ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2936/KH-UBND |
Đồng Nai, ngày 23 tháng 3 năm 2021 |
Trong những năm qua, công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp đã được các Bộ, ngành, các địa phương, các cơ sở sản xuất kinh doanh coi trọng và trở thành một trong những nội dung không thể thiếu trong kế hoạch sản xuất hàng năm. Nhiều biện pháp, sáng kiến trong việc cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động và môi trường lao động đối với người lao động (NLĐ) được thực hiện, đã trở thành phong trào được đông đảo quần chúng tham gia hưởng ứng như phong trào xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động; Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ. Kết quả của những hoạt động đó đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế, đồng thời ngày càng cải thiện tốt hơn điều kiện lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống cho hơn một triệu NLĐ.
Tính đến tháng 10/2020, có khoảng 847 cơ sở lao động được quản lý, theo dõi chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng, chống bệnh nghề nghiệp (chiếm 2,6% trên tổng số cơ sở lao động trên địa bàn), với khoảng 444.087 người lao động. Trong đó, có 574 cơ sở lao động có yếu tố nguy hiểm với khoảng 361.675 người lao động được quản lý, tập trung chủ yếu là người lao động thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất và phân phối năng lượng, thương nghiệp, khai thác mỏ, xây dựng, dịch vụ sửa chữa, y tế và hoạt động cứu trợ xã hội với khoảng 354.175 người, chiếm 98%.
Về quy mô cơ sở: Có 368 cơ sở có quy mô trên 200 lao động/cơ sở với 402.314 người lao động (chiếm 90,6%); có 325 cơ sở lao động có từ 50 đến 200 người lao động/cơ sở với 38.031 người lao động (chiếm 8,6%); còn lại là 154 cơ sở dưới 50 người lao động/cơ sở, với 3.742 người lao động (chiếm 8,4%).
Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện có 09 đơn vị đủ điều kiện khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động (02 đơn vị công lập: Bệnh viện đa khoa Thống Nhất, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và 07 đơn vị tư nhân gồm Phòng khám Đa khoa: Quốc tế Long Bình, Sài Gòn Tam Phước, An Phúc Sài Gòn, Lê Thiện Nhân, Tam Đức,Vệ sinh lao động Đông Sài Gòn và Hoàng Anh Đức). Có 11 đơn vị đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động (04 đơn vị công lập: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom, Trung tâm Y tế huyện Long Thành, Trung tâm Y tế thành phố Biên Hòa và 07 đơn vị tư nhân bao gồm: Phòng khám đa khoa Quốc tế Long Bình, Tam Đức, Vệ sinh lao động Đông Sài Gòn, Hoàng Anh Đức, An Phúc Sài Gòn và Công ty CP Thiện Phúc Bùi Lê; Công ty TNHH Bách Việt Đồng Nai).
II. CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT, TẬP HUẤN VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
1. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật: Sở Y tế phối hợp với Sở Lao động - TBXH, Sở Công Thương, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh thực hiện các nội dung:
a) Triển khai Luật An toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành cho 2400 người là người sử dụng lao động, cán bộ làm công tác an toàn, vệ sinh lao động và công đoàn tại các đơn vị, doanh nghiệp.
b) Phát hành 12.332 tờ gấp, 5.830 áp phích, 3.000 cuốn sổ tay hỏi đáp về an toàn, vệ sinh lao động, 3.000 cuốn Luật An toàn, vệ sinh lao động, 8000 cuốn sổ tay hướng dẫn thực hiện công tác an toàn lao động cho doanh nghiệp và người lao động trên địa bàn tỉnh.
c) Xây dựng 04 phóng sự về an toàn, vệ sinh lao động, đưa 25 lượt tin, bài tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động, việc tuân thủ công tác an toàn, vệ sinh lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, đồng thời biểu dương những gương thực hiện tốt các phong trào an toàn, vệ sinh lao động.
2. Công tác tập huấn, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động: Sở Y tế phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Công Thương, Liên đoàn Lao động tỉnh:
a) Tổ chức 18 lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động cho 1509 lượt cán bộ thuộc cấp huyện, phường xã làm công tác liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động;
b) Tổ chức 44 lớp huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho 3.106 người sử dụng lao động, cán bộ làm công tác an toàn lao động, cán bộ quản lý, an toàn vệ sinh viên tại các doanh nghiệp.
c) Tổ chức tập huấn an toàn lao động cho 36.700 cán bộ công đoàn cơ sở làm công tác an toàn lao động, 3850 an toàn vệ sinh viên tại các doanh nghiệp, tổ chức 20 lớp tập huấn Luật Bảo vệ môi trường, Luật An toàn, vệ sinh lao động cho 1.262 người là các cán bộ công đoàn và CĐCS tham dự.
d) Mở 01 lớp tập huấn quan trắc môi trường lao động cho 67 người.
đ) Mở 04 lớp huấn luyện nghiệp vụ y tế lao động cho 289 cán bộ y tế tại các doanh nghiệp; tập huấn sơ cấp cứu cho 1497 doanh nghiệp với sự tham gia của 31.038 vệ sinh viên tại các doanh nghiệp.
e) Tập huấn nâng cao năng lực khám, chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng bệnh nghề nghiệp thông qua bổ sung trang thiết bị, tập huấn nghiệp vụ chẩn đoán, giám định, điều trị và phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; tổ chức 04 lớp tập huấn triển khai mở rộng mô hình phòng chống bệnh nghề nghiệp và chăm sóc sức khỏe người lao động; 03 lớp tập huấn kỹ năng giám sát môi trường lao động cho cán bộ y tế lao động tuyến tỉnh, huyện.
3. Xây dựng mô hình phòng, chống bệnh nghề nghiệp
a) Xây dựng 06 mô hình phòng chống tai nạn thương tích tại cộng đồng và 1 mô hình tại trường học, nâng tổng số lên 07 mô hình phòng chống tai nạn thương tích, trong đó có 2 mô hình đã được công nhận là Cộng đồng an toàn Việt Nam.
b) Xây dựng và giám sát 04 mô hình Phòng chống bệnh nghề nghiệp tại Bệnh viện Phổi, Nhà máy Super Phốtphát, Công ty Amanda, công ty Center Power nâng số mô hình phòng chống bệnh nghề nghiệp lên 12 mô hình về các bệnh Bụi phổi Amiang, Bụi phổi Silic, Điếc nghề nghiệp, Viêm gan virus nghề nghiệp; Lao nghề nghiệp; Bệnh nhiễm độc chì vô cơ nghề nghiệp; Bệnh da nghề nghiệp...
III. CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG, PHÒNG CHỐNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP
1. Khám sức khỏe người lao động
Hàng năm, ngành y tế phối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe trước khi bố trí việc làm, khám bệnh nghề nghiệp (BNN) cho người lao động (NLĐ).
STT |
Nội dung thực hiện |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
1 |
Số cơ sở khám BNN |
86 |
120 |
70 |
76 |
71 |
2 |
Số cơ sở khám sức khỏe (KSK) định kỳ |
85 |
81 |
67 |
66 |
64 |
3 |
Số NLĐ KSK định kỳ |
42.490 |
39.119 |
41.615 |
38.369 |
20.974 |
4 |
Số cơ sở KSK bố trí việc làm |
05 |
06 |
06 |
12 |
11 |
5 |
Số NLĐ KSK bố trí việc làm |
5.455 |
7.678 |
9.917 |
8.705 |
6.287 |
6 |
Số NLĐ được tập huấn sơ cấp cứu bệnh nghề nghiệp |
1.255 |
5.719 |
4.770 |
4.633 |
2.373 |
7 |
Số NLĐ được khám bệnh BNN |
2.142 |
30.630 |
26.644 |
18.164 |
19.828 |
8 |
Số người được giám định BNN |
21 |
11 |
28 |
20 |
18 |
2. Tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Theo báo cáo của các cơ sở lao động trong tỉnh, từ đầu năm 2020 đến nay đã xảy ra 718 vụ tai nạn lao động, trong đó 24 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, làm chết 25 người.
- Trong những năm qua, BNN có xu hướng gia tăng, nhất là bệnh điếc nghề nghiệp. Qua thống kê, khoảng 10% các nhà máy xí nghiệp có yếu tố nguy cơ được tổ chức khám BNN, đến tháng 10 năm 2020, tỉnh Đồng Nai có 200 người nghi mắc BNN, 18 người được giám định.Tuy nhiên, vẫn còn một số yếu tố có hại khác đang có xu hướng gia tăng như điều kiện, bụi, ồn, hơi khí độc, dung môi, các chất gây ung thư chưa được quan trắc vì thiếu trang thiết bị chuyên dùng, thiếu labo sinh hóa nghề nghiệp.
Tuy đạt được những kết quả nhất định, nhưng thực tế cho thấy việc thực hiện các quy định phòng ngừa tai nạn lao động (TNLĐ), phòng chống BNN, công tác bảo hộ lao động đang còn không ít khó khăn. Việc chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động; ngăn chặn TNLĐ và BNN, chăm sóc sức khỏe NLĐ; nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về bảo hộ lao động, đảm bảo an toàn tính mạng cho NLĐ, tài sản của nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức là cần thiết.
1. Thuận lợi
a) Công tác An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), phòng chống BNN luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, có sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương, sự tham gia tích cực của các tổ chức, doanh nghiệp.
b) Công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện được đẩy mạnh, góp phần cải thiện và nâng cao nhận thức về ATVSLĐ của người sử dụng lao động, NLĐ và cộng đồng. Xây dựng phong trào quần chúng làm tốt công tác ATVSLĐ góp phần hạn chế tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
c) Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đã từng bước nhận thức việc tuân thủ công tác ATVSLĐ là trách nhiệm và quyền lợi của đơn vị, đã quan tâm đến công tác ATVSLĐ như: Củng cố bộ máy tổ chức, thực hiện công tác huấn luyện hàng năm tại doanh nghiệp hoặc cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn tại các Trung tâm, Công ty dịch vụ theo từng nhóm được quy định.
2. Hạn chế, vướng mắc
a) Các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương hướng dẫn thực hiện công tác ATVSLĐ còn chậm, chưa kịp thời, khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về ATVSLĐ, đồng thời người sử dụng lao động cũng lúng túng trong việc cập nhật, nghiên cứu áp dụng thực hiện.
b) Một số sở, ban, ngành, địa phương chưa xây dựng kế hoạch để thực hiện Chương trình ATVSLĐ giai đoạn 2016 - 2020 của ngành, cơ quan, đơn vị.
c) Các cấp, các ngành đã nổ lực tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kiến thức về ATVSLĐ đến người sử dụng lao động, NLĐ theo ngành lĩnh vực quản lý có tăng nhưng chưa phủ khắp đến toàn bộ doanh nghiệp trong tỉnh.
d) Nhiều doanh nghiệp, trong đó có những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở sản xuất kinh doanh chưa chú trọng đầu tư cải thiện môi trường làm việc, chưa tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho NLĐ. Đặc biệt, các nhà quản lý của các doanh nghiệp chưa thường xuyên tham dự các lớp hướng dẫn, huấn luyện dành cho người sử dụng lao động, đa số cử cán bộ quản lý dự thay nên trong quá trình triển khai thực hiện còn nhiều hạn chế, chưa thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về ATVSLĐ. Một số doanh nghiệp thực hiện mang tính hình thức, đối phó sự kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước.
đ) Tổ chức công đoàn cơ sở tại một số doanh nghiệp chưa thực hiện hết trách nhiệm trong công tác ATVSLĐ do đó mạng lưới ATVSLĐ hoạt động chưa hiệu quả.
e) Người lao động chấp hành chưa đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
g) Số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về pháp luật lao động nói chung, ATVSLĐ nói riêng còn ít so với tổng số doanh nghiệp hiện có trên địa bàn tỉnh. Các mức xử phạt vi phạm trong lĩnh vực ATVSLĐ còn thấp chưa đủ tính răn đe.
Cơ sở pháp lý:
Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
Quyết định số 659/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020 - 2030.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động và phòng, chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như sau:
1. Mục tiêu chung
Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người lao động, khuyến khích lối sống, dinh dưỡng lành mạnh tại nơi làm việc, phòng chống bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp cho người lao động, bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
a) Hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường lao động, bệnh nghề nghiệp vào năm 2025 và kết nối với hệ thống dữ liệu quốc gia vào năm 2030.
b) Quản lý được 50% số cơ sở lao động có yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp vào năm 2025 và đạt 80% vào năm 2030.
c) Kiểm tra công tác quan trắc môi trường lao động: Kiểm tra 30% cơ sở lao động có yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp vào năm 2025 và 50% vào năm 2030; 100% cơ sở lao động có sử dụng amiăng được giám sát, quan trắc môi trường lao động theo quy định vào năm 2025.
d) Đến năm 2025: Lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người lao động không có hợp đồng lao động vào hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế cơ sở. 100% các cơ sở lao động được tư vấn về các bệnh không lây nhiễm, thực hiện các biện pháp phòng chống, nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng hợp vệ sinh, phù hợp với điều kiện lao động, tăng cường vận động tại nơi làm việc.
đ) Quản lý sức khỏe người lao động tại các cơ sở lao động có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp (bao gồm cả người lao động tiếp xúc với amiăng): 50% người lao động tại các cơ sở lao động có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh được tiếp cận thông tin về yếu tố có hại, biện pháp phòng chống và được quản lý sức khỏe, khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp vào năm 2025 và đạt 100% vào năm 2030.
e) Đến năm 2025: 100% người lao động tiếp xúc với amiăng được quản lý sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp.
g) 100% người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được sơ cấp cứu tại nơi làm việc, khám bệnh, điều trị và phục hồi chức năng.
h) Đến năm 2030: 100% người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn tỉnh được tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS và nuôi con bằng sữa mẹ (lao động nữ).
i) Đến năm 2025 giảm 15% các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các cơ sở lao động và đến năm 2030 giảm 25% so với giai đoạn 2010 - 2018.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN TRIỂN KHAI
1. Phạm vi và đối tượng: Kế hoạch được triển khai trên toàn tỉnh, bao gồm các cơ sở lao động, người sử dụng lao động, người lao động; ưu tiên các cơ sở lao động nhỏ, vừa, khu vực nông nghiệp, làng nghề, lao động nữ, lao động cao tuổi và lao động không có hợp đồng lao động và các cơ sở y tế.
2. Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 đến hết năm 2030.
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo; thực hiện tốt công tác phối hợp liên ngành
a) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp của các cấp, các ngành; các cơ quan có liên quan, các tổ chức chính trị, xã hội, hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp, tổ chức trong triển khai thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch.
b) Huy động sự tham gia của hệ thống chính trị, các sở, ban, ngành, địa phương, các cơ quan, cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể xã hội, cộng đồng dân cư để thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch.
2. Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật
a) Rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về y tế lao động, vệ sinh lao động.
b) Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định chuyên môn, thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác vệ sinh lao động, chăm sóc nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, điều trị, phục hồi chức năng.
3. Tăng cường hệ thống cung cấp dịch vụ chuyên môn kỹ thuật y tế và tin học hóa
a) Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất và nhân lực cho các đơn vị chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ nhằm đảm bảo chất lượng quan trắc môi trường lao động, giám sát sức khỏe, sàng lọc, phát hiện, chẩn đoán sớm bệnh nghề nghiệp; sơ cấp cứu tại nơi làm việc; điều trị, giám định, phục hồi chức năng bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động.
b) Tổ chức đào tạo tập huấn, nâng cao năng lực quản lý về công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ làm công tác y tế lao động tại các tuyến: Cấp Chứng chỉ đào tạo về bệnh nghề nghiệp; chứng chỉ quan trắc môi trường lao động, chứng nhận chuyên môn về y tế lao động, sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc.
c) Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống tổ chức y tế cơ sở thực hiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe người lao động, kiểm soát yếu tố có hại tại nơi làm việc.
d) Hướng dẫn thực hiện các quy định về dịch vụ chăm sóc sức khỏe người lao động, quản lý yếu tố có hại, hồ sơ sức khỏe cá nhân; nâng cao sức khỏe người lao động tại tuyến cơ sở cho doanh nghiệp nhỏ, vừa, làng nghề và cho người lao động không có hợp đồng lao động.
đ) Hướng dẫn, triển khai và nhân rộng mô hình phòng chống hiệu quả các bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm (ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản,...) tại nơi làm việc.
e) Xây dựng cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường lao động; bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động được khám và điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh.
g) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu đánh giá thực trạng một số bệnh nghề nghiệp phổ biến và xây dựng mô hình kiểm soát bệnh nghề nghiệp thí điểm ở một số ngành, nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
h) Nâng cao năng lực, chất lượng chẩn đoán, khám phát hiện, điều trị, phục hồi chức năng bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động.
i) Cập nhật và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động; đồng bộ và kết nối hệ thống thông tin từ cơ sở lao động đến huyện, thành phố, tuyến tỉnh và Trung ương.
k) Hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng chống hiệu quả các bệnh nghề nghiệp tại một số ngành, nghề (bệnh điếc nghề nghiệp tại các ngành cơ khí, sản xuất xi măng, khai thác đá; bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài trong ngành thủy, hải sản; bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp trong các ngành sản xuất xi măng, khai thác đá; bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp trong ngành giày da, may mặc...); giảm thiểu tiếp xúc với yếu tố có hại tại các cơ sở lao động có nguy cơ.
l) Đánh giá các yếu tố vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp phát sinh trong điều kiện lao động mới; kiểm tra và quản lý thông tin các cơ sở có sử dụng amiăng, thực hiện giám sát, quan trắc môi trường lao động, lập hồ sơ theo dõi sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp hàng năm theo quy định; cập nhật hồ sơ quốc gia đối với các bệnh liên quan đến amiăng tại các trung tâm ghi nhận ung thư trên toàn quốc.
m) Hướng dẫn, triển khai thí điểm thực hiện mô hình gói dịch vụ y tế lao động cơ bản cho doanh nghiệp nhỏ, vừa, làng nghề và cho người lao động không có hợp đồng lao động.
n) Rà soát và xây dựng hướng dẫn cho các vấn đề: Sức khỏe lao động nữ trong khu công nghiệp; khám chữa bệnh ngoài giờ cho người lao động và chi trả chế độ bệnh nghề nghiệp cho người lao động; hệ thống y tế lao động tại các tuyến bao gồm cả cơ sở sản xuất kinh doanh; sử dụng kinh phí cho công tác dự phòng bệnh nghề nghiệp từ quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chăm sóc sức khỏe cho người lao động không có hợp đồng lao động, người lao động cao tuổi.
o) Tập huấn nâng cao năng lực sơ cấp cứu tại nơi làm việc, đáp ứng điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động.
p) Tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác y tế tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; huấn luyện nghiệp vụ cho lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc.
4. Về truyền thông và vận động xã hội
a) Thiết lập cơ sở hạ tầng hệ thống thông tin truyền thông giáo dục về sức khỏe lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Triển khai áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giám sát, báo cáo y tế lao động và bệnh nghề nghiệp tại các tuyến.
b) Nâng cao vai trò của các cấp, các ngành, đoàn thể và người sử dụng lao động trong việc phổ biến, truyền truyền và vận động thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
c) Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, truyền thông đa dạng, linh hoạt trên các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội, sự kiện truyền thông nhằm cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức trong công tác chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở y tế, cơ sở lao động và cộng đồng xã hội trên địa bàn tỉnh.
d) Lồng ghép tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục cho các cơ sở lao động trong tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động hàng năm.
đ) Xây dựng và biên soạn, in ấn các nội dung truyền thông về chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp phù hợp cho từng nhóm ngành/nghề.
e) Tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn kỹ năng truyền thông, giáo dục, kỹ năng tư vấn thực hiện công tác chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho y tế các cấp và cơ sở lao động.
g) Tư vấn cho các cơ sở lao động thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng hợp vệ sinh, phòng chống liên quan đến bệnh nghề nghiệp và bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc.
h) Tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS và nuôi còn bằng sữa mẹ cho người lao động tại các cơ sở lao động.
i) Tổ chức, vận động, huy động mọi cá nhân, gia đình, cộng đồng, các ban ngành đoàn thể, tổ chức xã hội tham gia công tác chăm sóc và nâng cao sức khỏe.
k) Duy trì, cập nhật tin tức và các nội dung truyền thông trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.
a) Sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí từ ngân sách Trung ương, địa phương, nguồn tài trợ, viện trợ và nguồn huy động hợp pháp khác.
b) Đảm bảo ngân sách chi thường xuyên cho thông tin, tuyên truyền, tập huấn, nghiên cứu, dự phòng bệnh nghề nghiệp và thu thập số liệu, báo cáo tiến độ thực hiện các mục tiêu.
c) Phối hợp, lồng ghép nguồn lực của chương trình với các nguồn lực hiện có (Quỹ Bảo hiểm y tế, Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ...), nguồn xã hội hóa.
6. Hoạt động nghiên cứu, kiểm tra, giám sát
a) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực kỹ thuật chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và các bệnh liên quan đến nghề nghiệp, rà soát, bổ sung danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội; huy động sự tham gia của các nhà khoa học, các cơ quan, tổ chức khác.
b) Triển khai các hoạt động quản lý, giám sát việc thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại các cơ quan, đơn vị và cơ sở lao động.
c) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở lao động đặc biệt các cơ sở lao động có nguy cơ phát sinh nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại và các cơ sở y tế.
d) Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và chỉ đạo các tuyến về công tác y tế lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp theo thẩm quyền.
đ) Thiết lập hệ thống giám sát quản lý thông tin về sức khỏe người lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều trị và phục hồi chức năng; tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành, giám sát và báo cáo y tế lao động và bệnh nghề nghiệp tại các tuyến.
1. Ngân sách nhà nước được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của các cơ quan, đơn vị theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. Hàng năm, căn cứ nội dung Kế hoạch, quy định hướng dẫn của Trung ương, các sở, ban, ngành, các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, lập dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính tổng hợp, thẩm định, đề xuất, tham mưu UBND tỉnh bố trí ngân sách triển khai thực hiện Kế hoạch.
2. Các nguồn hợp pháp khác: Nguồn ODA, viện trợ của các tổ chức phi chính phủ và các nguồn huy động hợp pháp khác.
1. Sở Y tế
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các địa phương tổ chức xây dựng kế hoạch cụ thể, hàng năm, lập dự toán kinh phí thực hiện; hướng dẫn xây dựng các hoạt động chi tiết, tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh nhằm đạt các mục tiêu đề ra.
b) Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh về việc đầu tư nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất cho hoạt động quan trắc môi trường lao động, giám sát sức khỏe, sàng lọc, phát hiện chẩn đoán sớm, điều trị, giám định, phục hồi chức năng và chi trả đền bù các trường hợp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu cấp thiết của tỉnh.
c) Chỉ đạo các đơn vị, cơ sở y tế liên quan xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết hàng năm và tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch.
d) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch; định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Y tế kết quả thực hiện, đồng thời đề xuất, kiến nghị những biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
đ) Chỉ đạo, thực hiện hệ thống quản lý, giám sát, xây dựng cơ sở dữ liệu về bệnh nghề nghiệp; cung cấp các dịch vụ chẩn đoán, điều trị bệnh nghề nghiệp hiệu quả.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ban, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.
b) Hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở lao động thực hiện Bộ luật Lao động, Luật An toàn vệ sinh lao động, các văn bản hướng dẫn luật và các nội dung liên quan trong Kế hoạch. Đồng thời tổ chức huấn luyện, đào tạo về an toàn, vệ sinh lao động.
c) Chủ trì tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại các đơn vị, cơ sở lao động trên địa bàn tỉnh.
d) Phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan tổ chức điều tra, kiểm tra về điều kiện thực hiện chi trả cho người lao động khám chữa bệnh ngoài giờ đối với các cơ sở lao động có đăng ký với cơ quan bảo hiểm y tế.
đ) Điều tra việc thực hiện các chế độ bảo hiểm về bệnh nghề nghiệp.
e) Giám sát việc thực hiện chính sách về người lao động bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở lao động, các cơ quan quản lý an toàn, vệ sinh lao động tuyến huyện, xã.
3. Ban Quản lý các Khu Công nghiệp Đồng Nai
a) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức các lớp tập huấn an toàn, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động, người quản lý, người trực tiếp làm công tác an toàn tại các đơn vị, doanh nghiệp.
b) Tăng cường thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thuộc lĩnh vực quản lý.
c) Quản lý, chỉ đạo các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện tốt các quy định pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
d) Đôn đốc, giám sát, kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở có sử dụng người lao động thực hiện đúng, đầy đủ công tác an toàn, vệ sinh lao động.
đ) Tổng hợp, báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động của các cơ sở có sử dụng người lao động trên địa bàn thuộc lĩnh vực quản lý.
4. Sở Tài chính phối hợp với các cơ quan chuyên môn xem xét, thẩm định dự trù kinh phí, đề xuất, tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí phù hợp để triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định của pháp luật.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư vận động, huy động các tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động.
6. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
a) Chỉ đạo, định hướng các cơ quan truyền thông, báo chí, các trang, cổng thông tin điện tử các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung về Luật Lao động, Luật An toàn, vệ sinh lao động.
b) Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Đồng Nai, Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Nai phối hợp với Sở Y tế thiết lập cơ sở hạ tầng hệ thống thông tin truyền thông giáo dục về sức khỏe người lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Triển khai áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giám sát, báo cáo y tế lao động và bệnh nghề nghiệp tại y tế các tuyến.
7. Các sở, ban, ngành của tỉnh: Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai Kế hoạch trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội, đoàn thể tỉnh:
a) Phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phô biến kiến thức pháp luật về công tác an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động và phòng, chống bệnh nghề nghiệp.
b) Thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội việc chấp hành các quy định của pháp luật về công tác an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Xây dựng kế hoạch chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn và tổ chức triển khai thực hiện, trong đó xác định cụ thể các mục tiêu, chỉ tiêu gắn với chức năng, nhiệm vụ, tình hình thực tế của địa phương, đơn vị để thực hiện.
b) Chủ động phối hợp các sở, ban, ngành, cơ quan liên quan thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu tại Kế hoạch.
c) Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo kết quả gửi về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo Bộ Y tế, UBND tỉnh.
d) Bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu của Kế hoạch.
10. Người sử dụng lao động
a) Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung theo mục tiêu của Kế hoạch.
b) Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành và các đơn vị chuyên môn thực hiện những quy định, yêu cầu thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động nhằm bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động.
c) Báo cáo kết quả thực hiện với cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
Trên đây là Kế hoạch chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2030. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý các khu công nghiệp triển khai Kế hoạch đến các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Định kỳ 06 tháng (trước ngày 18/6) và hàng năm (trước ngày 20/12), 05 năm và kết thúc giai đoạn đề nghị các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, báo cáo tình hình thực hiện; tổ chức sơ kết vào cuối năm 2025 và tổng kết vào cuối năm 2030 về kết quả thực hiện gửi Sở Y tế tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Y tế theo quy định. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu cần sửa đổi, bổ sung nội dung Kế hoạch, các sở, ban, ngành, địa phương chủ động đề xuất gửi Sở Y tế tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
DANH MỤC CÁC NỘI DUNG ĐỂ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG, PHÒNG CHỐNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Kế hoạch số: 2936/KH-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2021 của Ủy
ban nhân dân tỉnh)
STT |
Nội dung |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian thực hiện |
Nguồn vốn |
1 |
Nâng cao năng lực về công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp. |
Sở Y tế |
Sở Lao động - TBXH, Liên đoàn lao động tỉnh, các sở, ban, ngành có liên quan |
2021 -2030 |
Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác |
2 |
Hướng dẫn nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe người lao động; thực hiện gói dịch vụ y tế lao động cơ bản cho doanh nghiệp nhỏ, vừa, làng nghề và cho người lao động không có hợp đồng lao động. |
Sở Y tế |
Sở Lao động - TBXH, Liên đoàn lao động tỉnh, các sở, ban, ngành có liên quan |
2021 -2025 |
Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác |
3 |
Quản lý sức khỏe nghề nghiệp lồng ghép trong hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân tại tuyến xã. |
Sở Y tế |
Liên đoàn lao động tỉnh, các sở, ban, ngành có liên quan |
2021 - 2025 |
Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác |
4 |
Triển khai xây dựng và nhân rộng mô hình phòng chống hiệu quả các bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc. |
Sở Y tế |
Sở Lao động - TBXH, Liên đoàn lao động tỉnh, các sở, ban, ngành có liên quan |
2021 -2030 |
Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác |
5 |
Triển khai xây dựng mô hình phòng chống bệnh nghề nghiệp phổ biến ở một số ngành, nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; tăng cường năng lực điều trị, phục hồi chức năng bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động. |
Sở Y tế |
Sở Lao động - TBXH, Liên đoàn lao động tỉnh, các sở, ban, ngành có liên quan |
2021 -2030 |
Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác |
6 |
Nghiên cứu đánh giá thực trạng các yếu tố vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp phát sinh trong điều kiện mới. |
Sở Y tế |
Sở Lao động - TBXH, Liên đoàn lao động tỉnh, các sở, ban, ngành có liên quan |
2021 - 2030 |
Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác |
7 |
Xây dựng, đầu tư, nâng cấp trang thiết bị phục vụ công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp. |
Sở Y tế |
Sở Lao động - TBXH, Liên đoàn lao động tỉnh, các sở, ban, ngành có liên quan |
2021 -2030 |
Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác |
8 |
Triển khai tổ chức y tế lao động, người làm công tác y tế và hoạt động sơ cấp cứu tại cơ sở sản xuất kinh doanh. |
Sở Y tế; người sử dụng lao động. |
Sở Lao động - TBXH, Ban Quản lý các Khu Công nghiệp Đồng Nai; Liên đoàn lao động tỉnh; các sở, ban, ngành có liên quan |
2021 -2025 |
Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác |
9 |
Hướng dẫn cải thiện điều kiện lao động tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may, y tế, điện tử, giày da |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh |
Sở Y tế, các sở, ban, ngành có liên quan |
2021 - 2025 |
Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác |
10 |
Đảm bảo điều kiện thực hiện chi trả cho người lao động khi mắc bệnh nghề nghiệp và khi khám chữa bệnh ngoài giờ đối với các cơ sở lao động có đăng ký với cơ quan bảo hiểm y tế. |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế |
Liên đoàn lao động tỉnh, các sở, ban, ngành có liên quan |
2021 -2030 |
Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác |
11 |
Cải thiện chất lượng bữa ăn ca của người lao động tại một số ngành nghề. |
Ban Quản lý các Khu Công nghiệp Đồng Nai; Người sử dụng lao động |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh, các sở, ban, ngành có liên quan |
2021 -2025 |
Vốn doanh nghiệp và vốn hợp pháp khác |
12 |
Tăng cường vận động chính sách, nâng cao năng lực truyền thông về chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động. |
Liên đoàn Lao động tỉnh |
Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ban, ngành có liên quan |
2021 - 2030 |
Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.