ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 266/KH-UBND |
Cà Mau, ngày 21 tháng 11 năm 2023 |
TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 03 NĂM 2024 - 2026 TỈNH CÀ MAU
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm;
Căn cứ Thông tư số 69/2017/TT-BTC ngày 07/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm;
Căn cứ Thông tư số 51/2023/TT-BTC ngày 17/7/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2024 - 2026;
Căn cứ Nghị quyết số 16/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025;
Trên cơ sở tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024 của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2024 - 2026 tỉnh Cà Mau với nội dung cụ thể như sau:
I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2023
1. Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau năm 2023
Năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ, có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Những tháng đầu năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển, có những thuận lợi so với cùng kỳ năm 2022 nhưng cũng đan xen nhiều khó khăn thách thức như: tình hình chính trị, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gia tăng; lạm phát thế giới vẫn ở mức cao, hầu hết các nước vẫn thắt chặt chính sách tiền tệ, các nền kinh tế lớn, nhất là các nước nhập khẩu gặp nhiều khó khăn, sức mua suy giảm; tình hình sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trong nước còn khó khăn do ảnh hưởng tiêu cực từ kinh tế thế giới, một bộ phận người lao động bị mất việc làm; biến đổi khí hậu, thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp ảnh hưởng đến sản xuất và cuộc sống người dân, tác động đến khả năng tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Trong bối cảnh tình hình có nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, sự vào cuộc của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 đạt nhiều kết quả tích cực, cụ thể như sau:
- Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP giá so sánh) năm 2023 ước đạt 45.429 tỷ đồng, tăng 7,78% so với năm 2022(1) đạt kế hoạch đề ra (tăng từ 7% trở lên).
Cơ cấu kinh tế năm 2023: Khu vực ngư, nông, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 32,6% GRDP; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng 30,6%; khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 32,9%; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm chiếm tỷ trọng 3,8%(2).
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 24.000 tỷ đồng (kế hoạch 24.000 tỷ đồng).
- Tổng sản lượng thủy sản năm 2023 ước đạt 636.025 tấn bằng 99,4% kế hoạch, tăng 3,2% so với năm 2022; trong đó, sản lượng tôm ước đạt 243.000 tấn đạt 100% kế hoạch, tăng 6,7% so với năm 2022.
- Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 6,5% so với năm 2022, cụ thể: Sản lượng chế biến tôm ước đạt 200.000 tấn, đạt kế hoạch, tăng 15,2% so với cùng kỳ; sản lượng phân bón ước đạt 1.038 triệu tấn, vượt 3,8% kế hoạch, tăng so với cùng kỳ năm 2022 nhưng không đáng kể; sản lượng điện sản xuất ước đạt 5.570 triệu kWh, đạt kế hoạch, tăng 35,6% so với cùng kỳ; sản lượng khí thương phẩm ước đạt 1.510 triệu m3, đạt kế hoạch, tăng 13,7% so với cùng kỳ; sản lượng LPG-Condendate ước đạt 120.760 tấn, đạt kế hoạch, tăng 32,9% so với cùng kỳ.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 83.500 tỷ đồng, vượt 10% kế hoạch, tăng 4,2% so với năm 2022.
- Kim ngạch xuất khẩu đạt 1.200 triệu USD, bằng 92,31% kế hoạch, giảm 8,47% so cùng kỳ.
- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện. Lũy kế đến nay toàn tỉnh có 58/82 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới chiếm tỷ lệ 70,7%.
- Tổng số trường đạt chuẩn quốc gia của toàn tỉnh đến nay là 365/495 trường, đạt tỷ lệ 73,7% (trong đó: 107/134 trường Mầm non, tỷ lệ 79,9%; 161/214 trường Tiểu học, tỷ lệ 75,2%; 94/114 trường Trung học cơ sở, tỷ lệ 82,5% và 03/33 trường Trung học phổ thông, tỷ lệ 9,1%).
- Giải quyết việc làm cho 43.500 người/40.100 người, vượt 8% kế hoạch, giảm 2% so với năm 2022.
- Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 92,5% (kế hoạch 92,5%).
2. Tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm 2023
2.1. Thu NSNN
Năm 2023, Hội đồng nhân dân tỉnh quyết nghị thông qua tổng thu NSNN 4.834 tỷ đồng, trong đó: thu nội địa 4.721 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 113 tỷ đồng, ước thực hiện cả năm là 5.380 tỷ đồng, đạt 111,29% dự toán, bằng 100,2% so cùng kỳ (5.368,75 tỷ đồng); trong đó: thu nội địa 5.250 tỷ đồng, đạt 111,21% dự toán, bằng 104,50% so cùng kỳ (5.023,84 tỷ đồng); thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 130 tỷ đồng, đạt 115,04% dự toán (113 tỷ đồng), bằng 37,69% so cùng kỳ (344,90 tỷ đồng), cụ thể như sau:
Về nguồn thu: có 10/18 nguồn thu ước đạt và vượt so dự toán, gồm: thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước do Trung ương quản lý 620 tỷ đồng/538 tỷ đồng, đạt 115,24%; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 34 tỷ đồng/30 tỷ đồng, đạt 113,33%; thuế thu nhập cá nhân 558 tỷ đồng/540 tỷ đồng, đạt 103,33%; thu phí, lệ phí 77,2 tỷ đồng/72 tỷ đồng, đạt 107,22%; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 09 tỷ đồng/05 tỷ đồng, đạt 180,0%; thu tiền sử dụng đất 486 tỷ đồng( )/380 tỷ đồng, đạt 127,89%; thu từ hoạt động xổ số kiến thiết (kể cả xổ số điện toán) 1.941 tỷ đồng/1.600 tỷ đồng, đạt 121,31 %; thu khác ngân sách 246,74 tỷ đồng/200 tỷ đồng, đạt 123,37%; thu cổ tức lợi nhuận còn lại 43,6 tỷ đồng/10 tỷ đồng, đạt 436,00%; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 130 tỷ đồng/113 tỷ đồng, đạt 115,04%.
Bên cạnh đó, vẫn còn 08/18 nguồn thu đạt thấp so với dự toán, gồm: thu từ doanh nghiệp nhà nước địa phương 58 tỷ đồng/65 tỷ đồng, bằng 89,23%; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ước thu 610 tỷ đồng/650 tỷ đồng, bằng 93,85%; thuế bảo vệ môi trường ước thu 370 tỷ đồng/386 tỷ đồng, bằng 95,85%; thu lệ phí trước bạ ước thu 160 tỷ đồng/200 tỷ đồng, đạt 80,00%; thu tiền cho thuê đất, mặt nước 22 tỷ đồng/25 tỷ đồng, đạt 88,00%; thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản 3,2 tỷ đồng/05 tỷ đồng, đạt 64%; thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi công sản khác ước thu 0,11 tỷ đồng/01 tỷ đồng, bằng 11,00%; thu từ khu vực biển đạt 11 tỷ đồng/14 tỷ đồng, bằng 78,57%.
* Những thuận lợi cơ bản:
- Công tác thu ngân sách luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Ngành Thuế đã tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quản lý thu, khai thác nguồn thu, chống thất thu ngân sách theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Chương trình hành động số 01/CTr-UBND ngày 19/01/2023 và Công văn số 2510/UBND-KT ngày 10/4/2023; đồng thời, bám sát sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế. Thêm vào đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo ngành Thuế chủ động hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, cá nhân và hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh để ổn định sản xuất, kinh doanh, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Thuế nhằm tạo tiền đề nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu cho ngân sách địa phương.
- Các nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách địa phương có mức tăng trưởng tốt: thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, thu tiền sử dụng đất,...
* Những khó khăn, hạn chế:
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, tình hình quản lý thu ngân sách năm 2023 vẫn còn một số hạn chế, khó khăn, như sau:
- Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước Trung ương (trừ thu từ Cụm Khí - Điện - Đạm) đóng trên địa bàn giảm sâu so cùng kỳ do khai thuế tháng 12/2022 và tháng 01 năm 2023 không phát sinh và các tháng còn lại phát sinh thấp. Ngoài ra, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau ước thu cả năm 141 tỷ đồng, đạt 64% dự toán do dự kiến lợi nhuận năm 2023 giảm 66% so với năm 2022.
- Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ước thu cả năm bằng 93,85% so dự toán. Thu từ khu vực này không đạt dự toán năm do thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị định số 44/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023 của Chính phủ.
- Thực hiện các chính sách giảm, gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất của Trung ương ảnh hưởng đến kết quả thu ngân sách năm 2023:
+ Về giảm thuế và tiền thuê đất: giảm thuế bảo vệ môi trường mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn theo Nghị quyết số 30/2022/UBTVQH15 ngày 30/12/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ước thu giảm 4,15% so dự toán; giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo Nghị quyết 07/NQ-CP ngày 30/01/2023 của Chính phủ và Quyết định số 01/2023/QĐ-TTg ngày 31/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ, ước thu giảm 12% so dự toán; giảm lệ phí trước bạ theo Nghị định số 41/2023/NĐ-CP ngày 28/6/2023 của Chính phủ quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước, ước thu cả năm giảm 4,15% so dự toán; giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị định số 44/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023 của Chính phủ quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội.
+ Về gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, TNDN, TNCN và tiền thuê đất trong năm 2023 theo Nghị định số 12/2023/NĐ-CP ngày 14/4/2023 của Chính phủ.
2.2. Chi ngân sách địa phương
Năm 2023, Hội đồng nhân dân tỉnh quyết nghị tổng chi NSĐP là 11.755,03 tỷ đồng; trong đó: chi cân đối ngân sách 9.962,16 tỷ đồng; chi thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ 1.792,86 tỷ đồng. Ước chi cả năm 11.545,59 tỷ đồng, đạt 98,22% dự toán, bằng 106,91% so với cùng kỳ (10.798,95 tỷ đồng); trong đó: chi cân đối ngân sách 9.877,48 tỷ đồng, đạt 99,15% dự toán; chi thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ 1.668,11 tỷ đồng, đạt 93,04% dự toán, bằng 144,24% so cùng kỳ (1.156,47 tỷ đồng). Cụ thể một số lĩnh vực chi chủ yếu như sau:
a) Chi đầu tư phát triển
Ước thực hiện cả năm 2.523,69 tỷ đồng/2.641,61 tỷ đồng, đạt 95,54% kế hoạch, bằng 116,93% so cùng kỳ (2.158,28 tỷ đồng).
Ước giải ngân không đạt kế hoạch vốn năm 2023 chủ yếu là do một số dự án, công trình còn vướng mắc công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân(3); một số dự án được bố trí kế hoạch vốn lớn, còn chưa thực hiện hoàn thành thủ tục đầu tư, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân Kế hoạch đầu tư công năm 2023 như sau: các dự án hạ tầng tái định cư, 02 dự án BT, Bệnh viện đa khoa Cà Mau quy mô 1.200 giường bệnh;...
b) Chi thường xuyên
Ước thực hiện cả năm là 7.348,45 tỷ đồng/7.120,52 tỷ đồng, đạt 103,20% dự toán, cụ thể một số lĩnh vực như sau:
- Chi sự nghiệp kinh tế: ước thực hiện 1.299,65 tỷ đồng/1.414,80 tỷ đồng, đạt 91,86% dự toán. Chi không đạt so với dự toán là do trong năm thực hiện thu hồi, điều chỉnh giảm dự toán một số nội dung hết nhiệm vụ chi; tiết kiệm, dôi dư sau khi thực hiện xong nhiệm vụ, sau đấu thầu, giảm giá, như: kinh phí thực hiện đồ án quy hoạch, kinh phí thực hiện một số dự án quy hoạch, kinh phí ứng dụng công nghệ thông tin; kinh phí duy tu, sửa chữa các công trình giao thông; kinh phí mua sắm, sửa chữa tập trung,...
- Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề: ước thực hiện là 2.622,64 tỷ đồng/2.646,68 tỷ đồng, đạt 99,09% dự toán. Chi không đạt dự toán chủ yếu là do trong năm thực hiện thu hồi, điều chỉnh giảm dự toán; kinh phí hỗ trợ sữa tươi góp phần cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em theo Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND ngày 09/10/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện không đạt dự toán,...
- Chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình: ước thực hiện là 710,59 tỷ đồng/642,93 tỷ đồng, đạt 110,52% dự toán. Chi đạt cao so với dự toán chủ yếu là do kinh phí NSNN mua và hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế học sinh, các đối tượng thụ hưởng theo quy định; một số nhiệm vụ chi phòng phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 năm 2022 chuyển sang năm 2023 thực hiện; bổ sung kinh phí kiểm tra, giám sát chất lượng nước trên địa bàn tỉnh,...
- Chi sự nghiệp khoa học công nghệ: ước thực hiện 36,07 tỷ đồng/31,07 tỷ đồng, đạt 116,09% dự toán. Chi vượt dự toán là do một số đề tài, dự án khoa học công nghệ được cấp có thẩm quyền quyết định đã triển khai thực hiện một phần, số kinh phí còn lại được chuyển nguồn sang 2023 tiếp tục thực hiện.
- Chi quản lý hành chính: ước thực hiện 1.355,59 tỷ đồng/1.238,70 tỷ đồng, đạt 109,44% dự toán. Chi vượt dự toán chủ yếu là do trong năm bổ sung kinh phí chênh lệch tiền lương tăng thêm theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP ngày 14/5/2023 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; chi thực hiện tinh giản biên chế,...
- Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường: ước thực hiện 132,80 tỷ đồng/93,65 tỷ đồng, đạt 141,80% dự toán. Chi vượt so với dự toán chủ yếu do chi cho công tác xử lý môi trường các huyện, thành phố.
- Chi đảm bảo xã hội: ước thực hiện 588,62 tỷ đồng/514,10 tỷ đồng, đạt 114,50% dự toán. Chi đạt cao so với dự toán là do chi hỗ trợ tiền Tết cho các đối tượng; chi các chính sách, chế độ an sinh xã hội từ nguồn kinh phí ngân sách Trung ương hỗ trợ,...
c) Chi chương trình mục tiêu, hỗ trợ có mục tiêu
Ước thực hiện cả năm là 1.668,11 tỷ đồng/1.792,86 tỷ đồng, đạt 93,04% dự toán. Chi không đạt dự toán chủ yếu do một số dự án sử dụng vốn ODA đang thực hiện điều chỉnh giá hợp đồng các gói thầu; rà soát, điều chỉnh chủ trương đầu tư để triển khai các bước tiếp theo nên không thể giải ngân hết kế hoạch vốn được giao trong năm.
1. Dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đến năm 2025
- Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 - 2025 (tại Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 05/02/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025) tăng 6,0%;
- GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 87,7 triệu đồng.
- Cơ cấu kinh tế: ngư, nông, lâm nghiệp chiếm 30,1%; công nghiệp, xây dựng chiếm 32,4%; dịch vụ chiếm 33,8%; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 3,7%.
- Tổng vốn đầu tư xã hội bình quân hàng năm giai đoạn 2021 - 2025 chiếm từ 29,13% GRDP.
- Giải quyết việc làm bình quân giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 37.705 người/năm.
- Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều (theo chuẩn mới) hàng năm giảm 0,6%.
- Tỷ lệ số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 80%.
2. Cơ cấu thu, chi và khung cân đối ngân sách tổng thể của địa phương 03 năm 2024 - 2026
a) Thu NSNN
Dự kiến tổng thu NSNN 03 năm 2024 - 2026 là 16.453 tỷ đồng, tốc độ tăng thu bình quân đạt 5,9%/năm, cụ thể:
+ Dự toán thu năm 2024 là 5.336 tỷ đồng, bao gồm thu nội địa 5.230 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 106 tỷ đồng. Trong đó, thu NSĐP được hưởng theo phân cấp là 4.958 tỷ đồng. Nếu loại trừ thu tiền sử dụng đất (700 tỷ đồng), thu xổ số kiến thiết (1.820 tỷ đồng) thì tổng thu NSĐP được hưởng theo phân cấp là 2.438 tỷ đồng.
+ Dự toán thu năm 2025 là 5.387 tỷ đồng, bao gồm thu nội địa 5.270 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 117 tỷ đồng. Trong đó, thu NSĐP được hưởng theo phân cấp là 4.938 tỷ đồng. Nếu loại trừ thu tiền sử dụng đất (550 tỷ đồng), thu xổ số kiến thiết (1.800 tỷ đồng) thì tổng thu NSĐP được hưởng theo phân cấp là 2.588 tỷ đồng.
+ Dự toán thu năm 2026 là 5.730 tỷ đồng, bao gồm thu nội địa 5.600 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 130 tỷ đồng. Trong đó, thu NSĐP được hưởng theo phân cấp là 5.243 tỷ đồng. Nếu loại trừ thu tiền sử dụng đất (600 tỷ đồng), thu xổ số kiến thiết (1.800 tỷ đồng) thì tổng thu NSĐP được hưởng theo phân cấp là 2.843 tỷ đồng.
b) Chi NSĐP
* Chi đầu tư phát triển
- Trên cơ sở tình hình thực hiện các dự án đầu tư năm 2023, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; tỉnh Cà Mau xây dựng kế hoạch chi đầu tư phát triển 03 năm 2024 - 2026 phù hợp với định hướng tiếp tục cơ cấu lại ngân sách và nợ công giai đoạn 2021 - 2030. Phân bổ kế hoạch vốn đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công của tỉnh, dự kiến nguồn vốn Trung ương hỗ trợ, dự toán nguồn thu tiền sử dụng đất, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết và kế hoạch giải ngân các dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài Chính phủ vay về cho địa phương vay lại; đồng thời, tuân thủ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công.
- Ưu tiên bố trí vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định tại khoản 4 Điều 101 Luật Đầu tư công và hoàn trả các khoản vốn ứng trước ngân sách (nếu có). Bố trí đủ vốn cho các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo tiến độ được cấp thẩm quyền phê duyệt. Dự án đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn; dự án chuyển tiếp dự kiến hoàn thành trong năm 2024 theo thời gian bố trí vốn;
- Bố trí đủ vốn cho các nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch và vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư theo tiến độ được phê duyệt (PPP);
- Dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt; trong đó phấn đấu giảm thời gian thực hiện và bố trí vốn các dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C so với thời gian tối đa được phép quy định tại Điều 52 Luật Đầu tư công, sớm đưa công trình vào sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư;
- Bố trí đủ vốn cho các dự án trọng điểm, kết nối có tác động liên vùng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững theo tiến độ được cấp thẩm quyền phê duyệt;
- Dự toán chi đầu tư phát triển ngân sách tỉnh Cà Mau năm 2023 được Hội đồng nhân dân tỉnh giao 2.641,61 tỷ đồng. Dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2024 - 2026 là 9.576,25 tỷ đồng (bao gồm chi trả nợ gốc đến hạn), chi tiết theo Mẫu biểu số 04 đính kèm.
* Chi thường xuyên
- Xây dựng dự toán chi thường xuyên theo từng lĩnh vực, đảm bảo ưu tiên bố trí chi trả đầy đủ các chế độ, chính sách cho con người theo định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và các tiêu chuẩn, định mức, chế độ khác đã được cấp có thẩm quyền ban hành. Đối với chi thường xuyên năm 2025 và năm 2026 xác định tăng trên cơ sở khả năng tăng thu cân đối NSĐP được hưởng theo phân cấp.
- Dự toán chi thường xuyên năm 2023 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh giao là 7.120,52 tỷ đồng. Dự kiến bố trí chi thường xuyên giai đoạn 2024 - 2026 là 23.872,61 tỷ đồng (đã bao gồm chi trả nợ lãi do chính quyền địa phương vay), chi tiết theo Mẫu biểu số 04 đính kèm.
c) Khung cân đối ngân sách tổng thể địa phương 03 năm 2024 - 2026
Để đảm bảo cân đối ngân sách hàng năm nhằm hoàn thành kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2024 - 2026, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau xác định khung cân đối NSĐP 03 năm 2024 - 2026 là 34.140,10 tỷ đồng(4), chi tiết như sau:
- Khung cân đối NSĐP năm 2024 là 11.213,80 tỷ đồng, xác định trên cơ sở khung cân đối NSĐP năm 2023 và số tăng thu NSĐP được hưởng theo phân cấp năm 2024 so với năm 2023; riêng chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất, hoạt động xổ số kiến thiết bố trí bằng số dự kiến thu năm 2024 của ngành thuế và dự kiến kế hoạch giải ngân các dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài Chính phủ vay về cho địa phương vay lại.
- Khung cân đối NSĐP năm 2025 là 11.309,25 tỷ đồng, xác định trên cơ sở khung cân đối NSĐP năm 2024 và số tăng thu NSĐP được hưởng theo phân cấp năm 2025 so với năm 2024; riêng chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất và hoạt động xổ số kiến thiết bố trí bằng số dự kiến thu năm 2025 của ngành thuế và dự kiến kế hoạch giải ngân các dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài Chính phủ vay về cho địa phương vay lại.
- Khung cân đối NSĐP năm 2026 là 11.617,05 tỷ đồng, xác định trên cơ sở khung cân đối NSĐP năm 2025 và số tăng thu NSĐP được hưởng theo phân cấp năm 2026 so với năm 2025; riêng chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất và hoạt động xổ số kiến thiết bố trí bằng số dự kiến thu năm 2026 của ngành thuế và dự kiến kế hoạch giải ngân các dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài Chính phủ vay về cho địa phương vay lại.
(Chi tiết theo các Mẫu biểu số 01, 02, 03, 04, 05, 06 ban hành kèm theo Thông tư số 69/2017/TT-BTC ngày 07/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
1. Dự báo những tác động đến thu, chi NSĐP
a) Thu NSNN
- Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2024 - 2026 có nhiều chuyển biến tích cực, một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, cụ thể: Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt khá, giao động trong khoảng từ 7- 8%/năm, giá cả thị trường ổn định, lạm phát được kiềm chế; tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiếp tục trên đà tăng trưởng; tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ phục hồi và tiếp tục phát triển; nhiều cơ chế, chính sách thuế được sửa đổi, bổ sung, đã tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh; kim ngạch xuất khẩu tăng... đó là nền tảng tạo nguồn thu cho NSNN.
- Công tác thu NSNN được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp; cùng với sự nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức của cộng đồng doanh nghiệp và người nộp thuế, đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Bên cạnh đó, nhiều cơ chế, chính sách thuế được sửa đổi, bổ sung đã tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đóng góp ngày càng nhiều cho NSNN.
- Theo dự báo, các dự án đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng của quốc gia tiếp tục được triển khai trên địa bàn tỉnh Cà Mau như: Dự án Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, các Dự án bất động sản, Dự án đường ven biển đoạn đi qua tỉnh Cà Mau,... là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo nguồn thu cho NSNN.
- Bên cạnh những thuận lợi, kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa bền vững; thiên tai, tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng tác động không nhỏ đến đời sống sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Từ đó, đặt ra cho địa phương không ít khó khăn trong việc thực hiện dự toán thu ngân sách.
- Ngành nghề công nghiệp sản xuất chế biến của tỉnh đa số vẫn ở dạng sơ chế nên chưa tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, khó khăn trong việc tạo lợi thế cạnh tranh tại các thị trường trong và ngoài nước. Đặc biệt, ngành chế biến thuỷ sản là ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh nhưng do tác động của các hình thái thời tiết cực đoan, ô nhiễm môi trường phần nào ảnh hưởng tiêu cực đến vùng nuôi làm tác động đến nguồn cung nguyên liệu đầu vào.
b) Chi NSĐP
- Cà Mau là tỉnh chưa tự cân đối được thu, chi ngân sách, hàng năm phải nhận trợ cấp cân đối tương đối lớn từ ngân sách trung ương (gần 56%) để đảm bảo các nhiệm vụ chi, nên chưa thể chủ động trong việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Do đặc thù, Cà Mau là tỉnh có địa bàn rộng, sông ngòi dày đặc, nền đất yếu nên nhu cầu chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là rất lớn; tuy nhiên, do mật độ dân cư có tính phân tán cao, dân cư sinh sống rộng khắp, các đối tượng chính sách nhiều nên nhu cầu chi cho con người chiếm tỷ trọng lớn để đảm bảo các nhiệm vụ chi cho giáo dục, y tế, đảm bảo an sinh xã hội,.... Từ đó, ngân sách tỉnh gặp rất nhiều khó khăn trong việc nâng dần tỷ lệ chi đầu tư phát triển và giảm tỷ lệ chi thường xuyên.
- Tình trạng biến đổi khí hậu, thủy triều dâng cao gây sạt lở bờ sông, công trình giao thông, ngập úng cục bộ kéo dài trên hầu hết các tuyến đường trong nội ô và các đô thị trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là thành phố Cà Mau, gây khó khăn cho đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân, doanh nghiệp nên tỉnh phải bố trí nguồn lực khắc phục, đảm bảo cuộc sống cho người dân ở vùng bị ảnh hưởng.
- Để tăng chi đầu tư phát triển của địa phương thì nguồn thu từ xổ số kiến thiết và tiền sử dụng đất là rất quan trọng. Tuy nhiên, dự toán nguồn thu từ xổ số kiến thiết mỗi năm đều tăng sát với tình hình thực tế, trong khi nguồn thu tiền sử dụng đất thì không bền vững vì quỹ đất giảm dần theo thời gian, dẫn đến trong tương lai tỷ lệ thu tiền sử dụng đất sẽ giảm, ảnh hưởng đến việc tăng chi đầu tư phát triển của địa phương.
2. Các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2024 - 2026
Căn cứ đánh giá tình hình kinh tế - xã hội và những thách thức được dự báo cho giai đoạn 03 năm 2024 - 2026, để hoàn thành kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2024 - 2026 của tỉnh, bên cạnh việc nghiêm túc thực hiện các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Trung ương thì cần tập trung vào các giải pháp sau:
a) Thu NSNN
- Tăng cường công tác phân tích, dự báo, rà soát, xác định và đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN trên địa bàn; triển khai thực hiện tốt các giải pháp điều hành của Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô; các ngành, các cấp tham mưu kịp thời cho Ủy ban nhân dân tỉnh những giải pháp về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn, tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần tăng thu NSNN.
- Tổ chức đánh giá, xác định cụ thể mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh đến từng ngành, từng lĩnh vực và từng người nộp thuế, đảm bảo huy động tối đa nguồn thu vào NSNN.
- Tiếp tục đổi mới, đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế; đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động hỗ trợ người nộp thuế, cung cấp dịch vụ công cho người nộp thuế một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ, tạo niềm tin của người nộp thuế vào cơ quan thuế, nâng cao hơn nữa nhận thức của người nộp thuế trong kê khai, nộp thuế. Thực hiện tốt công tác quản lý thuế, hướng dẫn người nộp thuế kê khai trung thực giá chuyển nhượng bất động sản trên hợp đồng mua bán, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện và xử lý nghiêm đối với các hành vi khai sai, trốn thuế liên quan đến hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
- Triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thuế; trong đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế, trốn lậu thuế và đẩy mạnh công tác quản lý nợ đọng thuế; đồng thời, ngành Thuế phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp thực hiện chống thất thu thuế theo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức khai, nộp, hoàn thuế... Đẩy mạnh thực hiện chuyến đối số, hiện đại hoá phương thức quản lý thu nộp ngân sách Nhà nước, nâng cấp cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu đối với quản lý thu hiện đại ở tất cả các khâu trong quản lý thuế.
- Thực hiện tốt các chính sách của Chính phủ về những giải pháp tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô. Tiếp tục triển khai có hiệu quả kế hoạch cải cách giai đoạn 2023 - 2026, đẩy mạnh tiến trình cải cách hiện đại hoá công tác thuế theo đúng lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tổ chức triển khai kịp thời thủ tục hành chính thuế, quy trình nghiệp vụ do Bộ Tài chính, Tổng Cục Thuế ban hành.
b) Chi NSĐP
- Từng bước cơ cấu lại chi NSNN theo hướng tăng dần tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới mạnh mẽ khu vực sự nghiệp công lập theo cơ chế tự chủ và tinh giản bộ máy, biên chế theo đề án tinh giản biên chế đã được phê duyệt. Tăng cường quản lý nợ công, đảm bảo an toàn và bền vững; thực hiện nghiêm nguyên tắc vay bù đắp bội chi NSNN chỉ được sử dụng để chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.
- Bảo đảm tính công khai, minh bạch và công bằng trong việc lập kế hoạch chi đầu tư phát triển hàng năm; quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho các cấp, các ngành và nâng cao hiệu quả đầu tư. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện các dự án, công trình; đối với những dự án, công trình chậm tiến độ phải kịp thời điều chuyển vốn.
- Triệt để tiết kiệm NSNN, kiểm soát chặt chẽ dự toán chi thường xuyên, nhất là kinh phí họp, hội nghị, hội thảo, tiếp khách, đi công tác trong nước và ngoài nước. Kiên quyết dừng triển khai và thu hồi các khoản kinh phí chi thường xuyên đã giao trong dự toán đầu năm nhưng đến ngày 30 tháng 9 hàng năm chưa phân bổ hoặc đã phân bổ nhưng chưa triển khai thực hiện, chưa phê duyệt dự toán, chưa tổ chức đấu thầu để bổ sung dự phòng ngân sách.
- Thực hiện lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ; đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập, giảm mức hỗ trợ từ NSNN cho các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Tiếp tục cơ chế tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ); nguồn tăng thu NSĐP (bao gồm 70% tăng thu thực hiện so với dự toán và 50% tăng thu dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao) để bổ sung nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền lương.
Trên đây là Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2024 - 2026 của tỉnh Cà Mau, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau gửi đến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kiểm toán nhà nước khu vực V, Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định (gửi kèm theo các mẫu biểu). Kế hoạch này thay thế Kế hoạch số 207/KH-UBND ngày 24/8/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
DỰ BÁO MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU GIAI
ĐOẠN 03 NĂM 2024 - 2026
(Kèm theo Kế hoạch số 266/KH-UBND ngày 21/11/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Cà Mau)
STT |
Nội dung |
Đơn vị tính |
Năm hiện hành 2023 |
Năm dự toán 2024 |
Năm 2025 |
Năm 2026 |
|
Kế hoạch |
Ước thực hiện |
||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
1 |
Tổng sản phẩm trong nước của địa phương (GRDP) giá hiện hành |
Tỷ đồng |
81.584 |
84.232 |
95.275 |
105.856 |
105.856 |
2 |
Tốc độ tăng trưởng GRDP |
% |
7,00 |
7,78 |
7-8 |
8,00 |
8,00 |
3 |
Cơ cấu kinh tế |
|
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
|
- Nông, lâm nghiệp, thủy sản |
% |
33,50 |
32,64 |
31,00 |
30,07 |
28,67 |
|
- Công nghiệp, xây dựng |
% |
28,88 |
30,63 |
32,06 |
32,43 |
34,96 |
|
- Dịch vụ |
% |
33,65 |
32,89 |
33,20 |
33,78 |
32,53 |
|
- Thuế NK, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phàm |
% |
4,00 |
3,80 |
3,74 |
3,70 |
3,72 |
4 |
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) |
% |
|
103,85 |
104,00 |
104,16 |
104,16 |
5 |
Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn |
Tỷ đồng |
24.000 |
24.000 |
26.800 |
30.121 |
30.121 |
|
Tỷ lệ so với GRDP |
% |
29,4 |
28,5 |
28,1 |
28,5 |
28,5 |
6 |
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa |
Triệu USD |
1.300 |
1.200 |
1.250 |
1.350 |
1.350 |
|
Tốc độ tăng trưởng |
% |
|
|
0,05 |
0,04 |
0,09 |
7 |
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa |
Triệu USD |
|
|
|
|
|
|
Tốc độ tăng trưởng |
% |
|
|
|
|
|
8 |
Dân số |
Triệu người |
1,208148 |
1,207618 |
1,207679 |
1,207742 |
1,207742 |
9 |
GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) |
Triệu đồng |
67,60 |
69,80 |
78,89 |
87,70 |
91,20 |
10 |
Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo |
% |
0,8 |
0,8 |
0,4 |
0,35 |
0,3 |
11 |
Tỷ lệ hộ nghèo |
% |
1,61 |
1,61 |
1,21 |
1,21 |
1,21 |
12 |
Giáo dục, đào tạo |
|
|
|
|
|
|
|
- Số giáo viên |
Người |
16.557 |
16.557 |
16.888 |
17.056 |
17.056 |
|
- Số học sinh |
Người |
168.731 |
168.731 |
173.793 |
180.743 |
189.780 |
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
+ Học sinh dân tộc nội trú |
Người |
676 |
676 |
695 |
724 |
760 |
|
+ Học sinh bán trú |
Người |
24.494 |
24.494 |
25.225 |
26.485 |
27.280 |
|
+ Đối tượng được hưởng chính sách miễn, giảm học phí theo quy định |
Người |
11.727 |
11.727 |
12.078 |
12.562 |
12.930 |
|
- Số trường đại học, cao đẳng, dạy nghề công lập do địa phương quản lý |
Trường |
3 |
3 |
3 |
|
3 |
13 |
Y tế: |
|
|
|
|
|
|
|
- Cơ sở khám chữa bệnh |
Cơ sở |
115 |
115 |
115 |
115 |
115 |
|
- Số giường bệnh |
Giường |
4.157 |
4.157 |
4.367 |
4.517 |
4.667 |
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
+ Giường bệnh cấp tỉnh |
Giường |
2.940 |
2.940 |
3.100 |
3.250 |
3.400 |
|
+ Giường bệnh cấp huyện |
Giường |
610 |
610 |
660 |
660 |
660 |
|
+ Giường phòng khám khu vực |
Giường |
170 |
170 |
170 |
170 |
170 |
|
+ Giường y tế xã phường |
Giường |
437 |
437 |
437 |
437 |
437 |
|
- Số đối tượng mua BHYT |
|
|
|
|
|
|
|
+ Trẻ em dưới 6 tuổi |
Người |
1 19.170 |
120.737 |
135.029 |
144.886 |
144.886 |
|
+ Đối tượng bảo trợ xã hội |
Người |
39.877 |
40.205 |
40.834 |
41.814 |
42.068 |
|
+ Người thuộc hộ nghèo |
Người |
15.124 |
17.831 |
14.927 |
14.733 |
14.541 |
|
+ Người DTTS sống vùng KT-XH khó khăn, người sinh sống vùng KT-XH ĐBKK, xã đảo, thị trấn đảo |
Người |
198.545 |
195.838 |
198.424 |
198.303 |
198.184 |
|
+ Người hiến bộ phận cơ thể |
Người |
15 |
20 |
20 |
20 |
20 |
|
+ Học sinh, sinh viên |
Người |
160.583 |
177.444 |
186.277 |
195.590 |
205.369 |
|
+ Đối tượng cựu chiến binh, người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào, thanh niên xung phong |
Người |
35.265 |
21.667 |
21.667 |
21.667 |
21.667 |
|
+ Người thuộc hộ gia đình cận nghèo |
Người |
13.591 |
12.260 |
12.260 |
1 1.892 |
11.535 |
|
+ Người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình |
Người |
|
120 |
250 |
350 |
450 |
BIỂU TỔNG HỢP DỰ TOÁN THU NSNN NĂM GIAI ĐOẠN 2024 -
2026
(Kèm theo Kế hoạch số 266/KH-UBND ngày 21/11/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Cà Mau)
Đơn vị: Triệu đồng.
STT |
Nội dung |
Năm hiện hành 2023 |
Dự kiến 03 năm kế hoạch |
||||
Dự toán BTC giao |
Dự toán HĐND tỉnh quyết định |
Đánh giá thực hiện |
Năm dự toán 2024 |
Năm 2025 |
Năm 2026 |
||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
|
TỔNG THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN (I+II+III) |
4.834.000 |
4.834.000 |
5.380.000 |
5.336.000 |
5.387.000 |
5.730.000 |
I |
THU NỘI ĐỊA |
4.721.000 |
4.721.000 |
5.250.000 |
5.230.000 |
5.270.000 |
5.600.000 |
1 |
Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước do Trung ương quản lý |
538.000 |
538.000 |
620.000 |
611.000 |
584.000 |
683.000 |
|
- Thuế giá trị gia tăng |
214.000 |
214.000 |
292.000 |
322.500 |
330.000 |
359.000 |
|
- Thuế thu nhập doanh nghiệp |
320.000 |
320.000 |
324.000 |
284.000 |
250.000 |
320.000 |
|
- Thuế tiêu thụ đặc biệt |
|
|
|
|
|
|
|
- Thuế tài nguyên |
4.00G |
4.000 |
4.000 |
4.500 |
4.000 |
4.000 |
2 |
Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý |
65.000 |
65.000 |
58.000 |
72.000 |
70.000 |
75.000 |
|
- Thuế giá trị gia tăng |
30.500 |
30.500 |
27.800 |
36.500 |
32.000 |
35.000 |
|
- Thuế thu nhập doanh nghiệp |
27.000 |
27.000 |
22.500 |
28.000 |
30.500 |
32.500 |
|
- Thuế tiêu thụ đặc biệt |
500 |
500 |
400 |
500 |
500 |
500 |
|
- Thuế tài nguyên |
7.000 |
7.000 |
7.300 |
7.000 |
7.000 |
7.000 |
3 |
Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài |
30.000 |
30.000 |
34.000 |
35.000 |
45.000 |
50.000 |
|
- Thuế giá trị gia tăng |
9.950 |
9.950 |
18.900 |
18.900 |
19.900 |
21.900 |
|
- Thuế thu nhập doanh nghiệp |
20.000 |
20.000 |
15.050 |
16.050 |
25.000 |
28.000 |
|
- Thu từ khí thiên nhiên |
|
|
|
|
|
|
|
- Thuế tiêu thụ đặc biệt |
|
|
|
|
|
|
|
- Thuế tài nguyên |
50 |
50 |
50 |
50 |
100 |
100 |
|
- Tiền thuê mặt đất, mặt nước |
|
|
|
|
|
|
4 |
Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh |
650.000 |
650.000 |
610.000 |
640.000 |
700.000 |
750.000 |
|
- Thuế giá trị gia tăng |
483.300 |
483.300 |
413.500 |
450.800 |
512.300 |
541.800 |
|
- Thuế thu nhập doanh nghiệp |
160.000 |
160.000 |
189.700 |
182.000 |
180.000 |
200.000 |
|
- Thuế tiêu thụ đặc biệt |
1.200 |
1.200 |
1.300 |
1.200 |
1.200 |
1.200 |
|
- Thuế tài nguyên |
5.500 |
5.500 |
5.500 |
6.000 |
6.500 |
7.000 |
5 |
Lệ phí trước bạ |
200.000 |
200.000 |
160.000 |
165.000 |
180.000 |
200.000 |
6 |
Thuế sử dụng đất nông nghiệp |
|
|
10 |
|
|
|
7 |
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp |
5.000 |
5.000 |
9.000 |
7.500 |
8.000 |
8.000 |
8 |
Thuế thu nhập cá nhân |
540.000 |
540.000 |
558.000 |
570.000 |
570.000 |
600.000 |
9 |
Thuế bảo vệ môi trường |
386.000 |
386.000 |
370.000 |
275.000 |
420.000 |
450.000 |
|
- Thu từ hàng hóa nhập khẩu |
152.800 |
152.800 |
146.520 |
110.000 |
166.320 |
178.200 |
|
- Thu từ hàng hóa sản xuất trong nước |
233.200 |
233.200 |
223.480 |
165.000 |
253.680 |
271.800 |
10 |
Phí, lệ phí |
72.000 |
72.000 |
77.200 |
75.000 |
70.000 |
75.000 |
|
Bao gồm: - Phí, lệ phí do CQNN Trung ương thu |
24.000 |
24.000 |
25.400 |
25.000 |
22.000 |
24.000 |
|
- Phí, lệ phí do CQNN địa phương thu |
48.000 |
48.000 |
51.800 |
50.000 |
48.000 |
51.000 |
11 |
Tiền sử dụng đất |
380.000 |
380.000 |
486.000 |
700.000 |
550.000 |
600.000 |
|
- Thu do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc TW quản lý |
|
|
|
|
|
|
|
- Thu do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý |
380.000 |
380.000 |
486.000 |
700.000 |
550.000 |
600.000 |
12 |
Thu tiền thuê đất, mặt nước |
25.000 |
25.000 |
22.000 |
23.000 |
24.000 |
25.000 |
13 |
Thu tiền sử dụng khu vực biển |
14.000 |
14.000 |
11.000 |
13.000 |
15.000 |
20.000 |
|
Trong đó: - Thuộc thẩm quyền giao của Trung ương |
3.200 |
3.200 |
500 |
2.000 |
2.500 |
4.000 |
|
- Thuộc thẩm quyền giao của địa phương |
10.800 |
10.800 |
10.500 |
11.000 |
12.500 |
16.000 |
14 |
Thu từ bán tài sản nhà nước |
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó: - Do Trung ương |
|
|
|
|
|
|
|
- Do địa phương |
|
|
|
|
|
|
15 |
Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước |
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó: - Do Trung ương Xử lý |
|
|
|
|
|
|
|
- Do địa phương xử lý |
|
|
|
|
|
|
16 |
Thu tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước |
|
|
140 |
500 |
|
|
17 |
Thu khác ngân sách |
200.000 |
200.000 |
246.740 |
210.000 |
220.000 |
250.000 |
|
Trong đó: Thu khác ngân sách Trung ương |
129.000 |
129.000 |
132.700 |
134.000 |
140.000 |
150.000 |
18 |
Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản |
5.000 |
5.000 |
3.200 |
3.000 |
4.000 |
4.000 |
|
Trong đó: - Giấy phép do Trung ương cấp |
532 |
532 |
1.300 |
790 |
800 |
800 |
|
- Giấy phép do Ủy ban nhân dân tỉnh cấp |
4.468 |
4.468 |
1.900 |
2.210 |
3.200 |
3.200 |
19 |
Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác |
1.000 |
1.000 |
110 |
|
|
|
20 |
Thu cổ tức và lợi nhuận sau thuế (địa phương hưởng 100%) |
10.000 |
10.000 |
43.600 |
10.000 |
10.000 |
10.000 |
21 |
Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết (kể cả hoạt động xổ số điện toán) |
1.600.000 |
1.600.000 |
1.941.000 |
1.820.000 |
1.800.000 |
1.800.000 |
II |
THU TỪ DẦU THÔ |
|
|
|
|
|
|
III |
THU TỪ HOẠT ĐỘNG XUẤT, NHẬP KHẨU |
113.000 |
113.000 |
130.000 |
106.000 |
117.000 |
130.000 |
1 |
Thuế xuất khẩu |
56.000 |
56.000 |
111.044 |
94.000 |
108.000 |
120.000 |
2 |
Thuế nhập khẩu |
1.000 |
1.000 |
14.341 |
4.000 |
4.000 |
5.000 |
3 |
Thuế tiêu thụ đặc biệt |
|
|
|
|
|
|
4 |
Thuế bảo vệ môi trường |
|
|
|
|
|
|
5 |
Thuế giá trị gia tăng |
56.000 |
56.000 |
4.615 |
8.000 |
5.000 |
5.000 |
DỰ KIẾN THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO SẮC THUẾ
GIAI ĐOẠN 03 NĂM 2024 - 2026
(Kèm theo Kế hoạch số 266/KH-UBND ngày 21/11/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Cà Mau)
Đơn vị: Triệu đồng.
STT |
Nội dung |
Năm hiện hành 2023 |
Dự kiến dự toán năm 2024 |
So sánh năm 2024 với ước TH năm 2023 |
Dự kiến năm 2025 |
Dự kiến năm 2026 |
|
Dự toán |
Ước thực hiện |
||||||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4=3/2 |
5 |
6 |
|
TỔNG THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN (l+ll+III) |
4.411.468 |
4.943.580 |
4.958.210 |
100,3 |
4.938.381 |
5.243.000 |
I |
Các khoản thu từ thuế |
2.056.201 |
2.103.480 |
2.093.000 |
99,5 |
2.222.681 |
2.429.800 |
1 |
Thuế GTGT thu từ hàng hóa SX-KD trong nước |
737.750 |
752.200 |
828.700 |
110,2 |
894.200 |
957.700 |
2 |
Thuế TTĐB thu từ hàng hóa sản xuất trong nước |
1.700 |
1.700 |
1.700 |
100,0 |
1.700 |
1.700 |
3 |
Thuế BVMT thu từ hàng hóa SX-KD trong nước |
233.200 |
223.480 |
165.000 |
73,8 |
253.680 |
271.800 |
4 |
Thuế thu nhập doanh nghiệp |
527.000 |
551.250 |
510.050 |
92,5 |
485.500 |
580.500 |
5 |
Thuế thu nhập cá nhân |
540.000 |
558.000 |
570.000 |
102,2 |
570.000 |
600.000 |
6 |
Thuế tài nguyên |
16.550 |
16.850 |
17.550 |
104,2 |
17.600 |
18.100 |
II |
Các khoản phí, lệ phí |
248.000 |
211.800 |
215.000 |
101,5 |
228.000 |
251.000 |
1 |
Lệ phí trước bạ |
200.000 |
160.000 |
165.000 |
103,1 |
180.000 |
200.000 |
2 |
Các loại phí, lệ phí |
48.000 |
51.800 |
50.000 |
96,5 |
48.000 |
51.000 |
III |
Thu cổ tức, lợi nhuận được chia, lợi nhuận sau thuế, chênh lệch thu, chi của NHNN |
10.000 |
43.600 |
10.000 |
22,9 |
10.000 |
10.000 |
1 |
Thu cổ tức, lợi nhuận được chia, lợi nhuận sau thuế |
10.000 |
43.600 |
10.000 |
22 9 |
10.000 |
10.000 |
2 |
Thu chênh lệch thu, chi của NHNN |
|
|
|
|
|
|
IV |
Các khoản thu về nhà đất |
410.000 |
517.150 |
731.000 |
141,4 |
582.000 |
633.000 |
1 |
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp |
5.000 |
9.000 |
7.500 |
83.3 |
8.000 |
8.000 |
2 |
Thuế sử dụng đất nông nghiệp |
- |
10 |
- |
- |
- |
- |
3 |
Thu tiền cho thuê đất, mặt nước, mặt biển |
25.000 |
22.000 |
23.000 |
104,5 |
24.000 |
25.000 |
4 |
Thu tiền sử dụng đất |
380.000 |
486.000 |
700.000 |
144,0 |
550.000 |
600.000 |
6 |
Thu tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước |
- |
140 |
500 |
|
- |
- |
V |
Thu khác |
87.268 |
126.550 |
89.210 |
70,5 |
95.700 |
119.200 |
1 |
Thu cấp quyền khai thác khoáng sản |
4.468 |
1.900 |
2.210 |
116,3 |
3.200 |
3.200 |
2 |
Thu bán tài sản nhà nước |
|
|
|
|
|
|
3 |
Các khoản thu khác còn lại |
82.800 |
124.650 |
87.000 |
107.1 |
92.500 |
116.000 |
VI |
Thu xổ số kiến thiết |
1.600.000 |
1.941.000 |
1.820.000 |
93,8 |
1.800.000 |
1.800.000 |
DỰ TOÁN CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN
03 NĂM 2024 - 2026
(Kèm theo Kế hoạch số 266/KH-UBND ngày 21/11/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Cà Mau)
Đơn vị: Triệu đồng.
STT |
Nội dung |
Năm 2023 |
Dự kiến 03 năm kế hoạch |
||||
Dự toán BTC giao |
Dự toán HĐND tỉnh quyết định |
Đánh giá thực hiện |
Năm dự toán 2024 |
Năm 2025 |
Năm 2026 |
||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
A |
TỔNG CHI NSĐP |
11.755.025 |
11.755.025 |
12.141.486 |
12.579.861 |
14.054.712 |
14.374.914 |
I |
CHI CÂN ĐỐI NSĐP |
9.962.163 |
9.962.163 |
9.877.471 |
11.213.798 |
11.309.254 |
11.617.049 |
|
Trong đó: Chi cân đối NSĐP tính tỷ lệ điều tiết, số bổ sung cân đối từ NSTW cho NSĐP |
9.920.263 |
9.920.263 |
9.856.478 |
11.196.898 |
11.240.559 |
11.494.924 |
1 |
Chi đầu tư phát triển |
2.679.605 |
2.641.605 |
2.523.694 |
3.211.46C |
3.109.943 |
3.254.848 |
1.2 |
Chi đầu tư phát triển còn lại (1-1.1) |
2.679.605 |
2.641.605 |
2.523.694 |
3.211.460 |
3.109.943 |
3.254.848 |
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
a |
Chi đầu tư XDCB vốn trong nước (1) |
657.705 |
657.705 |
641.794 |
674.560 |
691.248 |
732.723 |
b |
Chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất |
380.000 |
342.000 |
324.900 |
700.000 |
550.000 |
600.000 |
c |
Chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết |
1.600.000 |
1.600.000 |
1.536.000 |
1.820.000 |
1.800.000 |
1.800.000 |
d |
Chi đầu tư từ nguồn vay lại NSĐP |
41.900 |
41.900 |
21.000 |
16.900 |
68.695 |
122.125 |
2 |
Chi thường xuyên |
7.083.153 |
7.120.524 |
7.348.450 |
7.774.905 |
7.969.799 |
8.127.902 |
|
- Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
a |
Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề |
2.646.684 |
2.646.684 |
2.622.635 |
2.953.840 |
3.006.345 |
3.059.918 |
b |
Chi khoa học và công nghệ |
28.454 |
31.068 |
36.068 |
34.656 |
35.176 |
36.460 |
c |
Chi quốc phòng |
|
241.819 |
294.529 |
267.648 |
271.663 |
275.738 |
d |
Chi an ninh |
|
81.375 |
92.583 |
102.377 |
103.913 |
107.706 |
đ |
Chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình |
|
642.934 |
710.588 |
699.471 |
711.974 |
724.700 |
e |
Chi sự nghiệp văn hóa và thông tin |
|
78.012 |
78.012 |
87.334 |
88.644 |
91.880 |
g |
Chi sự nghiệp phát thanh truyền hình |
|
28.792 |
28.792 |
33.942 |
34.451 |
35.708 |
h |
Chi sự nghiệp thể dục thể thao |
|
37.383 |
37.383 |
35.064 |
35.590 |
36.889 |
i |
Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường |
|
93.654 |
132.800 |
111.231 |
112.900 |
117.020 |
k |
Các hoạt động kinh tế |
|
1.414.801 |
1.299.646 |
1.435.463 |
1.483.634 |
1.522.580 |
l |
Chi hoạt động QLNN, Đảng, đoàn thể |
|
1.238.698 |
1.355.586 |
1.424.836 |
1.469.473 |
1.485.587 |
m |
Chi đảm bảo xã hội |
|
514.100 |
588.624 |
511.297 |
537.128 |
553.241 |
n |
Chi khác |
|
71.205 |
71.205 |
77.745 |
78.909 |
80.474 |
3 |
Chi trả nợ lãi do chính quyền địa phương vay |
|
4.519 |
3.334 |
2.500 |
3.699 |
3.394 |
4 |
Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính |
1.000 |
1.000 |
2.000 |
1.000 |
1.000 |
1.000 |
5 |
Dự phòng ngân sách |
198.405 |
194.514 |
|
223.933 |
224.813 |
229.906 |
6 |
Chi tạo nguồn Cải cách tiền lương |
|
|
|
0 |
75.085 |
|
B |
CHI TỪ NGUỒN BỔ SUNG CÓ MỤC TIÊU |
1.792.862 |
1.792.862 |
1.668.111 |
1.366.063 |
2.745.458 |
2.757.865 |
1 |
Chi thực hiện các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ |
1.484.397 |
1.484.397 |
1.375.069 |
1.034.070 |
2.429.678 |
2.429.678 |
2 |
Chi thực hiện các chương trình MTQG |
308.465 |
308.465 |
293.042 |
331.993 |
315.780 |
328.187 |
C |
BỘI CHI NSĐP |
41.900 |
|
21.000 |
16.900 |
68.695 |
122.125 |
D |
CHI CHUYỂN NGUỒN SANG NĂM SAU CỦA NSĐP |
0 |
0 |
595.898 |
0 |
0 |
0 |
Ghi chú: (1) Đã bao gồm chi trả nợ gốc và chưa bao gồm chi từ nguồn bội chi ngân sách.
KẾ HOẠCH VAY VÀ TRẢ NỢ NGÂN SÁCH CẤP TỈNH GIAI ĐOẠN
03 NĂM 2024 - 2026
(Kèm theo Kế hoạch số 266/KH-UBND ngày 21/11/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Cà Mau)
Đơn vị: Triệu đồng.
STT |
Nội dung |
Năm 2023 |
Dự toán 2024 |
DT 2024/ ƯTH 2023 (%) |
Dự kiến năm 2025 |
Dự kiến năm 2026 |
|
Dự toán |
Ước thực hiện |
||||||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4=3/2 |
5 |
6 |
A |
MỨC DƯ NỢ VAY TỐI ĐA CỦA NSĐP |
882.294 |
988.716 |
991.642 |
100,30 |
987.676 |
1.048.600 |
B |
BỘI CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG |
41.900 |
21.000 |
16.900 |
80,48 |
68.695 |
122.125 |
C |
KẾ HOẠCH VAY, TRẢ NỢ GỐC |
|
|
|
|
|
|
I |
Tổng dư nợ đầu năm |
147.718 |
147.718 |
151.433 |
102,51 |
151.048 |
198.673 |
|
Tỷ lệ mức dư nợ đầu kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%) |
16,74 |
14,94 |
15,27 |
|
15,29 |
18,95 |
1 |
Trái phiếu chính quyền địa phương |
|
|
- |
|
|
- |
2 |
Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước (1) |
128.465 |
128.465 |
135.965 |
105,84 |
139.365 |
194.560 |
3 |
Vay trong nước khác theo quy định của pháp luật |
19.253 |
19.253 |
15.468 |
80,34 |
11.683 |
4.113 |
II |
Trả nợ gốc vay trong năm |
|
|
|
|
|
|
1 |
Nợ gốc phải trả phân theo nguồn vay |
0 |
17.285 |
17.285 |
100,00 |
17.285 |
17.285 |
|
- Trái phiếu chính quyền địa phương |
- |
- |
- |
|
- |
- |
|
- Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước |
- |
13.500 |
13.500 |
100,00 |
13.500 |
13.500 |
|
- Vay trong nước khác theo quy định của pháp luật |
0 |
3.785 |
3.785 |
100,00 |
3.785 |
3.785 |
2 |
Nguồn trả nợ |
0 |
17.285 |
17.285 |
100,00 |
17.285 |
17.285 |
|
- Từ nguồn vay |
|
|
|
|
- |
- |
|
- Bội thu ngân sách địa phương |
- |
3.785 |
3.785 |
100,00 |
3.785 |
3.785 |
|
- Tăng thu, tiết kiệm chi và nguồn khác |
- |
13.500 |
13.500 |
100,00 |
13.500 |
13.500 |
|
- Kết dư ngân sách cấp tỉnh |
- |
- |
- |
|
- |
- |
III |
Tổng mức vay trong năm |
41.900 |
21.000 |
16.900 |
80,48 |
68.695 |
122.125 |
1 |
Theo mục đích vay |
41.900 |
21.000 |
16.900 |
80,48 |
68.695 |
122.125 |
|
- Vay bù đắp bội chi |
41.900 |
21.000 |
16.900 |
|
68.695 |
122.125 |
|
- Vay trả nợ gốc |
- |
- |
0 |
|
- |
- |
2 |
Theo nguồn vay |
41.900 |
21.000 |
16.900 |
80,48 |
68.695 |
122.125 |
|
- Trái phiếu chính quyền địa phương |
|
|
0 |
|
|
|
|
- Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước |
41.900 |
21.000 |
16.900 |
80,48 |
68.695 |
122.125 |
|
- Vay trong nước khác theo quy định của pháp luật |
|
|
|
|
0 |
0 |
IV |
Tổng dư nợ cuối năm |
189.618 |
151.433 |
151.048 |
99,75 |
198.673 |
299.728 |
|
Tỷ lệ mức dư nợ cuối kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%) |
21,49 |
15,32 |
15.23 |
|
20,12 |
28,58 |
1 |
Trái phiếu chính quyền địa phương |
- |
- |
- |
|
|
|
2 |
Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước (1) |
170.365 |
135.965 |
139.365 |
102,50 |
194.560 |
303.185 |
3 |
Vay trong nước khác theo quy định của pháp luật |
19.253 |
15.468 |
11.683 |
75,53 |
4.113 |
-3.457 |
D |
Trả nợ lãi, phí |
4.519 |
4.519 |
2.500 |
55,32 |
3.699 |
3.394 |
DỰ KIẾN NHU CẦU, NGUỒN VÀ SỐ BỔ SUNG CHI THỰC HIỆN CẢI
CÁCH TIỀN LƯƠNG
(Kèm theo Kế hoạch số 266/KH-UBND ngày 21/11/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Cà Mau)
Đơn vị: Triệu đồng
STT |
NỘI DUNG |
NĂM 2023 |
DỰ KIẾN 03 NĂM KẾ HOẠCH |
||||
DỰ TOÁN TTgCP giao |
ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN |
KINH PHÍ TĂNG THÊM |
NĂM 2024 |
NĂM 2025 |
NĂM 2026 |
||
A |
B |
1 |
2 |
3=2-1 |
4 |
5 |
6 |
I |
Tổng chi quỹ tiền lương (không bao gồm phụ cấp làm thêm giờ) |
3.018.798 |
3.328.652 |
309.854 |
3.948.359 |
3.948.359 |
3.948.359 |
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
(1) |
Tổng chi quỹ lương theo tiền lương cơ sở đã được quyết định trước 31/12/2022 |
3.018.798 |
3.328.652 |
309.854 |
3.948.359 |
3.948.359 |
3.948.359 |
- |
Tổng chi quỹ lương theo tiền lương cơ sở đã dự kiến |
3.018.798 |
3.328.652 |
309.854 |
3.948.359 |
3.948.359 |
3.948.359 |
- |
Điều chỉnh quỹ tiền lương (bao gồm cả kinh phí còn thiếu của các năm trước) |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
(2) |
Tổng chi quỹ lương do tăng tiền lương cơ sở |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
II |
Tổng nguồn kinh phí thực hiện CCTL |
167.499 |
319.729 |
152.230 |
198.649 |
198.649 |
198.649 |
1 |
10% tiết kiệm chi thường xuyên |
167.499 |
167.499 |
0 |
167.499 |
167.499 |
167.499 |
2 |
50% tăng thu NSĐP |
0 |
123.246 |
123.246 |
0 |
0 |
0 |
|
- 50% tăng thu NSĐP dự toán năm nay so năm trước |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
- 70% tăng thu NSĐP thực hiện năm trước so dự toán năm trước |
0 |
123.246 |
123.246 |
0 |
0 |
0 |
3 |
Từ nguồn giá học phí |
0 |
15.257 |
15.257 |
16.500 |
16.500 |
16.500 |
4 |
Từ nguồn giá viện phí |
0 |
7.842 |
7.842 |
8.150 |
8.150 |
8.150 |
5 |
Thu sự nghiệp khác |
0 |
5.885 |
5.885 |
6.500 |
6.500 |
6.500 |
6 |
Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2022 chưa sử dụng hết chuyển sang 2023 |
|
686.303 |
686.303 |
|
|
|
III |
Kinh phí đề xuất phải bổ sung hoặc chuyển nguồn |
|
|
|
|
|
|
(1) Trong đó, lĩnh vực: Ngư, nông, lâm nghiệp đạt 14.774 tỷ đồng, tăng 3,4% (kế hoạch tăng 4,0%); Công nghiệp, xây dựng đạt 14.200 tỷ đồng, tăng 12,4% (kế hoạch tăng 8,2%); Dịch vụ đạt 14.694 tỷ đồng, tăng 8,5% (kế hoạch tăng 9.0%); Thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm đạt 1.759 tỷ đồng, tăng 5,5% (kế hoạch tăng 6,2%).
(2) Kế hoạch năm 2023: Khu vực ngư, nông, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 33,5%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng 28,9%; khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 33,6%; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm chiếm tỷ trọng 4,0%.
(3) Bao gồm: Dự án Nâng cấp, mở rộng tuyến đường Cà Mau - Đầm Dơi (đoạn từ đường Hải Thượng Lãn Ông đến cầu Xóm Ruộng); Dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường U Minh - Khánh Hội; Dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường Cái Nước - Vàm Đình - Cái Đôi Vàm; Dự án đầu tư xây dựng công trình Bờ kè chống sạt lở khu dân cự thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn; Tiểu dự án 8; Dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo và mua sắm trang thiết bị cho 19 Trạm Y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau; Dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường về trung tâm xã Hàng Vịnh (ngã tư Vòng Xoay đến Vàm Xáng Cái Ngay), huyện Năm Căn;...
(4) Chưa bao gồm chi thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và Chương trình mục tiêu quốc gia từ nguồn NSTW.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.