ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/KH-UBND |
Cần Thơ, ngày 08 tháng 3 năm 2017 |
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT TẢI TRỌNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Thực hiện Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Kế hoạch tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố Cần Thơ, với nội dung cụ thể như sau:
1. Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực giao thông vận tải, đặc biệt trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông. Đồng thời, phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, khó khăn, phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước, đề xuất các biện pháp khắc phục, chấn chỉnh kịp thời, giải quyết các vướng mắc nhằm duy trì, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác kiểm soát tải trọng phương tiện và ngăn chặn một cách bền vững tình trạng phương tiện quá tải hoạt động trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
2. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong việc triển khai và thực hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ và ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vận tải.
3. Công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông được triển khai thường xuyên, kịp thời, hiệu quả và xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
4. Phối hợp chặt chẽ công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông. Nghiêm cấm các hành vi sách nhiễu, gây phiền hà, khó khăn cho các tổ chức, cá nhân hoạt động vận tải.
1. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông gắn với chủ đề Năm An toàn giao thông 2017 “Xây dựng văn hóa giao thông trong thanh thiếu niên” với mục tiêu “Tính mạng con người là trên hết”;
b) Phối hợp xây dựng các chương trình, phóng sự, báo cáo chuyên đề về kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông, trong đó tập trung vào các nội dung về công tác xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp phương tiện chở quá tải, ảnh hưởng và tác hại của phương tiện chở quá tải đối với kết cấu hạ tầng giao thông, các quy định về việc xếp dỡ hàng hóa lên phương tiện, các điều kiện an toàn về kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa;
c) Tiếp tục rà soát, tổ chức lại việc ký cam kết không xếp hàng lên ô tô vượt quá tải trọng cho phép tham gia giao thông, không sử dụng phương tiện ô tô tải tự đổ có kích thước thùng chở hàng vượt quá quy định tham gia giao thông. Đối với các doanh nghiệp nào chưa ký thì yêu cầu phải ký cam kết. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đôn đốc việc thực hiện các cam kết đã ký.
2. Công tác xây dựng và hoàn thiện các văn bản về kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông
a) Tiến hành thống kê, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản chỉ đạo, điều hành liên quan đến công tác kiểm soát tải trọng phương tiện, xếp dỡ hàng hóa lên phương tiện, các quy định về trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ;
b) Tổ chức triển khai kịp thời và tích cực tham gia đóng góp ý kiến các văn bản quy định, hướng dẫn, chỉ đạo về công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông;
c) Tiến hành sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung các quy định, quy chế quản lý hoạt động có liên quan đến công tác kiểm soát tải trọng phương tiện thuộc phạm vi quản lý và Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
3. Công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông
a) Tiếp tục triển khai và hoàn thiện việc trang bị hệ thống cân tải trọng cố định tại các Trạm Cảnh sát giao thông theo Đề án “Tăng cường biên chế, trang thiết bị và đào tạo cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 334/2005/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2005;
b) Phối hợp triển khai thực hiện “Quy hoạch tổng thể Trạm kiểm tra tải trọng xe đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030” tại Quyết định số 1885/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ;
c) Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về tải trọng phương tiện giao thông tập trung tại nơi xuất phát hoặc gần khu vực đầu nguồn hàng, kho cảng, bến bãi, nơi tập kết hàng hóa những nơi thường xuyên xảy ra tình trạng xe quá tải trọng cho phép;
d) Tiếp tục phối hợp kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông theo Quy chế phối hợp số 68/QCPH-BGTVT-UBND ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động tại Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động trên địa bàn thành phố Cần Thơ;
đ) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng tiếp tục tổ chức triển khai và thực hiện hiệu quả Quy chế số 5425/QC-LN ngày 24 tháng 9 năm 2015 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
e) Duy trì thường xuyên công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông và kiện toàn, tổ chức lại hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động phù hợp với điều kiện về lực lượng và tình hình xe quá tải trên địa bàn của địa phương;
g) Tổ chức thống kê, tổng hợp số liệu các doanh nghiệp cảng, bến thủy nội địa, mỏ vật liệu, mỏ khoáng sản, đầu mối bốc xếp hàng hóa trên địa bàn thành phố để phục vụ công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông.
1. Ban An toàn giao thông thành phố
Chỉ đạo Văn phòng Ban An toàn giao thông phối hợp các đơn vị chức năng thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, trong đó tập trung vào các nội dung về công tác quản lý tải trọng xe, các quy định pháp luật về xếp hàng hóa trên ô tô, tác hại của xe quá tải đối với kết cấu hạ tầng giao thông. Thường xuyên thu thập, tiếp nhận thông tin về tình hình trật tự an toàn giao thông và công tác kiểm soát tải trọng phương tiện, đề xuất kịp thời các giải pháp nhằm tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải hàng hóa trên đường bộ và bảo vệ tốt hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố. Thực hiện các chế độ thông tin, báo cáo về tình hình trật tự an toàn giao thông và công tác kiểm soát tải trọng phương tiện khi có yêu cầu.
a) Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm chở hàng hóa tải trọng theo quy định pháp luật, tổ chức triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo của Bộ Công an và kế hoạch bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố;
b) Phối hợp chặt chẽ với Sở Giao thông vận tải và các đơn vị chức năng triển khai, thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp về trật tự an toàn giao thông, chỉ đạo các đơn vị chức năng tại các quận, huyện đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là đối với các hành vi vi phạm quá tải, quá khổ giới hạn của cầu, đường;
c) Xử lý nghiêm đối với các trường hợp gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ. Chỉ đạo các đơn vị chức năng xác lập chuyên án, xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác đấu tranh phòng chống tiêu cực trong hoạt động kiểm soát tải trọng phương tiện;
d) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với những hành vi tiêu cực của cán bộ, chiến sỹ khi thi hành công vụ;
đ) Tham mưu phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai kịp thời các chương trình, đề án đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an phê duyệt.
a) Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông nêu cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức, tác phong khi thực hiện nhiệm vụ kiểm soát tải trọng phương tiện. Tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về tải trọng phương tiện, về kích thước thùng xe tại nơi xuất phát hoặc gần khu vực kho cảng, bến thủy nội địa, nơi tập kết hàng hóa nhằm ngăn chặn kịp thời các phương tiện chở quá tải trọng cho phép trước khi lưu thông trên đường;
b) Tổ chức thành lập đoàn liên ngành để tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về xếp hàng hóa trên ô tô tập trung tại các kho, cảng, bến bãi tập kết hàng hóa nhằm kiểm soát chặt chẽ việc xếp hàng hóa trên xe ô tô ngay trong khu vực thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm đúng tải trọng mới cho phương tiện xuất bến;
c) Tổng hợp thông tin, kịp thời đề xuất hoặc trực tiếp xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi tiêu cực trong công tác đăng kiểm, kiểm soát tải trọng xe. Tham mưu tiến hành rà soát, đề xuất các vị trí đặt trạm đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và theo đúng quy hoạch tổng thể Trạm kiểm tra tải trọng xe đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
d) Tiếp tục tiến hành rà soát, cắm đầy đủ, đúng quy định các biển báo tải trọng cầu, đường để người tham gia giao thông biết thực hiện và làm căn cứ để xử lý vi phạm;
đ) Tổ chức, kiện toàn lại lực lượng Thanh tra giao thông và các lực lượng tham gia phối hợp thực hiện công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông phù hợp với điều kiện thực tế và tình hình xe quá tải trên địa bàn thành phố.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố
Chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể thành phố phối hợp ngành chức năng bảo vệ lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp, cá nhân đã chấp hành tốt việc vận tải hàng hóa đúng tải trọng quy định. Tuyên truyền, vận động và tố giác các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm pháp luật trong vận tải hàng hóa không đúng quy định. Tăng cường giám sát hoạt động của lực lượng thuộc cơ quan Nhà nước được giao nhiệm vụ làm công tác kiểm soát tải trọng phương tiện trên đường bộ để đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực khi thi hành công vụ.
a) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng tham mưu, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, đề nghị cơ quan có thẩm quyền về các chế độ chi bồi dưỡng cho lực lượng trực tiếp tham gia công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông và lực lượng thực hiện nhiệm vụ kiểm soát tải trọng phương tiện theo quy định và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị;
b) Đề xuất tăng cường, bổ sung các trang thiết bị cho các lực lượng thực hiện công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông, ưu tiên sử dụng kinh phí từ Quỹ bảo trì đường bộ địa phương và kinh phí từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Tiếp tục chỉ đạo các cơ quan báo, đài của địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các quy định của pháp luật về tải trọng xe, xếp hàng hóa trên xe ô tô, thiệt hại do xe quá tải gây ra, các chủ trương của Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải về kiểm soát, xử lý tải trọng xe. Đề xuất biểu dương các gương điển hình tốt và phê phán các hành vi vi phạm, chú trọng việc cung cấp thông tin, đưa tin về các hiện tượng, các vấn đề tiêu cực trong triển khai thực hiện kiểm soát tải trọng phương tiện trên địa bàn thành phố.
7. Ủy ban nhân dân quận, huyện
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng đóng trên địa bàn đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm quá tải. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố khi để xảy các hành vi tiêu cực trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện trên địa bàn quản lý.
Trên đây là Kế hoạch tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố Cần Thơ, đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.