ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 283/KH-UBND |
Bắc Ninh, ngày 23 tháng 5 năm 2022 |
TRIỂN KHAI TIÊM LIỀU NHẮC LẠI LẦN 2 (MŨI 4) VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Công văn số 2357/BYT-DP ngày 09/5/2022 của Bộ Y tế về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4).
Căn cứ tiến độ tiêm chủng và tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.Để tiếp tục tăng cường miễn dịch cộng đồng cho người dân trên địa bàn tỉnh.
UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) sau đây gọi tắt là tiêm mũi 4 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh,cụ thể như sau:
- Người dân được tiêm mũi 4 vắc xin phòng COVID-19 đạt tỷ lệ cao nhất, góp phần tăng cường miễn dịch cộng đồng.
- Đảm bảo an toàn tiêm chủng theo Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng và các quy định, hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế về tiêm vắc xin phòng COVID-19.
II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TRIỂN KHAI
1. Đối tượng, loại vắc xin, khoảng cách tiêm mũi 4
1.1. Đối tượng tiêm
Người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm COVID-19 gồm: Cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu phòng chống dịch, công nhân, người làm việc tại các khu công nghiệp.
1.2. Loại vắc xin sử dụng
- Vắc xin mRNA (vắc xin do hãng Pfizer hoặc Moderna sản xuất).
- Vắc xin do Astrazeneca sản xuất.
- Vắc xin cùng loại với vắc xin tiêm mũi 3 (mũi nhắc lại lần 1).
1.3. Lịch tiêm: Ít nhất 04 tháng sau tiêm mũi 3 (mũi nhắc lại lần 1).
Lưu ý: Người đã mắc COVID-19 sau tiêm mũi 3: Trì hoãn 03 tháng sau khi mắc COVID-19.
2. Thời gian triển khai tiêm: Dự kiến từ đầu Quý III/2022,tùy thuộc vào tiến độ cung ứng vắc xin của Bộ Y tế.
3. Địa điểm triển khai
Tổ chức tại tất cả các điểm tiêm cố định và lưu động trên địa bàn toàn tỉnh (tùy theo số lượng đối tượng để bố trí điểm tiêm cho phù hợp).
1. Thống kê danh sách đối tượng
- Các đơn vị tổ chức điều tra, lập danh sách đối tượng:
+ Người từ 18 tuổi trở lên: Có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm COVID-19: Cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân, người làm việc tại các khu công nghiệp đã tiêm chủng nhắc lại lần 1.
+ Người trên 50 tuổi đã tiêm chủng liều nhắc lại lần 1.
- Thời gian hoàn thành: Trước khi tổ chức tiêm chủng.
Đơn vị đảm nhiệm: Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 các huyện, thành phố tổ chức điều tra đối tượng; Sở Y tế hướng dẫn việc điều tra, tổng hợp số đối tượng đủ điều kiện mũi 4.
Giao Sở Y tế hướng dẫn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 - UBND các huyện, thành phố triển khai thống kê, lập danh sách đối tượng tiêm mũi 4.
- Thực hiện dự trù vắc xin gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Cục Y tế dự phòng theo dự trù của các đơn vị. Tiếp nhận vắc xin được cấp từ Bộ Y tế và phân bổ cho các đơn vị đảm bảo công tác tiêm chủng theo quy định, đúng tiến độ.
- Đơn vị đảm nhiệm: Sở Y tế chủ trì.
3. Bố trí các điểm tiêm chủng, thực hiện tiêm chủng
3.1. Bố trí các điểm tiêm chủng
- Căn cứ vào các điều kiện thực tế về số lượng đối tượng theo từng địa bàn để triển khai các điểm tiêm chủng phù hợp:
+ Bố trí điểm tiêm chủng cố định: Tổ chức tại các điểm tiêm chủng đã đủ điều kiện triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19.
+ Bố trí điểm tiêm chủng lưu động: Thiết lập các điểm tiêm chủng lưu động để triển khai tiêm chủng với số lượng lớn hoặc thuận tiện cho công tác tổ chức. Điểm tiêm chủng lưu động có thể ở các cơ quan, doanh nghiệp, nhà văn hóa… do cơ sở đã công bố đủ điều kiện tiêm chủng thực hiện.
3.2. Thực hiện quy trình tiêm chủng
- Lập kế hoạch tổ chức buổi tiêm đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch COVID-19.
- Thực hiện nghiêm Quy trình tiêm chủng theo Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ và Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 16/11/2018 của Bộ Y tế. Tổ chức khám sàng lọc và triển khai tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Chuẩn bị đầy đủ thuốc, phương tiện, dụng cụ phục vụ cấp cứu và xử trí sau tiêm chủng.
4. Công tác tập huấn, cập nhật chuyên môn
- Hướng dẫn cách sử dụng các loại vắc xin phòng COVID-19 để tiêm mũi 4 cho người dân.
- Tiếp tục cập nhật các quy định về bảo quản, sử dụng vắc xin; tổ chức điểm tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đảm bảo an toàn; khám sàng lọc; kỹ thuật tiêm; theo dõi và xử trí các sự cố bất lợi sau tiêm chủng, đặc biệt về xử trí phản ứng phản vệ sau tiêm vắc xin phòng COVID-19.
- Công tác cập nhật phần mềm tiêm chủng COVID-19, thống kê, báo cáo theo quy định.
- Đơn vị đảm nhiệm: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố.
- Tăng cường tuyên truyền về kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID -19, lợi ích khi tiêm chủng đúng lịch, đủ liều, truyền thông đa dạng, phối hợp nhiều hình thức về công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19 nhằm mục đích để người dân biết, tích cực hưởng ứng và tham gia.
- Chủ động cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí để truyền thông cho người dân về lợi ích của các loại vắc xin, tính an toàn của các vắc xin, các sự cố bất lợi có thể gặp sau tiêm chủng; số điện thoại, địa chỉ liên hệ khi cần hỗ trợ.
- Đơn vị đảm nhiệm: Sở Thông tin và Truyền thông, cơ quan y tế và các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh.
6. Giám sát và xử trí sự cố bất lợi sau tiêm vắc xin phòng COVID-19
- Các điểm tiêm phải bố trí nhân lực cấp cứu, chuẩn bị đủ thuốc, phương tiện cấp cứu cần thiết để theo dõi, xử trí kịp thời phản ứng sau tiêm (nếu có).
- Các cơ sở y tế kiện toàn các Đội cấp cứu, xe cứu thương thường trực, thông báo danh sách, số điện thoại cụ thể cho các đơn vị tiêm chủng sẵn sàng hỗ trợ cho các điểm tiêm chủng.
- Thực hiện giám sát theo quy định tại Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng; Thông tư 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế. Quy trình xử trí phản vệ theo hướng dẫn tại Thông tư 51/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế.
- Đơn vị đảm nhiệm: Sở Y tế chủ trì chỉ đạo các Bệnh viện, TTYT các huyện, thành phố; tổ chức kiểm tra, giám sát trước và trong khi triển khai kế hoạch.
7. Theo dõi, giám sát và báo cáo
- Đảm bảo an toàn và chất lượng tiêm chủng theo các quy định của Bộ Y tế: Quy trình tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển, cung cấp vắc xin; thực hiện khám sàng lọc, chỉ định và tư vấn trước tiêm, kỹ thuật tiêm an toàn, theo dõi sau tiêm và xử trí phản ứng nếu có, hủy bỏ bơm kim tiêm đã sử dụng, rác thải…
- Báo cáo đột xuất và định kỳ theo quy định.
- Đơn vị đảm nhiệm: Sở Y tế hướng dẫn các đơn vị mẫu biểu báo cáo, theo dõi, tổng hợp báo cáo theo quy định.
1. Ngân sách Trung ương
- Vắc xin, một số vật tư tiêm chủng như bơm kim tiêm vắc xin, pha vắc xin, hộp an toàn.
- Chi phí bồi thường trường hợp phản ứng nặng sau tiêm (nếu có) theo Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ.
2. Ngân sách địa phương
- Chi phí vận chuyển vắc xin từ kho của tỉnh đến các điểm tiêm (trong trường hợp Bộ Y tế chỉ chuyển đến kho của tỉnh); trang thiết bị bảo quản vắc xin theo quy định.
- Chi phí tổ chức chiến dịch tiêm chủng, bao gồm: Chi bồi dưỡng cho các kíp tiêm chủng, các vật tư tiêu hao (ngoài vật tư do Bộ Y tế bảo đảm), chi phí về điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải y tế và vệ sinh môi trường trực tiếp cho việc thực hiện dịch vụ tiêm chủng...
- Các hoạt động tập huấn cho Trung tâm Y tế huyện, các điểm tiêm chủng trên địa bàn.
- Các hoạt động truyền thông tại địa phương.
1. Sở Y tế
- Chủ trì triển khai Kế hoạch tiêm mũi 4 vắc xin phòng COVID-19 cho người dân theo tiến độ và số lượng vắc xin được Bộ Y tế phân bổ, đảm bảo an toàn theo quy định.
- Xây dựng biểu mẫu, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố thống kê, lập danh sách đối tượng tiêm mũi 4. Tiếp nhận số lượng đối tượng từ UBND các huyện gửi đến để lên kế hoạch tiêm chủng cho phù hợp.
- Làm đầu mối tiếp nhận, bảo quản vắc xin và chủ động điều phối vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn toàn tỉnh theo số lượng, loại vắc xin được Bộ Y tế phân bổ.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn về tiêm vắc xin phòng COVID-19. Chỉ đạo các đơn vị trong ngành Y tế tập trung nguồn lực triển khai tiêm chủng cho người dân đạt được mục tiêu, đảm bảo an toàn, hiệu quả.
- Phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng đưa tin kịp thời, chính xác về tình hình dịch COVID-19 và tiêm chủng vắc xin COVID-19.
- Báo cáo tình hình tiêm chủng theo quy định.
2. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng dự toán kinh phí đảm bảo cho các hoạt động tiêm chủng, đề xuất báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định theo đúng chế độ quy định.
3. Sở Thông tin và Truyền thông Báo Bắc Ninh, Đài Phát thanh- Truyền hình Bắc Ninh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh
- Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo chí trên địa bàn phối hợp với ngành Y tế tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của tiêm vắc xin phòng COVID-19; tuyên truyền hướng dẫn kiến thức về an toàn trước, trong và sau tiêm chủng, lịch tiêm chủng để đối tượng tiêm chủng biết và tham gia.
- Báo Bắc Ninh, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh tăng thời lượng thông tin tuyên truyền, đăng tải các tin, bài về nội dung hoạt động, mục đích, ý nghĩa của việc tiêm mũi 4vắc xin phòng COVID-19,tính an toàn của vắc xin, các sự cố bất lợi sau tiêm có thể xảy ra…
4. Công an tỉnh
- Chỉ đạo lực lượng công an phối hợp với chính quyền địa phương đảm bảo công tác an ninh trật tự tại các điểm tiêm chủng;
- Tiếp tục phối hợp với ngành y tế trong công tác làm sạch dữ liệu tiêm chủng, đảm bảo tiến độ thực hiện.
5. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị có đối tượng tiêm vắc xin
- Phối hợp với ngành Y tế tuyên truyền, vận động về ý nghĩa, lợi ích của tiêm vắc xin phòng COVID-19;
- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế để triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo Kế hoạch.
6. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố
- Thống kê số lượng người dân đủ điều kiện để tiêm mũi 4gửi về Sở Y tế, đồng thời chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với y tế địa phương trong việc lập danh sách đối tượng tiêm mũi 4 trên địa bàn để tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 4 cho các nhóm đối tượng trên địa bàn; bố trí nhân lực phối hợp với các đơn vị y tế trong quá trình tổ chức tiêm mũi 4 trên địa bàn (đảm bảo an ninh trật tự, nhập dữ liệu tiêm chủng vào phần mềm…).
- Triển khai công tác truyền thông trước khi tổ chức tiêm mũi 4 vắc xin COVID-19 trên địa bàn.
- Chỉ đạo các Trung tâm Y tế các huyện, thành phố trong việc tổ chức tiêm chủng cho các nhóm đối tượng theo tiến độ phân bổ vắc xin của Bộ Y tế và hướng dẫn chuyên môn của Sở Y tế.
- Chỉ đạo, đôn đốc và bố trí nguồn kinh phí địa phương để triển khai các hoạt động tiêm chủng.
- Chỉ đạo Ban Chỉ đạo Đề án 06 tại địa phương - UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với Công an địa phương, trong điều tra xác minh thông tin đối tượng tiêm chủng theo quy trình xác minh thông tin tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của Bộ Y tế.
7. Chi nhánh Viettel Bắc Ninh
- Phối hợp với ngành Y tế trong việc triển khai các hoạt động tiêm chủng liên quan đến thống kê, quản lý đối tượng trên Hệ thống quản lý tiêm chủng COVID-19 theo quy định.
-Tiếp tục làm đầu mối hướng dẫn và hỗ trợ các cơ sở tiêm chủng triển khai nhập thông tin tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 lên Hệ thống, xử lý các vấn đề phát sinh của Hệ thống trong quá trình triển khai, ký hộ chiếu vắc xin.
- Tham mưu các Bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện phần mềm tiêm chủng COVID-19 tối ưu cho người sử dụng.
Yêu cầu thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ nhiệm vụ được giao, nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.