ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 283/KH-UBND |
Nghệ An, ngày 12 tháng 4 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC HẬU KIỂM VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Thực hiện Kế hoạch số 92/KH-BCĐTƯATTP ngày 18/01/2024 của Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm Trung ương về việc triển khai công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Nghệ An như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP ở các cấp, thông qua hoạt động kiểm tra, hậu kiểm để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; tăng cường bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới.
b) Đánh giá việc chấp hành pháp luật về ATTP của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, quảng cáo, nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển thực phẩm. Trên cơ sở đó tuyên truyền đến doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm về các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực ATTP.
c) Thông qua việc kiểm tra, hậu kiểm tại các cơ sở thực phẩm, đánh giá việc cấp các loại giấy phép về ATTP (Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, việc tự công bố sản phẩm ...).
2. Yêu cầu
a) Công tác hậu kiểm có trọng tâm, trọng điểm, tập trung hậu kiểm nhóm sản phẩm hoặc sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm, sản phẩm nhập khẩu thuộc diện miễn kiểm tra hoặc giảm kiểm tra và kiểm soát ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống.
c) Tránh chồng chéo trong hoạt động hậu kiểm. Hoạt động hậu kiểm đảm bảo phù hợp tính chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời, đúng pháp luật. Tiến hành hậu kiểm không cản trở hoạt động bình thường của các tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra, hậu kiểm.
II. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN
1. Thời gian:
- Tổ chức hậu kiểm được lồng ghép trong các đợt kiểm tra liên ngành như Tết Nguyên Đán, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, Tết Trung thu.
- Tổ chức hậu kiểm ngay sau khi tiếp nhận Bản tự công bố sản phẩm, Bản đăng ký công bố sản phẩm, các sản phẩm nhập khẩu thuộc diện miễn kiểm tra hoặc giảm kiểm tra; Hậu kiểm các tồn tại về điều kiện đảm bảo ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm sau khi cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan thực hiện hậu kiểm: Các Ngành: Y tế, Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Công Thương và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức hậu kiểm theo phân công, phân cấp quản lý của UBND tỉnh.
3. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn toàn tỉnh.
III. NỘI DUNG
1. Hậu kiểm bảo đảm chất lượng thực phẩm
- Tập trung kiểm soát chất lượng vệ sinh thực phẩm các khâu: nguồn gốc nguyên liệu, vận chuyển, bảo quản; quá trình sản xuất, chế biến; nhập khẩu và lưu thông trên thị trường; việc sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, hương liệu, phẩm màu trong chế biến thực phẩm; chất cấm trong chăn nuôi; sử dụng kháng sinh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ; tiếp tục kiểm soát việc sử dụng salbutamol trong chăn nuôi; kiểm soát thực phẩm là hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng, nhập lậu; kiểm soát hoạt động kinh doanh đa cấp, thương mại điện tử đối với thực phẩm.
- Tăng cường lấy mẫu và kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm; đặc biệt là các nhóm thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc cao.
- Hậu kiểm đối với thực phẩm nhập khẩu: Hậu kiểm, lấy mẫu thực phẩm nhập khẩu kiểm nghiệm theo thứ tự ưu tiên: các sản phẩm thuộc diện miễn kiểm tra nhà nước về ATTP quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 15/2018/NĐ- CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ, sản phẩm/lô hàng áp dụng phương thức kiểm tra giảm, sản phẩm/lô hàng áp dụng phương thức kiểm tra thông thường (đối với các sản phẩm/nhóm sản phẩm tại Phụ lục II, III, IV Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ).
2. Hậu kiểm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm
- Tập trung hậu kiểm về công bố sản phẩm: việc thực hiện các quy định về tự công bố sản phẩm/đăng ký bản công bố sản phẩm, trình tự công bố sản phẩm, phiếu kết quả kiểm nghiệm và các hồ sơ, tài liệu pháp lý quy định tại Chương II và Chương III Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ.
- Hậu kiểm về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm: hậu kiểm cơ sở thuộc diện cấp và không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
- Hậu kiểm về ghi nhãn thực hiện theo quy định tại Chương VII Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ; Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa; Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
- Hậu kiểm về quảng cáo: Đối với các nhóm thực phẩm phải đăng ký nội dung trước khi thực hiện quảng cáo quy định tại Điều 26 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ.
- Hậu kiểm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm thực hiện theo quy định tại Chương X Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ.
- Hậu kiểm về truy xuất nguồn gốc thực phẩm thực hiện theo quy định tại Chương XI Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ và các văn bản quy định truy xuất nguồn gốc của các bộ, ngành liên quan.
- Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố: Hậu kiểm việc chấp hành các quy định chung về bảo đảm ATTP, các yêu cầu về điều kiện bảo đảm ATTP; việc sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm; kiểm soát bảo đảm ATTP tại các bếp ăn tập thể khu công nghiệp, trường học, các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn, khu du lịch, lễ hội, sự kiện lớn và thức ăn đường phố.
3. Hậu kiểm đối với cơ quan quản lý nhà nước về ATTP thuộc thẩm quyền quản lý
Hậu kiểm việc triển khai công tác bảo đảm ATTP theo chức năng, nhiệm vụ; cấp, thu hồi bản công bố sản phẩm và sản phẩm thuộc đối tượng tự công bố sản phẩm/đăng ký bản công bố sản phẩm, giấy xác nhận nội dung quảng cáo sản phẩm, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về ATTP; công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm và xử lý vi phạm.
4. Trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP
- Trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP của các ngành được quy định tại Điều 62, 63, 64 Luật An toàn thực phẩm và Điều 37, 38, 39 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/20218 và quy định phân công, phân cấp và phối hợp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An tại Quyết định số 11/2021/QĐ-UBND ngày 20/5/2021 của UBND tỉnh.
- Các Đoàn hậu kiểm khi phát hiện vi phạm phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật; các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả mạnh mẽ, quyết liệt như: đình chỉ hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về ATTP; tịch thu tang vật, tạm dừng lưu thông, thu hồi, tiêu hủy sản phẩm vi phạm về ATTP; áp dụng thu hồi các loại giấy chứng nhận đã cấp theo thẩm quyền.
- Thông qua công tác hậu kiểm, phát hiện, ngăn chặn kịp thời vi phạm về ATTP, không để thực phẩm không bảo đảm an toàn, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập lậu lưu thông trên thị trường. Đồng thời qua công tác hậu kiểm tiếp tục tuyên truyền chính sách pháp luật và các văn bản trong lĩnh vực ATTP.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế
- Thực hiện kiểm tra, hậu kiểm về ATTP đối với các cơ sở, sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý;
- Tăng cường kiểm soát bảo đảm ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm.
- Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đúng thời gian quy định.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương
Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo, triển khai công tác hậu kiểm ATTP các cơ sở, sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý; phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
3. UBND các huyện, thành phố, thị xã
- Tổ chức hậu kiểm các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do tuyến huyện quản lý trên địa bàn theo phân công, phân cấp quản lý;
- Chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp xã, phường, thị trấn triển khai công tác kiểm tra, hậu kiểm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố do tuyến xã, phường, thị trấn quản lý.
V. BÁO CÁO KẾT QUẢ HẬU KIỂM
1. Các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và UBND các huyện, thành phố, thị xã báo cáo kết quả thực hiện công tác hậu kiểm năm 2024 gửi về Sở Y tế (qua Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Nghệ An; địa chỉ số 68A, đường Nguyễn Sỹ Sách, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An) và qua email: chicucattpnghean@gmail.com.
2. Chế độ báo cáo:
- Báo cáo 6 tháng trước ngày 15/6/2024.
- Báo cáo năm 2024 và đề xuất Kế hoạch công tác hậu kiểm năm 2025 trước ngày 01/12/2024.
VI. KINH PHÍ
Kinh phí phục vụ cho công tác kiểm tra hậu kiểm về ATTP do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước trong dự toán đã giao cho các cơ quan, đơn vị năm 2024 và các nguồn kinh phí hợp pháp khác, việc sử dụng kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành.
Căn cứ Kế hoạch triển khai công tác hậu kiểm về ATTP năm 2024, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp tổ chức triển khai thực hiện./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.