ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/KH-UBND |
Ninh Bình, ngày 16 tháng 02 năm 2022 |
Thực hiện Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 06/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030”. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án như sau:
1. Nâng cao nhận thức về thiên tai, năng lực ứng phó thiên tai cho đội ngũ làm công tác phòng, chống thiên tai, cán bộ chính quyền cơ sở và người dân, góp phần xây dựng cộng đồng cấp xã, huyện an toàn trước thiên tai, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu; hình thành văn hóa phòng ngừa, chủ động và tích cực tham gia vào công tác phòng chống thiên tai của đại đa số người dân nhằm góp phần thực hiện tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, môi trường do thiên tai.
2. Đến hết năm 2025, phấn đấu đạt những mục tiêu sau:
- Đội ngũ giảng viên, tập huấn viên các cấp được trang bị đầy đủ kiến thức về thiên tai và năng lực để tổ chức, triển khai thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức về thiên tai, kỹ năng ứng phó thiên tai tại cộng đồng;
- Người dân ở các khu vực thường xuyên xảy ra bão, lũ, ngập lụt, sạt lở đất được phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng, tránh, ứng phó thiên tai.
3. Đến hết năm 2030, phấn đấu đạt được những mục tiêu sau:
- 100% cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân khi tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh thuộc đối tượng 4 và đối tượng là cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng được phổ biến về nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong phòng, chống thiên tai;
- 100% người dân ở các xã thường xuyên xảy ra bão, sạt lở đất, lũ, ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và ít nhất 50% người dân ở các khu vực khác được phổ biến kiến thức về thiên tai và kỹ năng phòng tránh thiên tai, nhất là các loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn;
- 100% các bậc đào tạo phổ thông đưa nội dung phòng, tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào một số môn học để giảng dạy;
- 100% số xã xây dựng và phê duyệt kế hoạch phòng, chống thiên tai phải có sự tham gia của cộng đồng;
- 100% hộ gia đình được tiếp nhận đầy đủ thông tin về thiên tai và thông tin chỉ đạo phòng, tránh thiên tai.
1. Thời gian: Từ năm 2022 đến năm 2030, được phân chia thành hai giai đoạn (giai đoạn I từ năm 2022 đến năm 2025 và giai đoạn II từ năm 2026 đến năm 2030).
2. Phạm vi: Triển khai thực hiện ở các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Trước hết tập trung tại các vùng nguy cơ rủi ro cao, thường xuyên chịu tác động của thiên tai.
Căn cứ mục tiêu, nội dung Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030” đã phê duyệt tại Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 06/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ và điều kiện thực tế của tỉnh Ninh Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện một số nhiệm vụ cần thiết như sau:
1. Hợp phần nâng cao năng lực cho lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai, cán bộ chính quyền các cấp về quản lý, triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.
a) Nhiệm vụ 1: Đưa nội dung nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng vào kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh hàng năm cho cán bộ, công chức, viên chức và cá nhân (thuộc đối tượng
4 và đối tượng là cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư).
b) Nhiệm vụ 2: Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác phòng, chống thiên tai cấp huyện, cấp xã.
c) Nhiệm vụ 3: Tập huấn nâng cao kiến thức về thiên tai, kỹ năng phòng, chống thiên tai, tăng cường năng lực tuyên truyền cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cán bộ cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện, cán bộ truyền thanh cấp xã.
d) Nhiệm vụ 4: Tổ chức tập huấn, diễn tập nâng cao kiến thức, kỹ năng cho Đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã.
e) Nhiệm vụ 5: Tổ chức diễn tập nâng cao năng lực phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện.
f) Nhiệm vụ 6: Trang bị dụng cụ hỗ trợ cho đội ngũ giảng viên, tuyên truyền viên cấp tỉnh, cấp huyện.
2. Hợp phần tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức; tăng cường năng lực, kỹ năng cho cộng đồng về giảm nhẹ rủi ro thiên tai
a) Nhiệm vụ 1: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tới nhân dân và chính quyền cơ sở.
b) Nhiệm vụ 2: Lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào một số môn học trong chương trình giảng dạy cho học sinh các cấp.
c) Nhiệm vụ 3: Xây dựng pano, bản đồ, biển báo khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, các biện pháp cộng đồng phòng, tránh thiên tai.
d) Nhiệm vụ 4: Xây dựng, cập nhật kế hoạch phòng chống thiên tai cấp xã theo quy định.
e) Nhiệm vụ 5: Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác điều hành ứng phó thiên tai.
f) Nhiệm vụ 6: Lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm phòng, chống thiên tai tại cộng đồng; thiết lập, cập nhật định kỳ thông tin bản đồ rủi ro thiên tai ở từng cộng đồng xã, thôn; phát triển cơ sở dữ liệu về quản lý rủi ro thiên tai, thông tin truyền thông; thực hiện lồng ghép kế hoạch phòng chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
(Chi tiết các nhiệm vụ tại Phụ lục kèm theo)
Nguồn vốn thực hiện Kế hoạch bao gồm:
1. Ngân sách Trung ương được bố trí, phân bổ theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan để hỗ trợ tỉnh thực hiện Kế hoạch.
2. Ngân sách địa phương (theo phân cấp hiện hành) và Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh để triển khai thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, tập huấn, giáo dục quốc phòng và an ninh của các địa phương; thực hiện các hoạt động đánh giá rủi ro thiên tai; diễn tập; thông tin, tuyên truyền; xây dựng cơ sở dữ liệu, xây dựng bản đồ phân vùng rủi ro theo cấp độ thiên tai.
3. Nguồn vốn hỗ trợ, tài trợ từ các tổ chức quốc tế để triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền; giám sát, đánh giá; thích ứng với biến đổi khí hậu và các hoạt động liên quan khác (nếu có).
4. Nguồn vốn hợp pháp khác huy động từ các tổ chức, cá nhân hảo tâm theo quy định của pháp luật để xây dựng cơ sở hạ tầng về thông tin truyền thông, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ cho đội ngũ giảng viên, tuyên truyền viên; lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm phòng, chống thiên tai tại cộng đồng.
5. Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định liên quan của Quỹ phòng chống thiên tai tỉnh.
1. Giám đốc các sở, ngành, Thủ trưởng các đơn vị liên quan và Chủ tịch UBND các cấp trong phạm vi quản lý chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm; định kỳ ngày 15/12 hàng năm báo cáo đánh giá kết quả thực hiện gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo theo quy định.
2. Sở Tài chính hàng năm, căn cứ khả năng cân đối của Ngân sách tỉnh, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thường xuyên thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.
3. Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính thông báo kinh phí được phân bổ cho các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch theo quy định.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện lồng ghép kế hoạch phòng chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; hướng dẫn cơ chế huy động và tiếp nhận nguồn vốn hợp pháp từ các nguồn khác nhau, đặc biệt là từ các tổ chức phi Chính phủ phục vụ cho hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng, thông tin truyền thông về phòng, chống thiên tai.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch theo đúng tiến độ; sơ kết, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch hàng năm, giai đoạn 05 năm và tổng kết sau khi kết thúc Đề án.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh khó khăn vướng mắc, các sở, ban, ngành, địa phương kịp thời thông tin, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG
ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG, ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số /KH-UBND
ngày /02/2022 của UBND tỉnh Ninh Bình)
STT |
Nhiệm vụ cụ thể |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian thực hiện |
||
Giai đoạn I |
Giai đoạn II |
|||||
1 |
Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cho cán bộ, viên chức, cá nhân tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh hàng năm |
UBND các cấp |
Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh; Sở Nông nghiệp và PTNT; Hội chữ thập đỏ tỉnh |
2023-2025 |
2026-2030 |
|
2 |
Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, cấp xã là giảng viên phòng, chống thiên tai |
Sở Nông nghiệp & PTNT |
UBND các huyện, thành phố |
2023-2025 |
2026-2030 |
|
3 |
Nâng cao kiến thức về thiên tai, kỹ năng phòng, chống thiên tai, tăng cường năng lực tuyên truyền cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cán bộ cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện, cán bộ truyền thanh cấp xã. |
Sở Thông tin và Truyền thông |
UBND các huyện, thành phố |
2023-2025 |
2026-2030 |
|
4 |
Tổ chức tập huấn, diễn tập nâng cao kiến thức, kỹ năng cho Đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã. |
Ban chỉ huy Quân sự các huyện, thành phố |
Phòng NN và PTNT/Phòng kinh tế, UBND cấp xã |
2022-2025 |
2026-2030 |
|
5 |
Tổ chức diễn tập nâng cao năng lực phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện. |
Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh |
Ban CHQS các huyện, thành phố; các phòng, ban liên quan |
2022-2025 |
2026-2030 |
|
6 |
Trang bị dụng cụ hỗ trợ cho đội ngũ giảng viên, tuyên truyền viên cấp tỉnh, cấp huyện. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các sở, ngành; UBND các huyện, thành phố |
2022-2025 |
2026-2030 |
|
1 |
Triển khai thực hiện “Chương trình truyền thông về phòng, chống thiên tai - chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu” |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Nông nghiệp & PTNT |
2022-2025 |
2026-2030 |
|
2 |
Lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào một số môn học trong chương trình giảng dạy các bậc đào tạo phổ thông. |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thành phố |
2022-2025 |
2026-2030 |
|
3 |
Mở chuyên mục tuyên truyền Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban bí thư, Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 42 số 220-KH/TU của Tỉnh ủy Ninh Bình |
Đài phát thanh truyền hình tỉnh |
UBND các huyện, thành phố |
2022-2025 |
|
|
4 |
Xây dựng pano, bản đồ, biển báo khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, các biện pháp cộng đồng phòng, chống thiên tai. |
UBND các huyện, thành phố |
Các sở, ngành liên quan |
2022-2025 |
2026-2030 |
|
5 |
Xây dựng, cập nhật kế hoạch phòng chống thiên tai cấp xã theo quy định. |
UBND cấp xã |
Các phòng, ban liên quan |
2022-2025 |
2026-2030 |
|
6 |
Xây dựng bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện, thành phố; các sở, ngành liên quan |
2022-2025 |
|
|
7 |
Xây dựng Cơ sở dữ liệu phục vụ công tác điều hành PCTT trên địa bàn. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện, thành phố; các sở, ngành liên quan |
2022-2025 |
|
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.