ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 312/KH-UBND |
Đồng Nai, ngày 23 tháng 9 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG RỪNG NHẰM BẢO TỒN HỆ SINH THÁI RỪNG VÀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI.
Thực hiện Quyết định số 171/QĐ-TTg ngày 07 tháng 02 năm 2024 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai đến năm 2030;
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai đến năm 2030 với các nội dung sau:
I. Mục đích, mục tiêu và yêu cầu
1. Mục đích
Nâng cao chất lượng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên nhằm phát huy tốt chức năng của từng loại rừng, bảo tồn hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học, tăng cường trữ lượng các bon của rừng và phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Mục tiêu
Đến hết năm 2030, toàn bộ diện tích 57.984,5 ha rừng tự nhiên bao gồm các loại rừng nghèo, nghèo kiệt và chưa có trữ lượng trên địa bàn toàn tỉnh được nâng cao chất lượng (cải thiện trữ lượng rừng, đa dạng tổ thành loài cây, có cấu trúc ổn định và bền vững) thông qua việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp hoặc thông qua thực hiện quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng, tăng cường tuần tra bảo vệ đáp ứng được yêu cầu về bảo tồn hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học và phòng chống thiên tai.
2. Yêu cầu
Nâng cao chất lượng rừng phải phù hợp với điều kiện sinh thái và chức năng của từng loại rừng, tập trung nâng cao chất lượng đối với diện tích rừng tại các vùng bị suy thoái về đa dạng sinh học và có nguy cơ xảy ra thiên tai.
Thực hiện đồng bộ công tác quản lý, bảo vệ rừng và thực hiện các biện pháp lâm sinh để nâng cao chất lượng rừng tự nhiên; phát triển bền vững các hệ sinh thái rừng để bảo tồn đa dạng sinh học và tăng khả năng phòng hộ của rừng.
Việc áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng rừng không làm suy giảm đa dạng sinh học, suy giảm chức năng của rừng; tuân thủ các quy định pháp luật về lâm nghiệp, bảo tồn đa dạng sinh học.
Sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư, hỗ trợ đầu tư; lồng ghép với các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình đầu tư công và các Chương trình, dự án, đề án khác theo từng giai đoạn.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Đối tượng rừng
Các loại rừng tự nhiên là rừng nghèo, rừng nghèo kiệt và rừng chưa có trữ lượng để cải thiện về trữ lượng rừng, đa dạng tổ thành loài cây và cấu trúc rừng.
- Đối với diện tích rừng tự nhiên chưa áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh: Các chủ rừng, địa phương nghiên cứu, đề xuất lựa chọn các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như: khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung, làm giàu rừng và nuôi dưỡng rừng để áp dụng phù hợp đối với từng loại rừng, cho từng đối tượng theo quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017 và các Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018, Thông tư số 17/2022/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Đối với diện tích rừng tự nhiên đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm hoặc không phù hợp để đề xuất áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh: Các chủ rừng, địa phương tiếp tục thực hiện quản lý, bảo vệ, chống chặt phá, phòng cháy và chữa cháy rừng, tăng cường công tác tuần tra bảo vệ.
2. Phạm vi thực hiện
Các chủ rừng: Vườn quốc gia Cát Tiên, Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp La Ngà, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, Ban Quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, Ban Quản lý rừng phòng hộ Long Thành.
Địa phương: Ủy ban nhân dân các huyện: Xuân Lộc, Tân Phú và Thành phố Long Khánh.
Tổng diện tích rừng tự nhiên là rừng nghèo, rừng nghèo kiệt và rừng chưa có trữ lượng trên địa bàn tỉnh dự kiến thực hiện nâng cao chất lượng là 57.984,5 ha, trong đó: rừng đặc dụng 41.267,2 ha; rừng phòng hộ 10.025,7 ha; rừng sản xuất là rừng tự nhiên 6.691,6 ha.
(Chi tiết tại Phụ lục đính kèm).
3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2024 đến hết năm 2030.
III. Nhiệm vụ chủ yếu
1. Rà soát hiện trạng, xác định cụ thể diện tích, vị trí, ranh giới đối tượng rừng cần nâng cao chất lượng
Các chủ rừng, địa phương rà soát, xác định cụ thể về: hiện trạng, diện tích, vị trí, ranh giới từng loại rừng cần nâng cao chất lượng đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm, hiện trạng về trữ lượng, cấu trúc tổ thành loài cây, cấu trúc từng loại rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất theo hướng sau:
- Rừng đặc dụng: rừng tự nhiên có trữ lượng nghèo, nghèo kiệt, rừng chưa có trữ lượng thuộc khu vực đại diện cho hệ sinh thái rừng tự nhiên đặc trưng còn diện tích ít, bị suy giảm về đa dạng sinh học.
- Rừng phòng hộ: rừng tự nhiên có trữ lượng nghèo, nghèo kiệt, rừng chưa có trữ lượng; lưu vực của con sông, hồ lớn, đập thủy điện, thủy lợi; nơi có độ dốc lớn, nguy cơ sạt lở cao.
- Rừng sản xuất: rừng tự nhiên có trữ lượng nghèo, nghèo kiệt, rừng chưa có trữ lượng; ưu tiên đối với khu vực có địa hình dốc, nguy cơ sạt lở cao, lưu vực của sông, hồ, dập thủy điện, thủy lợi.
2. Xây dựng dự án, phương án, kế hoạch nâng cao chất lượng rừng
Trên cơ sở kết quả rà soát, xác định cụ thể về hiện trạng, đối tượng, diện tích, loại rừng, các chủ rừng, địa phương xây dựng dự án, phương án, kế hoạch nâng cao chất lượng rừng; trong đó xác định cụ thể các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung; làm giàu rừng, nuôi dưỡng rừng cho từng đối tượng rừng hoặc tiếp tục thực hiện khoanh nuôi, quản lý, bảo vệ, chống chặt phá, phòng cháy và chữa cháy rừng, tăng cường công tác tuần tra bảo vệ nhằm nâng cao chất lượng rừng phát huy tốt chức năng của từng loại rừng.
Đối với các biện pháp: Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung, làm giàu rừng tự nhiên và cải tạo rừng tự nhiên: Lựa chọn loài cây trồng để nâng cao chất lượng rừng phù hợp với chức năng của từng loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất) cho từng vùng sinh thái để bảo tồn hệ sinh thái rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và tăng khả năng phòng hộ của rừng. Ưu tiên lựa chọn các loài cây bản địa; loài cây đa tác dụng; loài có sức chống chịu ở những điều kiện lập địa khác nhau; loài quý, hiếm có giá trị kinh tế, bảo tồn cao.
Xây dựng các các mô hình thí điểm nâng cao chất lượng rừng bằng nhiều loài cây bản địa có cấu trúc đa tầng, đa loài, nâng cao khả năng bảo tồn của hệ sinh thái rừng và chức năng phòng hộ của rừng trên điều kiện lập địa khó khăn, vùng đất dốc, vùng khô hạn, cho từng loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên) và theo từng vùng sinh thái để triển khai, thực hiện; trên cơ sở theo dõi, đánh giá kết quả sẽ tổng kết, tài liệu hóa và nhân rộng mô hình ra các khu vực khác trên phạm vi của tỉnh.
IV. Giải pháp thực hiện
1. Về cơ chế, chính sách
Tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả các quy định pháp luật, cơ chế, chính sách có liên quan như: Luật Lâm nghiệp 2017; Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ; Nghị định số 58/2024/NĐ-CP ngày 24 tháng 05 năm 2024 của Chính phủ về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp; Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050; Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 4306/QĐ- UBND ngày 30 tháng 12 năm 2019 của UBND tỉnh Đồng Nai về phê duyệt kế hoạch hành động REDD+ tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020-2030; Kế hoạch số 14744/KH-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2021 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện “Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Kế hoạch 113/KH-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2023 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Nghiên cứu, đề xuất bổ sung các cơ chế, chính sách mới, nhằm triển khai, thực hiện nâng cao chất lượng rừng, trong đó cần lồng ghép với các cơ chế, chính sách về phòng, chống thiên tai đối với các khu vực nguy cơ thiên tai xảy ra. Các cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút, xã hội hóa trong hoạt động nâng cao chất lượng rừng kết hợp phát triển kinh tế như sản xuất nông lâm kết hợp, phát triển lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu, du lịch sinh thái; chủ rừng, đặc biệt là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được hưởng lợi phần lâm sản tăng thêm từ rừng từ hoạt động bảo vệ, phát triển rừng, nâng cao chất lượng rừng.
Rà soát, nghiên cứu việc bổ sung cơ chế, chính sách tăng tính tự chủ của các ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, công ty lâm nghiệp đang quản lý rừng tự nhiên trong hoạt động đầu tư, khai thác các tiềm năng của rừng, nhưng vẫn đảm bảo bền vững hệ sinh thái rừng như thuê môi trường rừng để phát triển cây dược liệu; nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng; sản xuất nông, lâm kết hợp để tăng thu nhập, tái đầu tư vào công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, nâng cao chất lượng rừng.
Phát triển các dịch vụ hệ sinh thái của rừng, như dịch vụ hấp thụ, lưu trữ Các bon của rừng để phát huy đa giá trị của hệ sinh thái rừng, tạo thu nhập cho người làm nghề rừng.
Lồng ghép, thực hiện kế hoạch này có hiệu quả với các chương trình, đề án, dự án khác và kết hợp với nguồn xã hội hóa đáp ứng thực hiện các nhiệm vụ để nâng cao chất lượng rừng.
2. Về khoa học, công nghệ và kỹ thuật
Tiếp tục nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng rừng, làm giàu rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, đặc biệt là các loài cây có sức chống chịu cao với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt (chịu hạn, chịu lạnh, chống chịu gió bão,...) và sâu, bệnh hại để nâng cao chất lượng rừng phòng hộ; chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học từ chọn tạo giống đến các biện pháp kỹ thuật lâm sinh vào thực tiễn để nâng cao chất lượng rừng và phòng chống thiên tai.
Ứng dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất cây giống phục vụ nâng cao chất lượng rừng bằng công nghệ cao, công nghệ nuôi cấy mô để đẩy mạnh việc sản xuất các loài cây bản địa có sức chống chịu cao, phù hợp với các vùng sinh thái. Tiếp tục rà soát, bổ sung một số loài cây trồng vào danh sách cây trồng lâm nghiệp chính để quản lý chất lượng giống, nâng cao chất lượng rừng.
Tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm, hoàn thiện và đề xuất sửa đổi, ban hành điều chỉnh, bổ sung các quy định về biện pháp kỹ thuật lâm sinh như khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, làm giàu rừng, nuôi dưỡng rừng cho từng loại rừng và vùng sinh thái để áp dụng trong việc thực hiện nâng cao chất lượng rừng.
Thí điểm các mô hình nâng cao chất lượng rừng bằng nhiều loài cây bản địa có cấu trúc đa tầng, đa loài, nâng cao khả năng phòng hộ của rừng; nâng cao chất lượng của rừng trên điều kiện lập địa khó khăn, vùng đất dốc, vùng khô hạn, vùng ven sông.
Nâng cao chất lượng rừng kết hợp phát triển cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao để nâng cao thu nhập cho người dân, cải tạo môi trường đất và tăng khả năng tích nước của khu rừng.
Nghiên cứu, đánh giá các mô hình sinh kế; các mô hình du lịch sinh thái, chăn nuôi, trồng cây dược liệu, nông lâm kết hợp dưới tán rừng để nhân rộng, chuyển giao, cải thiện sinh kế cho người dân địa phương tham gia bảo vệ rừng, tăng giá trị của hệ sinh thái rừng, tạo thu nhập cho người làm nghề rừng.
3. Về quản lý, bảo vệ rừng bền vững
Triển khai có hiệu quả Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia, quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt; thực hiện nghiêm Kết luận số 61-KL/TW ngày 17 tháng 8 năm 2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Giám sát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên, nhất là việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang các mục đích khác như: xây dựng thủy điện, khai thác khoáng sản, xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ du lịch.
Đẩy nhanh việc đo đạc, xác định ranh giới, sớm hoàn thành việc cắm mốc giới lâm phận cho các chủ rừng trên bản đồ và ngoài thực địa, nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ và hiệu quả đối với rừng và đất lâm nghiệp; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ rừng.
Tăng cường đầu tư hệ thống các công trình bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, góp phần thúc đẩy hoạt động nâng cao chất lượng rừng đảm bảo hiệu quả.
Quản lý rừng theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững, gắn bảo vệ, phát triển rừng với bảo tồn đa dạng sinh học và các dịch vụ môi trường rừng; toàn bộ diện tích rừng của các tổ chức quản lý rừng được xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững.
Hướng dẫn các hộ nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng thực hiện tốt công tác quản lý rừng, xác định rõ quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của các cộng đồng và các bên liên quan trong quá trình bảo vệ và phát triển rừng, quản lý sử dụng rừng bền vững và các dịch vụ hệ sinh thái.
Triển khai có hiệu quả các chương trình kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; trong đó tăng cường theo dõi sự biến động về diện tích, chất lượng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ để có giải pháp phù hợp với từng khu vực; kiểm soát chặt chẽ tác động tiêu cực đối với hoạt động phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên nhằm tăng cường chức năng bảo tồn đa dạng sinh học và phòng, chống thiên tai của hệ sinh thái rừng theo quy định pháp luật.
Phát huy tối đa các dịch vụ hệ sinh thái rừng theo hướng bền vững như: canh tác dưới tán rừng, phát triển du lịch sinh thái; dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng và các dịch vụ mới khác để tạo nguồn thu tái đầu tư bảo vệ và phát triển rừng. Thu hút người dân sống gần rừng, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số tham gia vào hoạt động trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng gắn với chia sẻ lợi ích; tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hộ gia đình.
4. Về huy động nguồn vốn
Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn triển khai thực hiện Kế hoạch này, trong đó lồng ghép với các chương trình, đề án, dự án khác; kết hợp nguồn vốn ngân sách tỉnh với nguồn xã hội hóa, nguồn thu hợp pháp của các chủ rừng để đáp ứng thực hiện các nhiệm vụ nâng cao chất lượng rừng.
Tiếp tục triển khai có hiệu quả các dự án ODA đã và đang thực hiện của các nhà tài trợ quốc tế; đồng thời tiếp tục huy động, kêu gọi tài trợ, hợp tác quốc tế trong bảo vệ và phát triển rừng và nâng cao chất lượng rừng, bảo đảm theo đúng quy định.
Tăng cường huy động vốn ngân sách, vốn từ xã hội hóa, vốn đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp theo cơ chế đối tác công tư (PPP) bảo vệ, phát triển rừng và nâng cao chất lượng rừng.
5. Về tuyên truyền, nâng cao năng lực, nhận thức
Thường xuyên tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về vai trò của hệ sinh thái rừng trong bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, cung cấp giá trị phục vụ kinh tế, xã hội, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng.
Tiếp tục xây dựng các tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao chất lượng rừng đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Thường xuyên mở các hội nghị tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức về vai trò hệ sinh thái rừng trong thích ứng với biến đổi khí hậu cho các bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng dân cư.
Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, chủ rừng và toàn xã hội trong việc bảo vệ rừng; bảo tồn đa dạng sinh học và phòng, chống thiên tai. Tiếp tục tuyên truyền vận động người dân thực hiện tốt và chấp hành pháp luật trong quản lý bảo vệ rừng.
V. Nguồn vốn thực hiện
Thực hiện bằng nguồn kinh phí từ ngân sách thông qua lồng ghép trong: Kế hoạch triển khai thực hiện “Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Kế hoạch hành động REDD+ tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020-2030; Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021-2030 của các đơn vị chủ rừng đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; Nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành hoặc các chương trình dự án khác.
Thực hiện bằng các nguồn vốn khác: nguồn thu hợp pháp của các chủ rừng, vốn xã hội hóa được huy động, tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đầu tư theo quy định của pháp luật.
VI. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Chỉ đạo rà soát, xác định cụ thể: khu vực, loại rừng, diện tích rừng, đối tượng rừng, trạng thái rừng cần nâng cao chất lượng đối với các diện tích rừng chưa giao cho chủ quản lý; xây dựng dự án/phương án hoặc kế hoạch nâng cao chất lượng rừng phù hợp với tình hình thực tế của địa phương;
Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư bảo vệ, phát triển rừng và nâng cao chất lượng rừng theo các nguồn vốn theo quy định;
Chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp trong xã hội về vai trò, chức năng của hệ sinh thái rừng; vận động nhân dân và các thành phần kinh tế tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai;
Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án/phương án hoặc kế hoạch tại địa phương; báo cáo kết quả định kỳ hàng năm (trước 30/12 hàng năm) hoặc đột xuất (khi có yêu cầu kết quả thực hiện Kế hoạch trên địa bàn, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Các chủ rừng
Rà soát, xác định cụ thể: khu vực, loại rừng, diện tích rừng, đối tượng rừng, trạng thái rừng cần nâng cao chất lượng đối với các diện tích rừng đã được nhà nước giao, tạm giao quản lý và xây dựng dự án/phương án hoặc kế hoạch nâng cao chất lượng rừng phù hợp với tình hình thực tế;
Thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các hộ nhận khoán về vai trò, chức năng của hệ sinh thái rừng; vận động các hộ nhận khoán tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai;
Triển khai thực hiện các dự án/phương án đầu tư nâng cao chất lượng rừng theo các nguồn vốn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;
Báo cáo kết quả định kỳ hàng năm (trước 30/12 hàng năm) hoặc đột xuất khi có yêu cầu kết quả thực hiện gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Các Sở ngành
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành và các địa phương hướng dẫn tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch; đề xuất, xây dựng, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, quy định nhằm nâng cao chất lượng rừng.
Hướng dẫn kỹ thuật, tổ chức thẩm định, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt các thiết kế dự toán để nâng cao chất lượng rừng.
Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch; đầu mối tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định theo quy định.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan, tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư công từ ngân sách tỉnh để thực hiện Kế hoạch theo quy định của pháp luật về đầu tư công, trên cơ sở đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành, địa phương kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch.
c) Sở Tài chính
Phoi hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan cân đối, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh bố trí kinh phí sự nghiệp thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương để thực hiện Kế hoạch này theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định liên quan;
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở , ngành, địa phương kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch.
d) Sở Tài nguyên và Môi trường
Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương: đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ rừng; rà soát ranh giới, xử lý các trường hợp chồng lấn diện tích đất đai để bảo đảm sử dụng đất ổn định, lâu dài, đúng mục đích;
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành, địa phương kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch.
đ) Báo Đồng Nai, Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, nền tảng mạng xã hội, xây dựng các phóng sự, tin bài về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và vai trò của hệ sinh thái rừng trong bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, cung cấp giá trị phục vụ kinh tế, xã hội, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh.
e) Các Sở, ngành khác có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương, chủ rừng tổ chức thực hiện Kế hoạch này.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, đơn vị, địa phương triển khai tổ chức thực hiện đạt hiệu quả./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHỤ LỤC
DIỆN TÍCH, VỊ TRÍ
CÁC LOẠI RỪNG TỰ NHIÊN NHIÊN CÓ TRỮ LƯỢNG NGHÈO, NGHÈO KIỆT VÀ RỪNG TỰ NHIÊN
CHƯA CÓ TRỮ LƯỢNG DỰ KIẾN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG RỪNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 312/KH-UBND ngày 23 tháng 9 năm 2024 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
TT |
Chủ rừng/huyện |
Rừng đặc dụng |
Rừng Phòng hộ |
Rừng sản xuất |
||||||
Nghèo (ha) |
Nghèo kiệt (ha) |
Chưa có trữ lượng (ha) |
Nghèo (ha) |
Nghèo kiệt (ha) |
Chưa có trữ lượng (ha) |
Nghèo (ha) |
Nghèo kiệt (ha) |
Chưa có trữ lượng (ha) |
||
1. Các chủ rừng |
||||||||||
1.1 Vườn Quốc gia Cát Tiên |
||||||||||
1 |
Đang giao Quản lý |
5.807,29 |
2,90 |
1.595.69 |
|
|
|
|
|
|
2 |
Tạm quản lý (khu vực Thanh Sơn) |
|
|
|
415,50 |
68,90 |
|
2.876,00 |
855,40 |
|
3 |
Tạm quản lý (khu vực Đăk Lua) |
|
|
|
134,50 |
|
|
|
|
|
Cộng |
5.807,29 |
2,90 |
1.595,59 |
550,00 |
68,90 |
|
2.876,00 |
855,40 |
|
|
1.2 Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai |
||||||||||
1 |
Xã Đăk Lua |
102,35 |
|
|
|
|
|
11,24 |
0,66 |
|
2 |
Xã Hiếu Liêm |
9.070,28 |
1.907,78 |
|
|
|
|
507,93 |
234,03 |
|
3 |
Xã Mã Đà |
13.436,26 |
3.180,99 |
|
|
|
|
457,34 |
95,34 |
|
4 |
Xã Phú Lý |
5.137,68 |
1.026,02 |
|
|
|
|
191,83 |
1,22 |
|
Cộng |
27.746,57 |
6.114,79 |
|
|
|
|
1.168,34 |
331,25 |
|
|
1.3 Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp La Ngà - Đồng Nai |
||||||||||
1 |
Xã Thanh Sơn |
|
|
|
14,40 |
70,48 |
|
197,38 |
809,12 |
|
Cộng |
|
|
|
14,40 |
70,48 |
|
197,38 |
809,12 |
|
|
1.4 Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú |
||||||||||
1 |
Khu vực Định Quán |
|
|
|
5.118,56 |
3.121,64 |
|
190,55 |
195,03 |
|
2 |
Khu vực Tân Phú |
|
|
|
215,03 |
64,80 |
2,14 |
0,97 |
|
3,36 |
Cộng |
|
|
|
5.333,59 |
3.186,44 |
2,14 |
191,52 |
195,03 |
3,36 |
|
1.5 Ban Quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc |
||||||||||
1 |
Xuân Hòa |
|
|
|
|
|
|
0,93 |
20,17 |
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
0,93 |
20,17 |
|
|
1.6 Ban Quản lý rừng phòng hộ Long Thành |
||||||||||
1 |
Long Thọ (Nhơn Trạch); xã Long Phước, Phước Thái (Long Thành) |
|
|
|
|
|
43,80 |
|
|
|
2 |
Xã Phước An (Nhơn Trạch) |
|
|
|
|
|
54,99 |
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
98,79 |
|
|
|
|
2. Các huyện, thành phố |
||||||||||
2.1 Huyện Xuân Lộc |
||||||||||
1 |
Thị trấn Gia Ray |
|
|
|
|
71,96 |
4,28 |
|
|
|
2 |
Xã Xuân Thọ |
|
|
|
|
29,11 |
14,32 |
|
|
|
3 |
Xã Xuân Hiệp |
|
|
|
|
56,22 |
3,15 |
|
|
|
4 |
Xã Xuân Trường |
|
|
|
0,93 |
178,92 |
8,28 |
|
|
|
5 |
Xã Suối Cát |
|
|
|
|
93,93 |
11,06 |
|
|
|
Cộng |
|
|
|
0,93 |
430,14 |
41,09 |
|
|
|
|
2.2 Huyện Tân Phú |
||||||||||
1 |
Xã Phú Xuân |
|
|
|
53,77 |
|
|
|
16,52 |
|
2 |
Xã Phú Sơn |
|
|
|
|
|
|
|
24,08 |
|
3 |
Xã Phú An |
|
|
|
|
46,00 |
|
|
|
|
4 |
Xã Tà Lài |
|
|
|
|
3,36 |
|
|
|
|
5 |
Xã Thanh Sơn |
|
|
|
|
|
|
|
2,47 |
|
6 |
Xã Phú Trung |
|
|
|
|
120,88 |
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
53,77 |
170,24 |
|
|
43,07 |
|
|
2.3 Thành phố Long Khánh |
||||||||||
1 |
Xã Hàng Gòn |
|
|
|
|
4,80 |
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
4,80 |
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
33.553,9 |
6.117,7 |
1.595,7 |
5.952,7 |
3.931,0 |
142,0 |
4.434,2 |
2.254,0 |
3,4 |
|
57.984,52 |
41.267,2 |
10.025,7 |
6.691,6 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.