ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 329/KH-UBND |
Đồng Tháp, ngày 07 tháng 10 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 30/CT-TTG NGÀY 29/8/2024 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĂN HOÁ VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
Thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (gọi tắt là Chỉ thị số 30/CT-TTg), Ủy ban nhân dân (UBND) Tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TTg trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 30/CT-TTg , từng bước xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển chung của xã hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Các ngành, các cấp tập trung triển khai thực hiện tốt Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TTg trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, đặc biệt là người đứng đầu trong việc chủ động phát triển các lĩnh vực công nghiệp văn hóa có tiềm năng, lợi thế ở địa phương và xây dựng kế hoạch ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa do đơn vị, địa phương ban hành; chủ động sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ phù hợp với tình hình của đơn vị, địa phương trong giai đoạn mới.
2. Đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy, phát triển công nghiệp văn hóa tại địa phương. Chủ động cân đối, bố trí nguồn ngân sách, nguồn lực để ưu tiên phát triển các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa là thế mạnh, có sức cạnh tranh; đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào công nghiệp văn hóa; trong đó đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực hợp lý và tăng cường khả năng thực thi pháp luật, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng.
3. Đẩy mạnh liên kết vùng, địa phương trong khai thác và kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa. Phát triển thị trường theo hướng từng bước hình thành cộng đồng người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa trong nước và quốc tế.
4. Chủ động xây dựng kế hoạch về quy hoạch không gian, bố trí quỹ đất, hỗ trợ các không gian sáng tạo, trung tâm công nghiệp văn hóa tại địa phương theo từng giai đoạn.
5. Tăng cường các hoạt động truyền thông, quảng bá, tuyên truyền thường xuyên để tạo sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong nhận thức về các ngành công nghiệp văn hóa. Đến đầu năm 2026, hoàn thành xây dựng và tổ chức, duy trì hoạt động của chuyên trang nội dung về công nghiệp văn hóa trên Cổng thông tin điện tử Đồng Tháp và các cơ quan, đơn vị liên quan.
6. Xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống chỉ tiêu thống kê phù hợp với tiêu chí, tiêu chuẩn chung và đẩy mạnh chuyển đổi số về các ngành công nghiệp văn hóa tại địa phương.
7. Chủ động thu hút các nguồn lực đầu tư hỗ trợ hình thành các không gian văn hoá và sáng tạo, các dự án khởi nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp văn hoá.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Ngân sách nhà nước bố trí theo phân cấp; lồng ghép từ các chương trình, đề án, kế hoạch có liên quan đến nhiệm vụ của kế hoạch.
- Nguồn xã hội hóa của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất các sản phẩm, dịch vụ của các ngành công nghiệp văn hóa.
- Nguồn huy động của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn hợp pháp khác đầu tư cho các công trình, dự án ứng dụng, triển khai công nghệ vào sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ văn hóa.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của các ngành công nghiệp văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội. Nghiên cứu xây dựng kế hoạch và triển khai thí điểm đến năm 2030 đối với một số lĩnh vực thế mạnh của Tỉnh như: Du lịch văn hóa, nghệ thuật biểu diễn... Đẩy mạnh triển khai thực hiện Kế hoạch số 200/KH-UBND ngày 07/6/2024 của UBND Tỉnh về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTG ngày 23/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững trong thời gian tới.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức hoạt động tôn vinh, khen thưởng cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp có nhiều đóng góp trong việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Đề xuất chính sách đào tạo nguồn nhân lực trẻ, tài năng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật nhằm hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành công nghiệp văn hóa.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên quan xây dựng cơ chế hợp tác, liên kết giữa các tổ chức đại diện quyền tác giả, quyền liên quan, tác giả, chủ sở hữu, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng... trên cơ sở minh bạch, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên.
- Phối hợp với Cổng Thông tin điện tử Đồng Tháp và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng và tổ chức, duy trì hoạt động của chuyên trang nội dung về công nghiệp văn hóa.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương chủ động rà soát, đề xuất bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển các sản phẩm phần mềm và trò chơi điện tử trên không gian mạng (thuộc lĩnh vực trò chơi giải trí) mang đậm bản sắc Việt Nam và phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Thúc đẩy sử dụng các nền tảng số của Việt Nam trong việc tạo ra các sản phẩm công nghiệp văn hóa.
- Đẩy mạnh chuyển đổi số, hình thành hệ thống dữ liệu trực tuyến cho các ngành công nghiệp văn hóa; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực xuất bản, phát thanh và truyền hình, phần mềm và trò chơi điện tử trên không gian mạng (thuộc lĩnh vực trò chơi giải trí).
- Định hướng, chỉ đạo các cơ quan báo chí tiếp tục tăng cường thông tin, tuyên truyền và xuất bản sách giới thiệu về các ngành công nghiệp văn hóa (xuất bản phẩm in và xuất bản phẩm điện tử).
3. Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương triển khai các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” theo quy định của Bộ Công Thương.
- Hỗ trợ, thúc đẩy phát triển các lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, thời trang, thiết kế theo quy định. Phối hợp tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa có tiềm năng xuất khẩu.
4. Sở Xây dựng
Tham mưu cơ chế chính sách về kiến trúc và phương án sử dụng đối với các công trình kiến trúc tiêu biểu đặc trưng để tôn vinh, quảng bá hình ảnh địa phương, kết nối phát triển du lịch văn hoá.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp văn hoá gắn với triển khai, thực hiện tốt các tiêu chí, nhiệm vụ về văn hoá trong xây dựng nông thôn mới, “Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, “Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 - 2025”, “Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030”; trong đó, tập trung khai thác, hỗ trợ, phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống và tham gia hiệu quả vào chuỗi cung ứng của hoạt động du lịch văn hoá.
6. Sở Ngoại vụ
- Phối hợp với các sở, ngành, địa phương tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế và quảng bá thương hiệu các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hoá đặc trưng.
- Phối hợp với các sở, ngành Tỉnh lồng ghép, đa dạng hoá các nội dung, hình thức hợp tác phát triển công nghiệp văn hoá trong các hoạt động đối ngoại, nhất là ngoại giao kinh tế, văn hoá, đối ngoại Nhân dân trên địa bàn Tỉnh.
7. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ về vai trò, tầm quan trọng của công nghiệp văn hoá đối với đổi mới, sáng tạo. Tham mưu triển khai thực hiện “Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về phát triển các ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
- Tham mưu triển khai thực hiện hiệu quả Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để tăng cường bảo vệ tài sản trí tuệ trong các ngành công nghiệp văn hoá.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ động phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hiện cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các cơ sở đào tạo giảng viên về các ngành công nghiệp văn hoá nhằm đáp ứng số lượng và chất lượng nhu cầu, có cam kết làm việc trong lĩnh vực được đào tạo.
9. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì triển khai đến các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý các cơ chế, chính sách của trung ương, địa phương về phát triển các ngành công nghiệp văn hoá, hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp định hướng đầu tư, hoàn thiện các điều kiện để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển ngành công nghiệp văn hoá trên địa bàn Tỉnh.
10. Đề nghị Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp
Chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn Tỉnh triển khai đa dạng các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng cho đối tượng khách hàng là các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển các ngành công nghiệp văn hoá, nhất là đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ; tập trung hỗ trợ những lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế phát triển, phù hợp với quy mô, đặc thù và khả năng của từng doanh nghiệp.
11. Sở Tài chính
Trên cơ sở tổng hợp đề xuất của cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện các nhiệm vụ, tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh bố trí kinh phí thực hiện phù hợp theo khả năng cân đối của ngân sách Tỉnh.
12. Đề nghị Báo Đồng Tháp; Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp, Cổng Thông tin điện tử Tỉnh
Tăng cường xây dựng và thực hiện hiệu quả các nội dung tuyên truyền, quảng bá về các ngành công nghiệp văn hoá.
13. Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Tỉnh
Vận động lực lượng hội viên tích cực tham gia sáng tác, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số để sáng tạo các tác phẩm, sản phẩm văn học nghệ thuật, nhất là lĩnh vực âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, nhiếp ảnh,... và tham gia các hoạt động tuyên truyền, quảng bá góp phần phát triển các sản phẩm công nghiệp văn hóa.
14. Các sở, ngành Tỉnh
Quán triệt, nâng cao hơn nữa nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng, giá trị của các ngành công nghiệp văn hóa đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội và quảng bá văn hóa Tỉnh.
15. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung tại phần II của Kế hoạch này phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
- Cân đối ngân sách hằng năm cho phát triển các ngành công nghiệp văn hóa theo Kế hoạch tại địa phương.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để phối hợp xử lý; trường hợp vượt thẩm quyền, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp báo cáo và đề xuất, trình UBND Tỉnh xem xét, quyết định./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.