ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2745/KH-UBND |
Kon Tum, ngày 18 tháng 10 năm 2019 |
Thực hiện Quyết định số 1109/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án theo dõi, tổng hợp, phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan liên quan trong công tác đối ngoại nhân dân; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
1. Mục đích:
- Nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác đối ngoại nhân dân theo chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Chỉ thị 04- CT/TW ngày 06 tháng 7 năm 2011 về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới.
- Đẩy mạnh việc theo dõi, tổng hợp, trao đổi thông tin, từ đó đánh giá toàn diện về công tác đối ngoại nhân dân thuộc chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh, giúp các hoạt động đối ngoại nhân dân được tổ chức, triển khai có hiệu quả, đóng góp vào việc thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, giữ vững sự ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Triển khai có hiệu quả việc theo dõi, tổng hợp, phối hợp, trao đổi thông tin giữa cơ quan đầu mối với các cơ quan liên quan trong công tác đối ngoại nhân dân của địa phương, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Trung ương nhằm đảm bảo sự gắn kết đối ngoại nhân dân với đối ngoại của Đảng và ngoại giao Nhà nước, qua đó góp phần phát huy sức mạnh tổng hợp, toàn diện của công tác đối ngoại góp phần phát triển và thúc đẩy hội nhập quốc tế của tỉnh.
2. Yêu cầu:
- Việc triển khai thực hiện phải bám sát chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và pháp luật của Nhà nước; thực hiện đúng chủ trương và đường lối về hoạt động đối ngoại nhân dân, phục vụ tốt việc quản lý nhà nước về đối ngoại nhân dân trên địa bàn tỉnh.
- Việc triển khai theo dõi, tổng hợp, phối hợp, trao đổi thông tin trên cơ sở quán triệt, thực hiện tốt Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 06 tháng 7 năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về việc tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và sự thống nhất quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại nhân dân.
- Đánh giá đúng, đầy đủ thực trạng việc theo dõi, tổng hợp, phối hợp, trao đổi thông tin trong công tác đối ngoại nhân dân, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các Sở, ban ngành thuộc tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
1. Xây dựng kế hoạch, chương trình và phối hợp với các đoàn thể, các tổ chức nhân dân tuyên truyền, phổ biến chính sách của Nhà nước, các quy định của pháp luật, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác đối ngoại nhân dân.
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Ngoại vụ.
- Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; các sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2019 và 2020.
2. Đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền xây dựng, ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước liên quan đến công tác đối ngoại nhân dân. Nghiên cứu, đề xuất xây dựng Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành các chính sách, biện pháp, chương trình, kế hoạch liên quan đến công tác đối ngoại nhân dân của địa phương.
- Cơ quan chủ trì: Sở Ngoại vụ, Sở Nội vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Trước tháng 6 năm 2020 và khi có yêu cầu.
3. Xây dựng quy chế phối hợp của Ủy ban nhân dân tỉnh với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh trong triển khai công tác đối ngoại nhân dân và tổ chức các hoạt động đối ngoại nhân dân trên địa bàn tỉnh. Tham gia và thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành, liên địa phương trong công tác đối ngoại nhân dân có liên quan đến trách nhiệm quản lý của địa phương.
- Cơ quan chủ trì: Sở Ngoại vụ
- Cơ quan phối hợp: Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; các cơ quan có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2019.
4. Chủ động trao đổi thông tin liên quan công tác đối ngoại nhân dân của tỉnh với các đơn vị chức năng của Trung ương và các địa phương khác; phối hợp với các bộ, ngành hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến các hoạt động đối ngoại nhân dân.
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Ngoại vụ, Sở Nội vụ theo chức năng nhiệm vụ được giao.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
5. Quản lý và hướng dẫn đăng ký hoạt động trong phạm vi của địa phương liên quan đến công tác đối ngoại nhân dân phù hợp với quy định của pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Sở Nội vụ và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
6. Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với các cơ quan, tổ chức liên quan đến công tác đối ngoại nhân dân tại địa phương. Có hình thức khen thưởng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đối ngoại nhân dân của địa phương theo thẩm quyền.
- Cơ quan chủ trì tham mưu: Sở Ngoại vụ, Sở Nội vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan.
- Thời gian thực hiện: Định kỳ 2 năm/lần hoặc đột xuất.
7. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ, ngành, cơ quan Trung ương tổ chức khóa Bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức riêng về công tác đối ngoại nhân dân hoặc lồng ghép vào các khóa bồi dưỡng công tác đối ngoại nói chung và tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng do cơ quan Trung ương tổ chức nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác đối ngoại nhân dân, nắm chắc đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, tình hình thế giới; bồi dưỡng kỹ năng đối ngoại cho các cá nhân và tổ chức tham gia hoạt động đối ngoại nhân dân.
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Ngoại vụ.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến công tác đối ngoại nhân dân tại địa phương do Thủ tướng Chính phủ giao, các Bộ ủy quyền, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo.
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Ngoại vụ.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1. Thủ trưởng các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này. Chủ động, tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm. Báo cáo kết quả thực hiện về Sở Ngoại vụ để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định (thông qua Báo cáo công tác đối ngoại hàng năm).
2. Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ ngân sách nhà nước trong dự toán chi thường xuyên hằng năm và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp cơ quan, đơn vị, địa phương lập dự toán kinh phí đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ công tác đối ngoại nhân dân, gửi Sở Tài chính tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán ngân sách hàng năm theo quy định.
3. Giao Sở Ngoại vụ là cơ quan làm đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, tổng hợp, phối hợp, chia sẻ thông tin trong công tác đối ngoại nhân dân. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo quy định liên quan đến công tác đối ngoại nhân dân trên địa bàn tỉnh. Đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai thực hiện Kế hoạch theo đúng tiến độ./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.