UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3264/KH-UBND |
Bến Tre, ngày 03 tháng 8 năm 2011 |
PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2011-2015
A. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH GIAI ĐOẠN 2009-2010
I. THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Thương mại điện tử (TMĐT) trong những năm gần đây đã có bước phát triển mạnh và sẽ trở thành một trong những phương thức để nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập sâu rộng;
Thực hiện Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010; ngày 10 tháng 9 năm 2009 Uỷ ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt Kế hoạch phát triển TMĐT của tỉnh giai đoạn 2009-2010. Sau thời gian triển khai kế hoạch, bước đầu đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức lợi ích của việc ứng dụng TMĐT cho cộng đồng doanh nghiệp và cán bộ quản lý nhà nước tại địa phương. Qua đó đã góp phần nâng cao năng lực quản lý nhà nước về ứng dụng TMĐT cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về TMĐT và nâng cao nhận thức cũng như năng lực ứng dụng TMĐT vào hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp trong tỉnh.
Bến Tre có khoảng 1.500 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; trong đó, số doanh nghiệp có website khoảng 20% (chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu thuỷ sản, sản phẩm từ dừa… nhưng chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp thông tin, sản phẩm của doanh nghiệp) và số doanh nghiệp có địa chỉ mail khoảng 52%. Phần lớn các doanh nghiệp đều thấy được tầm quan trọng của việc ứng dụng TMĐT nhưng chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức, chưa có kế hoạch triển khai cụ thể. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ở Bến Tre chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp còn rất hạn chế, hầu hết chưa tham gia giao dịch ở các sàn giao dịch TMĐT mà chỉ giới thiệu hình ảnh, sản phẩm thông qua một website (đối với doanh nghiệp có website riêng) hoặc giao dịch qua email.
II. NHỮNG KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
- Lĩnh vực TMĐT tương đối mới, do đó thời gian đầu triển khai còn lúng túng.
- Các doanh nghiệp trong tỉnh đa phần là doanh nghiệp nhỏ, hoạt động sản xuất, kinh doanh chủ yếu theo phương thức truyền thống.
- Nhận thức của doanh nghiệp về lợi ích của việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa cao; đồng thời, đội ngũ cán bộ phụ trách công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp còn thiếu, yếu nên việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn.
Từ thực trạng trên cho thấy việc triển khai thực hiện các hoạt động theo các mục tiêu đã đề ra tại Quyết định số 1073/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt tổng thể kế hoạch phát triển TMĐT giai đoạn 2011-2015 là hết sức cần thiết, nhằm góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh thông qua việc ứng dụng TMĐT.
B. KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2011-2015
Nhằm nâng cao nhận thức và đẩy mạnh việc ứng dụng TMĐT cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; đồng thời hỗ trợ, tư vấn, đào tạo nguồn nhân lực ứng dụng TMĐT vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Căn cứ theo mục tiêu phát triển TMĐT Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và dựa trên nhu cầu và thực trạng phát triển TMĐT của tỉnh Bến Tre, phấn đấu đến năm 2015 TMĐT tỉnh Bến Tre đạt được các mục tiêu sau:
1. 100% cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp biết đến lợi ích của TMĐT trong năm 2011.
2. Các doanh nghiệp lớn tiến hành giao dịch TMĐT loại hình B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp), trong đó thúc đẩy phấn đấu:
- 100% doanh nghiệp sử dụng thường xuyên thư điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh;
- 80% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử, cập nhật thường xuyên thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp;
- 50% doanh nghiệp tham gia các trang thông tin điện tử bán hàng (gọi tắt là website TMĐT) để mua bán các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
- 20% doanh nghiệp ứng dụng các phần mềm chuyên dụng trong hoạt động quản lý sản xuất và kinh doanh;
3. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiến hành giao dịch TMĐT loại hình B2C (doanh nghiệp với người tiêu dùng) hoặc B2B, trong đó:
- 80% doanh nghiệp sử dụng thư điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh;
- 40% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử, cập nhật định kỳ thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp;
- 20% doanh nghiệp tham gia các website TMĐT để mua bán các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
4. Bước đầu hình thành các tiện ích hỗ trợ người tiêu dùng tham gia TMĐT với loại hình B2C, trong đó:
- 50% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng;
- 20% các cơ sở kinh doanh phát triển các kênh giao dịch điện tử phục vụ người tiêu dùng;
5. Đẩy mạnh việc cung cấp trực tuyến các dịch vụ công liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong đó:
- Cung cấp trực tuyến các dịch vụ liên quan đến thuế: Khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, dự kiến đạt mức độ 3 vào năm 2013;
- Cung cấp trực tuyến các thủ tục đăng ký kinh doanh và đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư đạt mức độ 3 vào năm 2013;
- Các dịch vụ công liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt mức độ 3 vào năm 2013, đến hết năm 2015 có 15% đạt mức độ 4.
1. Phổ biến, tuyên truyền pháp luật và tập huấn kỹ năng ứng dụng TMĐT:
a) Tổ chức các khoá tập huấn về TMĐT cho cán bộ quản lý nhà nước:
- Nội dung: Tổng quan và lợi ích của TMĐT; các mô hình TMĐT trên thế giới; TMĐT Việt Nam; hệ thống pháp luật về TMĐT; các hoạt động thanh tra, kiểm tra, thống kê TMĐT; lập kế hoạch triển khai TMĐT; dịch vụ công trực tuyến; các kỹ năng khai thác, quản lý và cập nhật thông tin thương mại trực tuyến;
- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương;
- Số lớp tổ chức: 05 lớp (dự kiến mỗi năm 01 lớp).
b) Tổ chức các khoá tập huấn chuyên sâu về kỹ năng TMĐT cho doanh nghiệp:
Nội dung chủ yếu: Các mô hình TMĐT trên thế giới và Việt Nam; lập kế hoạch ứng dụng và triển khai TMĐT cho doanh nghiệp; các kỹ năng khai thác thông tin thương mại trực tuyến; các kỹ năng tìm kiếm khách hàng trên Internet; các doanh nghiệp triển khai và ứng dụng TMĐT thành công; xây dựng và quản trị website TMĐT; ứng dụng marketing trực tuyến; sàn giao dịch TMĐT; xây dựng thương hiệu trên môi trường Internet;
- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương;
- Số lớp tổ chức: 05 lớp (dự kiến mỗi năm 01 lớp).
c) Tuyên truyền về lợi ích của TMĐT cho người tiêu dùng trên các phương tiện truyền thông như: Báo Đồng Khởi (dự kiến mỗi quý 1 kỳ, mỗi kỳ in ½ trang), Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh (dự kiến mỗi quý 01 kỳ, mỗi kỳ khoảng 15 phút), bản tin Công Thương, website Sở Công Thương; quảng bá các doanh nghiệp điển hình thành công trong ứng dụng TMĐT trên địa bàn.
- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.
2. Cung cấp trực tuyến các dịch vụ công, thông tin doanh nghiệp liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh:
a) Đẩy mạnh cung cấp trực tuyến các dịch vụ công do tỉnh quản lý liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh:
- Tiếp tục rà soát, thống kê, phân loại các dịch vụ công của các sở ngành tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố đang cung cấp;
- Công khai quy trình giải quyết các thủ tục này lên website của từng đơn vị và lên website của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
b) Cung cấp các dịch vụ công liên quan đến lĩnh vực công nghiệp và thương mại đạt mức độ 3 vào năm 2013. Các năm tiếp theo, căn cứ vào điều kiện phát triển và nhu cầu của các doanh nghiệp, sẽ tiến hành nâng cấp website của Sở Công Thương thành Cổng thương mại điện tử tỉnh và nâng cấp dịch vụ công lên mức độ 4 nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp.
- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.
c) Cung cấp các dịch vụ công liên quan đến các thủ tục đăng ký kinh doanh và đầu tư… đạt mức độ 3 vào năm 2013. Các năm tiếp theo, dựa vào thực tế phát triển hạ tầng công nghệ và nhu cầu của doanh nghiệp sẽ nâng cấp các dịch vụ công lên mức độ 4; quản lý trực tuyến thông tin liên quan đến doanh nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh: Xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp tại địa phương, bao gồm các thông tin về đăng ký thành lập, chia tách, sáp nhập, giải thể, phá sản của doanh nghiệp…
- Đơn vị chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
d) Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến liên quan đến lĩnh vực thuế: Như kê khai thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, các loại hình thuế liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp… tối thiểu đạt mức độ 3 vào năm 2013.
- Đơn vị chủ trì: Cục Thuế.
đ) Cung cấp thông tin cập nhật về mặt hàng thế mạnh của tỉnh, danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu lớn, tiềm năng xuất khẩu của tỉnh lên Cổng thông tin xuất khẩu Việt Nam (Vnex); khai thác thông tin trên cổng thông tin thị trường nước ngoài nhằm góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu; qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bằng cách khai thác thông tin cung cấp cho doanh nghiệp thông qua bản tin Công Thương.
- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.
3. Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia và ứng dụng TMĐT:
a) Hỗ trợ các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa) tham gia, đăng ký thành viên của Cổng thương mại điện tử quốc gia (ECVN); đào tạo, hỗ trợ cho doanh nghiệp kỹ năng quản trị gian hàng trực tuyến. Dự kiến hỗ trợ 50 doanh nghiệp (mỗi năm hỗ trợ 10 doanh nghiệp).
- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.
b) Hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn đăng ký làm thành viên của website Sở Công Thương Bến Tre và thu thập thông tin của các doanh nghiệp cập nhật vào “Danh bạ doanh nghiệp trực tuyến” lên website của Sở Công Thương.
- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương
c) Hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn xây dựng website thông tin và website TMĐT phù hợp với quy mô của từng doanh nghiệp thông qua chương trình “Mỗi doanh nghiệp một website”. Dự kiến hỗ trợ 50 doanh nghiệp (mỗi năm hỗ trợ 10 doanh nghiệp).
- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.
4. Phát triển và ứng dụng công nghệ, dịch vụ thương mại điện tử:
Hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh TMĐT theo mô hình B2C, xây dựng quy trình thu thập thông tin khách hàng thông qua chứng nhận website TMĐT uy tín (TrustVN), từ đó tạo lòng tin đối với khách hàng; đồng thời cung cấp các tiện ích hỗ trợ người tiêu dùng tham gia TMĐT, đặc biệt là thanh toán thông qua phương tiện điện tử đối với các thanh toán hoá đơn điện, nước, dịch vụ viễn thông và trong quá trình mua sắm tại các siêu thị, trung tâm thương mại.
- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương
- Đơn vị phối hợp: Công ty Điện lực Bến Tre, Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước, ngân hàng…
5. Nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý nhà nước:
a) Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về TMĐT trên địa bàn tỉnh: Xây dựng bộ phận chuyên trách về TMĐT tại Sở Công Thương; bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ trong bộ phận chuyên trách như tham gia các chương trình tập huấn của Bộ Công Thương, các đơn vị đào tạo…
- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.
b) Triển khai các hoạt động thống kê về TMĐT: Định kỳ hàng năm xây dựng kế hoạch điều tra, thu thập số liệu, thống kê về tình hình TMĐT trên địa bàn tỉnh.
- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương;
- Đơn vị phối hợp: Cục Thống kê, Sở Thông tin và Truyền thông.
c) Khảo sát, học tập kinh nghiệm: Tăng cường trao đổi học tập kinh nghiệm ở các địa phương xây dựng và triển khai TMĐT thành công. (Dự kiến mỗi năm tổ chức 1 đoàn khảo sát khoảng 15 người).
- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương
6. Xây dựng Cổng TMĐT tỉnh Bến Tre:
Dựa trên nhu cầu và đặc điểm quy mô các doanh nghiệp trên địa bàn tình để xây dựng Cổng TMĐT của tỉnh. Mô hình có thể tập trung vào mặt hàng chủ lực của tỉnh. Dự kiến triển khai vào năm 2012.
- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.
IV. KINH PHÍ (Phụ lục kèm theo)
1. Nhu cầu kinh phí:
Dự kiến kinh phí triển khai kế hoạch TMĐT tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2015 là: 1.756.000.000 (một tỷ, bảy trăm năm mươi sáu triệu đồng).
2. Nguồn kinh phí:
a) Kinh phí hỗ trợ từ Trung ương thông qua Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử (EComViet): 120.000.000 đồng (một trăm hai mươi triệu đồng);
b) Kinh phí đóng góp từ doanh nghiệp: 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng);
c) Ngân sách địa phương: 1.436.000.000 đồng (một tỷ, bốn trăm ba mươi sáu triệu đồng).
1. Kế hoạch phát triển TMĐT tỉnh được tổ chức và thực hiện gắn kết đồng bộ với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thuộc lĩnh vực công thương, các ngành kinh tế; đồng thời gắn kết với chương trình phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông; các chương trình cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
2. Phân công nhiệm vụ:
a) Sở Công Thương:
- Chủ trì và phối hợp với các sở, ban ngành tỉnh các cơ quan liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này; thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch và đề xuất những giải pháp cần thiết nhằm đẩy mạnh sự phát triển TMĐT trên địa bàn báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định; tổng kết, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh kết quả triển khai hàng năm và vào năm kết thúc Kế hoạch.
- Xây dựng dự toán ngân sách từng năm về kinh phí thực hiện Kế hoạch phát triển TMĐT tỉnh gửi Sở Tài chính thẩm định trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.
b) Sở Thông tin và Truyền thông:
- Thực hiện việc phát triển hạ tầng viễn thông và Internet nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển TMĐT;
- Phối hợp với Sở Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng TMĐT, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin, tư vấn cho doanh nghiệp các vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin - TMĐT về mặt kỹ thuật;
- Phối hợp với Sở Công Thương lồng ghép các đề tài về TMĐT trong các dự án tuyên truyền về Internet, phát triển thông tin phục vụ người dân, đặc biệt là đề án hỗ trợ doanh nghiệp giai đoạn 2011-2015.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh bố trí cân đối nguồn ngân sách tỉnh đảm bảo kinh phí hàng năm cho thực hiện Kế hoạch này.
4. Đối với các đơn vị được giao chủ trì các chương trình, dự án phát triển TMĐT có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cho cả giai đoạn 2011-2015 và kế hoạch cụ thể theo từng năm, trong quá trình triển khai thực hiện thông tin về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo về Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch phát triển TMĐT tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2015. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các ngành, đơn vị có liên quan phản ảnh về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo về Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
Giải thích: 4 mức độ của các dịch vụ hành chính công trực tuyến được áp dụng đối với Chính phủ điện tử tại Việt Nam:
Mức 1: Có đầy đủ thông tin về quy trình thủ tục, các giấy tờ cần thiết;
Mức 2: Cho phép tải về các mẫu đơn, hồ sơ để in ra giấy;
Mức 3: Cho phép điền và gửi trực tuyến các mẫu đơn, hồ sơ;
Mức 4: Việc thanh toán chi phí được thực hiện trực tuyến, gửi và nhận kết quả qua đường bưu điện hoặc qua mạng.
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2011-2015
ĐVT: Triệu đồng
Số TT |
Tên chương trình |
Thời gian và kinh phí thực hiện |
Ghi chú |
||||
Năm 2011 |
Năm 2012 |
Năm 2013 |
Năm 2014 |
Năm 2015 |
|||
1 |
Phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức về TMĐT |
70 |
88 |
88 |
88 |
88 |
|
|
Tổ chức khoá tập huấn về TMĐT cho cán bộ quản lý nhà nước |
26 |
26 |
26 |
26 |
26 |
|
|
Tổ chức khoá tập huấn chuyên sâu về kỹ năng TMĐT cho doanh nghiệp |
26 |
26 |
26 |
26 |
26 |
|
|
Tuyên truyền về lợi ích của TMĐT (tuyên truyền trên Báo Đồng Khởi và Đài Phát thanh và Truyền hình) |
18 |
36 |
36 |
36 |
36 |
|
|
+ Trên Báo Đồng Khởi |
5 |
10 |
10 |
10 |
10 |
|
|
+ Trên Đài Phát thanh và Truyền hình |
13 |
26 |
26 |
26 |
26 |
|
2 |
Cung cấp các dịch vụ công, thông tin doanh nghiệp liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh |
Có kế hoạch kinh phí riêng |
|||||
3 |
Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia và ứng dụng TMĐT |
120 |
120 |
120 |
120 |
120 |
|
|
Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào ECVN (mỗi năm hỗ trợ 10 DN) |
50 |
50 |
50 |
50 |
50 |
|
|
+ Tỉnh hỗ trợ |
30 |
30 |
30 |
30 |
30 |
|
|
+ Doanh nghiệp đóng góp |
20 |
20 |
20 |
20 |
20 |
|
|
Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Chương trình “Mỗi doanh nghiệp một website” (mỗi năm hỗ trợ 10 DN) |
70 |
70 |
70 |
70 |
70 |
|
|
+ Tỉnh hỗ trợ một phần chi phí thiết kế ban đầu |
30 |
30 |
30 |
30 |
30 |
|
|
+ Doanh nghiệp đóng góp: |
20 |
20 |
20 |
20 |
20 |
|
|
+ Hỗ trợ từ Trung ương thông qua Trung tâm phát triển TMĐT (EComViet): (2.000.000đ/DN x 10DN) |
20 |
20 |
20 |
20 |
20 |
|
4 |
Phát triển và ứng dụng công nghệ, dịch vụ thương mại điện tử |
Có kế hoạch kinh phí riêng |
|||||
5 |
Nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý nhà nước |
45 |
45 |
45 |
45 |
45 |
|
|
- Điều tra, khảo sát và thống kê tình hình ứng dụng TMĐT trên địa bàn tỉnh |
20 |
20 |
20 |
20 |
20 |
|
|
- Khảo sát, học tập kinh nghiệm |
25 |
25 |
25 |
25 |
25 |
|
6 |
Xây dựng cổng giao dịch điện tử |
|
220 |
20 |
20 |
20 |
|
- Dự trù chi phí thiết kế ban đầu |
|
200 |
|
|
|
|
|
- EComViet hỗ trợ hosting, sao lưu cơ sở dữ liệu năm đầu tiên |
|
20 |
|
|
|
|
|
- Chi phí hosting, duy trì, cập nhật và sao lưu cơ sở dữ liệu các năm còn lại |
|
|
20 |
20 |
20 |
|
|
Kinh phí từng năm (1) |
235 |
473 |
273 |
273 |
273 |
|
|
Kinh phí dự phòng (2) |
35 |
71 |
41 |
41 |
41 |
|
|
Tồng kinh phí từng năm (1) + (2): |
270 |
544 |
314 |
314 |
314 |
|
|
Tổng kinh phí giai đoạn 2011-2015 |
1,756 |
|
|||||
(Một tỷ, bảy trăm năm mươi sáu triệu đồng) |
Trong đó:
- Hỗ từ Trung ương thông qua EComViet: 120,000,000
- Doanh nghiệp đóng góp: 200,000,000
- Ngân sách địa phương: 1,436,000,000
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.