ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2682/KH-UBND |
Phú Thọ, ngày 18 tháng 07 năm 2023 |
Căn cứ Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 09/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa đến năm 2030” và xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 35/TTr-SVHTTDL ngày 10/7/2023; Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi là Kế hoạch) với những nội dung cụ thể như sau:
1. Mục đích
Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tổ chức thực hiện Chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa đến năm 2030” tại Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 09/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh. Tiếp tục đổi mới hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập của tỉnh ngày càng phát triển.
2. Yêu cầu
Công tác tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch phải thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, phù hợp với từng đơn vị, địa phương và điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh; đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, có sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp chính quyền và sự phối hợp có hiệu quả của các cơ quan, đơn vị liên quan.
1. Mục tiêu chung
Tiếp tục đổi mới hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa; đẩy mạnh chuyển đổi số, linh hoạt với nhiều mô hình, từ đó hình thành thói quen, phát triển năng lực tự học tập, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu chủ yếu và định hướng
2.1. Đối với hệ thống thư viện
- Phấn đấu đến năm 2025, Thư viện tỉnh và 70% thư viện công cộng cấp huyện, 40% thư viện công cộng cấp xã, 100% thư viện trường đại học, 80% thư viện lực lượng vũ trang, 70% thư viện cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác trên địa bàn tỉnh có cung cấp dịch vụ phục vụ việc học tập suốt đời cho người sử dụng thư viện. Đến năm 2030, đạt Thư viện tỉnh và 90%, 60% , 100% , 100% , 90% các chỉ tiêu tương ứng.
- Phấn đấu đến năm 2025, Thư viện tỉnh và 60% thư viện công cộng cấp huyện, 20% thư viện công cộng cấp xã, 100% thư viện đại học, 80% thư viện lực lượng vũ trang, 70% thư viện cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác trên địa bàn tỉnh có ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong quản lý, tổ chức hoạt động phục vụ việc học tập suốt đời cho người sử dụng thư viện. Đến năm 2030, đạt Thư viện tỉnh và 70%, 25% đến 30%, 100%, 80% các chỉ tiêu tương ứng
- Phấn đấu đến năm 2025, số lượt người sử dụng thư viện phục vụ nhu cầu học tập, tìm kiếm thông tin, nâng cao hiểu biết tăng bình quân 10% mỗi năm; đến năm 2030 tăng 10% - 15% mỗi năm.
2.2. Đối với hệ thống bảo tàng (gồm Bảo tàng Hùng vương, Bảo tàng Khu di tích lịch sử Đền Hùng, các nhà lưu niệm, nhà truyền thống trên địa bàn tỉnh)
- Phấn đấu đến năm 2025, Bảo tàng Hùng Vương xây dựng và triển khai ít nhất 01 chương trình; đến năm 2030 triển khai từ 03 - 05 chương trình giáo dục lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật cho mọi người dân, chú trọng đối tượng học sinh, sinh viên gắn với khung kiến thức, kỹ năng sống phù hợp và ứng dụng giới thiệu trưng bày các chuyên đề trên không gian số.
- Phấn đấu đến năm 2025 số lượt khách tham quan chọn bảo tàng để nghiên cứu, học tập tăng bình quân 10% mỗi năm; đến năm 2030 tăng bình quân 10% - 15% mỗi năm.
2.3. Đối với hệ thống trung tâm văn hóa các cấp
- Phấn đấu đến năm 2025 đạt 80%; đến năm 2030 đạt 100% Trung tâm Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Truyền thông các huyện, thị, thành tổ chức, hỗ trợ nhu cầu hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch phù hợp với từng nhóm lứa tuổi, sở thích.
- Phấn đấu đến năm 2025 đạt 70%; đến năm 2030 đạt 100% trung tâm văn hóa và học tập cộng đồng cấp xã có lớp năng khiếu, câu lạc bộ, nhóm sở thích, thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao thu hút người dân đến tham gia sinh hoạt phục vụ việc đẩy mạnh học tập suốt đời.
1. Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa
- Tuyên truyền, tổ chức có hiệu quả các hoạt động học tập suốt đời tại thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa gắn với Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), Ngày Sách và Bản quyền thế giới (23/4), Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5), Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11) và các ngày lễ, ngày kỷ niệm của đất nước và của tỉnh.
- Biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các tập thể và cá nhân điển hình; nhân rộng mô hình tốt, cách làm hay, sáng tạo trong hoạt động phục vụ học tập suốt đời tại các thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa.
2. Củng cố cơ sở hạ tầng, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số đối với mạng lưới thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa
2.1. Đối với hệ thống thư viện
- Từng bước xây dựng Thư viện tỉnh theo mô hình thư viện điện tử hiện đại. Quan tâm đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị; ứng dụng công nghệ thông tin, bổ sung nguồn lực thông tin cho hệ thống thư viện công cộng trên địa bàn tỉnh bảo đảm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập của nhân dân.
- Chú trọng phát triển mạng lưới thư viện cơ sở, thư viện cộng đồng gắn với trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện-văn hóa xã để phục vụ nhân dân.
2.2. Đối với hệ thống bảo tàng
- Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Bảo tàng Hùng Vương tương ứng với tiêu chí Bảo tàng hạng II. Thực hiện công tác chuyển đổi số di sản của tỉnh theo Chương trình chuyển đổi số di sản văn hóa quốc gia.
- Tham mưu triển khai các dự án về bảo tàng theo Quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng Việt Nam đến năm 2030. Đổi mới nội dung, hình thức trưng bày và giới thiệu di sản văn hóa tại bảo tàng; tăng cường các hình thức phục vụ người dân đến tham quan, chia sẻ và học tập.
2.3. Đối với hệ thống trung tâm văn hóa, nhà văn hóa các cấp
Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, giải trí phù hợp với đặc điểm, phong tục tập quán của từng dân tộc, thu hút sự tham gia của người dân. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, các câu lạc bộ; hội thi, hội diễn, Ngày hội Văn hóa-Thể thao; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ; xây dựng và phát triển các câu lạc bộ văn hóa, thể thao cơ sở gắn với “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
3. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hiện đại hóa phương thức tổ chức các hoạt động, dịch vụ
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, hoàn thiện năng lực cung ứng các sản phẩm và dịch vụ phục vụ học tập suốt đời; nâng cao ý thức về việc tự học, học tập thường xuyên của cán bộ quản lý, viên chức, người lao động làm việc trong các thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa.
- Biên soạn, in ấn tài liệu hướng dẫn, bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng tổ chức các hoạt động phục vụ học tập suốt đời. Xây dựng và thực hiện cơ chế, chương trình phối hợp, liên kết giữa thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa với nhau và với các tổ chức, đơn vị, cơ sở giáo dục; Hội khuyến học các cấp; Trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn tổ chức hiệu quả hoạt động phục vụ người dân học tập suốt đời, thu hút sự tham gia của cộng đồng.
- Huy động nhân lực của cộng đồng tham gia tổ chức và triển khai các hoạt động học tập suốt đời tại các thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa.
4. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa
Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển mạng lưới thiết chế văn hóa ngoài công lập. Đẩy mạnh việc vận động, quyên góp, huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, cộng đồng, đặc biệt đội ngũ trí thức vào tổ chức hoạt động phục vụ người dân học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa.
1. Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ được giao, các sở, ban, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, lập dự toán kinh phí thực hiện, tổng hợp chung trong kế hoạch dự toán ngân sách trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Huy động từ các nguồn tài trợ hợp pháp khác.
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Là cơ quan chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị, thành tổ chức thực hiện các nội dung của Kế hoạch; xây dựng, thẩm định và triển khai thực hiện: Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa phục vụ học tập suốt đời; Chương trình tuyên truyền, truyền thông về các hoạt động học tập suốt đời trong các thiết chế văn hóa giai đoạn 2021 - 2025 và đến năm 2030; Triển khai Bộ tài liệu hướng dẫn tổ chức các hoạt động học tập suốt đời trong các thiết chế văn hóa do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành; Xây dựng các mô hình tổ chức hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì công tác kiểm tra, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch, định kỳ hằng năm báo cáo UBND tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, xây dựng Chương trình sử dụng di sản văn hóa trong dạy, học; luân chuyển sách, báo, phục vụ thư viện lưu động tại các cơ sở giáo dục phổ thông và tổ chức các chương trình giáo dục thông qua di sản văn hóa. Chỉ đạo, hướng dẫn hệ thống thư viện cơ sở giáo dục thuộc trách nhiệm quản lý triển khai hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì triển khai công tác thông tin, truyền thông về nội dung, hoạt động của Chương trình học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa theo kế hoạch.
4. Các Sở, ban, ngành của tỉnh
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi; tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị được tham gia các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa. Phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện Chương trình.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành
- Xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí tổ chức triển khai thực hiện Chương trình học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
- Đôn đốc, kiểm tra, giám sát; kịp thời khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào học tập suốt đời trên địa bàn huyện, thị, thành.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh
- Tích cực tuyên truyền, nâng cao ý thức tự học, học tập thường xuyên của đoàn viên, hội viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc cơ quan, tổ chức và nhân dân, đặc biệt đối với thế hệ trẻ.
- Hội Khuyến học tỉnh nghiên cứu, đưa nội dung tổ chức và triển khai các hoạt động học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa thành một trong những tiêu chí công nhận “cộng đồng học tập” của tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch triển khai Chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị và các đơn vị liên quan triển khai tổ chức thực hiện đảm bảo hiệu quả. Định kỳ hằng năm, báo cáo kết quả (qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) trước ngày 15/11 để tổng hợp, báo cáo theo quy định./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.