch thực hiện Đề án giai đoạn 2008 - 2012 nhưng chưa được thực hiện (959 phòng học, 927 phòng công vụ);
+ Xây dựng phòng học cho các trường tiểu học để bảo đảm đủ 01 lớp/phòng học; xây dựng mới phòng học để thay thế toàn bộ số phòng học bán kiên cố, phòng học tạm của các trường mầm non, phổ thông. Tổng số 3572 phòng;
+ Xây dựng mới các hạng mục công trình thuộc khu phục vụ học tập: phòng học bộ môn (1554), phòng thiết bị (374), phòng làm việc hiệu bộ (3.507), nhà đa năng (474), thư viện (384), phòng y tế (639);
(Chi tiết tại các biểu 4, 5, 6 đính kèm)
- Quy cách xây dựng: các hạng mục phòng học thường, phòng học bộ môn phòng thiết bị, phòng làm việc hiệu bộ, nhà đa năng, phòng thư viện, phòng y tế theo thiết kế ban hành kèm theo Quyết định số 2582/QĐ-BKHCN ngày 23/8/2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ; phòng công vụ theo mẫu thiết kế ban hành kèm theo Quyết định số 13/QĐ-BXD ngày 23/10/2008 của Bộ Xây dựng.
Tổng kinh phí thực hiện Đề án: 6.108.982 triệu đồng. Trong đó:
- Kính phí xây dựng: 6.021.040 triệu đồng.
- Kinh phí giải phóng mặt bằng: 87.942 triệu đồng.
(Chi tiết tại biểu 7 đính kèm)
- Đề nghị Chính phủ hỗ trợ 100% vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP) cho xây dựng phòng học thường, phòng học bộ môn, phòng công vụ; hỗ trợ 50% vốn TPCP cho xây dựng phòng làm việc hiệu bộ, phòng thiết bị, nhà đa năng, phòng thư viện, phòng y tế. Tổng kinh phí 4.855.363 triệu đồng;
- Vốn hỗ trợ có mục tiêu đảm bảo 35% nhu cầu vốn xây dựng phòng làm việc hiệu bộ, phòng thiết bị, nhà đa năng, phòng thư viện, phòng y tế (815.975 triệu đồng);
- Vốn ngân sách tỉnh và xã hội hóa đảm bảo 15% nhu cầu vốn xây dựng phòng làm việc hiệu bộ, phòng thiết bị, nhà đa năng, phòng thư viện, phòng y tế (349.704 triệu đồng);
- Chi phí giải phóng mặt bằng do ngân sách các huyện, thành phố đảm nhiệm (87.942 triệu đồng).
(Chi tiết tại biểu 8 đính kèm).
1. Kế hoạch chung cả giai đoạn
1.1. Giai đoạn 2014 - 2015
Đầu tư xây dựng phòng học, phòng công vụ cho giáo viên trường mầm non thuộc 2 huyện nghèo (Đình Lập, Bình Gia): 136.000 triệu đồng. Chia ra:
- Xây dựng 102 phòng học: 126.000 triệu đồng;
- Xây dựng 26 phòng công vụ: 10.000 triệu đồng.
2.2. Lộ trình đến năm 2020
a) Giai đoạn 2016 - 2017
Xây dựng phòng học, phòng công vụ còn lại của Kế hoạch giai đoạn 2008-2012 chưa thực hiện được: 769.700 triệu đồng. Chia ra:
- Xây dựng 860 phòng học: 521.925 triệu đồng;
- Xây dựng 901 phòng công vụ: 247.775 triệu đồng.
b) Giai đoạn 2017 - 2018
Xây dựng 1.407 phòng học tiểu học để bảo đảm đủ 01 lớp/phòng học, kinh phí 705.500 triệu đồng.
c) Giai đoạn 2018 - 2020
- Xây dựng mới thay thế toàn bộ số phòng học bán kiên cố, phòng học tạm của các trường mầm non, phổ thông: 1.203 phòng, kinh phí 967.375 triệu đồng.
- Xây dựng mới các hạng mục công trình thuộc khu phục vụ học tập, kinh phí 3.442.465 triệu đồng. Chia ra:
+ Phòng học bộ môn: 1.554 phòng, kinh phí 1.111.110 triệu đồng;
+ Phòng thiết bị: 374 phòng, kinh phí 246.840 triệu đồng;
+ Phòng làm việc: 3.507 phòng, kinh phí 876.750 triệu đồng;
+ Nhà đa năng: 474 nhà, kinh phí 778.600 triệu đồng;
+ Thư viện: 384 phòng, kinh phí 253.440 triệu đồng;
+ Phòng y tế: 639 phòng, kinh phí 175.725 triệu đồng;
- Giải phóng mặt bằng: 29,314 ha đất, kinh phí 87.942 triệu đồng.
2.1. Năm 2015
- Xây dựng 102 phòng học mầm non, 26 phòng công vụ cho 02 huyện Bình Gia và Đình Lập;
- Kinh phí: vốn TPCP 136.000 triệu đồng.
2.2. Năm 2016
- Xây dựng 516 phòng học, 451 phòng công vụ, 75 phòng thiết bị, 701 phòng làm việc, 95 nhà đa năng, 76 phòng thư viện, 128 phòng y tế;
- Kinh phí: 903.451 triệu đồng. Trong đó: vốn TPCP 665.750 triệu đồng, vốn hỗ trợ có mục tiêu 146.586 triệu đồng, vốn ngân sách địa phương 46.627 triệu đồng.
2.3. Năm 2017
- Xây dụng 836 phòng học, 450 phòng công vụ, 75 phòng thiết bị, 702 phòng làm việc, 95 nhà đa năng, 77 phòng thư viện, 128 phòng y tế;
- Kinh phí: 1.045.716 triệu đồng. Trong đó: vốn TPCP 812.581 triệu đồng, vốn hỗ trợ có mục tiêu 174.852 triệu đồng, vốn ngân sách địa phương 58.284 triệu đồng.
2.4 Năm 2018
- Xây dựng 1.239 phòng học thường, 75 phòng thiết bị, 701 phòng làm việc, 95 nhà đa năng, 77 phòng thư viện, 128 phòng y tế;
- Kinh phí: 1.186.037 triệu đồng. Trong đó: vốn TPCP 952.902 triệu đồng, vốn hỗ trợ có mục tiêu 163.195 triệu đồng, vốn ngân sách địa phương 69.941 triệu đồng.
2.5. Năm 2019
- Xây dựng 638 phòng học thường, 466 phòng học bộ môn, 75 phòng thiết bị, 701 phòng làm việc, 94 nhà đa năng, 77 phòng thư viện, 128 phòng y tế;
- Kinh phí: 1.312.313 triệu đồng. Trong đó: vốn TPCP 1.079.177 triệu đồng, vốn hỗ trợ có mục tiêu 151.538 triệu đồng, vốn ngân sách địa phương 81.597 triệu đồng.
2.6. Năm 2020
- Xây dựng 241 phòng học thường, 1.088 phòng học bộ môn, 74 phòng thiết bị, 702 phòng làm việc, 95 nhà đa năng, 77 phòng thư viện, 127 phòng y tế;
- Kinh phí: 1.437.523 triệu đồng. Trong đó: vốn TPCP 1.204.388 triệu đồng, vốn hỗ trợ có mục tiêu 139.881 triệu đồng, vốn ngân sách địa phương 93.254 triệu đồng.
* Chi phí giải phóng mặt bằng: Theo danh mục xây dựng hàng năm được UBND tỉnh phê duyệt, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch kinh phí cho giải phóng mặt bằng của từng năm.
1. Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý và giám sát việc thực hiện kế hoạch
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền đối với công tác đầu tư xây dựng CSVC cho các trường học theo mục tiêu nhiệm vụ của Đề án và đạt chuẩn quốc gia theo hướng hiện đại hóa, kiên cố hóa;
- Cấp ủy, chính quyền các cấp đưa kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đầu tư xây dựng trường học theo Đề án này vào chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương để chỉ đạo thực hiện có hiệu quả;
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước, giám sát cộng đồng và của đơn vị sử dụng đối với việc thực hiện Đề án nói chung và đối với các dự án công trình cụ thể để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án trên địa bàn tỉnh.
5.2. Công tác tuyên truyền
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, các cơ quan giáo dục, cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh và cộng đồng dân cư về mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án, từ đó tích cực tham gia thực hiện và ủng hộ, giúp đỡ khi triển khai thực hiện Đề án ở địa phương;
- Tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, các doanh nghiệp và các cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ, giúp đỡ, nhất là việc ủng hộ giúp đỡ đầu tư tăng cường CSVC cho các trường học.
1. Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục và đào tạo tỉnh
Giúp UBND tỉnh chỉ đạo, triển khai thực hiện Đề án. Thành lập Ban Điều hành Đề án do lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo làm trưởng ban, cán bộ chuyên môn các sở: Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường là ủy viên. UBND tỉnh giao Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố làm chủ đầu tư các dự án thuộc Đề án tại quyết định phê duyệt danh mục xây dựng hàng năm.
- Là cơ quan thường trực, giúp UBND tỉnh triển khai thực hiện Đề án; trình UBND tỉnh quyết định thành lập Ban Điều hành Đề án;
- Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án;
- Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thành phố xây dựng danh mục đầu tư xây dựng hàng năm, trình UBND tỉnh phê duyệt;
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng kế hoạch phân bổ vốn cho các dự án công trình cụ thể, trình UBND tỉnh phê duyệt;
- Xây dựng kế hoạch và phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án; tham mưu cho UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục và đào tạo tỉnh tổ chức giao ban, sơ kết tình hình thực hiện Đề án; định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo cấp có thẩm quyền về tình hình thực hiện Đề án.
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch, phân bổ nguồn vốn thực hiện Đề án, trình UBND tỉnh phê duyệt;
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố rà soát danh mục xây dựng hàng năm, trình UBND tỉnh phê duyệt;
- Phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Đề án, đề xuất những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan bố trí kinh phí thực hiện Đề án; tham gia kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Đề án;
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch, phân bổ ngân sách thực hiện Đề án trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất giải pháp kỹ thuật xây dựng phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu sử dụng tại địa phương;
- Thực hiện kiểm tra chuyên ngành về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, hướng dẫn, đôn đốc UBND các huyện, thành phố xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng đất, làm hồ sơ giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trường thành lập mới và các trường cần mở rộng đất.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Thành lập Ban điều hành Đề án của huyện, thành phố; xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện Đề án trên địa bàn;
- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức của nhân dân về các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước đối với giáo dục, vai trò quan trọng của giáo dục đối với công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và về mục tiêu, kế hoạch của Đề án, tạo sự đồng thuận và ủng hộ của nhân dân trong việc triển khai thực hiện Đề án;
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng đất, trình hồ sơ giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trường thành lập mới và các trường cần mở rộng đất; chủ trì, phối hợp với các cơ quan đơn vị có liên quan thực hiện công tác đảm bảo mặt bằng cho đầu tư xây dựng theo quy định;
- Phối hợp với các ngành có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Đề án, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện, đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch của Đề án;
- Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Đề án trên địa bàn cho cấp có thẩm quyền theo quy định.
7. Đề nghị UBMTTQ, các đoàn thể tỉnh và tổ chức xã hội các cấp tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân về mục tiêu, kế hoạch của Đề án, tích cực tham gia, ủng hộ việc triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn. Phối hợp tham gia kiểm tra, giám sát, phản biện các cơ quan nhà nước trong triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố chủ động phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.