ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/KH-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 17 tháng 02 năm 2023 |
Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”; Kế hoạch số 156-KH/TU ngày 05/12/2022 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với những nội dung cụ thể như sau:
Xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc xây dựng các cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án nhằm cụ thể hóa việc triển khai thực hiện Kế hoạch số 156-KH/TU ngày 05/12/2022 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII để kịp thời hành động và triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ, công việc được giao theo đúng tinh thần, nội dung nêu trên của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Tỉnh ủy.
1. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất:
- Hoàn thành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 cấp huyện (giai đoạn 2021 - 2030) ngay khi Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến 2050 được Chính phủ phê duyệt, bảo đảm điều kiện theo đúng Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội.
- Hoàn thành Kế hoạch sử dụng đất 5 năm cấp tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 ngay khi Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 được Chính phủ phê duyệt.
- Giải quyết hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất đúng thời gian và đúng pháp luật theo quy định.
2. Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng:
Giai đoạn 2023-2025, ưu tiên tập trung giải quyết công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm, gồm: Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025; Đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh; Mở rộng Khu Công nghiệp, Đô thị và Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi; Khu Công nghiệp - Đô thị Dung Quất; Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2; Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Phổ Phong và các Cụm công nghiệp; đồng thời, giải quyết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng các công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
3. Công tác định giá đất:
- Xây dựng hoàn chỉnh Bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh áp dụng cho thời kỳ 05 năm 2025 - 2029.
- Đến năm 2025, xây dựng bản đồ giá đất thí điểm thành phố Quảng Ngãi và huyện Bình Sơn, sau đó đánh giá để hoàn thiện bản đồ giá đất trên toàn tỉnh.
4. Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chỉnh lý biến động đất đai:
- Đến năm 2025, hoàn thành công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (chú trọng việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu).
- Đến năm 2030, xây dựng cơ bản hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Đến năm 2030, đáp ứng việc ứng dụng công nghệ thông tin theo cấp độ tương ứng phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh về chuyển đổi số tài nguyên và môi trường.
5. Ban hành văn bản quy định pháp luật về đất đai thuộc thẩm quyền:
- Xây dựng kế hoạch rà soát, điều chỉnh, bổ sung, ban hành đầy đủ các văn bản quy định pháp luật về đất đai thuộc thẩm quyền.
- Cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực quản lý đất đai tại cơ sở.
- Tập trung giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về đất đai.
6. Đến năm 2025, hoàn thành kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đồng bộ, thống nhất; giải quyết cơ bản những tồn tại, vướng mắc có liên quan đến quản lý và sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh; đất quốc phòng, an ninh kết hợp với sản xuất và xây dựng kinh tế; đất tôn giáo; đất nghĩa trang; đất kết hợp sử dụng nhiều mục đích; đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số.
7. Đến năm 2030, khắc phục bằng được tình trạng sử dụng đất lãng phí, để đất hoang hoá, ô nhiễm, suy thoái và những tồn tại, vướng mắc về quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại.
a) Đổi mới và nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
a1) Quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ, gắn kết chặt chẽ, thúc đẩy lẫn nhau để phát triển.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Theo kỳ quy hoạch.
a2) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được lập ở tỉnh và cấp huyện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Quy định rõ, chặt chẽ việc phê duyệt, ban hành kế hoạch sử dụng đất hằng năm.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Theo kỳ quy hoạch, kế hoạch.
a3) Việc xác định chỉ tiêu sử dụng đất phải phù hợp với nhu cầu sử dụng đất, tránh lãng phí trong phân bổ, quản lý và sử dụng đất.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Theo kỳ quy hoạch, kế hoạch.
a4) Nhà nước bảo đảm đủ nguồn lực để lập quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Theo kỳ quy hoạch.
b) Hoàn thiện các quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
b1) Thực hiện việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Hạn chế các trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; bảo đảm công khai, minh bạch. Xử lý vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất, nhất là liên quan tới đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án có sử dụng đất.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Tài nguyên và Môi trường (đấu giá quyền sử dụng đất), Sở Kế hoạch và Đầu tư (đấu thầu dự án có sử dụng đất), Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi (đất thuộc khu chức năng khu kinh tế Dung Quất), UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
b2) Thực hiện hình thức cho thuê đất trả tiền hằng năm và các trường hợp trả tiền thuê đất một lần, phù hợp với tính chất, mục đích sử dụng đất, bảo đảm nguồn thu ổn định, tránh thất thoát ngân sách nhà nước.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
b3) Quy định hạn mức đất tôn giáo, thực hiện giao đất có hạn mức không thu tiền sử dụng đất đối với đất sử dụng làm cơ sở thờ tự, trụ sở của các tổ chức tôn giáo.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nội vụ, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực.
b4) Các tổ chức tôn giáo sử dụng đất vào mục đích khác phải trả tiền thuê đất cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực.
b5) Quy định điều kiện giao đất, cho thuê đất, hạn mức sử dụng đối với các tổ chức tôn giáo phù hợp với quỹ đất hiện có của địa phương.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Chậm nhất 01 năm sau khi Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực.
b6) Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất của các doanh nghiệp nhà nước thoái vốn, cổ phần hóa và các loại đất được sử dụng đa mục đích; nghiên cứu xác lập các điều kiện, tiêu chí, quy trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân, nhất là chuyển sang đất ở phù hợp với điều kiện thực tế, bảo đảm tính thống nhất, toàn diện, công khai, minh bạch, đúng quy định, dễ thực hiện. Tăng cường phân cấp, phân quyền đi đối với kiểm tra, giám sát, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong chuyển mục đích sử dụng đất.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
c) Hoàn thiện quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
c1) Thu hồi đất phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải đi trước một bước, bảo đảm công khai, minh bạch, hài hòa lợi ích của Nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
c2) Quy định cụ thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để sau khi thu hồi đất thì người dân có đất bị thu hồi phải có chỗ ở, bảo đảm cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
c3) Thực hiện có hiệu quả việc đào tạo nghề, tạo việc làm, tổ chức lại sản xuất, ổn định đời sống cho người có đất bị thu hồi.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
c4) Thực hiện tách dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ra khỏi dự án đầu tư để thực hiện trước theo quy định.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
c5) Thực hiện theo đúng thẩm quyền, mục đích, phạm vi thu hồi đất, điều kiện, tiêu chí cụ thể việc Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (theo văn bản quy phạm pháp luật do Trung ương ban hành).
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
c6) Thực hiện cơ chế tự thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đô thị, nhà ở thương mại.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Theo văn bản quy phạm pháp luật.
c7) Hoàn thiện tổ chức, bộ máy, cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của các tổ chức phát triển quỹ đất, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu quả, đủ năng lực tạo lập, quản lý, khai thác quỹ đất, thực hiện tốt nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
c8) Quy định cụ thể việc khai thác hiệu quả quỹ đất phụ cận các công trình kết cấu hạ tầng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và chính sách ưu tiên cho người có đất ở bị thu hồi đất được giao đất hoặc mua nhà trên diện tích đất đã thu hồi mở rộng theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Sau 01 năm Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực.
c9) Thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách để tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất tham gia với nhà đầu tư để thực hiện các dự án dưới hình thức chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Thực hiện cơ chế góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai đối với các dự án phát triển, chỉnh trang đô thị và khu dân cư nông thôn.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
c10) Có chế tài cụ thể và đồng bộ để xử lý các trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng hoặc chậm sử dụng. Kiên quyết thu hồi đất của tổ chức, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp sử dụng đất không đúng mục đích, nhất là tại các vị trí có lợi thế, khả năng sinh lợi cao, ngăn chặn thất thoát vốn, tài sản nhà nước.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Thanh tra tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
d) Hoàn thiện cơ chế xác định giá đất.
d1) Thực hiện theo quy định sau khi bỏ khung giá đất. Xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
d2) Nâng cao chất lượng công tác định giá đất, bảo đảm tính độc lập của hội đồng thẩm định giá đất, năng lực của tổ chức tư vấn xác định giá đất, năng lực và đạo đức của các định giá viên. Thực hiện công khai giá đất, bắt buộc giao dịch qua các sàn giao dịch, thanh toán qua ngân hàng, không dùng tiền mặt. Xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến giá đất.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Cục Thuế tỉnh, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Ngãi, Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
đ) Hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính về đất đai
đ1) Nghĩa vụ tài chính về đất đai phải bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư; nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước; điều tiết chênh lệnh địa tô (nếu có), bảo đảm công khai, minh bạch.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
đ2). Thực hiện chính sách, pháp luật về thuế sử dụng đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp, chính sách, pháp luật về thuế sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Cục Thuế tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
đ3) Thực hiện theo quy định về mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, bỏ hoang đất.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Cục Thuế tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
đ4) Thực hiện đúng chính sách ưu đãi thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phù hợp với lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư; đối với hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình người có công với cách mạng; những địa phương được quy hoạch sản xuất nhằm bảo đảm an ninh lương thực, bảo vệ các loại rừng, nhất là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thuế tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
e) Hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất
e1) Đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất. Xây dựng, cập nhật, quản lý hệ thống thông tin thị trường bất động sản gắn với thông tin đất đai trên địa bàn tỉnh; khuyến khích phát triển thị trường quyền sử dụng đất, nhất là thị trường cho thuê đất nông nghiệp.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
e) Hoàn thiện cơ sở pháp lý (nếu có) và tăng cường thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch bất động sản. Thực hiện cơ chế bảo đảm thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Xây dựng (cơ chế thị trường bất động sản).
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
c3) Kiểm soát chặt chẽ, khắc phục tình trạng đầu cơ đất đai
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
f) Hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp
f1) Thực hiện theo quy định về đối tượng, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng địa phương, với việc chuyển đổi nghề, việc làm, lao động ở nông thôn.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
f2) Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch. Tăng cường quản lý chất lượng đất, khắc phục tình trạng thoái hóa, suy giảm chất lượng đất.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
f3) Hỗ trợ để bảo đảm các hoạt động của ngân hàng cho thuê đất nông nghiệp.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
f4) Tổ chức thực hiện thu hồi đất giao khoán không đầu tư từ các công ty nông, lâm nghiệp về địa phương quản lý và thực hiện giao đất, cho thuê đất theo quy định, phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
f5) Có chính sách phù hợp để ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiếu đất sản xuất, cùng với các cơ chế hiệu quả để ngăn chặn người dân chuyển nhượng sau khi được giao đất.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
g) Xây dựng các quy định của pháp luật đối với quản lý và sử dụng đất kết hợp đa mục đích
g1) Thực hiện việc quản lý nhà nước đối với đất quốc phòng, an ninh và đất quốc phòng, an ninh kết hợp với sản xuất và xây dựng kinh tế.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
g2) Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất bảo đảm quy định về đất ở kết hợp với thương mại, dịch vụ; đất nông nghiệp kết hợp với thương mại, dịch vụ; đất dự án du lịch có yếu tố tâm linh.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
g3) Thực hiện đúng quy định về chế độ sử dụng đất xây dựng công trình trên không, công trình ngầm, đất hình thành từ hoạt động lấn biển.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2. Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai
a) Đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất; bố trí nguồn lực hợp lý để xây dựng, hoàn thiện đúng tiến độ hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai; bảo đảm quản lý, vận hành, kết nối và chia sẻ thông tin tập trung, thống nhất.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
b) Thực hiện đăng ký bắt buộc về quyền sử dụng đất và mọi biến động đất đai, đồng thời có chế tài cụ thể, đồng bộ ngăn chặn các trường hợp giao dịch không đăng ký tại cơ quan nhà nước. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý đất đai.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
c) Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thống nhất quản lý theo hướng nâng cao trách nhiệm của địa phương; giảm đầu mối, giảm trung gian, gắn với cải cách hành chính, giảm phiền hà, tiêu cực. Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao năng lực các tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
d) Có cơ chế đầu tư, thực hiện chính sách đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ cán bộ, công chức ngành quản lý đất đai theo hướng dẫn của Trung ương; nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu quản lý hiện đại.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
đ) Tập trung nguồn lực đầu tư cho công tác điều tra, đánh giá tài nguyên đất.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
e) Thống kê, kiểm kê đất đai.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Theo kỳ thống kê, kiểm kê.
f) Bảo vệ, cải tạo và phục hồi chất lượng đất nhằm quản lý chặt chẽ về số lượng, chất lượng đất phục vụ cho lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, làm cơ sở sử dụng đất bền vững.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
a) Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước trong việc xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về đất đai.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Thanh tra tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
b) Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Tòa án tỉnh, Thanh tra tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
c) Tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý và sử dụng đất.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Thanh tra tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
d) Tăng cường kiểm soát quyền lực, thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc quản lý, sử dụng đất, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực đất đai.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
đ) Tiến hành kiểm tra, thanh tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của ngành, các cấp, thực hiện phương châm giải quyết triệt để tranh chấp về đất đai từ cơ sở, tránh vượt cấp lên Trung ương.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Tài nguyên và Môi trường, Thanh ứa tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
a) Tập trung nguồn lực đầu tư, chỉ đạo quyết liệt và nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương trong xử lý những hạn chế, khuyết điểm, vướng mắc về đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh; đất của các cơ sở sản xuất, đơn vị sự nghiệp đã di dời khỏi trung tâm đô thị.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
b) Thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất khi sắp xếp lại trụ sở, cơ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước để chuyển sang mục đích phát triển kinh tế bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; đất thu hồi từ cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước; các loại đất được sử dụng đa mục đích.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
c) Giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; những tồn tại, vướng mắc về quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại.
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương
và các đơn vị có
liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao chủ động, tích cực triển khai thực hiện Kế hoạch này; bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả; kịp thời tham mưu nội dung thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.
2. Các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch và lập dự toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch này gửi Sở Tài chính, Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm định, tổng hợp và trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí để thực hiện phù hợp với quy định, đảm bảo triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đã xác định trong Kế hoạch.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện, định kỳ tham mưu UBND tỉnh báo cáo Ban cán sự Đảng UBND tỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy sơ kết, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ nêu trên.
4. Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch, nếu có phát sinh vướng mắc sau khi Luật Đất đai sửa đổi ban hành có hiệu lực hoặc cần phải cập nhật, điều chỉnh, bổ sung, thay thế, bãi bỏ nội dung liên quan cho phù hợp với quy định cấp trên và thực tiễn; các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời kiến nghị khó khăn, vướng mắc, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo thực hiện./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.