ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 299/KH-UBND |
Hà Giang, ngày 14 tháng 12 năm 2018 |
Căn cứ Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 (Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2);
Căn cứ Thông tư 08/2015/TT-BXD ngày 29/12/2015 của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015;
Căn cứ Quyết định số 2099/QĐ-UBND ngày 23/10/2015 của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 2714/QĐ-UBND, ngày 11/12/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh Đề án hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Hà Giang (sau đây gọi tắt là Đề án điều chỉnh).
Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trong 2 năm 2019-2020 (đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015) trên địa bàn tỉnh Hà Giang như sau:
1. Mục đích
- Tổ chức triển khai thực hiện tốt Đề án điều chỉnh trong 2 năm 2019-2020 (đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015) trên địa bàn tỉnh Hà Giang đảm bảo đúng quy định tại Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
- Hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo, đảm bảo có nhà ở an toàn, ổn định, từng bước nâng cao mức sống.
- Triển khai thực hiện Đề án điều chỉnh đảm bảo đúng đối tượng, chất lượng và tiến độ, hoàn thành mục tiêu đề ra.
2. Yêu cầu
- Hỗ trợ đến từng hộ gia đình thuộc Đề án điều chỉnh trên địa bàn tỉnh, đảm bảo công khai, công bằng và minh bạch.
- Huy động từ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư về nguồn vốn, đồng thời vận động nguồn nhân lực từ các đơn vị đóng góp bằng nhiều hình thức để lồng ghép vào chương trình hỗ trợ theo Quyết định 33 nhằm nâng cao chất lượng nhà ở cho các đối tượng được hỗ trợ.
- Yêu cầu về diện tích và chất lượng nhà ở: sau khi được hỗ trợ, các hộ gia đình phải xây dựng được nhà ở mới hoặc sửa chữa nhà ở đang có, đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 24 m2 (đối với những hộ độc thân không nơi nương tựa, có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn nhưng không thấp hơn 18 m2); tuổi thọ căn nhà từ 10 năm trở lên; đảm bảo an toàn khi xảy ra bão, tố, lốc; nhà ở phải đảm bảo tiêu chuẩn “03 cứng” (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng), không làm từ các loại vật liệu tạm, mau hỏng, dễ cháy.
- Hộ gia đình được hỗ trợ nhà ở (bao gồm xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở) được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai (nếu có yêu cầu) và chỉ được chuyển nhượng sau khi đã trả hết nợ vay cho Ngân hàng Chính sách xã hội.
1. Đối tượng, số lượng hộ thuộc diện được hỗ trợ
- Đối tượng thuộc diện được hỗ trợ là hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 có trong danh sách hộ nghèo còn nhu cầu vay vốn làm nhà ở trong năm 2019-2020 (được UBND tỉnh Hà Giang phê duyệt Đề án điều chỉnh tại Quyết định số 2714/QĐ-UBND , ngày 11/12/2018).
- Số lượng: Tổng số hộ thuộc diện được hỗ trợ để xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở: 1.261 hộ. Trong đó, số hộ thuộc đối tượng hỗ trợ tự nguyện đăng ký vay vốn làm nhà ở: 1.261 hộ.
- Chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở.
- Chưa được hỗ trợ nhà ở từ các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội khác.
- Trường hợp đã được hỗ trợ nhà ở theo các chương trình, chính sách hỗ trợ nhà ở khác thì phải thuộc các đối tượng sau: Nhà ở đã bị sập đổ hoặc hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ do thiên tai gây ra nhưng chưa có nguồn vốn để sửa chữa, xây dựng lại. Đã được hỗ trợ nhà ở theo các chương trình, chính sách hỗ trợ nhà ở khác nhưng nay nhà ở đã hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sụp đổ.
- Trường hợp hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ, nhưng trong quá trình thực hiện chính sách đã thoát nghèo vẫn thuộc đối tượng được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, nhưng không được hỗ trợ thêm từ nguồn xã hội hóa.
Kế hoạch hỗ trợ cụ thể trong 02 năm 2019-2020 đối với những hộ thuộc diện được hỗ trợ trong Đề án điều chỉnh như sau:
- Năm 2019: Thực hiện hỗ trợ khoảng: 767/1.261 hộ (tương đương 60%).
- Năm 2020: Thực hiện hỗ trợ cho những hộ còn lại, khoảng: 494/1.261 hộ (tương đương 40%) và hoàn thành việc hỗ trợ theo Đề án.
(chi tiết theo biểu đính kèm)
3.1. Dự kiến kinh phí xây dựng, sửa chữa nhà ở
Theo quy định, diện tích nhà ở xây dựng phải đảm bảo tối thiểu 24m2/hộ. Qua tính toán, suất vốn đầu tư áp dụng cho công trình nhà ở có tiêu chí “18-24 m2 và 3 cứng” trên địa bàn các xã vùng cao của tỉnh là khoảng 2,3 triệu đồng/m2; Do đó, dự kiến tổng mức đầu tư xây dựng tối thiểu là: 40-50 triệu đồng/hộ xây mới và 30-35 triệu đồng/hộ sửa chữa.
3.2 Nguồn vốn thực hiện
- Hộ gia đình được vay tối đa 25 triệu đồng/hộ từ Ngân hàng Chính sách xã hội để xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở (Lãi suất vay 3%/năm, thời hạn vay là 15 năm, trong đó thời gian ân hạn là 5 năm, thời gian trả nợ tối đa là 10 năm. Bắt đầu từ năm thứ 6, mức trả nợ mỗi năm tối thiểu là 10% tổng số vốn đã vay).
- Phần còn lại, dự kiến vốn huy động từ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư; vốn huy động từ các Quỹ, vốn lồng ghép từ các chương trình mục tiêu khác.
1. Cách thức thực hiện
- Chính quyền địa phương tổ chức họp phổ biến nội dung chính sách hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 33 đến các hộ gia đình thuộc diện được hỗ trợ theo Đề án điều chỉnh đã phê duyệt để các hộ gia đình đăng ký nhận hỗ trợ nhà ở nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống. Hướng dẫn các hộ thuộc diện được hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ vay vốn theo đúng quy trình.
- Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức cho vay theo quy định đối với nguồn vốn vay.
- UBND các cấp có trách nhiệm tiếp nhận nguồn kinh phí hỗ trợ xã hội hóa và chuyển trực tiếp đến các hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ nhà ở đảm bảo đầy đủ theo tiến độ, kịp thời, đúng đối tượng.
- Các hộ gia đình tự tổ chức xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng nhà ở theo quy định. Đối với các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (người cao tuổi, cô đơn, khuyết tật) không có khả năng tự xây dựng, sửa chữa nhà ở thì UBND cấp xã chỉ đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức, đoàn thể khác tại địa phương tổ chức xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các đối tượng này.
- UBND cấp xã có trách nhiệm theo dõi, giám sát và giúp đỡ các hộ gia đình trong quá trình xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở; lập biên bản xác nhận hoàn thành theo giai đoạn, biên bản xác nhận hoàn thành công trình đưa vào sử dụng.
2. Phân công trách nhiệm
2.1. Giao Sở Xây dựng (cơ quan thường trực triển khai thực hiện Đề án), có trách nhiệm phối hợp với các ngành chức năng liên quan và UBND các huyện, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện Đề án điều chỉnh theo nội dung được phê duyệt, đảm bảo đúng quy định; đồng thời hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và giám sát, xử lý kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.
2.2. Sở Lao động - Thương binh và xã hội có trách nhiệm phối hợp với Sở Xây dựng, các ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã tổ chức công bố, công khai các tiêu chuẩn, danh sách những hộ thuộc diện được hỗ trợ theo quy định tại Đề án điều chỉnh; Đồng thời phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện Đề án.
2.3. Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng tiếp nhận nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương (nếu có); cân đối vốn, bố trí vốn từ ngân sách địa phương cho chương trình theo kế hoạch hàng năm (nếu có);
- Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán ngân sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo khó khăn về nhà ở theo danh sách của Đề án điều chỉnh.
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo dõi việc quản lý, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ.
2.4. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh chịu trách nhiệm huy động nguồn vốn vay, xây dựng kế hoạch cho vay, bố trí đủ nguồn vốn hỗ trợ hộ nghèo vay xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc thực hiện cho vay, quản lý nguồn vốn vay và tiếp nhận nguồn kinh phí do các tổ chức, cá nhân ủng hộ cho các đối tượng thuộc diện được vay vốn (nếu có).
- Phối hợp với các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp trong việc hướng dẫn trình tự, thủ tục và tổ chức thực hiện việc cho vay đảm bảo đúng tiến độ, đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện phù hợp với quy định.
- Báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, năm gửi Sở Xây dựng về tiến độ giải ngân vốn vay để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Xây dựng trong quá trình thực hiện.
2.5. Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Hà Giang chủ trì phối hợp với các ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc - Tôn giáo, các cơ quan, ban ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các xã phường, thị trấn, các tổ chức chính trị xã hội tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động quỹ “Vì người nghèo”; Xây dựng kế hoạch vận động phù hợp để tập trung cho mục tiêu hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.
- Phối hợp với các cấp, các ngành trong việc kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo đảm bảo đúng mục tiêu và yêu cầu.
2.6. Ban Dân tộc - Tôn giáo có trách nhiệm rà soát, nắm chắc các đối tượng thuộc diện ưu tiên (đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo) để phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện.
2.7. Tỉnh Đoàn Hà Giang có trách nhiệm chỉ đạo các tổ chức Đoàn thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách; tham gia vận động các tổ chức doanh nghiệp và cộng đồng ủng hộ bằng tiền, vật liệu xây dựng hoặc ngày công lao động để giúp đỡ các hộ nghèo xây dựng nhà ở; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức, tham gia xây dựng nhà ở cho các hộ nghèo không có khả năng tự xây dựng, sửa chữa nhà ở (già cả, neo đơn, tàn tật).
2.8. Ủy ban nhân dân cấp huyện kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện chính sách giảm nghèo cấp huyện (nếu cần thiết) để chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện hỗ trợ nhà ở đối hộ nghèo theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg và Đề án điều chỉnh của tỉnh.
- Chủ trì, tổ chức việc công bố công khai các tiêu chuẩn, đối tượng thuộc diện được hỗ trợ theo Đề án điều chỉnh đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Tổ chức tiếp nhận vốn do Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ và tiếp tục phân bổ vốn hỗ trợ lại cho các xã, phường, thị trấn để thực hiện việc hỗ trợ trực tiếp đến các hộ nghèo theo danh sách, đối tượng được duyệt.
- Báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, năm về việc thực hiện Đề án về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng theo quy định.
2.9. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo; công bố công khai các tiêu chuẩn, đối tượng và chỉ đạo bình xét, lập danh sách các hộ nghèo được hỗ trợ trên địa bàn.
- Hướng dẫn, hỗ trợ hộ dân chuẩn bị hồ sơ; Theo dõi, giám sát và giúp đỡ các hộ gia đình trong quá trình xây dựng nhà ở mới hoặc sửa chữa nâng cấp nhà ở; tổ chức nghiệm thu, lập biên bản xác nhận hoàn thành theo giai đoạn và biên bản xác nhận hoàn thành công trình đưa vào sử dụng làm cơ sở giải ngân và thanh quyết toán.
- Vận động các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, các đoàn thể, dòng họ, nhân dân hỗ trợ kinh phí, vật tư, ngày công... giúp đỡ các hộ nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở; phát huy cao nhất khả năng huy động nguồn lực từ cộng đồng và hộ gia đình; tận dụng, khai thác vật liệu tại chỗ như cát, đá, sỏi, gỗ, công lao động để giảm giá thành xây dựng, sửa chữa nhà ở.
- Báo cáo tiến độ thực hiện gửi UBND cấp huyện theo yêu cầu.
- Tổng hợp báo định kỳ hàng tháng, quý, năm cho Ủy ban nhân dân cấp huyện về kết quả thực hiện việc hỗ trợ nhà ở trên địa bàn (gồm số hộ gia đình đã được hỗ trợ vay vốn, số hộ gia đình chưa được hỗ trợ vay vốn, số tiền huy động được từ các nguồn khác), các khó khăn vướng mắc và kiến nghị (nếu có).
2.10. Các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm túc kế hoạch này, đảm bảo Kế hoạch thực hiện đúng tiến độ, hiệu quả. Hoàn thành sớm mục tiêu của Đề án điều chỉnh đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị liên quan kịp thời phản ánh về Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
|
CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN HỖ TRỢ HỘ
NGHÈO VỀ NHÀ Ở TRONG 02 NĂM 2019-2020 ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO THEO CHUẨN NGHÈO GIAI ĐOẠN
2011-2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
(Kèm theo Văn bản số 299/KH-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2018 của UBND tỉnh Hà
Giang)
STT |
Huyện, thành phố |
Tổng số hộ theo Đề án điều chỉnh được phê duyệt |
Số hộ đã hoàn thành đến hết năm 2018 |
Số hộ còn nhu cầu năm 2019-2020 |
Kế hoạch |
Ghi chú |
|||
Năm 2019 |
Năm 2020 |
||||||||
Tỷ lệ dự kiến % |
Tương ứng số nhà |
Tỷ lệ dự kiến % |
Tương ứng số nhà |
||||||
1 |
Huyện Mèo Vạc |
203 |
89 |
114 |
68% |
77 |
32% |
37 |
|
2 |
Huyện Đồng Văn |
151 |
37 |
114 |
100% |
114 |
0% |
0 |
|
3 |
Huyện Yên Minh |
153 |
83 |
70 |
57% |
40 |
43% |
30 |
|
4 |
Huyện Quản Bạ |
43 |
43 |
0 |
0% |
0 |
0% |
0 |
|
5 |
Huyện Bắc Mê |
124 |
48 |
76 |
74% |
56 |
26% |
20 |
|
6 |
Huyện Vị Xuyên |
478 |
210 |
268 |
56% |
150 |
44% |
118 |
|
7 |
Huyện Bắc Quang |
21 |
21 |
0 |
0% |
0 |
0% |
0 |
|
8 |
Huyện Hoàng Su Phì |
288 |
218 |
70 |
57% |
40 |
43% |
30 |
|
9 |
Huyện Xín Mần |
541 |
179 |
362 |
52% |
190 |
48% |
172 |
|
10 |
Huyện Quang Bình |
280 |
93 |
187 |
53% |
100 |
47% |
87 |
|
11 |
Thành phố Hà Giang |
2 |
2 |
0 |
0% |
0 |
0% |
0 |
|
Tổng |
2.284 |
1.023 |
1.261 |
|
767 |
|
494 |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.