ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 308/KH-UBND |
Lào Cai, ngày 08 tháng 10 năm 2019 |
PHÁT TRIỂN HUYỆN SA PA NĂM 2019-2020 VÀ GIAI ĐOẠN NĂM 2021-2025.
Thực hiện Thông báo Kết luận số 886-KL/TU ngày 04/10/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuẩn bị các công việc thành lập thị xã Sa Pa, xây dựng kế hoạch phát triển huyện Sa Pa năm 2019-2020 và giai đoạn năm 2012-2025, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch Phát triển huyện Sa Pa năm 2019-2020 và giai đoạn năm 2021-2025, cụ thể như sau:
1. Mục đích: Để phát triển huyện Sa Pa trong năm 2019-2020 và giai đoạn năm 2021-2025, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển Sa Pa tập trung vào ba mục đích sau đây: Một là: Thành lập và đảm bảo hoạt động của Thị xã Sa Pa; Hai là: Xây dựng, phát triển khu du lịch quốc gia Sa Pa; Ba là: Phát triển nông thôn, giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Sa Pa.
2. Yêu cầu
- Đảm bảo các điều kiện cần thiết thị xã Sa Pa hoạt động từ ngày 01/01/2020: Tại Nghị quyết 767/NQ-UBTVQH14 ngày 11/9/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc Hội đã vận dụng trường hợp đặc biệt để thành lập thị xã Sa Pa (có hiệu lực lực từ ngày 01/01/2020). Do đó tỉnh Lào Cai, huyện Sa Pa khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo các điều kiện cần thiết để bộ máy Thị xã đi vào hoạt động ổn định.
- Nâng tầm phát triển cho khu du lịch quốc gia Sa Pa: Giải quyết các khó khăn, vướng mắc về bãi đỗ xe tĩnh, phát triển các tuyến giao thông đối ngoại, đảm bảo cấp điện, cấp nước, đảm bảo vệ sinh môi trường, xử lý tình trạng bán hàng rong, chèo kéo khách du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch mới, tiếp tục đôn đốc nhà đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú, khu vui chơi giải trí; hoạt động hiệu quả Ban quản lý khu du lịch quốc gia Sa Pa, ban hành quy chế quản lý du lịch cộng đồng...
- Phát triển khu vực nông thôn, giảm nghèo bền vững cho huyện Sa Pa xứng tầm với việc thành lập thị xã Sa Pa: Nâng cao chất lượng và số lượng các xã đạt tiêu chí nông thôn mới; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn gắn với hoạt động du lịch; đề xuất tháo gỡ, xử lý những vi phạm làm nhà trên đất nông nghiệp;
I. Nhiệm vụ thành lập và đảm bảo hoạt động Thị xã Sa Pa
1. Giai đoạn từ nay đến thời điểm Nghị quyết thành lập thị xã Sa Pa có hiệu lực (ngày 01/01/2020)
1.1. Về tổ chức công bố thành lập thị xã Sa Pa
Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Huyện ủy - UBND huyện Sa Pa, các cơ quan, ban, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức lễ công bố “thành lập thị xã Sa Pa và các phường, xã thuộc thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai” và chuỗi các hoạt động chào mừng,...Việc tổ chức Lễ công bố phải thiết thực, tiết kiệm, ý nghĩa, có hiệu quả gắn với quảng bá du lịch Sa Pa, đảm bảo thị xã Sa Pa và các phường, xã thuộc thị xã Sa Pa đi vào hoạt động chính thức ngày 01/01/2020; báo cáo UBND tỉnh kế hoạch chi tiết Lễ công bố vào ngày 11/10/2019;
- Quy mô tổ chức lễ công bố: Cấp tỉnh;
- Thời gian tổ chức lễ công bố vào ngày 28/12/2019 (thứ bảy);
- Địa điểm: Tại thị trấn Sa Pa;
1.2. Về bộ máy quản lý
- Trong tháng 10/2019, đề nghị Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ, Huyện ủy, UBND huyện Sa Pa hoàn thiện, báo cáo Tỉnh ủy phương án tổ chức bộ máy, cán bộ thị xã Sa Pa.
- Về bộ máy quản lý, cán bộ công chức các xã, phường:
+ Về bộ máy quản lý: Trong tháng 10/2019 Huyện ủy, UBND huyện Sa Pa xây dựng xong phương án, chỉ định cán bộ chủ chốt các xã, phường, đảm bảo có đội ngũ cán bộ quản lý thực hiện các nhiệm vụ lâm thời (nhận bàn giao mốc địa giới hành chính, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho bộ máy phường, xã hoạt động chính thức từ ngày 01/01/2020).
+ Về đội ngũ CBCC xã, phường: Đối với CBCC dôi dư (28 người) cho áp dụng Điều 9 Nghị quyết số 653/2019/NQ-UBTVQH4 ngày 12/3/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhằm ổn định tâm lý, cuộc sống cho cán bộ, công chức sau khi thành lập thị xã và tổ chức sắp xếp lại bộ máy.
- Đối với lực lượng công an, quân sự các xã, phường: Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh trong tháng 10/2019 xây dựng phương án kiện toàn chức danh công an, quân sự xã, phường; bổ sung lực lượng cho thị xã Sa Pa đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội cho các phường từ ngày 01/01/2020.
- Hình thành tổ chức bộ phận quản lý trật tự đô thị tại 06 phường của thị xã Sa Pa: Huyện Sa Pa chủ động nghiên cứu quy định hiện hành, đề xuất phương án, gửi Sở Nội vụ thẩm định; tham mưu báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh xem xét.
1.3. Về trụ sở làm việc các xã, phường hoạt động sau thành lập thị xã
a) Phương án Trụ sở làm việc của 06 phường thành lập mới (phương án tạm để đảm bảo hoạt động ngày 01/01/2020)
- Phường Sa Pa: Giữ nguyên thiết chế hiện có, sử dụng trụ sở UBND thị trấn Sa Pa hiện nay, trụ sở công an của thị trấn Sa Pa, không cần xây dựng mới;
- Phường Hàm Rồng: Trụ sở phường sử dụng trụ sở hiện có của xã Sa Pả; Trụ sở Công an phường dự kiến xây dựng dựng tạm nhà khung thép tại quỹ đất có sẵn của Trạm Y tế xã Sa Pả.
- Phường Phan Si Păng: Bố trí trụ sở phường, trụ sở Công an phường tại Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện tạm thời quản lý (thuộc tổ dân phố số 11A, thị trấn Sa Pa hiện nay): Xây dựng nhà khung sắt;
- Phường Sa Pả: Xây dựng tạm trụ sở phường, trụ sở công an phường tại quỹ đất sau trụ sở Trung tâm y tế dự phòng huyện Sa Pa: Xây dựng nhà khung sắt;
- Phường Ô Quý Hồ: Sử dụng cơ sở vật chất của Trường Mầm non và Trạm Y tế cũ làm trụ sở phường và trụ sở Công an phường mới thành lập (thuộc tổ dân phố số 13, thị trấn Sa Pa hiện nay);
- Phường Cầu Mây: Trụ sở phường: cải tạo, sửa chữa trụ sở hiện nay của xã Lao Chải; Trụ sở công an phường: Làm nhà khung thép tại vị trí nhà bưu điện cũ.
b) Phương án Trụ sở làm việc của 10 xã
- Xã Hoàng Liên: Sử dụng trụ sở hiện có của xã San Sả Hồ;
- Xã Mường Hoa: Sử dụng trụ sở hiện có của xã Sử Pán;
- Xã Thanh Bình: Sử dụng trụ sở hiện có của xã Bản Phùng;
- Xã Mường Bo: Sử dụng trụ sở hiện có của xã Thanh Phú;
- Xã Liên Minh: Sử dụng trụ sở hiện có của xã Nậm Cang;
- Xã Ngũ Chỉ Sơn: Sử dụng trụ sở hiện có của xã Bản Khoang;
- Xã Tả Phìn: Sử dụng trụ sở hiện có của xã Tả Phìn;
- Xã Tả Van: Sử dụng trụ sở hiện có của xã Tả Van;
- Xã Bản Hồ: Sử dụng trụ sở hiện có của xã Bản Hồ;
- Xã Trung Chải: Sử dụng trụ sở của xã Trung Chải hiện nay.
Giao UBND huyện Sa Pa triển khai thực hiện ngay sau khi có Quyết định giao danh mục chuẩn bị đầu tư của tỉnh, kịp thời đưa trụ sở các xã, phường vào hoạt động từ ngày 01/01/2020.
1.4. Đảm bảo tài chính, ngân sách cho hoạt động của thị xã Sa Pa
1.4.1. Xây dựng dự toán, cân đối ngân sách, đảm bảo kinh phí chi hoạt động cho thị xã, các phường
Theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính thì tiêu chí thị xã và các phường phải đảm bảo tự cân đối thu, chi ngân sách; đối với huyện Sa Pa hết năm 2018 số thu ngân sách cấp huyện được hưởng theo phân cấp mới đáp ứng được 58% tổng nhu cầu chi. Do đó trong năm 2019, giao Sở Tài chính chủ trì, nghiên cứu báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh đảm bảo phương án thu chi cho Thị xã và các phường có thể xem ban hành cơ chế đặc thù riêng về phân cấp các khoản thu cho huyện Sa Pa, như điều chuyển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp Thủy điện hiện do Cục Thuế tỉnh quản lý thu về Chi cục Thuế huyện quản lý thu; Xem xét quy định tăng tỷ lệ điều tiết các khoản thu từ thuế, phí đang quy định hiện tại về cho ngân sách huyện và các xã, thị trấn, đặc biệt phân cấp mạnh nguồn thu từ tiền sử dụng đất về cho ngân sách huyện; Xem xét tăng tỷ lệ điều tiết và phân chia thêm tỷ lệ điều tiết các khoản thu về cho ngân sách cấp phường được hưởng để đảm bảo cân đối được thu, chi ngân sách các phường...
- Đơn vị chủ trì: Sở Tài chính.
- Thời gian thực hiện: Trong tháng 10-12/2019
1.4.2. Đảm bảo kinh phí giải quyết chế độ, chính sách chịu ảnh hưởng của việc điều chỉnh địa giới hành chính khi thành lập thị xã
Trong tháng 10/2019, UBND huyện Sa Pa tổ chức rà soát, tổng hợp các chính sách, chế độ đối với CBCC, viên chức, học sinh, người dân không được hưởng sau khi thành lập thị xã, báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh xem xét cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức tại các phường để người dân từng bước ổn định cuộc sống và có thời gian tạo dựng sinh kế mới. Trong đó xem xét thời gian hỗ trợ đảm bảo theo quy định hiện hành.
- Cơ quan chủ trì hướng dẫn huyện Sa Pa thực hiện: Sở Tài chính.
- Thời gian thực hiện: Trong tháng 10-12/2019
1.4.3. Phương án xử lý tổng thể tài sản các trụ sở dôi dư sau khi sáp nhập các xã:
Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với huyện Sa Pa lập phương án xử lý (bao gồm: Trường học, trụ sở UBND các xã, trạm y tế, nhà văn hóa xã,...); báo cáo UBND tỉnh xem xét trong tháng 11/2019;
1.5. Chỉnh trang đô thị chào mừng thành lập thị xã
Giao UBND huyện Sa Pa xây dựng kế hoạch chi tiết về chỉnh trang đô thị, huy động sự vào cuộc của tất cả các cấp, các doanh nghiệp trên địa bàn cùng tham gia; phân công đơn vị chủ trì, đôn đốc thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Trong tháng 10-12/2019 (xong trước ngày tổ chức Lễ công bố)
1.6. Dẫn tuyến, cắm mốc địa giới ngoài thực địa, lập bản đồ địa giới 6 phường, bàn giao cho các phường làm căn cứ chia tổ dân phố, quản lý dân cư, quản lý đất đai.
Thành lập Tổ công tác; Tổ chức thực hiện nhiệm vụ dẫn tuyến, cắm mốc địa giới ngoài thực địa, lập bản đồ địa giới 6 phường, bàn giao mốc giới, bản đồ địa giới cho các phường làm căn cứ chia tổ dân phố, quản lý dân cư (điều chỉnh giấy tờ tùy thân, hộ tịch, hộ khẩu của dân cư, giấy tờ pháp lý của tổ chức, doanh nghiệp...), quản lý đất đai. (Thành phần tổ công tác: Cán bộ nghiệp vụ Sở Tài nguyên, Sở Nội vụ, CBCC các Phòng Tài nguyên môi trường, Nội vụ, Kinh tế - Hạ tầng, các xã, phường của thị xã Sa Pa).
- Cơ quan chủ trì hướng dẫn huyện Sa Pa thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nội vụ.
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 10-12/2019 (xong trước tổ chức Lễ công bố)
1.7. Sắp xếp hệ thống trường học thuộc ngành giáo dục và đào tạo
Giữ nguyên trạng và sử dụng các thiết chế trường học hiện nay, đảm bảo phân luồng học sinh phù hợp công tác giảng dạy, thuận lợi cho việc đi lại, ăn ở của học sinh.
- Cơ quan chủ trì hướng dẫn huyện Sa Pa thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo.
1.8. Sắp xếp hệ thống trạm Y tế:
Rà soát, đảm bảo phương án hoạt động của các Trạm y tế khi thành lập thị xã Sa Pa, đảm bảo công tác khám, chữa bệnh, thực hiện nhiệm vụ y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe, kế hoạch hóa gia đình cho nhân dân trên địa bàn các xã, phường sau khi sáp nhập. Đối với đội ngũ nhân viên các trạm y tế xã, thị trấn hiện nay: Sở Y tế trong tháng 10/2019 xây dựng phương án kiện toàn tổ chức bộ máy nhân sự các trạm y tế các xã, phường của thị xã Sa Pa. Phối hợp với UBND huyện Sa Pa đề xuất phương án giải quyết nhân viên y tế dôi dư sau khi sắp xếp lại các xã, phường.
- Cơ quan chủ trì hướng dẫn huyện Sa Pa thực hiện: Sở Y tế.
1.9. Đối với các thông tin biến động cần thay đổi sau khi thành lập thị xã
- Thay đổi con dấu pháp lý, biển tên, biển, sơ đồ cơ quan, thẻ CBCC, viên chức:
Thống nhất thay đổi toàn bộ con dấu pháp lý, biển tên cơ quan, thẻ CBCC thống nhất trên toàn huyện từ ngày 01/01/2020, đảm bảo các hoạt động của thị xã theo tên các đơn vị hành chính mới thuộc thị xã, đảm bảo đúng quy định của Trung ương, tỉnh.
Xây dựng văn bản thông báo, hướng dẫn các cơ quan ngành dọc đóng trên địa bàn thực hiện thay đổi con dấu pháp lý, biển tên cơ quan, thẻ CBCC, viên chức theo đúng quy định.
+ Cơ quan chủ trì hướng dẫn huyện Sa Pa thực hiện: Sở Nội vụ.
+ Thời gian thực hiện: Trong tháng 11 năm 2019.
- Về thay đổi hộ tịch của công dân trên địa bàn
Thực hiện rà soát, thống kê sắp xếp Sổ, hồ sơ hộ tịch, chứng thực giấy đang lưu trữ tại UBND các xã, thị trấn để chuẩn bị cho công tác bàn giao sổ và thực hiện tiếp nhận, bố trí sắp xếp hồ sơ về đơn vị hành chính mới theo đúng chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi thị xã Sa Pa được thành lập, cần xác định cách ghi địa danh hành chính khi thành lập thị xã trên giấy tờ hộ tịch.
- Cơ quan chủ trì hướng dẫn huyện Sa Pa thực hiện: Sở Tư pháp
- Thời gian thực hiện: Từ quý IV năm 2019
1.10. Về công tác tuyên truyền về thành lập thị xã Sa Pa
- Yêu cầu Huyện Sa Pa xây dựng kế hoạch chi tiết (trong đó phải rà soát kỳ các chế độ chính sách cho người dân và CBVC, VC trong khu vực nông thôn lên đô thị, việc điều chỉnh lại giấy tờ liên quan,...); phân công một đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy trực tiếp chỉ đạo, tổ chức họp tuyên truyền rộng rãi (từ cấp Chi bộ trở lên) và công bố thông tin rộng rãi trên phương tiện đại chúng.
- Đối với cấp tỉnh: Đề nghị Ban tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan báo chí, Đài Phát thanh -Truyền hình tỉnh tăng cường thời lượng truyền thông về chủ trương thành lập thị xã Sa Pa.
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 10-12/2019;
2. Giai đoạn từ ngày 01/01/2020 đến hết năm 2020
2.1. Thay đổi hộ khẩu và phương pháp, cách thức quản lý cư trú của nhân dân trên địa bàn:
Lực lượng công an tiến hành quy trình, thủ tục thay đổi lại sổ hộ khẩu phù hợp với địa giới hành chính. Phối hợp các xã, phường tổ chức các buổi tuyên truyền cho quần chúng nhân dân, đặc biệt tại các xã khó khăn, trình độ dân trí còn thấp về cách thức, nội dung thay đổi lại sổ hộ khẩu cho phù hợp với tình hình.
- Cơ quan chủ trì hướng dẫn huyện Sa Pa thực hiện: Công an tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Từ ngày 01/01/2020.
2.2. Thay đổi thông tin giấy tờ về đất đai
- Thực hiện phân chia lại số tờ, số thừa tại các bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính mới sau khi thành lập thị xã Sa Pa. Hướng dẫn các đối tượng sử dụng đất được biết để làm thủ tục đăng ký biến động Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định.
- Cơ quan chủ trì hướng dẫn huyện Sa Pa thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thời gian thực hiện: Từ ngày 01/01/2020.
2.3. Thay đổi thông tin thẻ BHXH, Bảo hiểm Y tế của công dân
Thực hiện rà soát, cấp đổi thẻ BHXH, BHYT của công dân trên địa bàn, đảm bảo việc khám chữa bệnh ban đầu, thực hiện giải quyết chế độ chính sách liên quan.
- Đơn vị chủ trì: Bảo hiểm xã hội tỉnh;
- Thời gian thực hiện: Từ ngày 01/01/2020.
3. Về quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng đảm bảo bộ máy Thị xã Sa Pa hoạt động ổn định
Trong năm 2019, hoàn thành rà soát phê duyệt 4 quy hoạch (Quy hoạch khu Đồi thông; Quy hoạch dân cư khu Ô Quý Hồ; Quy hoạch khu sườn đồi Con gái; Quy hoạch dân cư khu vườn Đào). Giao UBND huyện Sa Pa khẩn trương thực hiện, phối hợp với Sở Giao thông vận tải - Xây dựng lập quy hoạch, thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết phường Sa Pả.
4. Nguồn vốn đầu tư đảm bảo cho thị xã Sa Pa đi vào hoạt động
- Tổng vốn ngân sách nhà nước dự kiến phải đầu tư để thị xã Sa Pa hoạt động sau khi thành lập là: 543 tỷ đồng. Trong đó: Ngân sách tỉnh: 528 tỷ đồng; Ngân sách huyện: 15 tỷ đồng.
Nội dung đầu tư:
+ Đầu tư các nhà trụ sở tạm đảm bảo cho hoạt động thị xã từ ngày 01/01/2020: 23 tỷ đồng.
+ Đầu tư hoàn thành dự án nhà làm việc cơ quan hành chính huyện Sa Pa và các hạ tầng phụ trợ, thực hiện giải phóng mặt bằng khu hành chính: 427 tỷ đồng
+ Đầu tư cơ sở vật chất các phường mới thành lập theo quy hoạch mới: 72 tỷ đồng (Đầu tư trụ sở phường, hạ tầng kỹ thuật, trụ sở công an phường...)
+ Thực hiện hoàn thiện bản đồ địa giới thị xã, cấp xã, phường thuộc thị xã Sa Pa sau khi thành lập; thay đổi biển trụ sở, thẻ CBCC, đổi con dấu, tổ chức công bố thành lập thị xã (Tăng dự toán chi thường xuyên cho huyện Sa Pa). Tổng nhu cầu vốn: 20 tỷ đồng.
(Danh mục chi tiết theo biểu IV.1 kèm theo)
II. Nhiệm vụ phát triển khu du lịch quốc gia Sa Pa
1.1. Về quy hoạch: Trong năm 2019 hoàn thành trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xong quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia Sa Pa để làm căn cứ triển khai thực hiện các dự án.
1.2. Đến quý I/2020: Hoàn thành việc rà soát các quỹ đất trong khu vực thị trấn Sa Pa cũ chưa có quy hoạch chi tiết, triển khai bổ sung quy hoạch để ổn định dân cư và tăng thu tiền sử dụng đất.
1.3. Xử lý tình trạng "quá tải" về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch:
1.3.1. Đảm bảo bãi đỗ xe tĩnh
Sở Giao thông vận tải - Xây dựng: Ngay trong năm 2019 tham mưu phương án triển khai đầu tư các bãi đỗ xe theo quy hoạch cho huyện Sa Pa, đảm bảo từ năm 2021 trở đi xe khách không đi vào trong đô thị, cụ thể các bãi đỗ xe sau:
+ Dự án: Xây dựng bãi đỗ xe thuộc quy hoạch dự án khu Bitis, thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa (xây dựng nhà quản lý, điều hành, sân, bãi, cổng, tường rào, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, chi phí đền bù GPMB...(diện tích 4,3 ha, kinh phí GPMB khoảng 30 tỷ đồng); nguồn vốn Ngân sách tỉnh (GPMB) + vốn nhà đầu tư. Để phục vụ nhu cầu đỗ xe cho khách du lịch tuyến ga đi cáp treo và tuyến Lai Châu đến Sa Pa. Hiện nay dự án đã giao cho huyện Sa Pa làm chủ đầu tư đang triển khai thực hiện.
+ Dự án: Xây dựng bãi đỗ xe thuộc quy hoạch khu dân cư tổ 7, thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa (xây dựng nhà quản lý, điều hành, sân, bãi, cổng, tường rào, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, chi phí đền bù GPMB...(diện tích 1,97 ha theo quy hoạch được duyệt, kinh phí khoảng 21 tỷ đồng); nguồn vốn Ngân sách tỉnh + Thu tiền sử dụng đất + Vốn nhà đầu tư. Phục vụ nhu cầu đỗ xe khu vực nội thị thị trấn. Hiện nay dự án đã giao cho Ban QLDA huyện Sa Pa làm chủ đầu tư, hiện nay đã phê duyệt dự án.
+ Dự án: Xây dựng bến, bãi đỗ xe phía Đông - Nam tại thôn Giàng Tra, xã Sa Pả (khu vực cầu 32) theo quy hoạch chi tiết được duyệt (San tạo, đắp mặt bằng; xây dựng nhà để xe, bãi để xe, nhà điều hành, cổng, tường rào, hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước, đường GT nội bộ; GPMB; diện tích 7,6 ha, kinh phí khoảng 100 tỷ đồng; năng lực đỗ khoảng 500 xe khách và 2.000 xe con). Phục vụ nhu cầu đỗ xe khách tuyến Lào Cai lên Sa Pa (sau khi thực hiện bãi đỗ sẽ thực hiện xe trung chuyển vào thị trấn) và dừng đỗ xe tải tuyến đường tránh Quốc lộ 4D. Thực hiện theo hình thức Ngân sách tỉnh đầu tư giải phóng mặt bằng, san tạo mặt bằng sau đó đấu giá lựa chọn nhà đầu tư xây dựng bãi đỗ xe.
+ Trước tháng 6/2020: Giao Sở Giao thông, Vận tải lựa chọn địa điểm và quy hoạch xây dựng thêm 01 bãi đỗ xe khu vực thung lũng Mường Hoa (trên đường tỉnh lộ 152)
1.3.2. Đảm bảo cấp nước cho Sa Pa
- Sở Giao thông vận tải - Xây dựng: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Dự án Hệ thống cấp nước sạch thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai (Công suất 15.000 m3/ng.đ). Yêu cầu trong quý IV/2019 phải khởi công được dự án, đến quý IV/2020 phải cơ bản hoàn thành dự án.
- Đảm bảo nước sạch cho đời sống của nhân dân các xã: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát tổ chức bộ máy, đề xuất mô hình Trung tâm quản lý các công trình nước sạch nông thôn trên địa bàn (trong đó có Sa Pa); đề xuất nâng cấp hoặc xây mới các dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn, đảm bảo cho các xã phải đủ nước sinh hoạt cho nhân dân nhất là đối với địa bàn phát triển du lịch cộng đồng. Nội dung này phải xong trong năm 2020.
1.3.3. Đảm bảo cấp điện cho phát triển du lịch Sa Pa
- Về đảm bảo cung cấp điện cho nhân dân: Sở Công thương hoàn thành kế hoạch đầu tư để xóa 06 thôn trắng chưa có điện (thôn Sín Chải, thôn Móng Sến 2 xã Trung Chải; Bản Dền Thàng, xã Tả Van; Bản Tòong xã Bản Phùng; thôn Sín Chải, xã Bản Khoang; thôn Lếch Mông xã Thanh Kim). Yêu cầu hết năm 2020 các thôn này phải có điện.
- Về đảm bảo điện cho phát triển du lịch: Sở Công thương chủ trì, rà soát nâng cấp công suất các trạm biến áp tại các địa bàn có nhu cầu lớn để phát triển du lịch (Trong phạm vi 6 phường mới thành lập, khu vực xã Tả Phìn, Tả Van, xã Hoàng Liên mới). Trong đó đề xuất rõ trách nhiệm đầu tư thuộc ngành điện hay ngân sách địa phương. Trên cơ sở đó báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh xem xét đầu tư, đảm bảo công suất điện đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch trên địa bàn huyện Sa Pa. Nội dung rà soát này phải xong trong năm 2019.
1.3.4. Đảm bảo đủ các cơ sở lưu trú chất lượng cho du khách: Đôn đốc các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các dự án khách sạn đã được chấp thuận đầu tư, đảm bảo nơi lưu trú chất lượng cho du khách: Dự án Quần thể vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn, cáp treo giai đoạn 2 (xây dựng các công trình thương mại, dịch vụ, khách sạn tại khu vực ga đi); dự án tổ hợp dịch vụ tại Sân vận động thị trấn Sa Pa; Dự án Công viên văn hóa Mường Hoa của Tập đoàn Alphanam; dự án khu đô thị Đông Bắc...
1.4. Nâng cao chất lượng công tác quản lý điểm đến du lịch
1.4.1. Xử lý nạn chèo kéo, bán hàng rong, ăn xin
Giao Huyện Sa Pa tập trung thực hiện các nội dung sau:
- Tiếp tục kiện toàn tổ công tác giải quyết tình trạng chèo kéo, đeo bám khách du lịch, đưa ra quy chế xử lý đối với các hành vi chèo kéo, ép người mua hàng, giới thiệu mời mọc gây khó chịu cho khách. Rà soát, lập danh sách các đối tượng thường xuyên đi bán hàng rong, tổ chức các lớp học về thực hiện văn minh, lịch sự trong bán hàng, bán hàng nhưng không ăn xin, chèo kéo, đeo bám khách, dần thay đổi về nhận thức của người dân về chèo kéo, đeo bám khách.
- Xây dựng các tuyến phố đi bộ vào tối thứ 6, 7, chủ nhật hàng tuần tại thị trấn (phố Cầu Mây, Ngũ Chỉ Sơn,...), sắp xếp người dân bán hàng, trình diễn văn hóa dân tộc. Xây dựng các tuyến phố văn minh không bán hàng rong, ăn xin, chèo kéo khách, đeo bám bán hàng rong, lấn chiếm hành lang, vỉa hè, đưa vào thành quy chế để làm căn cứ xử lý.
- Bố trí sắp xếp các điểm bán hàng cho người dân tộc trên địa bàn thị trấn tại Khu ẩm thực, Chợ đêm, phố đi bộ. Xây dựng các điểm bán hàng tại các xã trọng điểm du lịch như: Lao Chải, Tả Van, San Sả Hồ, Bản Hồ, Trung Chải, Sa Pả. Xây dựng kế hoạch tổ chức lại các làng nghề truyền thống, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương nhất là phụ nữ và trẻ em như may, thêu thùa, trạm khắc,...
1.4.2. Làm tốt công tác vệ sinh môi trường
- Tăng cường tuyên truyền vận động người dân thực hiện phân loại rác tại nguồn, không vứt rác ra đường, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng;
- Do bãi rác xã Bản Khoang đã quá tải, hiện nay đang kêu gọi nhà đầu tư thực hiện dự án xử lý rác bằng công nghệ đốt rác, đảm bảo xử lý được rác cho thị trấn Sa Pa và khu vực các xã lân cận. Về lâu dài sẽ không vận chuyển rác của Sa Pa về thành phố Lào Cai xử lý.
- UBND huyện Sa Pa phối hợp công ty Môi trường đô thị nghiên cứu xây dựng ngay hệ thống nhà vệ sinh công cộng để phục vụ du khách (nghiên cứu đặt nhà vệ sinh di động). Trước mắt cho xây dựng nhà vệ sinh tại khu vực chợ, bến xe cũ và khu vực đường Vi Ô Lét và các điểm dừng, nghỉ.
1.5. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án giao thông đối ngoại phát triển du lịch Sa Pa.
Các chủ đầu tư tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm:
- Dự án Đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến Sa Pa (giai đoạn I): Yêu cầu chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện, phấn đấu hết năm 2019 sẽ thông tuyến phần đường, đến quý II/2020 thi công hoàn thành phần đường, Quý III/2020 hợp long cầu Móng Sến, hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng trong quý IV/2020. Sở Giao thông Vận tải - Xây dựng tham mưu cho UBND tỉnh các nội dung để cùng với Nhà đầu tư sớm hoàn thiện hồ sơ pháp lý và Phụ lục hợp đồng để triển khai thực hiện dự án.
- Đường tránh Quốc lộ 4D đoạn qua thị trấn Sa Pa (Km100 - Km111) (tuyến tránh phía Tây): Yêu cầu huyện Sa Pa tập trung giải quyết dứt điểm một số vướng mắc đền bù GPMB trên tuyến. Chủ đầu tư lập tiến độ thi công, thông xe kỹ thuật toàn tuyến, đáp ứng cho việc phân luồng xe tải cho thị trấn Sa Pa trước ngày 31/12/2019; trước tháng 3/2020 hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng tổng thể công trình;
- Dự án nâng cấp tuyến đường Tỉnh lộ 152 vốn ADB: Chủ đầu tư tích cực phối hợp với các sở ngành có liên quan, khẩn trương giải quyết dứt điểm vướng mắc đền bù GPMB các hộ dân và khu vực liên quan đến Công ty Trường Giang. Yêu cầu dự án hoàn thành trước ngày 31/12/2019;
- Lập dự án tuyến tránh phía Đông thị trấn Sa Pa: Nâng cấp đường Sa Pả - Hầu Thào (nối tỉnh lộ 152 đến QL4D), TMĐT: 645 tỷ đồng. Dự kiến đưa dự án này vào vay vốn của tổ chức WB để thực hiện (Vay lại vốn ODA của Chính phủ), giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tham mưu UBND tỉnh.
- Các dự án giao thông nội thị, chỉnh trang đô thị: Yêu cầu các chủ đầu tư khẩn trương hoàn thành theo tiến độ.
2. Các danh mục đầu tư phát triển khu du lịch quốc gia Sa Pa
Tổng nhu cầu đầu tư: 3.202 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách tỉnh bố trí 1.095 tỷ đồng; ngân sách huyện bố trí 66 tỷ đồng; nguồn khác 2.040 tỷ đồng, cụ thể:
Nội dung đầu tư:
- Đầu tư bãi đỗ xe: 436 tỷ đồng;
- Đầu tư các tuyến đường phục vụ du lịch: 800 tỷ đồng.
- Đầu tư dự án thiết chế văn hóa, thể thao, du lịch: 276 tỷ đồng.
- Phát triển đô thị du lịch: 1.615 tỷ đồng (100% vốn doanh nghiệp).
(Chi tiết danh mục chi tiết tại Phụ lục IV.2)
III. Phát triển nông thôn, giảm nghèo bền vững trên địa bàn Sa Pa
1.1. Về quy hoạch: Tổ chức rà soát thực hiện quy hoạch chi tiết đối với trung tâm một số xã như: Tả Phìn, Hoàng Liên mới, Tả Van, Hầu Thào, Sử Pán. Quy hoạch thêm một trung tâm đô thị phía nam tại xã Thanh Phú (Hoàn thành phê duyệt quy hoạch chung trong quý I/2020).
1.2. Về phát triển nông nghiệp, nông thôn
- Đầu tư hoàn thành tiêu chí nông thôn mới cho các xã theo kế hoạch.
- Đầu tư phát triển các dự án nông nghiệp phát triển thành vùng hàng hóa tập trung gắn với mỗi xã một sản phẩm (OCOP), phát triển sản xuất tăng vụ cho người dân vùng quy hoạch danh thắng ruộng bậc thang; phát triển kinh tế các xã vùng đặc biệt khó khăn.
- Phát triển vùng chăn nuôi hàng hóa tập trung nhằm phát triển kinh tế cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, thay đổi cơ cấu đàn vật nuôi gia súc lớn từ nuôi trâu sang bò vàng hàng hóa; áp dụng thực hiện theo Nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về hỗ trợ lãi suất; hỗ trợ các hộ dân vay vốn theo Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 40%. Ngân sách tỉnh hỗ trợ lãi suất theo chính sách tại Nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND; Ngân sách huyện hỗ trợ tập huấn, đào tạo, chuyển giao, xây dựng thương hiệu...; vay vốn mua bò). Nhu cầu vốn đầu tư 3.694 triệu đồng, trong đó: ngân sách tỉnh bố trí 594 triệu đồng; ngân sách huyện bố trí 100 triệu đồng; nguồn khác 3.000 triệu đồng.
- Đầu tư phát triển vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tập trung tại thôn Cửa Cải, xã Tả Giàng Phìn: Trong giai đoạn này, thực hiện đầu tư trước công tác quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và thực hiện công tác GPMB để thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển thành vùng cho giai đoạn tiếp theo. Nhu cầu đầu tư 153.100 triệu đồng, trong đó Ngân sách tỉnh bố trí 153.100 triệu đồng.
- Đào tạo nghề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tuyên truyền để người dân tham học nghề; tổ chức làm việc với các doanh nghiệp trên địa bàn để đào tạo nghề theo địa chỉ; ban hành cơ chế đặc thù đào tạo nghề đối với lao động thuộc hộ nghèo, là người dân tộc không phải là hộ nghèo.
1.3. Công tác giảm nghèo
- Mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn khoảng 20%; Đối với 11 xã nghèo, phấn đấu đến năm 2020, bình quân tỷ lệ hộ nghèo các xã < 30%.
- Giải pháp: UBND huyện Sa Pa chủ trì, phối hợp các sở ngành tập trung tuyên truyền thay đổi nhận thức người dân về giảm nghèo, ý chí tự lực, tự cường, trong đó tập trung nhóm dân tộc Mông. Xây dựng giải pháp đồng bộ về các lĩnh vực theo một kế hoạch tổng thể được trình phê duyệt về: Công tác cán bộ, cơ sở hạ tầng, sản xuất, đào tạo nghề, giải quyết việc làm...; trong đó thực hiện bằng được việc dịch chuyển lao động khu vực nông thôn từ nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp (tối thiểu có 01 lao động/hộ đối với những hộ có lao động). Sử dụng có hiệu quả lồng ghép các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia để đầu tư các dự án phục vụ cho giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Sa Pa.
2. Danh mục đầu tư phát triển nông thôn, giảm nghèo bền vững
Tổng nhu cầu đầu tư: 393 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách tỉnh bố trí 336 tỷ đồng; ngân sách huyện bố trí 18 tỷ đồng; nguồn khác 39 tỷ đồng, cụ thể:
Nội dung đầu tư:
- Đầu tư cho các xã hoàn thành nông thôn mới 2019-2020: 109 tỷ đồng;
- Đầu tư lĩnh vực giáo dục: 191 tỷ đồng.
- Đầu tư phát triển các dự án nông lâm nghiệp: 81,5 tỷ đồng.
- Dự án dạy nghề, tạo việc làm: 11,5 tỷ đồng.
(Danh mục chi tiết có phụ lục VI.3 kèm theo)
IV. Tổng nhu cầu vốn thực hiện danh mục, dự án giai đoạn 2019-2020
Tổng nhu cầu: 5.143 tỷ đồng (Đây là tổng nhu cầu vốn, dự kiến vốn ngân sách nhà nước bố trí sẽ khoảng 30% trong năm 2020 so với nhu cầu vốn, còn lại sẽ bố trí giai đoạn 2021-2025).
Trong đó:
- Ngân sách tỉnh: 2.961 tỷ đồng (Năm 2020 bố trí khoảng 30%: khoảng 880 tỷ đồng, còn lại cân đối chuyển tiếp sang giai đoạn 2021-2025).
- Ngân sách huyện: 99 tỷ đồng.
- Nguồn vốn khác (XHH, vốn DN): 2.083 tỷ đồng.
(Danh mục chi tiết có phụ lục VI kèm theo)
I. Định hướng một số nội dung tập trung phát triển huyện Sa Pa
1. Mục tiêu phát triển
- Triển khai thực hiện một số cơ chế đặc thù hỗ trợ đầu tư phát triển khu du lịch quốc gia Sa Pa (Dự kiến năm 2020 sẽ trình Chính phủ phê duyệt Đề án). Củng cố cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, hoàn thiện bộ máy, phát triển thị xã Sa Pa. Hoàn thiện nâng cấp tổng thể hệ thống hạ tầng đô thị một cách đồng bộ.
- Xây dựng khu du lịch quốc gia Sa Pa theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1845/QĐ-TTg ngày 26/9/2016, đến năm 2030 Sa Pa cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại II. Tập trung phát triển xây dựng hình ảnh Khu du lịch Quốc gia Sa Pa, trong đó tập trung phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, nông nghiệp, hoàn thiện hạ tầng cơ sở phục vụ cho phát triển kinh tế du lịch làm mũi nhọn, đột phá. Tập trung phát triển du lịch có chiều sâu, chất lượng, hình thành các sản phẩm du lịch mới, đảm bảo tăng trưởng du lịch gắn với bảo vệ môi trường; tăng thời gian lưu trú của khách du lịch và tăng doanh thu từ dịch vụ du lịch.
- Phát triển nông nghiệp, nông thôn, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống nhân dân tương xứng với vai trò, vị thế của Thị xã Sa Pa; trong đó ưu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đảm bảo tăng thu nhập cho nhân dân.
2. Lĩnh vực ưu tiên đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn năm 2021-2025
- Đầu tư các dự án nhằm củng cố các tiêu chí Thị xã (hoàn thiện các tiêu chí còn đạt thấp khi xây dựng đề án thành lập thị xã Sa Pa).
- Đầu tư các nội dung đảm bảo về y tế, giáo dục, các thiết chế văn hóa, thể thao, công trình cấp nước, cấp điện... tương xứng với mức hưởng lợi của nhân dân thuộc Thị xã mới thành lập
- Đầu tư, nâng cấp hạ tầng phục vụ cho du lịch, trong đó hoàn thành các tuyến đường giao thông đến các điểm, tuyến du lịch nhằm phát triển Du lịch Sa Pa đồng đều trên địa bàn các khu vực của huyện (giảm áp lực cho phát triển du lịch tại trung tâm Thị xã Sa Pa, nâng cao đời sống của nhân dân).
3. Nhu cầu nguồn lực đầu tư giai đoạn năm 2021 - 2025
- Dự toán Tổng nhu cầu đầu tư giai đoạn năm 2021 - 2025: 47.025 tỷ đồng, trong đó: Dự kiến ngân tỉnh bố trí 5.411 tỷ đồng, ngân sách huyện 404 tỷ đồng, nguồn khác 41.210 tỷ đồng.
- Nội dung đầu tư:
(1) Đầu tư củng cố các tiêu chỉ thị xã Sa Pa: 41.293 tỷ đồng (trong đó: ngân tỉnh 952 tỷ đồng, ngân sách huyện 166 tỷ đồng, vốn khác 40.175 tỷ đồng).
(2) Đầu tư phát triển khu du lịch quốc gia Sa Pa: 3.469 tỷ đồng (trong đó: ngân tỉnh 2.918 tỷ đồng, ngân sách huyện 217 tỷ đồng, vốn khác 334 tỷ đồng).
(3) Đầu tư phát triển nông thôn, giảm nghèo bền vững: 2.262 (trong đó: ngân tỉnh 1.540 tỷ đồng, ngân sách huyện 21 tỷ đồng, vốn khác 701 tỷ đồng).
(Danh mục chi tiết theo biểu IV kèm theo)
C. DỰ KIẾN NGUỒN LỰC THỰC HIỆN CÁC DANH MỤC CHI TIẾT
Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho Sa Pa giai đoạn 2019-2025: 52.167 tỷ đồng. (Trong đó: Ngân sách tỉnh: 8.372 tỷ đồng; Ngân sách huyện: 504 tỷ đồng; Nguồn vốn khác (XHH, vốn DN): 43.290 tỷ đồng).
Cụ thể:
- Giai đoạn 2019-2020: Tổng nhu cầu vốn: 5.143 tỷ đồng
- Giai đoạn 2021-2025: Tổng nhu cầu vốn: 47.024 tỷ đồng.
(Chi tiết theo Phụ lục IV chi tiết kèm theo)
Đối với nguồn lực ngân sách nhà nước UBND tỉnh dự kiến phương án đầu tư như sau:
(1). Về lựa chọn, quyết định các danh mục đầu tư
Đối với danh mục các dự án tại phụ biểu kế hoạch này, UBND tỉnh sẽ tiếp tục giao các sở ban ngành rà soát và báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh trước khi triển khai thực hiện đảm bảo theo thứ tự ưu tiên, khả năng cân đối nguồn lực và theo đúng các quy định hiện hành.
(2). Về nguồn lực đầu tư
Ngoài cân đối nguồn vốn để hoàn thành các dự án chuyển tiếp trên địa bàn huyện Sa Pa, giao Sở Tài chính sẽ cân đối thêm khoảng 300 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách tỉnh để triển khai đầu tư các dự án trong năm 2019-2020. Bên cạnh đó Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tích cực vận động, tranh thủ nguồn vốn ngân sách Trung ương, vốn ODA để triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn huyện Sa Pa.
Trong đó:
- Đối với xây dựng mới trụ sở hành chính các phường theo vị trí đã quy hoạch: Yêu cầu huyện Sa Pa khẩn trương xác định, quy mô trình UBND tỉnh phê duyệt danh mục. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính chủ trì, đôn đốc, tham mưu UBND tỉnh sớm phê duyệt giao danh mục.
- Đối với nhu cầu vốn còn lại giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tiếp tục tham mưu cân đối trong giai đoạn 2021-2025. Trong đó, năm 2020 sẽ trình Tỉnh ủy về chủ trương xem xét giao danh mục chuẩn bị đầu tư cho các dự án quan trọng, cấp thiết để triển khai trên bàn huyện Sa Pa trong giai đoạn 2021-2025.
1. Xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện:
Yêu cầu các Sở ban ngành, đơn vị và Huyện Sa Pa căn cứ vào các nhiệm vụ được giao trên, chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết, phân công cụ thể, lập tiến độ công việc để tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại kế hoạch này; gửi kế hoạch chi tiết báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15/10/2019 (qua Sở Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, tổng hợp);
Trong đó, tập trung vào một số nhiệm vụ cụ thể:
- Thực hiện nhiệm vụ kiện toàn Bộ máy quản lý thị xã Sa Pa: Theo Phụ lục I;
- Nhiệm vụ thành lập thị xã Sa Pa trong năm 2019-2020: Theo Phụ lục II;
- Nhiệm vụ phát triển huyện Sa Pa đến năm 2025 (theo thông báo Kết luận số 3434-TB/TU ngày 28/8/2019 của Tỉnh ủy): Theo Phụ lục III;
2. Thực hiện báo cáo:
a) Chế độ báo cáo: Yêu cầu các sở ngành, đơn vị nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo, cụ thể như sau:
- Chế độ báo cáo tuần đối với các nhiệm vụ được giao từ nay đến ngày 31/12/2019;
- Chế độ báo cáo tháng đối với các nhiệm vụ được giao từ nay đến ngày 31/12/2025;
b) Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, đôn đốc các sở ngành thực hiện chế độ báo cáo; tổng hợp tham mưu đề xuất báo cáo tỉnh theo đúng quy định.
Căn cứ vào các nhiệm vụ được giao, yêu cầu các sở ngành, đơn vị chủ động tổ chức triển khai thực hiện./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CÁCH THỨC TRIỂN KHAI MỘT SỐ NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN TỔ CHỨC,
BỘ MÁY, ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CẤP HUYỆN; TỔ CHỨC, BỘ MÁY CỦA
ĐẢNG ỦY, HĐND, UBND, MTTQ VÀ CÁC ĐOÀN THỂ CẤP XÃ; ĐỘI NGŨ CBCC CẤP XÃ CỦA THỊ
XÃ SA PA
(Kèm theo Kế hoạch số: 308/KH-UBND ngày 08 tháng 10 năm 2019 của UBND tỉnh
Lào Cai)
1. Về tổ chức bộ máy:
1.1 Đối với việc kiện toàn đổi tên các Phòng chuyên môn thuộc huyện (sau là Thị xã Sa Pa)
- Về quy trình thực hiện: Căn cứ Nghị định số 158/2018/NĐ-CP ngày 22/11/2018 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, Sở Nội vụ đề nghị UBND huyện Sa Pa xây dựng Tờ trình, Phương án gửi Sở trong đó báo cáo thực trạng số lượng Phòng chuyên môn, số lượng biên chế; số lượng lãnh đạo Phòng chuyên môn và xây dựng phương án kiện toàn, đổi tên (địa vị pháp lý, tên phòng, từ thuộc UBND huyện thành UBND thị xã) theo Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, để Sở Nội vụ báo cáo Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, Thường trực Tỉnh ủy. Sau khi có Thông báo của Tỉnh ủy, UBND huyện Sa Pa trình Hội đồng nhân dân huyện phê chuẩn theo quy định tại Điều 26 của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương.
- Về thẩm quyền Quyết định: Sau khi có Quyết định phê chuẩn việc thành lập các phòng chuyên môn thuộc Thị xã của HĐND huyện (Thị xã), Ủy ban nhân dân huyện (Thị xã) Sa Pa ban hành các Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Phòng chuyên môn.
1.2 Đối với đơn vị sự nghiệp thuộc huyện (Sau là Thị xã Sa Pa):
Căn cứ Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
1.2.1 Đơn vị sự nghiệp thuộc huyện: Trung tâm, Các Ban Quản lý (Dự án Đầu tư xây dựng, Di tích), Đội trật tự đô thị, Nhà khách, Đội quản lý trật tự đô thị...;
- Về quy trình thực hiện: UBND huyện Sa Pa xây dựng Tờ trình, Phương án báo cáo thực trạng số lượng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc huyện; phương án đổi tên (địa vị pháp lý, chức năng nhiệm vụ) đối với các đơn vị gửi Sở Nội vụ, báo cáo Ban cán sự Đảng UBND tỉnh.
- Về thẩm quyền ra quyết định: Sau khi có Thông báo của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, Sở Nội vụ sẽ trình UBND tỉnh ban hành các Quyết định kiện toàn, đổi tên, địa vị pháp lý và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị theo quy định.
1.2.2 Đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo:
a) Trường hợp kiện toàn: sáp nhập, hợp nhất, giải thể hoặc nâng cấp thành các trường PTDTBT, làm thay đổi quy mô, tính chất, phạm vi hoạt động, tác động đến định mức giao chỉ tiêu biên chế thì thực hiện như sau:
- UBND các xã có trường học được sắp xếp, kiện toàn phối hợp với các đơn vị nhà trường xây dựng Đề án sắp xếp, kiện toàn gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Nội vụ thẩm định, Phòng Nội vụ tham mưu cho UBND huyện Sa Pa xây dựng văn bản của UBND huyện Sa Pa gửi kèm theo Đề án của UBND xã, hoặc của các trường học (trường hợp chi nâng cấp) gửi Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Nội vụ cho ý kiến.
- Sau khi có ý kiến của Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo thì Phòng Nội vụ tham mưu cho UBND huyện Sa Pa quyết định kiện toàn.
(Trường hợp này nếu chưa thực sự cần thiết thì UBND huyện Sa Pa nên thực hiện sau khi kết thúc năm học 2019-2020 cho ổn định)
b) Đối với trường hợp chỉ đổi tên gọi cho phù hợp với tên của UBND thị xã Sa Pa mà không làm thay đổi quy mô, tính chất hoạt động thì các Trường học xây dựng Đề án, có ý kiến của UBND xã gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Phòng Nội vụ thẩm định trình UBND huyện Sa Pa quyết định đổi tên gọi.
1.2.3 Trạm Y tế các xã (phường):
- Về quy trình thực hiện: Đề nghị UBND huyện Sa Pa chỉ đạo, giao cho Văn phòng HĐND-UBND huyện, phối hợp với Trung tâm Y tế huyện, rà soát và xây dựng phương án các Trạm Y tế xã, phường, gửi Sở Y tế để thống nhất mô hình cho phù hợp.
1.2.4 Đối với việc thành lập Đội trật tự đô thị tại 06 Phường:
- Về quy trình thực hiện: Hiện tại trong toàn tỉnh, mô hình Đội quản lý trật tự đô thị thuộc Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế, Phòng Kinh tế - hạ tầng; riêng UBND huyện Sa Pa có mô hình Đội Quản lý trật tự đô thị là đơn vị sự nghiệp thuộc huyện, quản lý chung trong toàn huyện (sau này là thị xã); tuy nhiên, UBND huyện Sa Pa có đề nghị thành lập mô hình Đội trật tự đô thị tại các Phường sau khi huyện được nâng cấp lên thị xã cho phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn. Việc này đề nghị UBND huyện Sa Pa rà soát, bám sát Nghị quyết số 19-NQ/TW và nghiên cứu mô hình Đội kiểm tra trật tự đô thị tại các Phường thuộc Thành phố Lào Cai. Sau khi rà soát sự cần thiết phải thành lập, Phòng Nội vụ phối hợp với Đội quản lý trật tự đô thị huyện và các xã (phường) xây dựng văn bản (Tờ trình, Phương án) gửi Sở Nội vụ xin ý kiến về việc thành lập.
- Về thẩm quyền ra quyết định: Sau khi có văn bản trao đổi của Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện (thị xã) thông báo giao cho Chủ tịch UBND các Phường Quyết định thành lập Đội theo hình thức hoạt động kiêm nhiệm. Cơ cấu, số lượng gồm Đội trưởng do Phó Chủ tịch UBND phường kiêm nhiệm; Các thành viên là Công an, công chức địa chính, đô thị, xây dựng, người hoạt động không chuyên trách của tổ dân phố (kiêm nhiệm). Kinh phí chi trả được thu xử phạt trong lĩnh vực xây dựng của Phường.
2. Về việc xây dựng khu du lịch quốc gia Sa Pa (liên quan đến Ban Quản lý khu du lịch Quốc gia Sa Pa):
- Căn cứ Quyết định số 1845/QĐ-TTg ngày 26/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch Quốc gia Sa Pa, tỉnh Lào Cai đến năm 2030, Sở Nội vụ đã phối hợp với Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, báo cáo đề nghị Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, Thường trực Tỉnh ủy về việc thành lập Ban Quản lý khu du lịch Quốc gia Sa Pa. Tuy nhiên, sau khi xem xét, tỉnh thấy rằng việc phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai không chỉ có riêng Sa Pa mà Bắc Hà, Bát Xát,... Do vậy, ngày 19/4/2017 Thường trực Tỉnh ủy Ban hành Thông báo số 1212-TB/TU về việc chủ trương thành lập Ban Quản lý du lịch tỉnh Lào Cai, trong đó đồng ý chủ trương thành lập Ban Quản lý du lịch tỉnh, là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, thực hiện chức năng tham mưu, quản lý về du lịch trên địa bàn tỉnh, về tổ chức bộ máy chủ yếu là kiêm nhiệm, Trưởng ban do Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch kiêm nhiệm.
- Ngày 27/6/2017, Thường trực Tỉnh ủy ban hành Thông báo số 1375-TB/TU về chủ trương thành lập Ban Quản lý du lịch tình Lào Cai, có 1 Trưởng ban - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch kiêm nhiệm, 03 Phó trưởng ban (01 Ông Dũng, PGĐ Sở; 09 PCT các huyện, thành phố là ủy viên; 01 Giám đốc Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch; và 02 công chức, viên chức là thành viên.
- Ngày 25/7/2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 3330/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Quản lý du lịch tỉnh Lào Cai, Ban Có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng để hoạt động theo quy định của pháp luật. Trụ sở đặt tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3. Về công tác cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện (thị xã):
3.1. Đối với các phòng chuyên môn thuộc huyện (thị xã), trên cơ sở thực trạng đội ngũ công chức, viên chức các phòng, ban chuyên môn thuộc huyện, UBND huyện Sa Pa chủ động rà soát dự kiến bố trí sắp xếp công chức, viên chức phù hợp với từng vị trí việc làm để ổn định, thực hiện tốt nhiệm vụ công vụ, công chức.
3.2. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ động rà soát cán bộ, kể cả cán bộ trong quy hoạch bố trí sắp xếp phù hợp với từng phòng, ban chuyên môn, đảm bảo số lượng cấp phó; thực hiện việc điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại theo đúng quy định; công chức, viên chức được bổ nhiệm phải đảm bảo đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.
3.3. Đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý đang trong thời gian giữ chức vụ mà vì lý do không bố trí được vị trí lãnh đạo, quản lý khác phù hợp thì được bảo lưu hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý theo quy định hiện hành; đối với các vị trí cấp trưởng tuyệt đối không bố trí giữ chức vụ quá 02 nhiệm kỳ, trừ trường hợp bố trí tại các đơn vị mới thành lập.
4. Về đội ngũ CBCC cấp xã thuộc Thị xã:
4.1. Về hệ thống chính trị cấp xã:
- Đề nghị huyện rà soát lại thực trạng đội ngũ CBCC cấp xã, CBCC cấp huyện (tăng cường xuống cấp xã) hiện có để xếp, bố trí từng chức danh cụ thể thuộc Đảng ủy, HĐND (các ban của HĐND), UBND, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội ở 6 phường và các đơn vị hành chính có liên quan theo quy định hiện hành.
- Riêng về bộ máy của HĐND, UBND ở các xã, phường không đủ 2/3 đại biểu HĐND thì thực hiện theo quy định tại khoản 5, Điều 135 Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
4.2. Về số lượng CBCC cấp xã:
- Sau khi Thành lập Thị xã Sa Pa thì 16 ĐVHC của Thị xã Sa Pa dự kiến sẽ là đơn vị hành chính loại II, vì vậy căn cứ vào Nghị định số 34/2019/NĐ-CP thì mỗi xã, phường của Thị xã Sa Pa được bố trí không quá 21 người/xã, phường.
- Trường hợp đối với những đơn vị hành chính do sáp nhập mà giảm đi ĐVHC, do điều chỉnh để thành lập các phường của Thị xã Sa Pa thì được xem xét vận dụng thực hiện lộ trình sắp xếp CBCC dôi dư theo quy định tại Nghị quyết 653- NQ/2019/UBTVQH14 ngày 12/3/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021.
5. Về thôn, tổ dân phố:
5.1. Khẩn trương xác định ranh giới (diện tích và dân số) giữa các tổ dân phố thuộc phường; ranh giới (diện tích và dân số) của các thôn thuộc xã có liên quan khi thành lập phường để làm căn cứ thành lập, giải thể (theo Thông tư số 04/2012/TT- BNV và Thông tư số 14/2018/TT-BNV về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố), đồng thời làm căn cứ thực hiện các chế độ, chính sách có liên quan đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố (theo Nghị quyết số 37/2016/NQ-HĐND ngày 18/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai).
Ví dụ: Thành lập Tổ dân phố thuộc phường thì phải có ranh giới giữa các phường, để xác định số hộ gia đình trong một tổ dân phố, quy mô số hộ gia đình của một tổ dân phố theo quy định tại Thông tư số 14/2018/TT-BNV là có từ 200 hộ gia đình trở lên.
5.2. Việc thành lập tổ dân phố mới; việc chuyển thôn thành tổ dân phố trong trường hợp thành lập phường, thị trấn từ đơn vị hành chính xã; việc giải thể thôn, tổ dân phố; việc đổi tên, đặt tên tổ dân phố.... Quy trình và hồ sơ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2012/TT-BNV và Thông tư số 14/2018/TT-BNV về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố.
6. Về chế độ chính sách cán bộ, công chức, viên chức và CBCC cấp xã:
6.1. Chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc UBND và các phòng chuyên môn thuộc UBND giữ nguyên mức phụ cấp chức vụ theo quy định hiện hành.
6.2. Về các loại phụ cấp theo quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP: Đối với các xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn đã được chính phủ phê duyệt thì cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục được hưởng các chế độ phụ cấp theo quy định tại Nghị định 116/2010/NĐ-CP cho đến khi có hướng dẫn hoặc quy định mới của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương (trong đó bao gồm cả đội ngũ CBCC cấp xã).
6.3. Các loại phụ cấp, chính sách tiếp tục hưởng: Sau khi thành lập Thị xã Sa Pa thì đội ngũ CBCC cấp xã vẫn tiếp tục được hưởng các loại phụ cấp theo quy định hiện hành như đối với CBCC từ cấp huyện trở lên như: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo, Phụ cấp thâm niên vượt khung, Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh, Phụ cấp công vụ, Phụ cấp lương khác (nếu có) và các chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn...theo quy định hiện hành.
6.4. Phụ cấp tiếp tục rà soát và xin ý kiến của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động TBXH, Ủy ban Dân tộc-Phụ cấp khu vực
a) Đối với ĐVHC sáp nhập nguyên trạng do co sự thay đổi về hệ số phụ cấp khu vực (gồm Thanh Kim - Bản Phùng, Thanh Phú - Suối Thầu) và 6 phường của Thị xã Sa Pa, Sở Nội vụ đề nghị UBND huyện chỉ đạo các phòng ban chuyên môn có liên quan và UBND xã, phường lập hồ sơ đề nghị gửi UBND cấp huyện, UBND cấp huyện có trách nhiệm đề nghị UBND tỉnh xem xét tổng hợp, sau đó Chủ tịch UBND tỉnh có văn bản gửi Bộ Nội vụ xem xét quyết định, nội dung, quy trình thực hiện được quy định tại Thông tư số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005;
b) Đối với 03 đơn vị hành chính giữ nguyên (gồm Tả Van, Bản Hồ, Tả Phìn), vẫn hưởng phụ cấp khu vực theo quy định tại Thông tư số 11/2005/TTLT-BNV-BLDTBH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005;
6.5. Về chính sách hỗ trợ cán bộ luân chuyển: Trên cơ sở Quy định số 21 của Tỉnh ủy, Sở Nội vụ tham mưu ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh, hiện nay đang thực hiện quy trình xây dựng chính sách theo quy định.
7. Về phân loại ĐVHC cấp xã: Đề nghị rà soát thực trạng các tiêu chí hiện có, làm căn cứ trình cấp có thẩm quyền xem xét phân loại đơn vị hành chính cấp xã đối với các đơn vị sau sáp nhập, thành lập mới theo quy định tại Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính. Quy trình thực hiện theo quy định tại Điều 28. Trình tự, thủ tục phân loại đơn vị hành chính cấp xã:
- UBND cấp huyện chỉ đạo UBND cấp xã lập hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp mình, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, thông qua, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Phòng Nội vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp xã; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thiện hồ sơ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi Sở Nội vụ hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp xã theo quy định tại khoản 1 Điều 25 của Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13;
- Sở Nội vụ phải tổ chức thẩm định trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp xã.
- Sở Nội vụ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phân loại đơn vị hành chính cấp xã trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định, phân loại đơn vị hành chính cấp xã trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Nội vụ.
8. Thực hiện xác định ĐGHC, cắm mốc tại thực địa và hoàn thiện hồ sơ ĐGHC các cấp đối với các đơn vị sau khi có Nghị quyết của UBNTVQH
a) Hoàn thiện hồ sơ, mốc ĐGHC các cấp thuộc thị xã Sa Pa:
Căn cứ Nghị quyết của UBTVQH về việc thành lập thị xã Sa Pa và các phường thuộc thị xã Sa Pa trên cơ sở sắp xếp, sáp nhập và điều chỉnh các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Sa Pa, Sở Nội vụ chủ trì lập dự toán chi tiết, bổ sung khối lượng vào Thiết kế kỹ thuật - dự toán Dự án 513 “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp tỉnh Lào Cai”, qua Sở Tài chính và Sở tài nguyên và Môi trường thẩm định. Nhiệm vụ này đã được UBND tỉnh giao tại Quyết định số 535/QĐ-UBND ngày 7/2/2018 về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án điều chỉnh địa giới hành chính huyện Sa Pa, thành lập thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai.
b) Xác định đường ĐGHC, vị trí mốc ĐGHC tại thực địa và hàn giao ĐGHC để chính quyền thị xã và các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thị xã quản lý theo quy định:
Căn cứ hồ sơ, bản đồ kèm theo Đề án thành lập thị xã Sa Pa và các phường thuộc thị xã Sa Pa trên cơ sở sắp xếp, sáp nhập và điều chỉnh các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Sa Pa đã được UBTVQH phê duyệt, Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND thị xã Sa Pa và các xã, phường thuộc thị xã Sa Pa, đơn vị tư vấn lập Đề án thành lập thị xã Sa Pa tổ chức xác định ranh giới tại thực địa và lập biên bản bàn giao ĐGHC các đơn vị hành chính thị xã Sa Pa và các xã, phường thuộc thị xã Sa Pa để chính quyền mới quản lý theo quy định của pháp luật. Thời gian thực hiện xong trước ngày 15/01/2020 (sau 15 ngày kể từ ngày Nghị quyết của UBTVQH có hiệu lực thi hành).
UBND huyện Sa Pa và các xã, thị trấn phải có trách nhiệm quản lý đơn vị hành chính của địa phương mình (theo ranh giới địa giới hành chính hiện trạng) cho đến khi cơ quan có thẩm quyền bàn giao chính thức ĐGHC cho các đơn vị hành chính mới tiếp quản, quản lý.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.