ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/KH-UBND |
Đồng Nai, ngày 24 tháng 01 năm 2024 |
Thực hiện Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 03/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển giáo dục mầm non, giai đoạn 2018 - 2025; Quyết định số 1696/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 03/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ; UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch phát triển giáo dục mầm non (GDMN) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
1. Xác định những nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu để triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 03/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh; từng bước phát triển GDMN đáp ứng yêu cầu “chất lượng, công bằng, hòa nhập”; tiếp tục cải thiện, nâng cao chất lượng GDMN trong thời gian tới; đặt nền móng quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để thúc đẩy tỉnh Đồng Nai phát triển bền vững và hội nhập.
2. Việc triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Đề án phải đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả và mang tính đồng bộ, đồng thời phát huy tốt các nguồn lực.
1. Mục tiêu chung
a) Đổi mới chương trình GDMN theo hướng hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực tâm sinh lý phù hợp với độ tuổi và sự phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, ngôn ngữ, tình cảm kỹ năng xã hội, đặt nền móng để hình thành những giá trị cốt lõi của con người Việt Nam, chuẩn bị tốt cho trẻ vào học phổ thông. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, chuẩn bị các điều kiện tiến tới phổ cập cho trẻ mẫu giáo 3, 4 tuổi vào năm 2030.
b) Mở rộng quy mô trường, lớp tăng cường đầu tư phát triển các điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ em. Thực hiện công bằng trong GDMN. Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ hướng đạt chuẩn chất lượng GDMN trong khu vực.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
a) Huy động trẻ mầm non trong độ tuổi đi học, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, tiếp cận GDMN trong khu vực và toàn quốc
- Phát triển mạng lưới trường lớp mầm non, bảo đảm đến năm 2025, huy động ít nhất 45% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ, 98% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo (MG) được đến trường. Phấn đấu đến năm 2030, toàn tỉnh có ít nhất 48% trẻ em độ tuổi nhà trẻ và 99,8% trẻ em độ tuổi mẫu giáo, 100% trẻ MG 5 tuổi được đến trường.
- Toàn tỉnh có 100% nhóm, lớp MN được học 2 buổi/ngày và 100% trẻ được ăn bán trú; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm trung bình 0,8%/năm, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm trung bình 0,8%/năm, khống chế tỷ lệ trẻ thừa cân - béo phì, có ít nhất 95% trẻ đạt chuẩn phát triển, có ít nhất 75% số trường MN, MG được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục.
b) Phát triển xã hội hóa giáo dục mầm non
- Phát triển mạng lưới trường lớp mầm non ngoài công lập, bảo đảm đến năm 2025, trẻ mầm non học tại các cơ sở GDMN ngoài công lập chiếm từ 60% trở lên. Phấn đấu đến năm 2030 tỷ lệ huy động trẻ em MN ra lớp trong các cơ sở GDMN ngoài công lập chiếm từ 65% trở lên (thời điểm hiện tại trẻ MN ngoài công lập ra lớp: 58%; MG: 57,84%; nhà trẻ: 59%).
- Tiếp tục đảm bảo lộ trình thực hiện nâng cấp nhà, nhóm thành trường mầm non tư thục. Thực hiện chặt chẽ các quy định về việc cấp phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, hạn chế tối đa việc phát sinh các nhóm trẻ độc lập tư thục nhỏ lẻ; nâng cấp các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có quy mô trên 70 trẻ lên trường.
- Tăng cường thực hiện thanh tra, kiểm tra giám sát, hướng dẫn về xã hội hóa đối với các cơ sở GDMN, trong đó đặc biệt chú trọng các yêu cầu về công khai mức học phí, công khai tài chính và cam kết chất lượng.
- Đẩy mạnh thông tin, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về huy động nguồn lực xã hội cho GDMN, xóa bỏ những định kiến, phân biệt, khoảng cách giữa khối công lập và khối ngoài công lập.
- Tăng cường bồi dưỡng kiến thức pháp lý và kỹ năng chuyên môn, nâng cao năng lực cán bộ quản lý và giáo viên các cơ sở giáo dục ngoài công lập từ nguồn ngân sách địa phương.
c) Xây dựng, quy hoạch mạng lưới trường lớp theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa
- Mạng lưới trường, lớp được củng cố, mở rộng đủ năng lực huy động trẻ em đến trường; phát triển các cơ sở GDMN ngoài công lập. Phấn đấu xây dựng ít nhất 50% trường MN, MG đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025 và 60% vào năm 2030.
- Đẩy mạnh kiên cố hóa, hiện đại hóa trường lớp, đảm bảo đủ 01 phòng/1 lớp, phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 90% và 95% vào năm 2030, xóa phòng học cấp 4 xuống cấp. Đảm bảo 100% các trường, nhóm lớp có công trình vệ sinh và nước sạch đạt chuẩn.
- Thực hiện quy hoạch mạng lưới, gom điểm lẻ, quan tâm xây dựng trường mầm non công lập trên địa bàn xã, phường, thị trấn, khu đô thị và khu nhà ở của công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Phấn đấu đến năm 2025, có 95% và 100% vào năm 2030 các trường mầm non có đủ đồ dùng dạy học theo quy định, hướng tới tiên tiến hiện đại, được lắp đặt hạ tầng công nghệ thông tin để thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giáo dục trẻ (trang web, kết nối mạng lan, sử dụng phần mềm quản lý, camera nội bộ, ti vi, máy tính tại các nhóm, lớp để có thể kết nối với thư viện điện tử toàn ngành).
d) Xây dựng và phát triển đội ngũ
- Phấn đấu có đủ số lượng giáo viên mầm non trong các cơ sở GDMN công lập theo quy định tại Thông tư liên tịch số 19/2023/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập; 100% giáo viên MN công lập được hưởng lương từ ngân sách nhà nước; trong đó có 85% giáo viên có trình độ đào tạo từ Cao đẳng Sư phạm mầm non trở lên vào năm 2025 và 95% vào năm 2030. 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp, có ít nhất 85% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên vào năm 2025 và 95% vào năm 2030.
- 100% trường mầm non công lập có chi bộ Đảng, khuyến khích phát triển đảng và thành lập chi bộ tại các trường mầm non ngoài công lập.
- 100% đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên được bồi dưỡng năng lực xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục nhà trường phù hợp với yêu cầu đổi mới.
đ) Về phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi
Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi, tiến tới phổ cập trẻ em mẫu giáo vào năm 2030.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Nhiệm vụ 1: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng
* Giải pháp
a) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cộng đồng, gia đình về vai trò, vị trí của GDMN trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong phát triển nguồn nhân lực; tăng cường trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về phát triển Giáo dục mầm non của tỉnh.
b) Xây dựng kế hoạch thông tin và truyền thông, phổ biến kiến thức và kỹ năng cơ bản về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đến cha mẹ và cộng đồng; xây dựng chuyên trang, chuyên mục về GDMN trên các phương tiện báo chí.
c) Thường xuyên thực hiện việc giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức nhà giáo trong cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục mầm non, chú trọng tuyên truyền việc làm tốt, những tấm gương nhà giáo tiêu biểu, các cơ sở giáo dục mầm non và địa phương đã đi đầu trong đổi mới, phát triển Giáo dục mầm non.
d) Phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong các trường mầm non về việc tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng và bảo vệ quyền lợi của người lao động.
2. Nhiệm vụ 2: Huy động nguồn lực tài chính cho phát triển GDMN
* Giải pháp
a) Thực hiện ưu tiên ngân sách chi cho các hoạt động của GDMN trong phạm vi ngân sách được giao theo phân cấp.
b) Huy động nguồn lực, lồng ghép kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo bền vững, các chương trình dự án khác và nguồn lực xã hội hóa để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho GDMN; bố trí và phân bổ kinh phí từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các đề án có liên quan được phê duyệt để tiếp tục đầu tư duy trì thành quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, tiến tới phổ cập trẻ mẫu giáo 3, 4 tuổi và thực hiện các nội dung của Kế hoạch phát triển GDMN đến năm 2025 định hướng đến năm 2030 nhằm bảo đảm các điều kiện thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp GDMN; huy động sự đóng góp của nhân dân, kết hợp với chính sách hỗ trợ của nhà nước để nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú.
c) Thực hiện đồng bộ các giải pháp xã hội hóa giáo dục, tạo hành lang pháp lý và môi trường đầu tư thông thoáng để khuyến khích và thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển GDMN, nhất là phát triển GDMN ngoài công lập ở những nơi có điều kiện.
* Giải pháp
a) Các trường sư phạm tiếp tục đổi mới công tác đào tạo GVMN đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN; khắc phục tình trạng thiếu giáo viên.
b) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non đủ về số lượng, đạt chuẩn chức danh nghề nghiệp, có chuyên môn nghiệp vụ giỏi để thực hiện chương trình Giáo dục mầm non mới bảo đảm chất lượng và đạt hiệu quả theo xu thế phát triển; phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non cốt cán; bồi dưỡng đội ngũ đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, chuẩn Hiệu trưởng. Chú trọng bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, nâng cao năng lực thực hành cho giáo viên.
c) Đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho đội ngũ nhà giáo; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung trình cấp có thẩm quyền các cơ chế, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên mầm non phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, tạo điều kiện để cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, cốt cán tham quan học tập các mô hình tiên tiến tại một số tỉnh bạn.
d) Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo hỗ trợ các trường mầm non và các nhóm lớp nhà trẻ, mẫu giáo, mầm non độc lập tư thục.
* Giải pháp
a) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc phát triển GDMN; đưa mục tiêu phát triển GDMN vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và kế hoạch thực hiện, chương trình hành động của các tổ chức chính trị - xã hội.
b) Đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới. Ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính trong quản lý, chỉ đạo, điều hành ở các cơ sở GDMN theo hướng đồng bộ, kết nối liên thông trên cơ sở dữ liệu toàn ngành phục vụ công tác quản lý tại các cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo.
c) Tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và trách nhiệm giải trình về những vấn đề liên quan đến giáo dục mầm non theo phân cấp quản lý; mỗi cơ sở giáo dục mầm non có trách nhiệm xây dựng thương hiệu, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ, cam kết chất lượng đầu ra với cha mẹ trẻ.
d) Tăng cường thực hiện phân cấp quản lý các cơ sở giáo dục mầm non, nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục mầm non của UBND cấp xã đối với các cơ sở GDMN là nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục. Khuyến khích các cơ sở giáo dục mầm non độc lập tư thục thành lập trường khi hội đủ các điều kiện để trẻ mầm non được chăm sóc nuôi dưỡng trong điều kiện đảm bảo.
đ) Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá của các cấp quản lý giáo dục bảo đảm thực chất, hiệu quả, tránh hình thức và giảm tải cho GVMN.
5. Nhiệm vụ 5: Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục mầm non
* Giải pháp
a) Thực hiện các giải pháp để đảm bảo điều kiện thực hiện chương trình GDMN; phát triển các điều kiện và hoạt động của trường MN theo các tiêu chí của trường MN lấy trẻ làm trung tâm; đặc biệt quan tâm xây dựng môi trường chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, an toàn, lành mạnh, thân thiện; tiếp cận các phương pháp tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo hướng hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực tâm sinh lí phù hợp độ tuổi và sự phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, ngôn ngữ, tình cảm kỹ năng xã hội, đặt nền móng để hình thành những giá trị cốt lõi của con người Việt Nam.
b) Hướng dẫn các cơ sở GDMN phát triển chương trình giáo dục phù hợp với văn hóa, điều kiện vùng miền, nhà trường, khả năng và nhu cầu của trẻ; tiếp tục thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1; thực hiện cho trẻ làm quen tiếng Anh ở những nơi có điều kiện. Tăng cường chuẩn bị và tuyên truyền để phụ huynh yên tâm về việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
c) Đổi mới hoạt động chuyên môn trong nhà trường; đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động khám phá trải nghiệm, lấy trẻ làm trung tâm, chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, phát triển khả năng tự tin, tự lập, khả năng giao tiếp, trẻ mẫu giáo được làm quen với tin học và ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện đại, chuẩn bị tốt cho trẻ vào học ở trường phổ thông.
d) Tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục, tổ chức các ngày hội, ngày lễ ở trường mầm non, tích cực sử dụng thư viện điện tử ngành học; hỗ trợ thực hiện chương trình GDMN ở vùng khó khăn; tăng cường hỗ trợ chuyên môn cho các nhóm lớp độc lập tư thục.
đ) Triển khai sử dụng bộ công cụ và tài liệu hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên, cha mẹ trẻ về phát hiện sớm, can thiệp sớm đối với trẻ em có nguy cơ chậm phát triển và trẻ em khuyết tật; đẩy mạnh giáo dục hòa nhập đối với trẻ em khuyết tật
6. Nhiệm vụ 6: Nâng cao chất lượng chăm sóc, sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ MN
* Giải pháp
a) Hỗ trợ phòng chống suy dinh dưỡng đối với trẻ MN thông qua chế độ chăm sóc dinh dưỡng phù hợp, kết hợp với giáo dục phát triển vận động.
b) Lựa chọn, nhân rộng các mô hình phối hợp nhà trường, gia đình, cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ MN.
c) Huy động sự đóng góp của nhân dân, kết hợp với chính sách hỗ trợ của nhà nước để nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú.
d) Tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức và kỹ năng cơ bản về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ cho cha mẹ và cộng đồng phù hợp với điều kiện địa phương.
* Giải pháp
a) Rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới trường lớp theo hướng chuẩn hóa, bảo đảm mỗi huyện, thành phố đều có quy hoạch chi tiết và dành quỹ đất xây dựng cơ sở GDMN phù hợp với tình hình thực tế địa phương, đáp ứng nhu cầu đưa trẻ đến trường/lớp MN; ưu tiên đầu tư kinh phí xây dựng các cơ sở GDMN công lập ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
b) Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 22/2021/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của HĐND tỉnh quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Nghị quyết 05/NQ-HĐND ngày 30/7/2021 của HĐND tỉnh quy định các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường đối với các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề trường lớp mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất.
c) UBND các huyện, thành phố cân đối kinh phí, đẩy mạnh xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, tạo mặt bằng chung về tỷ lệ trường chuẩn quốc gia giữa các cấp học trên cùng địa bàn. Gom điểm lẻ, đầu tư cải tạo mở rộng, xây dựng mới, đảm bảo sĩ số trẻ/nhóm, lớp theo Điều lệ trường mầm non. Ưu tiên thực hiện kiên cố hóa trường lớp, xóa phòng học cấp 4 xuống cấp, bổ sung các hạng mục công trình theo hướng đạt chuẩn về cơ sở vật chất; đảm bảo trường, nhóm lớp có công trình vệ sinh và nước sạch đạt chuẩn, các cơ sở giáo dục mầm non quan tâm đầu tư đạt các điều kiện an toàn, phòng chống cháy nổ, đặc biệt là tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.
đ) Đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin cho 100% trường, lớp mầm non từ ngân sách huyện, thành phố nhằm hiện đại hóa trường, lớp mầm non, thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và chăm sóc giáo dục trẻ; quan tâm đầu tư trang thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, bổ sung đầy đủ 100% các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu cho các nhóm, lớp.
8. Nhiệm vụ 8: Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục mầm non
* Giải pháp
a) Huy động các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia phát triển GDMN.
b) Thực hiện nghiêm túc các cơ chế, chính sách về xã hội hóa giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, tín dụng, thuế và thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở GDMN phục vụ nhu cầu chăm sóc giáo dục trẻ của công nhân, người lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất và của người dân ở những nơi tập trung đông dân cư.
c) Ban hành các chính sách đặc thù, thu hút các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp tham gia phát triển GDMN, xây dựng kế hoạch, lộ trình thu hút các nguồn lực cho xã hội cho phát triển GDMN tại địa phương; ưu tiên lồng ghép các vấn đề về xã hội hóa, phát triển các cơ sở ngoài công lập phù hợp mức độ phát triển kinh tế - xã hội và khả năng chi trả của người dân tại địa phương.
d) Khuyến khích xã hội hóa việc xây dựng và phát triển trường MN đạt kiểm định chất lượng và chuẩn quốc gia mức 1, mức 2.
đ) Thực hiện đồng bộ các giải pháp xã hội hóa giáo dục, tạo hành lang pháp lý và môi trường đầu tư thông thoáng để khuyến khích và thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển GDMN.
e) Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa quy trình thủ tục cho nhà đầu tư; đối xử bình đẳng và tạo môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch không phân biệt cơ sở GDMN công lập và cơ sở GDMN ngoài công lập.
g) Xây dựng quy chế phối hợp giữa phòng giáo dục và đào tạo với UBND xã, phường, thị trấn để tăng cường quản lý các cơ sở, nhóm, lớp mầm non tư thục; đẩy mạnh thanh kiểm tra các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trong việc chấp hành thực hiện chế độ chính sách, pháp luật của nhà nước, kiểm tra thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên đảm bảo quyền lợi của người lao động.
9. Nhiệm vụ 9: Tăng cường hỗ trợ từ các Chương trình, Dự án để phát triển GDMN
* Giải pháp
a) Tranh thủ các nguồn đầu tư, tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước để phát triển GDMN theo quy định của pháp luật.
b) Tranh thủ các nguồn hỗ trợ từ các Chương trình, Dự án để tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn các kỹ năng, các nội dung trong việc chăm sóc và phát triển trẻ em theo quy định.
1. Nguồn kinh phí thực hiện từ các nguồn:
a) Ngân sách nhà nước: Từ nguồn chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo; lồng ghép từ nguồn vốn của các chương trình, dự án (Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững,...) được cấp có thẩm quyền giao trong kế hoạch hàng năm của các sở, ngành, địa phương theo phân cấp quản lý hiện hành.
b) Nguồn xã hội hóa giáo dục và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc lập và triển khai thực hiện kế hoạch tài chính cho các nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển GDMN thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các quy định hiện hành về kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch tài chính trung hạn của Nhà nước.
Lộ trình thực hiện Kế hoạch phát triển GDMN được chia làm 2 giai đoạn:
1. Giai đoạn I (2024 - 2025): Củng cố, từng bước mở rộng mạng lưới cơ sở GDMN; bảo đảm cơ bản đủ về số lượng đội ngũ giáo viên, số phòng học và cơ sở vật chất tối thiểu đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ; tiếp tục thực hiện chính sách đối với giáo viên và trẻ em MN.
2. Giai đoạn II (2025 - 2030): Hoàn thiện mạng lưới cơ sở GDMN; bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất; nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, triển khai thực hiện Chương trình GDMN đạt hiệu quả; bảo đảm công bằng trong giáo dục.
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Là cơ quan đầu mối, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch triển khai và hướng dẫn việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đề ra tại kế hoạch này; kịp thời tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
b) Nghiên cứu, tham mưu các cơ chế, chính sách đối với CBQL và GVMN phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên MN; tham mưu báo cáo cơ quan có thẩm quyền nhu cầu biên chế viên chức trong các cơ sở GDMN công lập trên địa bàn tỉnh theo quy định hiện hành.
c) Theo dõi, kiểm tra, thường xuyên đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch; định kỳ 06 tháng, năm báo cáo UBND tỉnh tình hình, kết quả thực hiện.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Trên cơ sở danh mục dự án đầu tư công đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho GDMN giai đoạn 2023 - 2025, giai đoạn 2025 - 2030 do Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND cấp huyện đề xuất; Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Sở Tài chính và các đơn vị liên quan thẩm định, tham mưu UBND tỉnh về khả năng cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư công cho các chương trình, dự án để thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Đầu tư công.
3. Sở Tài chính
Căn cứ vào các chế độ quy định hiện hành của Nhà nước, rà soát, tham mưu UBND tỉnh bố trí và phân bổ kinh phí từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các đề án,... có liên quan được phê duyệt để thực hiện kế hoạch theo quy định; phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cân đối, bố trí nguồn vốn theo quy định của.
4. Sở Nội vụ
Phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, tham mưu các cơ chế, chính sách đối với CBQL và GVMN phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên MN; tham mưu báo cáo cơ quan có thẩm quyền nhu cầu biên chế viên chức trong các cơ sở GDMN công lập trên địa bàn tỉnh theo quy định hiện hành.
5. Sở Y tế
Chủ trì xây dựng kế hoạch và thực hiện các chương trình tiêm chủng, phòng bệnh cho trẻ em; tăng cường phổ biến, cung cấp kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em; phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng mạng lưới y tế học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non theo quy định.
6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường công tác truyền thông, vận động xã hội thực hiện quyền trẻ em và chính sách phát triển giáo dục mầm non, bảo vệ quyền trẻ em được chăm sóc, giáo dục theo Chương trình Giáo dục mầm non.
b) Phối hợp thực hiện chỉ đạo, giám sát việc thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và các chính sách xã hội khác đối với giáo viên và trẻ em lứa tuổi mầm non.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan truyền thông tuyên truyền về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, các chính sách phát triển GDMN trên địa bàn tỉnh.
8. Báo Đồng Nai, Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Nai
Phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo và các địa phương thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về công tác phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh.
9. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo trong quá trình tổ chức thực hiện, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch về những nội dung liên quan đến cơ sở GDMN ở các khu công nghiệp, khu chế xuất.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Khuyến học tỉnh và Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh tiếp tục phát huy vai trò hỗ trợ chăm sóc giáo dục trẻ toàn diện, đặc biệt các trẻ, nhóm trẻ ngoài nhà trường; đồng thời tham gia tích cực các hoạt động nhằm phát triển GDMN, vận động trẻ em đến cơ sở GDMN; tăng cường phổ biến, cung cấp kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ đến từng gia đình.
11. UBND các huyện, thành phố
a) Xây dựng Kế hoạch, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình theo Kế hoạch đề ra để triển khai thực hiện trên địa bàn.
b) Chỉ đạo thực hiện việc quy hoạch mạng lưới, xây dựng các cơ sở GDMN, kế hoạch đào tạo giáo viên, huy động trẻ MN đến trường cho từng giai đoạn trên địa bàn, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; rà soát, sắp xếp các điểm trường theo hướng thu gọn đầu mối; đảm bảo thuận lợi cho nhân dân đưa trẻ đến trường và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
c) Chỉ đạo thực hiện việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ việc triển khai chương trình GDMN; đảm bảo chính sách phát triển GDMN trên địa bàn; bảo đảm bố trí ngân sách chi cho GDMN theo đúng quy định hiện hành.
d) Xây dựng kế hoạch tổ chức thi tuyển giáo viên, nhân viên đảm bảo biên chế đủ định mức theo quy định; rà soát và thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với giáo viên ở các cơ sở GDMN trên địa bàn (kể cả công lập và ngoài công lập) theo đúng quy định; bố trí đủ định mức giáo viên trong các cơ sở GDMN công lập theo quy định.
đ) Chỉ đạo các cơ sở GDMN thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, phối hợp giữa gia đình - nhà trường - cộng đồng, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ MN theo chương trình giáo dục mầm non.
e) Thực thi đầy đủ và có hiệu quả cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa GDMN; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về các thủ tục để các nhà đầu tư tham gia phát triển trường, lớp MN trên địa bàn.
g) Tổ chức giám sát, kiểm tra, thường xuyên đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch theo từng giai đoạn tại địa phương; định kỳ 06 tháng, năm báo cáo UBND tỉnh tình hình, kết quả thực hiện (qua Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp). Hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch, đánh giá những kết quả đạt được, khó khăn, thuận lợi và thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thành các mục tiêu đề ra.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2025 định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đề nghị các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao trong kế hoạch. Quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.