ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2945/KH-UBND |
Ninh Thuận, ngày 24 tháng 7 năm 2017 |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 52/2016/QĐ-TTG NGÀY 06/12/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN CƠ SỞ
Thực hiện Quyết định số 52/QĐ-TTg ngày 06/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế hoạt động thông tin cơ sở.
Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 52/QĐ-TTg ngày 06/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ theo các nội dung sau:
I. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THÔNG TIN CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRONG THỜI GIAN QUA
Từ năm 2011 đến nay, hệ thống thông tin cơ sở được tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng, Toàn tỉnh hiện có 65 xã, phường, thị trấn có trạm truyền thanh; hiện có 10 bản tin; đã cấp phép trên 400 tài liệu không kinh doanh cho các cơ quan, đơn vị phục vụ thông tin cơ sở. Hoạt động thông tin cơ sở thời gian qua đã góp phần phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền việc thực hiện nhiệm vụ chính trị; cung cấp thông tin, kiến thức cần thiết tới người dân; góp phần phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở.
Tuy nhiên, công tác thông tin cơ sở vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Tính đến năm 2016:
- Đối với hệ thống truyền thanh cấp huyện: Trên cơ sở hiện trạng của hệ thống các đài truyền thanh cấp huyện, công tác tuyên truyền trên địa bàn các huyện, thành phố hiện nay chủ yếu sử dụng hệ thống truyền thanh cấp xã và thôn, như huyện Bác Ái, Ninh Sơn, Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Hải. Nguyên nhân huyện Thuận Nam chưa có đài truyền thanh cấp huyện; máy phát sóng vô tuyến FM đài truyền thanh huyện Ninh Sơn, Ninh Hải được đầu tư và đưa vào hoạt động từ năm 1994, hiện nay công suất máy phát sóng giảm đáng kể; đài truyền thanh huyện Bác Ái chưa có các cụm loa của đài huyện, chỉ phát sóng FM để các xã tiếp phát tín hiệu; đài truyền thanh huyện Ninh Phước các cụm loa không dây còn hoạt động chủ yếu tại thị trấn Phước Dân.
- Đối với truyền thanh cấp xã: Theo hiện trạng, nhìn chung hiệu quả tuyên truyền thông qua hệ thống các đài truyền thanh cấp xã trên địa bàn tỉnh đạt kết quả tương đối tốt. Tuy nhiên, một số xã lượng bộ thu còn thiếu sót so với các cụm dân cư nên không đảm bảo phủ sóng hết địa bàn. Việc phân bố vị trí, cường độ âm thanh các cụm loa tại cụm dân cư chưa phù hợp, hệ quả ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân...; hệ thống thiết bị chưa được các xã quan tâm đầu tư sửa chữa khi hỏng, để một số thiết bị hỏng dần, dẫn đến hỏng toàn bộ hệ thống.
Tổng cụm loa không dây thuộc đài truyền thanh cấp xã là 558 cụm, trong đó đã hỏng 96 cụm.
- Đối với trạm truyền thanh cấp thôn: Hiệu quả hoạt động của trạm truyền thanh thôn ở mỗi địa phương có sự khác nhau: về cơ sở vật chất nhà trạm, sự quan tâm của các cấp ủy và chính quyền địa phương về bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, hầu hết các trạm truyền thanh thôn hoạt động cầm chừng, hư hỏng thường xuyên, không có kinh phí sửa chữa.
- Mặt khác, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp ở một số địa phương có lúc, có nơi thiếu sự quan tâm, chỉ đạo công tác thông tin cơ sở; nội dung thông tin còn nghèo nàn, thiếu tính hấp dẫn. Cán bộ quản lý, vận hành hệ thống truyền thanh cơ sở phần lớn là cán bộ bán chuyên trách kiêm nhiệm, thường xuyên thay đổi, luân chuyển vị trí; trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý chưa đáp ứng yêu cầu...
II. CÔNG TÁC TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
a) Mục đích
- Tổ chức triển khai thực hiện đạt hiệu quả Quyết định số 52/QĐ-TTg ngày 06/12/2017 của Thủ tướng Chính trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới.
- Tăng cường sự lãnh, chỉ đạo rà soát, củng cố tổ chức, hoạt động của các thiết chế văn hóa - thông tin ở cơ sở, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, phù hợp với tình hình thực tế địa phương.
- Kịp thời đưa thông tin về các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cùng nhiều thông tin, kiến thức cần thiết tới người dân trên địa bàn dân cư; góp phần phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở.
- Chủ động tuyên truyền, phản bác các thông tin sai trái, xấu độc, xuyên tạc, góp phần củng cố sự đoàn kết và đồng thuận xã hội ở cơ sở và từ cơ sở.
b) Yêu cầu
- Các Sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện tốt các nội dung của Kế hoạch.
- Bảo đảm thông tin thiết yếu phải kịp thời, chính xác đến với người dân, chú trọng người dân ở các vùng nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
- Xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở.
- Thông tin chính xác, kịp thời tình hình thời sự, chính trị, những chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn tỉnh; góp phần tuyên truyền phản bác các thông tin sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, củng cố khối đại đoàn kết và đồng thuận xã hội từ cơ sở.
1. Truyền thông nâng cao nhận thức
a) Tập trung tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, các quy chế, quy định về thông tin cơ sở; phổ biến giáo dục pháp luật về thông tin cơ sở ở địa phương đến cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội các cấp, cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác thông tin cơ sở; xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở.
b) Đa dạng nội dung thông tin về cơ sở: Tăng cường thông tin, tuyên truyền phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông tin những sự kiện quốc tế, trong nước liên quan trực tiếp đến người dân ở địa phương, cơ sở. Cung cấp thông tin, kiến thức thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của người dân địa phương phù hợp với đối tượng, điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng, miền, bao gồm: dự án, chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương; thông tin liên quan đến chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương và kiến thức khoa học, kỹ thuật; thông tin liên quan đến trật tự, an toàn xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương; thông tin về sự cố, các tình huống khẩn cấp xảy ra ở địa phương hoặc có ảnh hưởng đến địa phương; gương tập thể, cá nhân điển hình trong các lĩnh vực; các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống của người dân địa phương; phục vụ nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị cơ sở.
c) Đa dạng hóa các hình thức đưa thông tin về cơ sở: Tăng cường công tác tuyên truyền miệng; thông tin tuyên truyền qua hình thức trực quan (bảng tin, bảng tin điện tử, pa nô, áp phích); xuất bản các bản tin thông tin cơ sở, bản tin thông tin cơ sở điện tử (trang thông tin điện tử); hệ thống phát thanh, truyền thanh của Đài Truyền thanh cấp xã; bản tin thông tin cơ sở; tài liệu không kinh doanh phục vụ hoạt động thông tin cơ sở; thông tin trực tiếp qua báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở; bản tin công cộng và các hình thức thông tin cơ sở khác.
2. Tăng cường quản lý nhà nước về thông tin cơ sở
a) Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thông tin cơ sở.
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, đề án, chính sách phát triển thông tin cơ sở.
c) Tổ chức cung cấp thông tin, quản lý nội dung thông tin của hệ thống thông tin cơ sở.
d) Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận trong hoạt động thông tin cơ sở.
đ) Phổ biến, giáo dục pháp luật về thông tin cơ sở.
e) Thực hiện hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động thông tin cơ sở.
g) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nhân lực trong hoạt động thông tin cơ sở.
h) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê của hệ thống thông tin cơ sở.
i) Tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động thông tin cơ sở.
IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THÔNG TIN CƠ SỞ
1. Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của hệ thống thông tin cơ sở trong các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, trong mỗi cán bộ lãnh đạo, đảng viên và quần chúng nhân dân.
2. Đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng các chương trình phát sóng; đảm bảo thông tin nhanh, đầy đủ, chính xác; đa dạng hóa các loại hình tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
3. Nâng cấp, đầu tư cơ sở vật chất cho công tác thông tin về cơ sở. Đầu tư kinh phí, nguồn lực, tăng cường triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu, đề án đưa thông tin về cơ sở của các bộ, ngành và của tỉnh. Việc đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác thông tin cơ sở được lồng ghép trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình mục tiêu, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương để khai thác có hiệu quả, tránh chồng chéo, lãng phí.
4. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực thông tin cơ sở, trong đó chú trọng nâng cao kỹ thuật vận hành, khai thác và sử dụng hiệu quả đài, trạm truyền thanh và các trang thiết bị tác nghiệp cho đội ngũ cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở ở cấp huyện, cấp xã; thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và bổ sung, hoàn thiện chương trình khung, tài liệu bồi dưỡng; khảo sát, xác định đối tượng và nhu cầu bồi dưỡng cho cán bộ thông tin và truyền thông ở cơ sở.
5. Cần huy động các nguồn lực xã hội để phát triển thông tin cơ sở. Chú trọng huy động đóng góp của các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, đồng thời vận động sự tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
1. Sở Thông tin và Truyền thông
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh theo quy định tại khoản 3, Điều 5 Quy chế hoạt động thông tin cơ sở ban hành kèm theo Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg ngày 06/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành và các địa phương đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện, đánh giá và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình, kết quả triển khai thực hiện Quy chế này.
2. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí đảm bảo xây dựng cơ sở vật chất và duy trì hoạt động thông tin cơ sở từ ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách và các nguồn tài chính hợp pháp khác.
3. Các sở, ban, ngành, đơn vị thuộc tỉnh
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ tổ chức cung cấp thông tin, quản lý nội dung thông tin và hoạt động thông tin cơ sở chuyên ngành. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Thực hiện các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 5 Quy chế hoạt động thông tin cơ sở ban hành kèm theo Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg ngày 06/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện các nội dung quy định tại khoản 5 Điều 5 và Điều 8 Quy chế hoạt động thông tin cơ sở ban hành kèm theo Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg ngày 06/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
1. Nguồn ngân sách nhà nước theo quy định phân cấp ngân sách nhà nước của Luật ngân sách nhà nước.
2. Kinh phí từ các chương trình, dự án khác được lồng ghép để thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch.
3. Các nguồn đóng góp, tài trợ hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có).
Trên đây là Kế hoạch triển khai Quyết định số 52/QĐ-TTg ngày 06/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế hoạt động thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; yêu cầu các cơ quan, đơn vị báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Thông tin và Truyền thông) trước ngày 30/11 hằng năm. Giao Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp, báo cáo, Bộ Thông tin và Truyền thông theo đúng quy định./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.