ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/KH-UBND |
Cà Mau, ngày 11 tháng 3 năm 2021 |
TRUYỀN THÔNG VỀ TỈNH CÀ MAU NĂM 2021
Thực hiện Thông báo số 495-TB/TU ngày 09/9/2020 của Thường trực Tỉnh ủy về chọn cơ quan báo chí tuyên truyền Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và việc phối hợp tuyên truyền với các cơ quan báo chí; Kế hoạch số 103/KH-UBND ngày 15/9/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện một số sản phẩm và nội dung tuyên truyền, quảng bá về tỉnh Cà Mau năm 2020 và những năm tiếp theo, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Kế hoạch truyền thông về tỉnh Cà Mau năm 2021.
1. Mục đích
- Truyền thông, quảng bá về tỉnh Cà Mau để tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động nhằm phát huy truyền thống yêu quê hương, đất nước, ý chí tự lực, tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc góp phần xây dựng hình ảnh “Đất và Người Cà Mau” thân thiện, mến khách, tạo sức lan tỏa trong lòng mọi người.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động thông tin tuyên truyền, phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động truyền thông, thúc đẩy các hoạt động giao lưu hợp tác nhằm phát huy thế mạnh của tỉnh Cà Mau trong quá trình hội nhập quốc tế.
- Đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng - an ninh và trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Truyền thông, quảng bá phải tạo ấn tượng đậm nét hơn về tỉnh Cà Mau, thúc đẩy mạnh mẽ phát triển du lịch, thu hút các nguồn lực đầu tư cho tỉnh, nhất là đầu tư nước ngoài, tạo được bước phát triển đột phá trong các ngành mũi nhọn của tỉnh.
- Truyền thông, quảng bá toàn diện, trong đó tập trung truyền thông về các ngành, các lĩnh vực quan trọng như: thương mại, xúc tiến đầu tư, du lịch, dịch vụ, cải cách hành chính... đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm ngân sách.
- Các cơ quan đơn vị trong tỉnh chủ động trong việc cung cấp thông tin và nội dung truyền thông, quảng bá đảm bảo: kịp thời, chính xác, cụ thể, tiêu biểu, sát thực tế, đúng chủ trương, đúng định hướng.
1. Về phát triển du lịch
- Truyền thông, quảng bá về đặc điểm khác biệt của Cà Mau (vị trí địa lý, Khu dự trữ sinh quyển và Ramsar của thế giới, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng U Minh, văn hóa đời sống sông nước; các lễ hội truyền thống dân gian đặc sắc...).
- Truyền thông, quảng bá Chương trình sự kiện “Cà Mau điểm đến 2021”.
2. Về cải cách hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
- Xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư;
- Quy trình, thủ tục đầu tư đơn giản;
- Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp...
3. Về tiềm năng kinh tế
- Truyền thông, quảng bá về tiềm năng rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu;
- Các sản phẩm đặc trưng với chất lượng được xem như là “duy nhất” không nơi nào có được (Cua Năm Căn - Cà Mau, mật ong U Minh hạ, mắm cá lóc Thới Bình - Cà Mau, bồn bồn Cái Nước - Cà Mau, cá chình và cá bống tượng Tân Thành - Cà Mau,...)
4. Về xây dựng chính quyền
- Tuyên truyền kết quả xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số hướng tới mục tiêu phục vụ người dân và doanh nghiệp;
- Các hoạt động cải cách thủ tục hành chính của tỉnh...
5. Về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
- Chương trình xây dựng Nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững;
- Mỗi xã một sản phẩm (OCOP);
- Truyền thông và giảm nghèo về thông tin.
Giải pháp Truyền thông, quảng bá về tỉnh Cà Mau năm 2021 thông qua 05 nhóm kênh chính:
- Các kênh chính thống có ảnh hưởng lớn trên phạm vi toàn quốc và kênh đối ngoại quốc gia;
- Các cơ quan báo chí có lượng đọc giả và khán thính giả lớn;
- Kênh địa phương;
- Kênh truyền thông xã hội;
- Các kênh quảng cáo tại các nhà ga sân bay, đặt pano tại các điểm công cộng, trung tâm giao thương ở trong và ngoài tỉnh.
1. Các kênh báo chí quốc gia có ảnh hưởng lớn trên phạm vi toàn quốc và kênh đối ngoại quốc gia
Tiến hành ký hợp đồng hợp tác tuyên truyền với 05 cơ quan báo chí Trung ương:
- Thông tấn xã Việt Nam;
- Đài Truyền hình Việt Nam (VTV9);
- Đài tiếng nói Việt Nam khu vực Đồng bằng Sông Cửu long (VOV) và Kênh Truyền hình Đài tiếng nói Việt Nam (VOV TV);
- Báo Nhân dân và Kênh Truyền hình Báo Nhân dân;
- Kênh Truyền hình Quốc hội và Báo Đại biểu Nhân dân.
Thiết lập các chuyên mục riêng về Cà Mau để đăng tải trên các báo điện tử thông tin đối ngoại, bằng nhiều ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn...).
2. Các cơ quan báo chí có lượng đọc giả và khán thính giả lớn
- Thực hiện ký kết hợp đồng hợp tác tuyên truyền với khoảng 40 cơ quan báo chí của các cơ quan trung ương và các cơ quan báo chí các tỉnh thành khác có lượng đọc giả, khán thính giả lớn.
- Thiết lập cơ chế cung cấp thông tin về kinh tế, xã hội, du lịch, văn hóa và chính sách địa phương cho các cơ quan báo chí thực hiện công tác thông tin tuyên truyền.
- Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, nội dung truyền thông, quảng bá trên sóng truyền hình thông qua các phóng sự, ký sự, phim tài liệu, chương trình, chuyên đề... về các nội dung liên quan đến các lĩnh vực đặc trưng của tỉnh.
- Thông qua các chương trình, bản tin thời sự phát sóng hàng ngày; các phóng sự chuyên đề, phỏng vấn, tọa đàm thông qua các chuyên mục: đồng hành cùng phát triển; phát triển nông nghiệp xanh - Sản phẩm nông nghiệp sạch; kết nối Tây Nam bộ; phim tài liệu; trailer quảng bá... trên báo chí tỉnh.
- Xây dựng và sản xuất các bản tin, chương trình video clip, các sản phẩm phóng sự, chương trình trải nghiệm, TVC... để giới thiệu quảng bá hình ảnh của tỉnh.
- Tổ chức các hình thức tuyên truyền, biên soạn và sản xuất các ấn phẩm, sổ tay, sách ảnh, bài hát, sản phẩm đặc trưng... về Cà Mau.
4. Truyền thông qua mạng xã hội
4.1. Kênh Youtube Cà Mau
- Xây dựng các video clip về văn hóa, du lịch, ẩm thực, xúc tiến đầu tư, nông nghiệp và cải cách hành chính. Nội dung các video clip tập trung Truyền thông, quảng bá những cái riêng, cái nổi bật, khác biệt của tỉnh và đăng tải trên kênh Youtube Cà Mau. Thời lượng các video clip tối thiểu là 15 giây và tối đa là 05 phút.
- Để đảm bảo cho công tác Truyền thông, quảng bá được diễn ra thường xuyên, mỗi tuần sẽ có ít nhất một video clip được đăng tải và luân phiên theo từng chủ đề. Từng nội dung phải thông qua Tổ Biên tập (gồm đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Sở Thông tin và Truyền thông và cơ quan quản lý chuyên ngành).
4.2. Fanpage Cà Mau
- Đăng tải và thiết lập đường dẫn để chia sẻ tất cả các bài viết, thông tin về tỉnh Cà Mau đến người dùng mạng Facebook và Zalo.
- Thiết lập đường dẫn (các bài viết, các video clip, hình ảnh, video ngắn dùng cho quảng cáo...) từ kênh Youtube Cà Mau, từ Cổng thông tin điện tử và các cơ quan báo, đài trong tỉnh.
- Cập nhật và đăng tải hằng ngày và không quy định thời gian lưu giữ các bài viết, các video clip, hình ảnh... trên Fanpage.
- Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau tạo đường dẫn để phát trực tiếp những hoạt động lớn và các kỳ họp có tường thuật trực tiếp của tỉnh.
- Tập trung xây dựng kho media trên môi trường số để phục vụ các hoạt động quảng bá hình ảnh của tỉnh trên mạng xã hội, như các nội dung dữ liệu số hóa cơ bản về kinh tế, du lịch, chính sách địa phương, sản xuất các clip viral, tvc quảng bá, các bộ sticker, kho hình ảnh đẹp, bài hát hay về Cà Mau...
Trang mạng xã hội cần được xây dựng bài bản, sinh động, hấp dẫn; có đội ngũ admin và quản lý nội dung chuyên nghiệp; bảo đảm cung cấp thông tin cơ bản, thông tin cập nhật và các đầu mối kết nối về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Cà Mau.
5. Truyền thông tại các nhà ga sân bay, đặt pano tại các điểm công cộng, trung tâm giao thương ở trong và ngoài tỉnh (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Cần Thơ...)
STT |
Các kênh truyền thông |
|
1 |
Kênh chính thống có ảnh hưởng lớn (Big Media) |
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN): có thế mạnh là hàng chục sản phẩm báo chí thuộc các loại hình báo in, điện tử, phát thanh, truyền hình, trong đó có các đơn vị thông tin đối ngoại quốc gia, gồm Báo Vietnamplus - báo điện tử đối ngoại quốc gia (xuất bản 6 ngôn ngữ Việt, Trung, Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha); Báo Việt Nam News - báo - báo in đối ngoại quốc gia (cùng phiên bản điện tử tiếng Anh); Báo ảnh Việt Nam - tạp chí đối ngoại quốc gia (bản in 4 ngoại ngữ, bản online 10 ngữ) |
Kênh truyền hình quốc gia: VTV1, VTV3, VTV9,... |
||
Báo Nhân dân và Kênh Truyền hình Báo Nhân dân. |
||
Kênh Truyền hình Quốc hội (VOV), Báo Đại biểu Nhân dân, Đài Tiếng nói Việt Nam và Kênh Truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV TV)... |
||
2 |
Các cơ quan báo chí có lượng đọc giả và khán thính giả lớn |
Các báo, đài của các cơ quan trung ương hoạt động thường trú trên địa bàn và các địa phương trọng điểm về kinh tế, văn hóa, du lịch của cả nước như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Cần Thơ... |
3 |
Kênh địa phương (Local Media) |
Báo Cà Mau, Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau, Cổng thông tin điện tử tỉnh. |
4 |
Kênh truyền thông xã hội (Social Media) |
Fanpage (Facebook), Youtube,... |
5 |
Truyền thông tại các hệ thống nhà ga sân bay, đặt pano tại các điểm công cộng ở trong và ngoài tỉnh |
Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Cần Thơ... |
Ngoài ra, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Truyền thông, quảng bá, gồm:
- Xây dựng hệ thống cơ sở lưu trữ dữ liệu về hình ảnh tỉnh, về hoạt động thông tin đối ngoại tập hợp một cách có hệ thống và khoa học tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tra cứu, nghiên cứu và tìm kiếm khai thác thông tin về địa phương.
- Xây dựng ứng dụng trên thiết bị di động thông minh (điện thoại thông minh, máy tính bảng...) để tích hợp vào phần mềm CaMau-G phục vụ người dân tiếp nhận thông tin về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền cơ sở...
- Hệ thống cơ sở dữ liệu, ứng dụng di động phục vụ công tác thông tin đối ngoại của tỉnh phải phù hợp, tuân theo tiêu chuẩn, kiến trúc mở, dễ dàng tích hợp, trao đổi thông tin với các hệ thống khác (cơ sở dữ liệu đối ngoại Quốc gia, cơ sở dữ liệu thành phố thông minh...), dễ dàng mở rộng, nâng cấp.
- Số hóa và đưa vào cơ sở dữ liệu thông tin đối ngoại, phục vụ Truyền thông, quảng bá hình ảnh của tỉnh tại các sự kiện trong tỉnh, hệ thống cơ quan báo chí trung ương và địa phương.
- Sử dụng từ nguồn kinh phí tuyên truyền về Cà Mau (kinh phí không tự chủ) đã được cấp cho Sở đầu năm 2021.
- Các nguồn hợp pháp khác.
1. Sở Thông tin và Truyền thông - Là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo truyền thông, quảng bá tỉnh Cà Mau có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện cụ thể Kế hoạch này.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan báo chí trong và ngoài tỉnh lập kế hoạch nội dung tuyên truyền về Cà Mau theo các sự kiện của tỉnh và cả nước.
- Chủ trì đề xuất, lập kế hoạch sản xuất, chịu trách nhiệm nội dung và quản trị kênh quảng bá về tỉnh Cà Mau trên mạng xã hội (Youtube Cà Mau; Fanpage trên Face book và Zalo).
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, cụ thể, tiêu biểu, sát thực tế, đúng chủ trương, đúng định hướng.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chịu trách nhiệm cung cấp nội dung, lịch trình các sự kiện du lịch trong năm, trọng tâm là Chương trình sự kiện “Cà Mau điểm đến 2021” cho các cơ quan báo chí, các đơn vị truyền thông.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị có liên quan thẩm định những nội dung có liên quan đến ngành và lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch trước khi cập nhật Kênh Youtube và Fanpage Cà Mau.
3. Văn phòng UBND tỉnh
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, phát ngôn và cung cấp thông tin, nội dung tuyên truyền cho các cơ quan truyền thông.
- Chỉ đạo Cổng thông tin điện tử đăng tải các văn bản, nội dung chỉ đạo của Tỉnh ủy Cà Mau, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về đất nước con người Cà Mau...
- Chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp (iPEC) thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ tuyên truyền, tạo thư mục riêng trên website chứa các đường link bài, hình ảnh, video clip... phục vụ cho công tác tuyên truyền; tham mưu xây dựng kế hoạch lắp đặt pano tại các nhà ga sân bay, các điểm công cộng ở trong và ngoài tỉnh.
4. Báo Cà Mau và Đài Phát thanh - Truyền hình
- Cập nhật và xây dựng kế hoạch tuyên truyền theo “Kế hoạch truyền thông về tỉnh Cà Mau năm 2021”.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan thực hiện, cung cấp nội dung (tin tức, bài viết) và các video clip phục vụ Kế hoạch truyền thông về tỉnh Cà Mau năm 2021.
5. Sở Tài chính
- Tham mưu UBND tỉnh nguồn kinh phí bổ sung để thực hiện “Kế hoạch truyền thông về tỉnh Cà Mau năm 2021”.
- Phối hợp cùng các cơ quan chức năng kiểm tra, thẩm định kinh phí cho việc thực hiện nội dung Kế hoạch này.
6. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh
Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông triển khai thực hiện tốt các nội dung của Kế hoạch. Cung cấp các thông tin, dữ liệu, hình ảnh... thuộc phạm vi quản lý của mình (dữ liệu văn hóa, xã hội, lịch sử truyền thống, du lịch, đầu tư .v.v.) để phục vụ triển khai Kế hoạch Truyền thông về tỉnh Cà Mau năm 2021.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau
- Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ban, ngành của tỉnh triển khai thực hiện tốt các yêu cầu, nội dung của Kế hoạch.
- Chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở bám sát Kế hoạch tổ chức tuyên truyền thường xuyên, liên tục tới người dân.
Trên đây là Kế hoạch truyền thông về tỉnh Cà Mau năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.