ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 295/KH-UBND |
Đồng Nai, ngày 04 tháng 9 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2025
Thực hiện Quyết định số 1318/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021- 2025; UBND tỉnh Đồng Nai xây dựng Kế hoạch Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2025, cụ thể như sau:
Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ NĂM 2024
I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ NĂM 2024
1. Đánh giá dựa trên các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1.1. Về số lượng, doanh thu và thu nhập của Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác (HTX, LHHTX, THT)
a) Về tổ hợp tác
Lũy kế đến tháng 6/2024, toàn tỉnh có 1.092 THT; được chia theo nhóm như sau: trồng trọt 738 THT chiếm 67,6%, chăn nuôi 321 THT chiếm 21,2%, thủy sản 28 THT chiếm 2,6% dịch vụ tổng hợp 95 THT, chiếm 8,7%. Tổng số thành viên của THT là 36,508 người, quy mô tổ chức sản xuất với tổng diện tích 33.046 ha;
b) Về hợp tác xã (HTX), Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND)
Trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã thành lập mới 11 HTX, bằng so với cùng kỳ năm 2024, đạt 31,4% so với kế hoạch năm 2024 (kế hoạch năm 2024 là 35 HTX), với số vốn điều lệ là 20,913 tỷ đồng, 132 thành viên. Có 05 HTX giải thể.
Lũy kế đến ngày 30/6/2024, trên địa bàn toàn tỉnh có 506 HTX, QTDND và 01 LH HTX, trong đó:
- Có 348 HTX đang hoạt động, với tổng vốn điều lệ là 1.804,969 tỷ đồng, 15.255 thành viên, 9.375 lao động.
- Có 124 HTX ngưng hoạt động hoặc đang thực hiện thủ tục giải thể.
Ước đến 31/12/2024, trên địa bàn toàn tỉnh có 25 HTX thành lập mới.
1.2. Về thành viên, lao động của HTX, LHHTX, THT
Tổng số thành viên của THT là 36.508 thành viên, tổng số thành viên HTX, QTDND là 49.370 thành viên, tăng 2.137 thành viên so với cuối năm 2023.
- Tổng số lao động làm việc thường xuyên trong HTX, LH HTX là 9.375 lao động, tăng 1.927 lao động so với cuối năm 2023.
1.3. Về trình độ cán bộ quản lý HTX
Trong những năm qua, Liên minh HTX tỉnh đã phối hợp với các sở, ngành tỉnh mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho các đối tượng trong HTX.
- Tổng số cán bộ quản lý HTX toàn tỉnh đến tháng 6 năm 2024 khoảng 1.796 người, trong đó:
+ Tổng số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ sơ, trung cấp là 692 người đạt tỷ lệ 38,53%.
- Tổng số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 633 người, đạt tỷ lệ 35,24%.
2. Đánh giá theo lĩnh vực
2.1. Lĩnh vực nông nghiệp
Trong 6 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh có thêm 08 HTX nông nghiệp được thành lập mới với vốn điều lệ đăng ký là 18.713 triệu đồng, 111 thành viên. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 218 HTX nông nghiệp và 01 Liên hiệp HTX; trong đó có 170 HTX và 01 LHHTX đang hoạt động với tổng vốn điều lệ đăng ký 545.107 triệu đồng và 3.442 thành viên, 3.094 lao động; 48 HTX ngừng hoạt động hoặc đang thực hiện thủ tục giải thể.
Các HTX mới thành lập đang dần có định hướng phát triển theo xu hướng công nghệ cao; phát triển đa dạng ngành nghề, mở rộng lĩnh vực hoạt động. Một số HTX đã ý thức được tầm quan trọng của thương hiệu trong thời kỳ hội nhập và được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban, ngành đơn vị có liên quan đã chủ động đăng ký xây dựng thương hiệu hàng hóa, tiêu chuẩn trái cây an toàn, đăng ký sản phẩm OCOP. Đến nay, có 22 HTX nông nghiệp tham gia với 39 sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn OCOP từ 03 sao đến 04 sao.
2.2. Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Trên địa bàn tỉnh có 32 HTX ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, trong đó có 10 HTX ngưng hoạt động hoặc đang thực hiện thủ tục giải thể, 22 HTX đang hoạt động (trong đó: thành phố Biên Hòa có 06 HTX, huyện Trảng Bom có 04 HTX, huyện Định Quán có 01 HTX, huyện Xuân Lộc có 03 HTX, huyện Cẩm Mỹ có 02 HTX, huyện Nhơn Trạch có 01 HTX và huyện Vĩnh Cửu có 5 HTX), với tổng vốn điều lệ 410.090 triệu đồng, 284 thành viên, 690 lao động. Các HTX chủ yếu hoạt động các ngành nghề sản xuất, gia công các mặt hàng đan lát xuất khẩu, cơ khí.
Trong những năm gần đây, mặc dù tình hình kinh tế có nhiều biến động nhưng các HTX đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, duy trì hoạt động tạo nhiều việc làm cho thành viên và lao động nhàn rỗi, đặc biệt là lao động vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần giảm nghèo và phát triển kinh tế địa phương. Nhiều HTX đã không ngừng tăng vốn điều lệ và đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh như HTX Hiệp Lực Đồng Nai, HTX thủ công mỹ nghệ và dịch vụ Hố Nai, HTX Vĩnh Thành… Các HTX đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của các thành viên về giải quyết việc làm, tạo thu nhập cũng như có những hỗ trợ nhất định đối với các thành viên trong việc phát triển kinh tế.
2.3. Lĩnh vực thương mại dịch vụ
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 86 HTX thương mại dịch vụ, trong đó có 26 HTX đang ngưng hoạt động, chờ giải thể và 60 HTX đang hoạt động (trong đó: thành phố Biên Hòa có 17 HTX, huyện Thống Nhất có 06 HTX, huyện Trảng Bom có 06 HTX, huyện Định Quán có 02 HTX, huyện Tân Phú có 05 HTX, thành phố Long Khánh có 02 HTX, huyện Xuân Lộc có 04 HTX, huyện Nhơn Trạch có 04 HTX, huyện Vĩnh Cửu có 02 HTX, huyện Long Thành 12 HTX) với tổng số vốn điều lệ: khoảng 252.412 triệu đồng với tổng số 2.208 thành viên và 860 lao động. Khối các HTX thương mại dịch vụ hoạt động với nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau như du lịch sinh thái vườn, nhà hàng, nhà nghỉ; đầu tư, quản lý kinh doanh và khai thác chợ... ; nhiều HTX đã thực hiện tốt việc vận động kết nạp thêm nhiều thành viên HTX, cải tạo, nâng cấp từ nguồn vốn của HTX và thành viên như HTX Phương Lâm (Tân Phú), HTX thương mại dịch vụ Thu Hiền (Định Quán), HTX Hiệp Nhất (Tân Phú), HTX Bảo Hòa (Xuân Lộc), HTX thương mại dịch vụ Xuân Định (Xuân Lộc), HTX Hòa Phát (Trảng Bom), HTX sản xuất thương mại dịch vụ Thuận Phát (Trảng Bom)…
Các HTX thông qua việc sắp xếp, tổ chức lại đã định hướng phát triển kinh doanh rõ ràng, hoạt động ổn định, đạt hiệu quả, hình thành khối tài sản thuộc sở hữu tập thể và thực hiện đầy đủ các chính sách về thuế, giải quyết việc làm cho xã viên và người lao động vùng sâu, vùng xa… Các dịch vụ HTX cung cấp đã giúp cho xã viên có công ăn, việc làm.
2.4. Lĩnh vực giao thông vận tải
Trong 6 tháng đầu năm có thêm 01 HTX vận tải được thành lập với số vốn điều lệ đăng ký là 1.000 triệu đồng, 7 thành viên. Lũy kế đến nay toàn tỉnh có 62 HTX vận tải (trong đó có 38 HTX đang hoạt động) với tổng vốn điều lệ đăng ký 161.778 triệu đồng, 8.734 thành viên và 3.429 lao động; 24 HTX ngưng hoạt động, chờ giải thể; trong đó:
- Vận tải khách cố định: các HTX khai thác 122 tuyến/191 nốt tài/4.371 chuyến/tháng
- Vận tải khách công cộng bằng xe buýt: các HTX khai thác 10 tuyến/171 xe/494 chuyến/ngày.
- Vận tải khách theo hợp đồng: tổng số xe tham gia HTX là 5.540 xe, sức chứa từ 15 đến 52 ghế (chiếm 89%).
- Vận tải khách bằng taxi: số xe tham gia HTX là 71 xe (chiếm 5%).
- Về vận tải hàng hoá chiếm tỷ lệ 80% (18.421/ 22888 xe), vận tải hàng hóa bằng container chiếm tỷ lệ 68% (2110/3072 xe).
Các HTX vận tải đang chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh đặc biệt là vận tải khách bằng xe buýt chiếm tỷ lệ 53% (10/19 tuyến), tuyến cố định chiếm tỷ lệ 92,42% (122/132 tuyến), xe hợp đồng chiếm tỷ lệ 89% (5.540/6.156 xe), xe vận tải hàng hóa chiếm tỷ lệ 80% (18.421/22888 xe), vận tải hàng hóa bằng công ten nơ chiếm tỷ lệ 68% (2110/3072 xe) là thành phần chủ lực trong hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh).
2.5. Lĩnh vực xây dựng
Toàn tỉnh có 14 HTX hoạt động trong lĩnh vực xây dựng; trong đó có 07 HTX đang hoạt động với tổng vốn điều lệ đăng ký 51.500 triệu đồng, 77 thành viên, 161 lao động; 07 HTX ngừng hoạt động, chờ giải thể.
Các HTX hoạt động ổn định, đã chủ động liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế khác, tạo lợi thế cạnh tranh trong việc nhận thầu thi công các công trình; qua đó tạo việc làm và thu nhập ổn định cho thành viên và người lao động.
2.6. Lĩnh vực xếp dỡ hàng hóa
Toàn tỉnh có 07 HTX xếp dỡ hàng hóa, trong đó có 02 HTX đang hoạt động với tổng vốn điều lệ đăng ký 2.972 triệu đồng, 87 thành viên, 580 lao động; 04 HTX ngừng hoạt động.
Địa bàn hoạt động của các HTX tập trung ở các khu công nghiệp và các bến cảng ven sông Đồng Nai. Các HTX hoạt động ổn định, đầu tư các thiết bị máy móc hỗ trợ và thay thế dần sức người ở một số khâu nặng nhọc và độc hại; mở rộng một số dịch vụ như vệ sinh văn phòng, chăm sóc cây xanh trong các doanh nghiệp. HTX nhạy bén và chủ động trong việc tìm kiếm đối tác hợp đồng bốc dỡ hàng; qua đó tạo thêm nhiều việc làm với thu nhập ổn định cho thành viên và người lao động phổ thông.
2.7. Lĩnh vực môi trường
Trong 6 tháng đầu năm 2024, có thêm 02 HTX môi trường được thành lập mới với số vốn điều lệ đăng ký là 1.200 triệu đồng, 14 thành viên. Lũy kế đến tháng 6 năm 2024, toàn tỉnh có 53 HTX, trong đó có 48 HTX đang hoạt động với tổng vốn điều lệ đăng ký 379311 triệu đồng, 413 thành viên, 552 lao động; 05 HTX ngừng hoạt động, chờ giải thể.
Hoạt động của HTX chủ yếu là thu gom, vận chuyển rác thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp không nguy hại kết hợp với kinh doanh phế liệu các loại, qua đó giải quyết nhiều việc làm cho lao động nông thôn không có tay nghề. Tuy nhiên, năng lực quản lý và quy mô còn hạn chế nên một số HTX còn gặp khó khăn khi tham gia đấu thầu, thu gom, vận chuyển rác.
2.8. Lĩnh vực Giáo dục
Toàn tỉnh có 01 HTX đang hoạt động trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn thành phố Biên Hòa, với tổng vốn điều lệ đăng ký 1.800 triệu đồng, 10 thành viên, 09 lao động.
HTX đang hoạt động ổn định trong lĩnh vực nuôi dạy trẻ bậc mầm non, với đội ngũ cô nuôi dạy trẻ có kinh nghiệm và luôn quan tâm chăm lo nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ, đồng thời HTX cũng quan tâm miễn, giảm học phí cho con em công nhân nghèo, gia đình chính sách.
2.9. Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND)
Đến tháng 6 năm 2024, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 34 QTDND được cấp phép hoạt động và 07 PGD của QTDND, trong đó: 25 QTDND đang hoạt động bình thường, 03 QTDND đang được giám sát tăng cường (Trung Dũng, Trảng Bom và Phương Lâm) và 07 QTDND đang được kiểm soát đặc biệt (Tân Tiến, Thanh Bình, Dầu Giây, Quảng Tiến, Gia Kiệm và Thái Bình); tổng nguồn vốn các QTDND đạt 3.749,1 tỷ đồng, tăng 143,675 tỷ đồng (3,98%) so với cuối năm 2023; có 34.115 thành viên, giảm 464 thành viên so với cuối năm 2023, chủ yếu là hộ sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ mua bán nhỏ. Các Quỹ TDND đã thực hiện kết nạp các thành viên hội đủ điều kiện theo quy định, thành viên vừa có tâm huyết vừa có trách nhiệm đối với Quỹ. Nguồn vốn của Quỹ TDND đã giúp cho các thành viên kịp thời phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, phát triển trồng trọt, chăn nuôi, giải quyết được công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
3. Đánh giá tác động của HTX, LHHTX, THT tới thành viên, kinh tế hộ thành viên
3.1. Về phát triển kinh tế
Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế tập thể (KTTT) năm 2024, lĩnh vực KTTT của tỉnh đã đạt được những chuyển biến khá tích cực, đó là:
- Nhìn chung các THT hoạt động mục đích giúp đỡ, tương trợ nhau trong sản xuất và đời sống thành viên. Một số THT đã mạnh dạn vận động các thành viên cùng góp vốn, xây dựng phương án kinh doanh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, 35 THT xây dựng thương hiệu sản phẩm an toàn được cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 908,27ha, 02 THT được chứng nhận hữu cơ với diện tích 4,3ha, 33 THT tham gia chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, 21 THT được cấp mã số vùng trồng đạt tiêu chuẩn phục vụ xuất khẩu chính ngạch với diện tích 654,43ha, 07 THT tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) với 07 sản phẩm được chứng nhận đạt hạng 3 sao.
- Người dân đã liên kết để khai thác và vận dụng được các chính sách, điều kiện tự nhiên - xã hội để tổ chức sản xuất theo xu hướng phát triển mô hình KTTT, quy mô và hiệu quả hoạt động của HTX có xu hướng tăng lên, đem lại lợi ích cho các thành viên HTX. HTX tham gia chuỗi giá trị (nhất là các HTX nông nghiệp) đã chủ động tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại, tập trung đầu tư, tăng vốn, tài sản, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động; sản phẩm hàng hóa của các tổ chức KTTT ngày càng nhiều và đa dạng, chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn.
- Mô hình HTX tác động đến kinh tế thành viên thông qua tạo việc làm, giảm chi phí, tăng giá bán, góp phần cải thiện thu nhập, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội tại địa phương... Thực tế cho thấy, giữa hộ thành viên HTX so với hộ không phải là thành viên HTX về năng suất lao động không chênh nhau nhưng giá thành sản phẩm thì có sự chênh lệch rõ rệt.
3.2. Về chính trị, văn hóa, xã hội
- Công tác tuyên truyền xây dựng KTTT thường xuyên, liên tục, nhiều hình thức sinh động, thể hiện sự tham gia của toàn hệ thống chính trị trong xây dựng phát triển KTTT.
- Mô hình THT đã phát huy giá trị tinh thần về xã hội, văn hóa như: Khuyến khích tinh thần tương thân, tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất, đời sống, là cầu nối giữa chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội với người nông dân trong công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Tổ chức KTTT đã từng bước khai thác, huy động được các nguồn lực to lớn trong xã hội; góp phần giải quyết lao động nhàn rỗi ở nông thôn, phát triển nhiều ngành nghề mới và khai thác được tiềm năng, thế mạnh sẵn có ở các địa phương, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường nông thôn, giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội... góp phần trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, nhất là thành công trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
4. Một số mô hình hoạt động hiệu quả theo phương thức sản xuất gắn với chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao
- Về HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị: Thời gian qua số lượng HTX tham gia liên kết hợp tác và tiêu thụ nông sản với doanh nghiệp ngày càng tăng, đến nay có 64 HTX nông nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm của toàn tỉnh. Thực hiện phát triển các sản phẩm từ các chuỗi liên kết thành sản phẩm OCOP ngày càng tăng lên, đến nay toàn tỉnh có 22 HTX với 39 sản phẩm OCOP đạt từ 03 sao và 04 sao, điển hình nổi bật như: HTX nông nghiệp Trường Phát có 09 sản phẩm OCOP đạt 04 sao; HTX dịch vụ nông nghiệp Bình Lợi có 03 sản phẩm OCOP đạt 03 sao, trong đó có sản phẩm tinh dầu bưởi chưng cất từ những trái bưởi được tỉa trong vườn.
- Về HTX ứng dụng công nghệ cao: đã có 38 HTX trồng trọt/82 HTX trồng trọt của toàn tỉnh đã sản xuất đạt chứng nhận GAP; đặc biệt đã có 03 HTX đã phát huy được vai trò tiên phong trong thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ và đã được chứng nhận sản phẩm hữu cơ với diện tích 19,5 ha/27.2 ha diện tích hữu cơ của toàn tỉnh, chiếm 71,68% diện tích hữu cơ của toàn tỉnh. Việc xây dựng vùng trồng gắn liền với cấp mã số vùng là xu hướng tất yếu của các thị trường nhập khẩu. Đây cũng là tiêu chuẩn quan trọng để phát triển mở rộng thị trường do đó trong thời gian qua các HTX trồng trọt đã tích cực triển khai thực hiện, kết quả đến nay đã có 13 HTX được cấp mã số vùng trồng đối với cây chuối, sầu riêng, chôm chôm, xoài vào thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Úc, Newzealand với tổng diện tích được cấp mã vùng trồng là 694,36 ha.
II. KẾT QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ
1. Kết quả thi hành pháp luật và các văn bản về KTTT, HTX
Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Chương trình hành động số 07/CTr- UBND ngày 01/11/2023 của UBND tỉnh về Thực hiện Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 02/02/2023 của Chính phủ và Kế hoạch số 227-KH/TU ngày 20/02/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT trong giai đoạn mới.
UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Văn bản số 7260/UBND-KTNS ngày 25/6/2024 về việc tiếp tục thực hiện Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 03/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025.
Ngoài ra, UBND tỉnh Đồng Nai tiếp tục tham gia ý kiến góp ý lần 2 dự thảo Hồ sơ xây dựng Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật HTX số 17/2023/QH15, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Văn bản số 2011/UBND-KTNS ngày 29/02/2024).
2. Công tác quản lý nhà nước về KTTT, HTX
Công tác quản lý Nhà nước về KTTT, HTX tiếp tục được quan tâm, Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển KTTT, HTX các cấp được củng cố, kiện toàn, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Các thành viên Ban Chỉ đạo phối hợp trong công tác kiểm tra, theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức KTTT, HTX: hỗ trợ đi vào hoạt động đối với các HTX mới thành lập cũng như đối với xã HTX ngưng hoạt động, hoạt động kém hiệu quả, trường hợp không thể tiếp tục hoạt động, hướng dẫn giải thể theo quy định; tuyên truyền, phổ biến về mô hình HTX điển hình tiên tiến trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Triển khai trên địa bàn tỉnh về Thông tư số 09/2024/TT-BKHĐT ngày 16/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành biểu mẫu thực hiện thủ tục đăng ký THT, HTX, LHHTX và quy định về nội dung thông tin, việc cập nhật, khai thác và quản lý hệ thống thôn tin quốc gia về HTX.
3. Kết quả triển khai chính sách hỗ trợ, ưu đãi HTX
3.1. Công tác hỗ trợ, khuyến khích thành lập HTX
UBND tỉnh đã giao Liên minh HTX tỉnh tổ chức các lớp tập huấn Luật HTX và những chính sách liên quan, hướng dẫn kỹ năng vận động thành lập mới HTX đến tổ chức cá nhân có nhu cầu thành lập HTX và đã phối hợp các địa phương tuyên truyền vận động thành lập mới 11 HTX; thực hiện chi hỗ trợ cho các HTX thành lập mới đã hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định, ước đến 31/12/2024 thực hiện hỗ trợ thành lập mới 25 HTX.
3.2. Công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng
- Công tác tuyên truyền tiếp tục được các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm thực hiện với nhiều nội dung bằng nhiều hình thức đa dạng nhằm tuyên truyền phổ biến, giới thiệu các chủ trương, chính sách có liên quan phát triển KTTT, HTX, nhất là Luật Hợp tác xã năm 2023: Liên minh Hợp tác tỉnh định kỳ phát hành hàng tháng Bản tin KTTT, phối hợp thực hiện Chương trình tuyên truyền về KTTT tỉnh Đồng Nai trên kênh ĐN1, ĐN2, Báo Đồng Nai phối hợp Đài Phát thanh Truyền hình Đồng Nai; đồng thời gửi tặng 21.600 tờ báo (Báo Đồng Nai) có bài viết về KTTT, HTX gửi tới các THT, HTX và các đơn vị, địa phương, phối hợp Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển KTTT, HTX các huyện, thành phố, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ và Hội Cựu chiến binh triển khai kế hoạch, tính đến tháng 6/2024 đã mở 06 lớp tuyên truyền Luật Hợp tác xã và các quy định, chính sách hỗ trợ phát triển KTTT. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức 10 lớp tuyên truyền lĩnh vực KTTT trong nông nghiệp trên bàn các huyện, thành phố với 463 học viên tham dự.
- Về đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng: thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực KTTT, HTX trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2024, trong 6 tháng đầu năm, Liên minh HTX tỉnh đã phối hợp với các đơn vị tổ chức 05 lớp bồi dưỡng cho 207 cán bộ lãnh đạo, quản lý HTX, quỹ tín dụng nhân dân và các Hội đoàn thể (phối hợp với Trường Đại học Lâm Nghiệp phân hiệu tại Đồng Nai tổ chức 01 lớp bồi dưỡng kiến thức về phát triển KTTT cho 80 cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội các cấp (Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên); phối hợp với Trường Đại học Ngân hàng tổ chức 01 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ dành cho các Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND); phối hợp với Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy (cơ sở 3) tổ chức 01 lớp tuyên truyền, tập huấn kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với các HTX quản lý, kinh doanh chợ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2024. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp Liên minh HTX tỉnh tổ chức 01 lớp tập huấn cải thiện điều kiện lao động cho các HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa với 42 học viên; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức 01 lớp tập huấn nghiệp vụ quản lý cho cán bộ phụ trách kinh tế hợp tác cấp huyện, xã với 118 học viên tham dự.
3.3. Hoạt động hỗ trợ về tài chính - tín dụng
- Về tín dụng:
Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh sau khi tiếp nhận chuyển tiếp tài sản, quyền, nghĩa vụ hợp pháp từ Quỹ trợ vốn phát triển HTX tỉnh chuyển qua đã chính thức đi vào hoạt động kể từ tháng 7/2023 đến nay. Năm 2024, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh bố trí nguồn ngân sách tỉnh cấp vốn điều lệ cho Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX tỉnh 50 tỷ đồng, đến nay đã cấp đủ vốn điều lệ là 150 tỷ đồng cho Quỹ trên theo theo Quyết định số 1543/QĐ-UBND ngày 13/6/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh Đồng Nai. Kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm 2024, Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh đã giải ngân đạt doanh số 31,450 tỷ đồng dành cho 194 thành viên bổ sung vốn sản xuất, đạt 52,4% kế hoạch năm. Dư nợ đến cuối năm 2024 dự kiến đạt trên 91 tỷ đồng. Nhằm đa dạng hóa nguồn lực tăng cường cho hoạt động hỗ trợ tiếp cận vốn phát triển KTTT, HTX trên địa bàn tỉnh, Liên minh HTX tỉnh bổ sung kế hoạch thực hiện ký kết chương trình phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh triển khai công tác hỗ trợ tiếp cận vốn cho vay với lãi suất ưu đãi về giải quyết việc làm khu vực KTTT trên địa bàn tỉnh.
Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh tiếp tục hỗ trợ tài chính với lãi suất ưu đãi cho HTX: từ đầu năm 2024 đến tháng 6 năm 2024 đã hỗ trợ tài chính với lãi suất ưu đãi cho các HTX với tổng số vốn vay được duyệt là 1,993 tỷ đồng/02 dự án, đang thẩm định 1,980 tỷ đồng/01 dự án. Dự kiến năm 2024 hỗ trợ tài chính với lãi suất ưu đãi cho các HTX khoảng 5,5 tỷ đồng/05 dự án. Từ trước đến nay Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh đã duyệt hỗ trợ tài chính với lãi suất ưu đãi cho 39 dự án của HTX đầu tư 44 xe ép rác với số tiền 43,165 tỷ đồng.
- Về chương trình Bình ổn giá: Triển khai thực hiện Kế hoạch số 7409/KH-UBND ngày 13/12/2023 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình bình ổn giá, bình ổn thị trường và phục vụ Tết Nguyên đán năm 2024, các địa phương đã xét duyệt vay vốn từ ngân sách cho 06 đơn vị vay vốn (04 HTX, 02 Hộ kinh doanh) với tổng số tiền cho vay là 3.650.000.000 đồng trên 12 điểm bán (trong đó: thành phố Long Khánh có 02 hộ kinh doanh, huyện Xuân Lộc có 01 HTX, huyện Trảng Bom có 01 HTX, huyện Định Quán có 01 HTX và huyện Tân Phú 01 HTX). Lũy kế đến nay doanh thu tại các điểm bán hàng bình ổn giá đạt khoảng 185,8 tỷ đồng, trong đó, các đơn vị có vay vốn ngân sách: 22,5 tỷ đồng và các đơn vị không vay vốn: 163,3 tỷ đồng.
3.4. Hoạt động xúc tiến thương mại
- Liên minh HTX tỉnh đã chủ trì tổ chức đoàn tham gia Hội chợ Xúc tiến thương mại cho khu vực KTTT, HTX tại thành phố Hà Nội, trong đó đã hỗ trợ kết nối cho 10 HTX tham gia triển lãm, giới thiệu sản phẩm tại hội chợ, với các mặt hàng sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm thủ công mỹ nghệ…; tổ chức cho các HTX tham dự Hội nghị kết nối với các tỉnh Miền Đông Nam bộ trong việc liên kết, tiêu thụ sản phẩm thông qua các hệ thống siêu thị, các sàn thương mại điện tử tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Sở Công Thương chủ trì, phối hợp các sở, ngành tỉnh, các địa phương trong tỉnh tổ chức cho các HTX trưng bày, quảng bá sản phẩm tại Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh năm 2024, tham gia Hội nghị Kết nối giao thương với các nhà cung cấp các tỉnh, thành miền Trung tại Đà Nẵng; đồng thời, triển khai thông tin về tình hình lưu thông, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp qua cửa khẩu biên giới sang Trung Quốc để chủ động theo dõi, có phương án ứng phó, điều chuyển phù hợp với năng lực thông quan của từng của khẩu, tránh xảy ra ùn tắc, ứ đọng; triển khai các chương trình thương mại điện tử năm 2024.
3.5. Hỗ trợ về đất đai
Theo Điều 110 và Điều 118 Luật Đất đai năm 2013 quy định về việc giao đất không thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất và việc miễn, giảm tiền thuê đất đối với các trường hợp của HTX nông nghiệp “sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng trụ sở, sân phơi, nhà kho; xây dựng các cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối”. Từ ngày 01/01/2024 đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường chưa tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính về giao đất, thuê đất đối với HTX.
- Đối với đất làm trụ sở văn phòng: Đến nay có 126 HTX, Liên hiệp HTX có văn phòng làm việc ổn định, với diện tích 26.665m2 (diện tích bình quân là 221m2 trên 01 đơn vị) chiếm tỷ lệ 27% trên tổng số các HTX; trong đó có 40 HTX được giao đất, cho thuê đất. Các trường hợp còn lại phải thuê đất của các hộ gia đình, cá nhân hoặc mượn đất để làm trụ sở văn phòng.
- Đất để sản xuất (bao gồm cả sản xuất nông nghiệp): Đến nay có 64 HTX, Liên hiệp HTX được nhà nước cho thuê đất, các địa phương cho mượn đất để sản xuất với diện tích 574,4 ha (trong đó 23 HTX thuộc trường hợp được nhà nước cho thuê đất). Ngoài ra, có một số HTX hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản được các địa phương hỗ trợ bằng hình thức giao quản lý khai thác mặt hồ, với diện tích 463 ha.
- Về cấp giấy chứng nhận cho HTX: Theo thống kê, từ năm 2010 đến nay Sở Tài nguyên và Môi trường đã cấp 2.947 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 27 HTX, với tổng diện tích là 2.529.139,9m2.
3.6. Hoạt động hỗ trợ ứng dụng khoa học, công nghệ
Triển khai các Chương trình khoa học và công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động ứng dụng khoa học, công nghệ, lồng ghép các hoạt động hỗ trợ vào các chương trình thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ như: xây dựng và đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp; xây dựng các nhãn hiệu tập thể theo hình thức nhiệm vụ khoa học và công nghệ; phát triển tài sản trí tuệ; tăng cường đổi mới hoạt động đo lường; triển khai áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc; nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đổi mới công nghệ. Trong đó các HTX là đối tượng được ưu tiên. Công tác tuyên truyền về năng suất chất lượng, sở hữu trí tuệ luôn được quan tâm, tổ chức các chuyên đề tại các hội nghị làm việc trên địa bàn 11 huyện, thành phố cho các đối tượng nông dân, các chủ thể tham gia chương trình OCOP, các HTX, câu lạc bộ năng suất cao, THT, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh...
3.7. Chính sách hỗ trợ, ưu đãi khác
Các sở, ngành tỉnh, Liên minh HTX tỉnh và các địa phương tiếp tục thông tin các nhu cầu của doanh nghiệp để HTX tìm hiểu xây dựng liên kết cung ứng sản phẩm, thực hiện công tác tư vấn về chính sách, pháp luật về đào tạo, xúc tiến thương mại, thuế, đất đai, tín dụng, khoa học công nghệ, lập dự án đầu tư, phương án kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị tài chính HTX, chế độ kế toán...; trong liên kết, liên doanh giữa các HTX với HTX và giữa các HTX với các thành phần kinh tế khác.
III. DỰ KIẾN KHẢ NĂNG HOÀN THÀNH CÁC MỤC TIÊU KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ GIAI ĐOẠN 2021-2025
Thực hiện Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 và Quyết định số 1318/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ; trên cơ sở chủ trương, chính sách của Trung ương, của Tỉnh ủy và căn cứ tình hình thực tiễn tại địa phương, UBND tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo cho các đơn vị liên quan rà soát để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển KTTT, HTX trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đồng thời, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Văn bản số 6976/BC-UBND ngày 18/6/2020 về Chiến lược phát triển KTTT, HTX giai đoạn 2021 - 2030, Kế hoạch số 9836/KH-UBND ngày 17/8/2020 về phát triển KTTT giai đoạn 2021-2025; theo đó, đã xác định một số mục tiêu chủ yếu đến năm 2025, cụ thể: tổng số HTX đạt 546 HTX (trong đó thành lập mới 169 HTX), tổng số thành viên HTX đạt 114.835, tổng số lao động làm việc trong HTX là 14.945 người, doanh thu bình quân của HTX đạt 16.026 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân một lao động trong HTX trong năm đạt 95 triệu đồng/năm.
Giai đoạn từ năm 2021 đến tháng 6 năm 2024, trên địa bàn toàn tỉnh có 83 HTX được thành lập mới, đạt 60% mục tiêu kế hoạch, dự kiến đến hết năm 2025 có thêm 39 HTX thành lập mới, đạt 72% mục tiêu kế hoạch về số HTX mới được thành lập giai đoạn 2021-2025; doanh thu bình quân HTX năm 2023 đạt khoảng 14.817 triệu đồng/năm, đạt 92,5% mục tiêu kế hoạch đến năm 2025; thu nhập bình quân của thành viên và lao động HTX năm 2023 đạt khoảng 87,83 triệu đồng/năm, đạt 82,5% mục tiêu kế hoạch đến năm 2023. Đến tháng 6 năm 2024, toàn tỉnh có có 506 HTX, QTDND và 01 LH HTX, trong đó có 348 HTX đang hoạt động, với tổng vốn điều lệ là 1.804,969 tỷ đồng, 15.255 thành viên, 9.375 lao động, 124 HTX ngưng hoạt động hoặc đang thực hiện thủ tục giải thể.
Nhìn chung, hầu hết các mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2021-2025 về số lượng HTX, doanh thu bình quân HTX, thu nhập bình quân thành viên và lao động HTX dự kiến hoàn thành đạt, riêng về số lượng HTX thành lập mới dự kiến khó thực hiện đạt, do các HTX đã thành lập tập trung tăng quy mô vốn, thành viên, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX.
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Kết quả đạt được
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phát triển KTTT, HTX trên địa bàn tỉnh, các Sở, ban, ngành tỉnh, chính quyền các cấp thường xuyên kiểm tra, theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của KTTT, HTX, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức KTTT, HTX phát triển.
- 06 tháng đầu năm đã thành lập mới được 11 HTX, các HTX thành lập mới chủ yếu là HTX nông nghiệp, có phương hướng hoạt động và phương án kinh doanh phục vụ thành viên thiết thực hơn, đội ngũ cán bộ quản trị HTX có năng lực, nhiệt huyết và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh.
2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
2.1. Tồn tại, hạn chế
- Công tác chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, hỗ trợ các HTX giải quyết các khó khăn, tồn tại tuy được quan tâm nhưng còn hạn chế, số lượng HTX ngưng hoạt động, không có khả năng tiếp tục hoạt động chưa thể hoàn thành thủ tục giải thể; thực hiện Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025 được ban hành tại Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 03/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh còn khó khăn, HTX Nông nghiệp - Thương mại Dịch vụ - Vĩnh Tiến tại thành phố Long Khánh được lựa chọn tham gia xây dựng mô hình HTX kiểu mới hoạt động cầm chừng, doanh thu giảm, xin không tiếp tục thực hiện Đề án.
- Phần lớn các HTX lĩnh vực nông nghiệp với quy mô nhỏ, vốn ít, mức lợi nhuận còn thấp, khó thu hút thêm vốn điều lệ của xã viên, tích lũy nội bộ HTX còn nhiều khó khăn, có HTX còn lúng túng trong định hướng hoạt động và đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, chưa có sản phẩm dịch vụ tốt để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa.
- Số lượng thành lập mới HTX còn thấp so với mục tiêu đặt ra (6 tháng mới thành lập được 11 HTX, kế hoạch năm 2024 thành lập 35 HTX).
- Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ cho xây dựng, phát triển HTX còn gặp nhiều khó khăn: chính sách hỗ trợ về đất đai, tài chính - tín dụng, công tác khuyến nông, khuyến công, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất...
- Các HTX chưa thực hiện tốt chế độ báo cáo, chế độ kế toán (chưa thực hiện đầy đủ quy định về tài khoản kế toán, chứng từ kế toán, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính); chưa chủ động tham gia vào các chương trình xúc tiến thương mại, còn thụ động trong công tác phối hợp các sở, ngành tỉnh cập nhật thông tin hình ảnh, quảng bá sản phẩm khi tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh ecdn.vn.
2.2. Nguyên nhân
- Một số cơ quan, đơn vị, chính quyền, cán bộ, người dân chưa nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa quan trọng của xây dựng, phát triển KTTT, HTX trong giai đoạn mới, chưa quan tâm đúng mức đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho các tổ chức KTTT, HTX.
- Công tác tuyên truyền, tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng, học tập kinh nghiệm được các cơ quan, đơn vị chú trọng thực hiện, tuy nhiên kết quả đạt được còn hạn chế, chưa đề xuất, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng mô hình HTX kiểu mới hoạt động hiệu quả từ các mô hình tiêu biểu của các tỉnh, thành, cũng như giải thể đối với các HTX không hoạt động.
- Công tác theo dõi, phối hợp, thực hiện chế độ báo cáo về KTTT, HTX của một số cơ quan, đơn vị chưa được đầy đủ, kịp thời theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo dõi, quản lý, tham mưu trực tiếp về KTTT các cấp có nhiều thay đổi, hầu hết thực hiện kiêm nhiệm (trừ bộ máy Liên minh HTX tỉnh), ảnh hưởng không nhỏ đến việc theo dõi thường xuyên để kịp thời phản ánh, hỗ trợ phát triển KTTT.
- Trình độ quản lý, hoạt động của Ban quản trị HTX tuy được nâng lên, nhưng nhiều HTX còn yếu, chưa thật sự năng động, chủ động trong định hướng hoạt động kinh doanh, cán bộ quản lý lớn tuổi, chưa thu hút cán bộ trẻ tham gia trong HTX, kế toán công tác tại các HTX chưa có nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn hạn chế, chưa cập nhật kịp thời những thay đổi trong chính sách của nhà nước.
Phần thứ hai
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ NĂM 2024
I. DỰ BÁO NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN
Kế hoạch phát triển KTTT, HTX năm 2025 xây dựng trong bối cảnh khó khăn và thuận lợi đan xen chung trong phát triển kinh tế - xã hội. Tình hình thế giới dự báo tiếp tục chuyển biến nhanh, khó lường. Kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, còn đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên thế giới, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển bền vững dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phát triển mạnh mẽ, ngày càng trở thành xu thế rõ nét, đem lại cả thách thức và thời cơ, đặt ra nhiều yêu cầu mới. An ninh năng lượng, an ninh lương thực, thiên tai, biến đổi khí hậu... ngày càng khó lường. Trong nước và tỉnh, tình hình chính trị - xã hội tiếp tục ổn định, tình hình sản xuất, kinh doanh, đầu tư, xuất nhập khẩu... đã có chuyển biến, phục hồi rõ nét; đồng thời việc triển khai áp dụng và thực hiện các chính sách được sửa đổi, bổ sung và ban hành từ đầu năm đến nay đã và đang phát huy tác động tích cực. Tuy nhiên, nền kinh tế đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn, thách thức; các vấn đề về xã hội, môi trường như già hóa dân số, chênh lệch giàu nghèo, thiên tai, 7 dịch bệnh, biến đổi khí hậu... gây áp lực lớn lên công tác điều hành kinh tế xã hội
II. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ
1. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức và nhân dân, nhận thức đúng, đầy đủ về phát triển KTTT trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
2. Khuyến khích phát triển KTTT trên các ngành nghề, lĩnh vực của nền kinh tế; các hình thức mở rộng quy mô thành viên; ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ sản xuất, kinh doanh; sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với sản phẩm chủ lực của quốc gia, địa phương, chương trình OCOP...; Tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX tăng cường các hoạt động “liên doanh”, “liên kết” giữa HTX với các tổ chức kinh tế khác để vừa mở rộng phạm vi hoạt động, quy mô sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường và đảm bảo sự phát triển bền vững.
3. Tiếp tục củng cố hoạt động của HTX đảm bảo các quy định của Luật Hợp tác xã 2023, trước hết là nguyên tắc tự nguyện, đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của thành viên tham gia HTX, đảm bảo nguyên tắc về góp vốn, công tác tổ chức và chiến lược hoạt động; bảo đảm lợi ích hợp pháp của các thành viên.
4. Triển khai thực hiện hiệu quả, ban hành, sửa đổi hoặc đề xuất ban hành sửa đổi, bổ sung các chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển KTTT. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về KTTT có chuyên môn, nghiệp vụ, được đào tạo chuyên sâu về KTTT, có năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để KTTT phát triển ổn định, bền vững.
III. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
1.1. Tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức KTTT, nhất là đối với HTX nông nghiệp gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp; hỗ trợ HTX mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, liên kết, hợp tác, sáp nhập thành HTX quy mô lớn. Tập trung xây dựng một số mô hình điển hình tiên tiến, hiện đại để tạo điều kiện cho việc phổ biến, nhân rộng, đảm bảo các tổ chức KTTT ngày càng phát triển bền vững.
1.2. Phát triển KTTT phải phù hợp với chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã cam kết, thu hút ngày càng nhiều nông dân, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức tham gia KTTT, HTX; góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của các thành viên, hộ gia đình; đảm bảo an sinh xã hội, ổn định an ninh, chính trị;
1.3. Phát triển KTTT cả về số lượng và chất lượng, trong đó chú trọng chất lượng, bảo đảm sự hài hoà trong tất cả các ngành, lĩnh vực, địa bàn; thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho KTTT, HTX: ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; ưu tiên phát triển các tổ chức KTTT gắn với chuỗi giá trị, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, khai thác và phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Hợp tác xã
1.1. Tổng số HTX, QTDND đạt 522 HTX, QTDND. Trong đó, thành lập mới 25 HTX.
1.2. Tổng số thành viên HTX đạt 49.955 người, trong đó thành viên mới là 375 người.
1.3. Doanh thu bình quân của các HTX đạt 16.026 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân của người lao động trong HTX đạt 95 triệu đồng/năm.
1.4. Tỷ lệ cán bộ quản lý HTX qua đào tạo: Trình độ sơ cấp, trung cấp đạt 50%; Trình độ cao đẳng, đại học trở lên đạt 30%.
1.6. Tổng số HTX hoạt động từ loại khá trở lên đạt 63%.
b) Tổ hợp tác
2.1. Tổng số THT 1.192 tổ. Trong đó thành lập mới 50 THT.
2.2. Tổng số thành viên THT đạt 35.000 người, trong đó thành viên mới là 1.200 người.
2.3. Doanh thu bình quân một THT đạt 1.327 triệu đồng/năm.
IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Hoàn thiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển KTTT, HTX
- Các sở, ngành tỉnh, Liên minh HTX tỉnh và các địa phương rà soát kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ KTTT trên địa bàn thời gian qua; nghiên cứu các quy định, chính sách mới của Trung ương liên quan Luật Hợp tác xã năm 2023, tham mưu UBND tỉnh cụ thể hóa, triển khai thực hiện hiệu quả trên địa bàn tỉnh thời gian tới.
- Tiếp tục thực hiện tốt Kế hoạch số 227-KH/TU ngày 20/02/2023 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT trong giai đoạn mới.
2. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển KTTT, HTX
- Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, thống nhất nhận thức, tạo môi trường thuận lợi cho KTTT phát triển; tập trung tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và cho các tầng lớp nhân dân hiểu rõ Luật HTX năm 2023, bản chất mô hình HTX kiểu mới, hiểu rõ các giá trị và 07 nguyên tắc HTX, vai trò và lợi ích của tổ chức HTX trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
- Công tác tuyên truyền phải được thực hiện thường xuyên, dưới nhiều hình thức, bằng nhiều phương pháp thiết thực, phù hợp; chú trọng việc lựa chọn mô hình tốt, có hiệu quả, điển hình thực tế sinh động, để tuyên truyền, vận động, thuyết phục các tầng lớp nhân dân tham gia. Cụ thể:
3. Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi HTX, THT
Tập trung triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, ưu đãi HTX, THT, như: hỗ trợ thành lập mới, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về KTTT, HTX cho cán bộ, thành viên HTX, QTDND, THT, cán bộ quản lý KTTT của chính quyền, đoàn thể các cấp; hỗ trợ xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ, hội nghị, hội thảo kết nối giao thương giữa KTTT, HTX với các doanh nghiệp lớn để mở rộng thị trường trong nước, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu ra thị trường thế giới; hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ, chính sách đất đai.
Đẩy mạnh hoạt động tài chính tín dụng, tiếp tục nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh, Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh trong công tác cho vay đối với khu vực KTTT, HTX. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các ngân hàng thương mại trong tỉnh thực hiện các quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh.
4. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước nhằm hoạt động hiệu quả đối với KTTT, hợp tác xã; nâng cao năng lực, thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của HTX
- Tiếp tục kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển KTTT, HTX tỉnh và huyện, tăng cường phối hợp giữa các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và cấp huyện;
- Tư vấn hỗ trợ pháp lý và giải quyết hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả các đoàn tham quan học tập kinh nghiệm tại các tỉnh, thành địa phương có mô hình tiêu biểu về HTX, trên cơ sở đó xây dựng, nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế tại các địa phương trong tỉnh.
- Tổ chức thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng; kịp thời phát hiện, biểu dương những cá nhân và tập thể có thành tích đóng góp cho phong trào xây dựng và phát triển KTTT của tỉnh.
- Nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò, năng lực của Liên minh HTX tỉnh trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, nhất là chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của HTX trên địa bàn tỉnh.
5. Phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, hội, hiệp hội trong phát triển KTTT
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, phối hợp với các cơ quan nhà nước và các địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục quần chúng nhân dân và các hội viên tự nguyện tham gia các tổ chức KTTT; thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở và công tác kiểm tra, kiểm soát của các thành viên; đảm bảo hài hòa lợi ích của các thành viên, lợi ích tập thể và cộng đồng theo đúng quy định của pháp luật. Nâng cao vai trò trách nhiệm của hội viên, đoàn viên là thành viên của các mô hình KTTT.
V. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN
Dự kiến tổng kinh phí từ ngân sách tỉnh thực hiện các hiện vụ về hỗ trợ thành lập mới, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, bồi dưỡng, tập huấn, tuyên truyền phục vụ xây dựng, phát triển KTTT trên địa bàn tỉnh dự kiến khoảng 5.925,149 triệu đồng (Phụ lục III đính kèm). Giao Liên minh HTX tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, lập dự toán chi tiết trình Sở Tài chính thẩm định, báo cáo UBND tỉnh bố trí kinh phí từ ngân sách tỉnh đảm bảo theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch phát triển KTTT, HTX năm 2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai./.
|
CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC I
TÌNH
HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2024 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số /KH-UBND
ngày tháng năm 2024 của UBND tỉnh
Đồng Nai)
STT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Thực hiện năm 2023 |
Năm 2024 |
Kế hoạch năm 2025 |
Ghi chú |
|||||
Kế hoạch |
Thực hiện 6 tháng |
Ước thực hiện cả năm |
Ước thực hiện cả năm so với thực hiện 2023 (%) |
Kế hoạch |
KH năm 2025 so với kế hoạch 2024 (%) |
KH năm 2025 so với ước thực hiện 2024 (%) |
|||||
I |
Hợp tác xã |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Tổng số hợp tác xã |
HTX |
487 |
522 |
506 |
511 |
105% |
523 |
100.19% |
102.35% |
có 34 QTDND |
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số hợp tác xã đang hoạt động |
HTX |
395 |
416 |
376 |
381 |
96% |
393 |
94.47% |
103.15% |
|
|
Số hợp tác xã thành lập mới |
HTX |
29 |
35 |
11 |
25 |
86% |
25 |
71.43% |
100.00% |
|
|
Số hợp tác xã giải thể |
HTX |
11 |
14 |
5 |
14 |
127% |
13 |
92.86% |
92.86% |
|
|
Số hợp tác xã đạt loại tốt, khá (*) |
HTX |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số HTX ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và tiêu thụ nông sản |
HTX |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số HTX nông nghiệp liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị |
HTX |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số HTX thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần |
HTX |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số HTX có thành viên là doanh nghiệp |
HTX |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số HTX có thành viên là người nước ngoài |
HTX |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số xã đạt chuẩn tiêu chí 13.1 về HTX trong bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới |
Xã |
120 |
120 |
120 |
120 |
100 |
120 |
100% |
100% |
|
2 |
Tổng số thành viên hợp tác xã |
Người |
47,233 |
52,177 |
49,370 |
49,580 |
95% |
49,955 |
96% |
101% |
|
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số thành viên mới |
Thành viên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số thành viên ra khỏi hợp tác xã |
Thành viên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Tổng số lao động thường xuyên trong HTX |
Người |
7,448 |
8,323 |
9,375 |
9,725 |
117% |
10,350 |
124% |
106% |
|
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số lao động thường xuyên mới |
Người |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số lao động thường xuyên là thành viên HTX |
Người |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Tổng số cán bộ quản lý hợp tác xã |
Người |
1,922 |
|
1,796 |
1,816 |
|
1,864 |
|
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ sơ, trung cấp |
Người |
1,038 |
|
692 |
700 |
|
|
|
|
|
|
Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên |
Người |
661 |
|
633 |
643 |
|
|
|
|
|
5 |
Doanh thu bình quân một hợp tác xã |
Tr đồng/năm |
14,817 |
15,410 |
|
15,410 |
104% |
16,026 |
104% |
104% |
|
|
Trong đó: Doanh thu của hợp tác xã với thành viên |
Tr đồng/năm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Lãi bình quân một hợp tác xã |
Tr đồng/năm |
1,123 |
1,168 |
|
1,168 |
104% |
1,215 |
104% |
104% |
|
7 |
Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong hợp tác xã |
Tr đồng/năm |
88 |
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Liên hiệp hợp tác xã |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Tổng số liên hiệp hợp tác xã |
LH HTX |
1 |
|
1 |
1 |
100% |
1 |
100% |
100% |
|
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số liên hiệp hợp tác xã đang hoạt động |
LH HTX |
1 |
|
1 |
1 |
100% |
1 |
100% |
100% |
|
|
Số liên hiệp HTX thành lập mới |
LH HTX |
- |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số liên hiệp HTX giải thể |
LH HTX |
- |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số LHHTX thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần |
LH HTX |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Tổng số hợp tác xã thành viên |
HTX |
10 |
|
10 |
|
|
10 |
|
|
|
3 |
Tổng số lao động trong liên hiệp HTX |
Người |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Doanh thu bình quân của một liên hiệp HTX |
Tr đồng/năm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Lãi bình quân của một liên hiệp HTX |
Tr đồng/năm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III |
Tổ hợp tác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Tổng số tổ hợp tác |
THT |
1,092 |
1,142 |
1,092 |
1,142 |
105% |
1192 |
104% |
104% |
|
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số THT có đăng ký hoạt động với chính quyền xã/phường/thị trấn |
THT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Tổng số thành viên tổ hợp tác |
Thành viên |
36,508 |
38,008 |
36,508 |
38,008 |
104% |
39,508 |
104% |
104% |
|
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số thành viên mới thu hút |
Thành viên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Doanh thu bình quân một tổ hợp tác |
Tr đồng/năm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Lãi bình quân một tổ hợp tác |
Tr đồng/năm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(*) Theo Thông tư số 01/2020/TT-BKHĐT ngày 19/02/2020 của BKHĐT về hướng dẫn phân loại và đánh giá HTX
PHỤ LỤC II
SỐ
LƯỢNG HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC PHÂN LOẠI THEO NGÀNH NGHỀ
NĂM 2024 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số /KH-UBND ngày
tháng năm 2024 của UBND tỉnh Đồng Nai)
STT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Thực hiện năm 2023 |
Năm 2024 |
Kế hoạch năm 2025 |
Ghi chú |
|||||
Kế hoạch |
Thực hiện 6 tháng |
Ước thực hiện cả năm |
Ước thực hiện cả năm so với thực hiện 2023 (%) |
Kế hoạch |
KH năm 2025 so với kế hoạch 2024 (%) |
KH năm 2025 so với ước thực hiện 2024 (%) |
|||||
1 |
HỢP TÁC XÃ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số lũy kế |
|
Tổng số hợp tác xã |
HTX |
487 |
522 |
506 |
511 |
105% |
522 |
100% |
102% |
|
|
Chia ra: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hợp tác xã nông - lâm - ngư - diêm |
HTX |
|
|
218 |
|
|
|
|
|
|
|
Hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công |
HTX |
|
|
32 |
|
|
|
|
|
|
|
Hợp tác xã xây dựng |
HTX |
|
|
14 |
|
|
|
|
|
|
|
Hợp tác xã tín dụng |
HTX |
|
|
34 |
|
|
|
|
|
|
|
Hợp tác xã thương mại |
HTX |
|
|
86 |
|
|
|
|
|
|
|
Hợp tác xã vận tải |
HTX |
|
|
62 |
|
|
|
|
|
|
|
Hợp tác xã khác |
HTX |
|
|
60 |
|
|
|
|
|
|
2 |
LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số LH hợp tác xã |
LHHTX |
1 |
1 |
1 |
1 |
|
1 |
100% |
100% |
|
|
Chia ra: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
LH hợp tác xã nông - lâm - ngư - diêm |
LHHTX |
1 |
1 |
1 |
1 |
|
1 |
100% |
100% |
|
|
LH hợp tác xã công nghiệp |
LHHTX |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
LH hợp tác xã xây dựng |
LHHTX |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
LH hợp tác xã tín dụng |
LHHTX |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
LH hợp tác xã thương mại |
LHHTX |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
LH hợp tác xã vận tải |
LHHTX |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
LH hợp tác xã khác |
LHHTX |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
TỔ HỢP TÁC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số tổ hợp tác |
THT |
1,092 |
1,142 |
1,092 |
1,142 |
105% |
1,192 |
104% |
104% |
|
|
Chia ra: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổ hợp tác nông - lâm - ngư - diêm |
THT |
1,092 |
1,142 |
1,092 |
1,142 |
105% |
1,192 |
104% |
104% |
|
|
Tổ hợp tác công nghiệp - tiểu thủ công |
THT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổ hợp tác xây dựng |
THT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổ hợp tác tín dụng |
THT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổ hợp tác thương mại |
THT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổ hợp tác vận tải |
THT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổ hợp tác khác |
THT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC III
NHU
CẦU VỐN SỰ NGHIỆP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KTTT, HTX NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số /KH-UBND ngày
tháng năm 2024 của UBND tỉnh Đồng Nai)
STT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Thực hiện 2024 (bao gồm cả chuyển nguồn năm 2023) |
Kế hoạch 2025 |
Ghi chú |
||||||
Ngân sách trung ương |
Ngân sách địa phương |
Ngân sách trung ương |
Ngân sách địa phương |
||||||||
Kế hoạch |
Thực hiện 6 tháng |
Ước thực hiện cả năm |
Kế hoạch |
Thực hiện 6 tháng |
Ước thực hiện cả năm |
||||||
1 |
Thành lập mới, củng cố tổ chức KTTT, HTX |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Số hợp tác xã được hỗ trợ |
HTX |
|
|
|
35 |
1 |
20 |
|
25 |
|
|
- Tổng kinh phí hỗ trợ |
Tr đồng |
|
|
|
873 |
21.6 |
450 |
|
616.275 |
|
2 |
Nâng cao năng lực, nhận thức cho khu vực KTTT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1 |
Đào tạo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Số người được cử đi đào tạo |
Người |
|
|
|
40 |
0 |
|
|
|
|
|
- Tổng kinh phí hỗ trợ |
Tr đồng |
|
|
|
1,080 |
|
|
|
|
|
2.2 |
Bồi dưỡng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Số người được tham gia bồi dưỡng |
Người |
|
|
|
550 |
220 |
480 |
|
370 |
|
|
- Tổng kinh phí hỗ trợ |
Tr đồng |
|
|
|
1,002 |
580 |
800 |
|
488.235 |
|
3 |
Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu, tuyên truyền, hỗ trợ về KTTT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Số hợp tác xã được hỗ trợ |
HTX |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tổng kinh phí hỗ trợ |
Tr đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Hỗ trợ về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Số hợp tác xã được hỗ trợ |
HTX |
|
|
|
100 |
|
100 |
|
50 |
|
|
- Tổng kinh phí hỗ trợ |
Tr đồng |
|
|
|
353 |
210 |
353 |
|
409.200 |
|
5 |
Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Số hợp tác xã được hỗ trợ |
HTX |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tổng kinh phí hỗ trợ |
Tr đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Hỗ trợ khác (cụ thể theo từng nội dung hỗ trợ) |
Tr đồng |
|
|
|
3,268 |
747 |
3,231 |
|
4,411.439 |
|
6.1 |
Kinh phí phát hành bản tin kinh tế tập thể |
Tr đồng |
|
|
|
415 |
197 |
415 |
|
463.870 |
|
6.2 |
Kinh phí tuyên truyền về Luật HTX, kinh tế tập thể tại các xã |
Tr đồng |
|
|
|
630 |
70 |
630 |
|
1,098.900 |
|
6.3 |
Kinh phí hỗ trợ HTX, Tổ hợp tác học tập kinh nghiệm xây dựng mô hình HTX kiểu mới |
Tr đồng |
|
|
|
343 |
120 |
343 |
|
604.010 |
|
6.4 |
Kinh phí tuyên truyền trên sóng Đài truyền hình Đồng Nai |
Tr đồng |
|
|
|
499 |
0 |
499 |
|
564.630 |
|
6.5 |
Kinh phí tuyên truyền kinh tế tập thể trên báo Đồng Nai |
Tr đồng |
|
|
|
646 |
0 |
646 |
|
791.067 |
|
6.6 |
Kinh phí duy trì trang thông tin điện tử (Website) của Liên minh) |
Tr đồng |
|
|
|
129 |
0 |
129 |
|
129.082 |
|
6.7 |
Kinh phí bồi dưỡng cán bộ quản lý KTTT của các huyện, thành phố, xã, phường, các hội đoàn thể chính trị-xã hội |
Tr đồng |
|
|
|
450 |
320 |
450 |
|
585.860 |
|
6.8 |
Kinh phí hội nghị chuyên đề |
Tr đồng |
|
|
|
89 |
30 |
89 |
|
99.000 |
|
6.9 |
Kinh phí tham gia Ban chỉ đạo đổi mới KTTT, HTX tỉnh |
Tr đồng |
|
|
|
67 |
10 |
30 |
|
75.020 |
|
TỔNG KINH PHÍ |
|
|
|
|
6,576 |
1,559 |
4,834 |
|
5,925.149 |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.