ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 263/KH-UBND |
Hà Tĩnh, ngày 09 tháng 8 năm 2018 |
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TỈNH HÀ TĨNH NĂM 2019
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TỈNH HÀ TĨNH NĂM 2018
Thực hiện Văn bản số 4626/BKHĐT-HTX ngày 09/7/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể,năm 2019; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể tỉnh Hà Tĩnh năm 2019, cụ thể như sau:
I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ
1. Tình hình phát triển KTTT, HTX
1.1. Về số lượng, doanh thu và thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác
- Hợp tác xã: Đến 30/6/2018, toàn tỉnh có 1.349 HTX; trong đó, 06 tháng đầu năm 2018 thành lập mới 24 HTX (giảm 11,1% so với cùng kỳ năm 2017); tạm ngừng hoạt động 32 HTX và giải thể 13 HTX. Dự kiến từ nay đến cuối năm 2018 thành lập mới được 74 HTX và giải thể 50 HTX; nâng tổng số HTX lên 1.373 HTX (tăng 2,6% so với năm 2017), đạt kế hoạch đề ra.
Mặc dù, số lượng HTX lớn nhưng nhìn chung hiệu quả hoạt động còn thấp, doanh thu bình quân 06 tháng đầu năm của các HTX đạt khoảng 551 triệu đồng/HTX, lợi nhuận bình quân đạt khoảng 85 triệu đồng/HTX.
Qua rà soát hoạt động của các HTX trên địa bàn, cho thấy có 292 HTX thuộc các trường hợp giải thể bắt buộc theo quy định của Luật Hợp xã năm 2012, có 85 HTX tạm ngừng hoạt động. Từ nay đến hết tháng 7/2019, tỉnh sẽ xử lý dứt điểm theo quy định đối với các HTX hoạt động không đúng theo Luật Hợp tác xã năm 2012, yếu kém, cầm chừng, không hiệu quả, chỉ muốn duy trì sự tồn tại hình thức để nhận hỗ trợ từ nhà nước thông qua việc tự nguyện giải thể hoặc chuyển đổi.
- Liên hiệp hợp tác xã: Đến nay toàn tỉnh có 04 liên hiệp HTX (đều thành lập năm 2017) hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp nhằm liên kết mở rộng quy mô, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu, giúp đỡ các HTX thành viên cùng phát triển, tiêu thụ sản phẩm.
- Tổ hợp tác: Tính đến 30/6/2018, toàn tỉnh có 3.458 tổ hợp tác (THT), tăng 63THT so với năm 2017. Dự kiến đến cuối năm 2018, tổng số THT là 3.550 THT (vượt kế hoạch đề ra 6,2%).
Doanh thu bình quân của các THT trong 06 tháng đầu năm 2018 đạt 367 triệu đồng, lãi bình quân đạt 65 triệu đồng; dự kiến đến cuối năm 2018, doanh thu bình quân đạt 500 triệu đồng/năm (tăng 16% so với năm 2017) và lãi bình quân đạt 100 triệu đồng/năm (tăng 4,2% so với năm 2017, đạt kế hoạch đề ra).
1.2. Về thành viên, lao động của hợp tác xã, tổ hợp tác
- Về thành viên của HTX: Tổng số thành viên của các HTX đến nay là 83.628 thành viên, trong đó số thành viên mới năm 2018 là 189 người. Dự kiến đến cuối năm 2018 có khoảng 83.803 thành viên, (do có 74 HTX thành lập mới nhưng theo kế hoạch có khoảng 50 HTX giải thể do đó số thành viên tăng lên bằng số thành viên mới trừ đi số thành viên cũ của các HTX giải thể)- Số lao động thường xuyên trong các HTX đến nay là 56.126 người với thu nhập bình quân đạt 28 triệu đồng/lao động/năm, dự kiến đến cuối năm 2018 có 56.241 lao động với thu nhập bình quân 30 triệu đồng/lao động/năm, đạt kế hoạch đề ra.
- Về thành viên của THT: Tổng số thành viên của các THT là 28.692 người (tăng 1.938 người, tương ứng tăng 7,2% so với năm 2017), dự kiến đến cuối năm 2018: 29,244 người (tăng 2.490 người, tương ứng 9% so với năm 2017).
1.3. Về trình độ cán bộ quản lý HTX: Tổng số cán bộ quản lý HTX đến nay: 6.696 người, trong đó số cán bộ quản lý có trình độ sơ cấp, trung cấp: 1.658 người (đạt 24,8%) và cao đẳng và đại học: 438 người (đạt 6,5%). Dự kiến đến cuối năm 2018 có 6.851 cán bộ quản lý HTX trong đó có 1.860 người có trình độ sơ cấp, trung cấp (tăng 244 người so với năm 2017) và 478 người có trình độ cao đẳng, đại học (tăng 40 người so với năm 2017).
1.4. Kết quả tổ chức lại, chuyển đổi, giải thể hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012
Tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành và địa phương thực hiện rà soát hoạt động của các HTX trên địa bàn, qua rà soát toàn tỉnh có 600 HTX được thành lập trước ngày 01/7/2013, trong đó có 157 HTX không thực hiện chuyển đổi được theo Luật Hợp tác xã phải giải thể, chuyển đổi sang loại hình khác để tiếp tục hoạt động (chiếm 26,2%); có 443 HTX cần chuyển đổi, trong đó đã thực hiện chuyển đổi được 434 HTX (đạt tỷ lệ 98% so với số HTX phải chuyển đổi), còn 09 HTX chưa thực hiện chuyển đổi, tổ chức lại theo Luật Hợp tác xã năm 2012.
Công tác tổ chức lại, chuyển đổi HTX đã được thực hiện đúng theo quy định của Luật HTX năm 2012 về các tiêu chí: Số thành viên (tối thiểu 07 thành viên/HTX), tỷ lệ vốn góp của thành viên (không quá 20% vốn điều lệ), có cấp giấy chứng nhận vốn góp, có hội đồng quản trị (tối thiểu 03 người) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.
(Số liệu chi tiết tại phụ lục 1 kèm theo)
2.1. Lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp: Có 806 HTX (chiếm 59,8% trong tổng số), tăng 06 HTX (tương ứng tăng 1,3% so với năm 2017). Dự kiến từ nay đến cuối năm 2018, thành lập mới 09 HTX, nâng tổng số HTX trên địa lên 815 HTX. Mặc dù về mặt số lượng HTX thành lập mới giảm so với những năm trước nhưng chất lượng hoạt động ngày càng được củng cố hơn. Các HTX nông nghiệp đã đẩy mạnh công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới để tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp; tổ chức cung ứng nhiều khâu dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp của các hộ thành viên, đảm bảo chất lượng và giá cả phù hợp, được thành viên tín nhiệm. Liên kết giữa các HTX với nhau và với các tổ chức kinh tế khác bước đầu có sự phát triển, từng bước khẳng định là nhân tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế - an sinh xã hội. Vốn điều lệ bình quân của các HTX đạt 1.336 triệu đồng/HTX; Tài sản bình quân đạt 350 triệu đồng/HTX, mức tài sản bình quân của các HTX hầu như qua các năm không có biến động lớn. Thu nhập của người lao động được nâng lên bình quân đạt khoảng 2,5 triệu đồng/người/tháng.
2.2. Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, điện: Có 82 HTX, chiếm 6,1%, tăng 01 HTX so với năm 2017. Dự kiến từ nay đến cuối năm 2018, thành lập mới 03 HTX, nâng tổng số HTX trên địa lên 85 HTX. Một số HTX CN-TTCN đã mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ nhằm nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, đổi mới mẫu mã, liên kết tìm thêm thị trường tiêu thụ để duy trì ổn định sản xuất, bảo đảm việc làm và thu nhập ổn định cho thành viên và người lao động. Đặc biệt xuất hiện mô hình mới như HTX Tân Tiến Phát đầu tư dự án theo dây chuyền công nghệ Thái Lan, Nhật Bản, tổng mức đầu tư 135 tỷ đồng xây dựng nhà máy bánh kẹo tại Cụm Công nghiệp bắc Cẩm Xuyên. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều HTX đang hoạt động ở mức cầm chừng, chưa có sự đổi mới trong hoạt động cũng như liên kết trong sản xuất kinh doanh, thậm chí có nhiều HTX hoạt động yếu kém. vốn điều lệ bình quân đạt 1.934 triệu đồng/HTX, doanh thu bình quân đạt 840 triệu đồng/HTX/năm; thu nhập bình quân của thành viên trong các HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt khoảng 1,5-2 triệu đồng/người/tháng, trong lĩnh vực điện đạt khoảng 2,5-3 triệu đồng/người/tháng
2.3. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ tổng hợp, quản lý chợ, dịch vụ khác: Có 204 HTX, chiếm 15,1%, tăng 04 HTX so với năm 2017, trong đó có hơn 100 HTX tham gia lĩnh vực quản lý và khai thác chợ. Dự kiến từ nay đến cuối năm 2018, thành lập mới 06 HTX, nâng tổng số HTX trên địa lên 210 HTX. Thực hiện chủ trương của tỉnh về chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ từ tổ, ban quản lý sang mô hình HTX, doanh nghiệp quản lý nên vài năm gần đây số HTX hoạt động trong lĩnh vực quản lý chợ tăng nhanh. Nhìn chung các HTX thương mại hoạt động thương mại dịch vụ đã tập trung khai thác nguồn hàng, chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ và đội ngũ nhân viên bán hàng, cải tiến phương thức phục vụ, chú ý đến nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn để cung ứng cho khách hàng, mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường; một số HTX mở rộng thêm ngành nghề, liên kết với hộ nông dân, thu mua, chế biến, bảo quản, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, vốn điều lệ bình quân của các HTX đạt 950 triệu đồng/HTX, doanh thu bình quân đạt 450 triệu đồng/HTX; lợi nhuận bình quân đạt trên 80 triệu đồng/HTX; thu nhập bình quân của người lao động đạt trên 2,6 triệu đồng/người/tháng.
1.4. Lĩnh vực xây dựng - vận tải: Có 47 HTX hoạt động lĩnh vực xây dựng, vận tải (chiếm 3,6%), 06 tháng đầu năm 2018 không có HTX trong lĩnh vực này thành lập mới. Hầu hết các HTX đã chủ động đổi mới phương thức, tư duy sản xuất kinh doanh, mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, máy móc, phương tiện tiên tiến để hoạt động, tạo được uy tín và nâng cao sức cạnh tranh. Nét mới trong hoạt động của các HTX vận tải là thay đổi cách thức tổ chức quản lý, vận động thành viên góp vốn bằng phương tiện (ô tô) để HTX đứng tên, gắn thiết bị theo dõi hành trình của xe nên quản lý tốt phương tiện và đội ngũ lái xe, hoạt động vận tải có nề nếp hơn. Vốn điều lệ bình quân của các HTX vận tải đạt 1.758 triệu đồng/HTX, xây dựng đạt 993 triệu đồng/HTX; thu nhập bình quân của người lao động đạt 1,5-2 triệu đồng/người/tháng.
1.5. Lĩnh vực môi trường: Có 178 HTX hoạt động lĩnh vực môi trường (chiếm 13,2%), 06 tháng đầu năm 2018 không có HTX trong lĩnh vực này thành lập mới. Dự kiến từ nay đến cuối năm 2018, thành lập mới 02 HTX, nâng tổng số HTX trên địa lên 180 HTX. Các HTX, tổ đội vệ sinh môi trường tổ chức hoạt động có hiệu quả, là hạt nhân cơ bản trong việc thu gom xử lý rác thải ở các địa phương. Hoạt động của các HTX lĩnh vực này mang tính xã hội, thực hiện việc thu gom, xử lý rác thải, hạn chế ô nhiễm môi trường ở các địa phương. Hoạt động của HTX môi trường còn hết sức khó khăn do địa bàn rộng, mức thu phí theo quy định thấp, cơ sở vật chất của HTX còn yếu kém; mức thu chưa đủ bù đắp chi phí. Việc thu phí môi trường đã thấp lại còn khó khăn do ý thức của một số người dân chưa cao, mật độ dân thưa thớt cũng gây không ít khó khăn trong công tác thu gom, xử lý rác thải. Mặt khác, nhiều xã chưa có bãi rác tập trung, huyện chưa có bãi rác xử lý rác tập trung theo quy định nên xử lý rác còn nhiều khó khăn bất cập. Vốn điều lệ bình quân đạt 430 triệu đồng/HTX; doanh thu bình quân đạt 186 triệu đồng/HTX; lợi nhuận bình quân đạt 25 triệu đồng/HTX; thu nhập bình quân đạt 1,6 triệu đồng/người/tháng.
1.6. Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND): Có 32 QTDND, chiếm 2,4%, tăng 02 HTX so với năm 2017. Dự kiến đến từ nay đến cuối năm 2018, thành lập mới 02 QTDND, nâng tổng số QTDND trên địa bàn tỉnh lên 34 QTDND. Với mục tiêu chủ yếu là tương trợ, giúp đỡ thành viên do đó các QTDND không ngừng mở rộng địa bàn, nâng cao chất lượng phục vụ; tổng nguồn vốn hoạt động của các QTDND đạt 2.239 tỷ đồng, bình quân mỗi quỹ đạt 69,97 tỷ đồng, trong đó có 30/32 QTDND có nguồn vốn hoạt động trên 15 tỷ đồng; 32/32 QTDND đều hoạt động có lãi, lợi nhuận bình quân đạt 569 triệu đồng; thu nhập bình quân của người lao động đạt trên 99,6 triệu đồng/người/năm.
(Số liệu chi tiết tại phụ lục 2 kèm theo)
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ
1. Kết quả triển khai Luật và các văn bản hướng dẫn
a) Tình hình ban hành một số văn bản triển khai thi hành Luật HTX năm 2012 và các văn bản hướng dẫn liên quan
Triển khai thực hiện Luật Hợp tác xã và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương; Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành hệ thống cơ chế chính sách chỉ đạo triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ như:
- Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 187-KH/TU ngày 27/7/2015 của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế tập thể; Kết luận số 56-KL/TU ngày 07/12/2017 của Ban thường vụ tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo phát triển bền vững kinh tế tập thể Hà Tĩnh đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
- HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 65/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020.
- UBND tỉnh ban hành các văn bản triển khai: số 5841/UBND-NL ngày 25/12/2014 về việc triển khai Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020; số 2495/UBND-NL ngày 19/6/2015 về chỉ đạo, hướng dẫn các hợp tác xã nông nghiệp, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp tổ chức lại các hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012; số 4456/UBND-CN1 ngày 04/09/2015 về việc thực hiện Kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và PTNT về đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Hợp tác xã; số 5420/UBND-CN1 ngày 27/10/2015 đôn đốc thực hiện Kế hoạch số 187-KH/TU ngày 27/7/2015 của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế tập thể; số 6052/UBND-CN1 ngày 26/11/2015 về việc tập trung đẩy mạnh chuyển đổi hợp tác xã; số 1712/UBND-CN1 ngày 21/4/2016 về việc đẩy mạnh phát triển hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp theo Luật hợp tác xã; số 1812/UBND-CN1 ngày 05/5/2016 về việc đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi hợp tác xã theo Luật hợp tác xã 2012; số 3594/UBND-CN1 ngày 01/8/2016 về chuyển đổi, đăng ký lại, giải thể hợp tác xã theo Luật hợp tác xã 2012. Các Kế hoạch số 650/KH-UBND 19/11/2015 về việc tổ chức cuộc thi tìm hiểu Luật Hợp tác xã năm 2012; số 185/KH-UBND ngày 22/06/2016 về việc tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai Luật Hợp tác xã; Quyết định số 1853/QĐ-UBND ngày 20/6/2018 về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thí điểm mô hình đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn tại HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2018-2020; Kế hoạch số 153/KH-UBND ngày 10/5/2018 kế hoạch tuyên truyền, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã năm 2018; Văn bản số 3579/ UBND-KT1 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg về việc tiếp tục tăng cường công tác triển khai thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012, theo đó, trong thời gian tới tỉnh Hà Tĩnh sẽ thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục tăng cường công tác triển khai thi hành Luật HTX năm 2012.
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và Liên minh Hợp tác xã tỉnh ban hành văn bản liên ngành số 1237/SKH-TC-LMHTX ngày 19/8/2015 hướng dẫn trình tự, thủ tục, hồ sơ tổ chức lại, chuyển đổi, giải thể hợp tác xã hoạt động theo Luật hợp tác xã.
Nhờ việc triển khai thực hiện kịp thời các các văn bản hướng dẫn Luật Hợp tác xã, đến nay công tác tổ chức lại, chuyển đổi các HTX thành lập trước năm 2013 theo Luật HTX năm 2012 cơ bản đã hoàn thành (còn 04 HTX chưa thực hiện chuyển đổi nhưng các HTX này đang làm thủ tục để giải thể). Nhiều HTX đã cơ cấu lại tổ chức và hoạt động hiệu quả theo đúng quy định pháp luật.
b) Công tác tuyên truyền về KTTT, HTX
Kể từ khi Luật HTX năm 2012 được ban hành, đã tổ chức nhiều lớp tuyên truyền Luật Hợp tác xã năm 2012, các cơ chế chính sách của TW, của tỉnh về phát triển kinh tế tập thể thu hút hàng vạn người tham gia; Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Tĩnh, Báo Hà Tĩnh và các phương tiện thông tin đại chúng khác đã thực hiện hàng trăm tin, bài, phóng sự đưa tin về các mô hình HTX kiểu mới, các HTX điển hình tiên tiến, tạo sức lan tỏa tốt. Tổ chức tốt 03 phong trào thi đua do Liên minh HTX Việt Nam phát động: “Đổi mới phát triển HTX, Liên hiệp HTX và HTX tiên phong trong xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới”; “Cuộc thi tìm hiểu luật HTX năm 2012”; “Cuộc thi tìm hiểu các loại mô hình HTX kiểu mới”. Các phong trào này đã góp phần tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Luật Hợp tác xã năm 2012 tới toàn thể người dân, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, về ý nghĩa, tầm quan trọng của kinh tế tập thể đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.
c) Kết quả xây dựng các mô hình hợp tác xã kiểu mới hoạt động hiệu quả
Xác định được vai trò, hiệu quả của mô hình HTX kiểu mới hoạt động theo chuỗi giá trị, thời gian qua, Tỉnh đã tập trung chỉ đạo các sở, ngành, địa phương phối hợp, hỗ trợ xây dựng nhiều mô hình HTX kiểu mới gắn liên kết chuỗi sản phẩm hàng hóa chủ lực. Đến nay, đã phát triển được 120 HTX sản xuất theo chuỗi giá trị, nhiều nhất trong lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản với 52 chuỗi liên kết chăn nuôi lợn, bò, gà, thỏ; 35 chuỗi liên kết nuôi tôm cá và hàng chục chuỗi liên kết chế biến nông thủy sản.
Các mô hình HTX kiểu mới đã thực sự phát huy hiệu quả, góp phần xây dựng nông thôn mới và khẳng định mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi liên kết là một tất yếu không thể thiếu được hiện nay. Hằng năm xây dựng 2-3 HTX kiểu mới trên địa bàn các huyện và tiếp tục phổ biến, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới làm ăn hiệu quả nếu được triển khai rộng rãi sẽ giúp người dân thực sự tin tưởng vào các lợi ích do HTX mang lại.
2. Công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể
Cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã quán triệt và chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể và triển khai thi hành Luật hợp tác xã.
Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về phát triển KTTT. Tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho KTTT tỉnh phát triển. Thành lập Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp và Xúc tiến đầu tư tỉnh, Trung tâm Hành chính công tỉnh Hà Tĩnh nhằm thực hiện tốt hơn các hoạt động hỗ trợ các HTX, kịp thời tổng hợp ý kiến, phản ánh kiến nghị của HTX và thiết lập cơ chế một cửa, một đầu mối trong hỗ trợ, giải quyết thủ tục hành chính.
Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển KTTT tỉnh1 được kiện toàn và đổi mới phương thức hoạt động, kịp thời tham mưu ban hành các chủ trương, chính sách về phát triển KTTT, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh. Liên minh HTX tỉnh (cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo phát triển KTTT tỉnh), là cầu nối giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với khu vực KTTT; thường xuyên phối hợp với các Sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của nhà nước về phát triển KTTT; tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, nghiệp vụ cho lãnh đạo và nhân viên tại các HTX; hướng dẫn các HTX thành lập mới, chuyển đổi theo đúng các quy định của Luật HTX và các văn bản hướng dẫn liên quan.
3. Kết quả triển khai chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã
3.1. Về hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành, địa phương đã tổ chức nhiều đợt tập huấn cho các HTX; vận động, hướng dẫn các sáng lập viên về các bước thành lập HTX, xây dựng điều lệ, lập phương án SXKD, hồ sơ đăng ký kinh doanh. Dự kiến đến hết năm 2018, thực hiện hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng cho 1.400 người với số kinh phí 820 triệu đồng.
3.2. Quỹ hỗ trợ phát triển HTX
Quỹ hỗ trợ phát triển HTX đã thực hiện cho vay đầu tư đối với các HTX có dự án đầu tư và phương án kinh doanh có tính khả thi cao, qua đó giúp các HTX mở rộng quy mô, ngành nghề sản xuất, kinh doanh. Dự kiến đến cuối năm 2018, Quỹ cho 26 dự án vay vốn với số tiền 11.000 triệu đồng.
3.3. Hỗ trợ về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường
Năm 2018 đã thực hiện hỗ trợ 252 cho hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường của các HTX, trong đó, hỗ trợ cho 16 HTX tham gia Hội chợ tiến thương mại HTX năm 2018 do Liên minh HTX Việt Nam tổ chức với kinh phí hỗ trợ là 52 triệu đồng, hỗ trợ thực hiện Mô hình cửa hàng thương mại dịch vụ có liên kết với sản xuất, gắn với Chương trình OCOP trong xây dựng nông thôn mới năm 2018 với kinh phí hỗ trợ là 200 triệu đồng.
3.4. Hỗ trợ xây dựng mô hình HTX kiểu mới: Dự kiến đến cuối năm 2018, hỗ trợ cho 09 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông lâm, ngư nghiệp xây dựng mô hình HTX kiểu mới hoạt động có hiệu quả với tổng mức hỗ trợ là 1.350 triệu đồng.
(Số liệu chi tiết tại phụ lục 3 kèm theo)
III. CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI, HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN
- Số lượng HTX trong những năm qua tăng nhanh nhưng hiệu quả hoạt động còn thấp, quy mô nhỏ lẻ. Có hiện tượng một số thành lập để hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước, một số thành lập theo phong trào cho đạt chỉ tiêu nông thôn mới nên hoạt động mang tính hình thức, thành viên chỉ có tên trong HTX, không tham gia sản xuất, kinh doanh, không đóng góp vốn, không sử dụng dịch vụ của HTX; thành lập xong không hoạt động hoặc hoạt động không đúng bản chất theo Luật HTX mà mang tính chất doanh nghiệp, hộ gia đình.
- Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của HTX đa phần còn hạn hẹp, nhất là các HTX nông nghiệp mới chủ yếu chỉ thực hiện được một số dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như: Cung ứng giống, vật tư, phân bón, bảo vệ thực vật, thủy lợi nội đồng..còn các hỗ trợ đầu ra và thị trường như: Bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chưa được quan tâm, nên số HTX thực hiện việc bao tiêu nông sản cho nông dân còn ít dẫn đến hạn chế hiệu quả đối với việc nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp.
- Năng lực quản trị của cán bộ quản lý HTX yếu kém (tỷ lệ cán bộ HTX được đào tạo mới chỉ đạt 31.2%), nhiều cán bộ quản trị HTX chủ yếu hoạt động theo kinh nghiệm, chưa qua đào tạo nên gặp khó khăn trong quản lý, lập kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh. Bộ máy kế toán thiếu chuyên môn nghiệp vụ, một số HTX không có nhân viên kế toán nên hạch toán không rõ ràng, chế độ tài chính không theo quy định như: không tổ chức hoạch toán doanh thu, thu nhập, chi phí, lỗ, lãi; không thực hiện chế độ lưu trữ chứng từ nên không có cơ sở để xác định tính chính xác, đầy đủ tình hình tài chính.
- Thiếu vốn sản xuất kinh doanh do không thực hiện góp đủ vốn theo quy định. Khả năng tiếp cận vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại còn thấp. Việc không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ hạch toán kế toán, chế độ chứng từ kế toán và báo cáo tình hình hoạt động theo quy định đã dẫn đến phản ánh không chính xác, trung thực các chỉ tiêu về kinh tế, tài chính của HTX (như: vốn điều lệ, doanh số hoạt động, kết quả thu nhập, chi phí,...) nên các số liệu đánh giá về quy mô và chất lượng hoạt động của HTX thiếu độ tin cậy để các tổ chức tín dụng đánh giá trước khi cho vay. Ngoài ra, một số HTX không có tài sản hoặc giá trị tài sản cố định thấp, lại chủ yếu ở dạng trụ sở làm việc, công trình được giao quản lý nên HTX thiếu tài sản để thế chấp vay vốn ngân hàng.
- Liên minh HTX tỉnh đã được kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động nhưng vẫn chưa thực hiện hết chức năng nhiệm vụ của mình, chưa tập hợp, thu hút nhiều HTX làm thành viên (mới chỉ có 382 HTX tham gia thành viên của Liên minh Hợp tác xã tỉnh, đạt tỷ lệ 29,2%).
- Nhận thức về phát triển KTTT của một số cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa đầy đủ, chưa thống nhất, chưa thấy được vai trò quan trọng của khu vực KTTT trong phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng ở địa phương.
- Công tác quản lý nhà nước đối với KTTT chưa thường xuyên, có thời điểm buông lỏng và thiếu cơ chế, chế tài đối với trách nhiệm của cấp, ngành, địa phương trong phát triển KTTT trên địa bàn. Cải cách thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực chưa đáp ứng yêu cầu; việc tiếp cận đất đai, tín dụng của các HTX còn khó khăn, các điều kiện để được vay vốn còn khắt khe. Vai trò, trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Nhân dân chưa được phát huy.
- Hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn trong lĩnh vực KTTT thiếu, chưa kịp thời, một số chính sách chậm triển khai thực hiện như: Chính sách đất đai, đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX chưa đồng bộ.
- Phương thức sản xuất tự do, nhỏ lẻ đã trở thành thói quen, giữ vai trò chủ đạo trong tư duy sản xuất của người nông dân. Tâm lý e ngại đối với HTX kiểu cũ vẫn còn ảnh hưởng nặng nề trong đông đảo tầng lớp nhân dân, trong khi HTX kiểu mới chưa thực sự huy động được sự tham gia của thành viên vào các hoạt động của HTX, chưa thể hiện được tinh thần hợp tác của tổ chức, còn có quá ít mô hình liên kết sản xuất thành công, có hiệu quả để tuyên truyền, nhất là các chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa.
- Bản thân các sáng lập viên, đội ngũ cán bộ quản lý HTX chủ yếu xuất thân từ người nông dân, chưa qua đào tạo nên trình độ nhận thức, năng lực quản lý và kinh nghiệm còn yếu. Tâm lý chung của cán bộ HTX không muốn làm lâu dài do thu nhập thấp, chưa ổn định và một số nơi chưa được tham gia bảo hiểm xã hội. Lao động có tay nghề cao trong các HTX đang dần bị mai một, chưa được trẻ hóa để thay thế kịp thời hoặc bị thu hút sang các loại hình khác có sức hấp dẫn hơn.
- Xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin quốc gia về hợp tác xã và đăng ký trực tuyến, trong đó có sự liên thông giữa thủ tục đăng ký hợp tác xã và đăng ký thuế để thống nhất, minh bạch quy trình đăng ký hợp tác xã nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác đăng ký thành lập HTX, quản lý HTX trên toàn quốc.
- Ban hành quy định về rà soát, đánh giá, phân loại HTX trên toàn quốc nhằm có cơ sở thống nhất đánh giá, phân loại HTX để các địa phương trên toàn quốc, giúp nắm bắt được thực chất hoạt động của các HTX, góp phần quản lý nhà nước về HTX
- Tiếp tục có các chủ trương, chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển KTTT nói chung và HTX nói riêng như hỗ trợ về đào tạo, tập huấn, hỗ trợ về hạ tầng kỹ thuật cho HTX.
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2019
1. Dự báo những thuận lợi, khó khăn
1.1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự phối hợp giữa các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan đóng vai trò then chốt trong việc phát triển KTTT theo đúng định hướng, đảm bảo phát triển bền vững và tạo môi trường thuận lợi cho các HTX khi tham gia sản xuất, kinh doanh.
- Công tác cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh trên tất cả các lĩnh vực; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho HTX hoạt động ổn định và phát triển. Ban hành hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ, ưu tiên bố trí nguồn lực đảm bảo thực hiện các chính sách kịp thời, tạo điều kiện hỗ trợ cho HTX phát triển.
- Hệ thống văn bản pháp luật của nhà nước đối với kinh tế tập thể đã từng bước được hoàn thiện tạo hành lang pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX, liên hiệp HTX, tổ hợp tác.
- Việc triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể đã góp phần phát triển HTX cả về số lượng và chất lượng.
- Nhiều HTX đã năng động sáng tạo, nhanh chóng tái cấu trúc, khắc phục khó khăn, đầu tư thiết bị công nghệ, mở rộng quy mô, địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
1.2. Khó khăn
- Số lượng HTX mặc dù tăng nhanh nhưng chủ yếu vẫn là các HTX có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ, tổ chức bộ máy điều hành kém bài bản, nhất là công tác sổ sách, kế toán; trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý yếu, thiếu phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả. Việc thành lập HTX, THT trong thời gian qua ở một số địa phương có biểu hiện chạy theo số lượng để đạt chỉ tiêu, kế hoạch, chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế; một số thành lập đế lấy danh nghĩa, hưởng chính sách còn bản chất hoạt động là doanh nghiệp.
- Công tác chuyển đổi, tổ chức lại theo Luật Hợp tác xã 2012 cơ bản đã hoàn thành, tuy nhiên, một số hợp tác xã mặc dù đã chuyển đổi nhưng hoạt động còn mang tính hình thức, chưa có sự thay đổi lớn về phương thức, tư duy hoạt động theo mô hình HTX kiểu mới mà còn nặng về hành chính, bao cấp theo phương thức hợp tác xã kiểu cũ.
- Mô hình HTX kiểu mới còn ít, HTX điển hình tiên tiến, làm ăn có hiệu quả chưa nhiều, sự tham gia góp vốn, góp công, góp đất của thành viên xây dựng HTX còn ít. Các HTX có quy mô nhỏ, vốn hoạt động không đáng kể, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm chưa cao, bộ máy quản lý còn non kém.
- Việc liên kết để hoạt động theo chuỗi là rất cần thiết nhưng số HTX thực hiện liên kết được với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm còn ít. Hoạt động của các HTX còn thiếu sự gắn bó với nhau, chưa có sự liên kết hệ thống cả về hoạt động kinh doanh và tổ chức, liên kết nội bộ còn thiếu tính chặt chẽ, hiệu quả hoạt động chưa cao. Nhiều HTX chưa nhận thức đầy đủ về mức độ ảnh hưởng của toàn cầu hóa, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế khu vực tới nền kinh tế trong nước, trong tỉnh.
- Tình trạng được mùa mất giá, thị trường tiêu thụ hàng nông sản có nhiều biến động làm giá cả một số hàng hóa giảm mạnh như giá dưa hấu, giá một số gia vị như ớt cay, hồ tiêu...đã làm cho hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn.
2. Định hướng chung về phát triển kinh tế tập thể
- Phát triển KTTT là một tất yếu khách quan, là chủ trương lớn, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước, do đó cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận tham gia của người dân, tránh sự áp đặt, duy ý chí; mặt khác, tránh buông lỏng lãnh đạo của Đảng và quản lý của chính quyền các cấp. Nhà nước tạo môi trường và hỗ trợ để tự thân các HTX, THT phát triển.
- Phát triển KTTT, HTX chính là liên kết của các hộ nông dân, không làm mất đi vai trò của kinh tế hộ mà còn nâng đỡ cho kinh tế hộ phát triển. Hiệu quả của HTX chính là hiệu quả của hộ gia đình, HTX phát triển thì đời sống hộ thành viên nói riêng và nông thôn nói chung tăng lên. Không có mô hình nào phù hợp với người nông dân hơn mô hình HTX, không chỉ giúp nông dân thoát nghèo mà hoàn toàn có thể làm giàu.
- Đổi mới nhận thức về phát triển kinh tế hợp tác, tiếp cận theo hướng lấy chất lượng, hiệu quả làm thước đo, không chạy theo số lượng. Củng cố các HTX, THT hiện có; phát triển mới các HTX, THT khi có đủ điều kiện. Chú trọng phát triển các HTX kiểu mới trong lĩnh vực nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới. Thực hiện nguyên tắc, những công việc nào mà xã viên làm có lợi hơn thị HTX không làm, những việc nào mà HTX làm có lợi hơn cho xã viên hoặc xã viên không thể tự làm thì để hợp tác xã làm.
- Phát triển KTTT, HTX với nhiều hình thức hợp tác phong phú, đa dạng, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng địa bàn theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm và có sự hỗ trợ tích cực từ các cơ quan Nhà nước, dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
- Xây dựng các chính sách khuyến khích, ưu đãi tạo điều kiện để KTTT, HTX phát triển phù hợp với thực tiễn của tỉnh, không tạo ra sự trông chờ, ỷ lại Nhà nước. Gắn việc củng cố, phát triển HTX với chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Phát triển KTTT với nòng cốt góp phần xây dựng xã hội hợp tác, đoàn kết, cùng chia sẻ sự thịnh vượng và quản lý một cách dân chủ, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là đối với nông nghiệp và nông thôn. Phấn đấu đến năm 2020 khu vực KTTT, HTX có vị trí và vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, của tỉnh Hà Tĩnh.
- Phấn đấu đến hết tháng 6 năm 2019 giải quyết dứt điểm các HTX hoạt động kém hiệu quả, chỉ tồn tại dưới tên gọi, thực tế không hoạt động hoặc hoạt động không đúng quy định của pháp luật.
- Phấn đấu đến năm 2020: Tăng số lượng HTX, THT trên các lĩnh vực, đảm bảo hoạt động đúng luật, thực chất, hiệu quả, bền vững; Có trên 60% số HTX hoạt động tốt, khá; thu nhập bình quân của thành viên và người lao động trong các HTX đến năm 2020 tăng từ 1,2 đến 1,5 lần so với năm 2017; Cơ bản cán bộ quản lý HTX có trình độ chuyên môn phù hợp, có kiến thức quản lý kinh tế, có khả năng và kinh nghiệm điều hành hoạt động của HTX.
5. Các giải pháp phát triển KTTT năm 2019
5.1. Tiếp tục thực hiện và hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012
- Triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 22/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác triển khai thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012.
- Ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết số 65/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 của HĐND tỉnh ban hành một số chính sách về hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Trong đó, tập trung hoàn thiện, ban hành quy định về bộ tiêu chí bộ tiêu chí rà soát, phân loại, đánh giá hợp tác xã hoạt động trên địa bàn tỉnh và văn bản liên ngành hướng dẫn triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Làm cơ sở để phân loại, đánh giá, nắm được thực chất hoạt động trên địa bàn để thực hiện hỗ trợ đúng đối tượng và đạt có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn.
5.2. Tuyên truyền, tập huấn Luật Hợp tác xã năm 2012 và nâng cao năng lực nguồn nhân lực HTX: Tiếp tục tổ chức các lớp tuyên truyền, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các HTX nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, kỹ năng điều hành cho đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao năng lực quản trị sản xuất kinh doanh, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ, áp dụng các mô hình tiên tiến, điển hình vào thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, kỹ năng điều hành cho đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao năng lực quản trị sản xuất kinh doanh, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ, áp dụng các mô hình tiên tiến, điển hình vào thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh.
5.3. Về chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển HTX:
- Tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Trung ương theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015 - 2020.
- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 65/2017/NQ- HĐND ngày 13/12/2017 của HĐND tỉnh ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, trong đó có các chính sách hỗ trợ như:
+ Cân đối ngân sách của tỉnh, bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh, tạo cơ hội cho nhiều HTX tiếp cận nguồn vốn hơn.
+ Thực hiện xây dựng mô hình HTX và tổng kết mô hình HTX. Nghiên cứu, khảo sát, xây dựng các mô hình HTX hoạt động có hiệu quả, trong đó tập trung xây dựng các HTX liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Hỗ trợ khen thưởng đối với những HTX được công nhận mô hình HTX kiểu mới tiêu biểu, điển hình trên các lĩnh vực và được nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh.
- Lồng ghép các nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện ở địa phương đặc biệt là nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới để hỗ trợ HTX theo quy định như hỗ trợ tập huấn, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng...
- Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về vốn vay cho các HTX; ưu tiên dành quỹ đất thích hợp về diện tích, vị trí, tiền thuê đất và tạo điều kiện hoàn thành các thủ tục thuê đất, giao đất cho HTX, đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổ chức lại hệ thống đào tạo của các trường, các trung tâm dạy nghề để nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực: chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu lao động cho các HTX.
5.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực KTTT, HTX
- Tổ chức rà soát, phân loại, đánh giá toàn diện hoạt động của HTX trên địa bàn: UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ các tiêu chí tại Bộ tiêu chí rà soát, đánh giá và phân loại HTX trên địa bàn tỉnh thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại HTX, nắm được thực chất hoạt động của các HTX. Từ đó, chỉ thực hiện hỗ trợ đối với các HTX đảm bảo được các tiêu chí theo Bộ tiêu chí rà soát, đánh giá và phân loại HTX trên địa bàn tỉnh, đảm bảo tính công bằng, minh bạch, tránh việc lợi dụng chính sách. Đồng thời, tuyên truyền, giải thích, vận động tự giải thể hoặc có biện pháp khác để chấm dứt hoạt động, thu hồi đối với những HTX hoạt động không đúng theo Luật, yếu kém, cầm chừng, không hiệu quả, chỉ muốn duy trì sự tồn tại hình thức để nhận hỗ trợ từ nhà nước (yêu cầu giải quyết dứt điểm trước tháng 7/2019).
- Bản thân các HTX phải chủ động tái cơ cấu, nỗ lực vươn lên trong thời kỳ hội nhập, nắm vững chính sách pháp luật, có chiến lược kinh doanh dài hạn, chủ động liên kết để nâng quy mô, nâng tầm hoạt động.
- Khuyến khích, hỗ trợ để thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp, HTX, THT và người dân để sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm; liên kết hình thành các Liên hiệp HTX mạnh để thu hút vốn đầu tư, khai thác công nghệ tiên tiến hiện đại, kỹ năng quản lý,... tạo ra sản phẩm mũi nhọn, sản phẩm truyền thống; chủ động, tích cực nghiên cứu mở rộng thị trường; xây dựng thương hiệu sản phẩm có uy tín trên thị trường.
5.5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về KTTT
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, HTX theo ngành, lĩnh vực, địa bàn phụ trách; chỉ đạo bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về HTX; quan tâm đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ có tâm huyết, trình độ, đáp ứng yêu cầu phát triển của HTX trong giai đoạn mới. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các HTX, xử lý nghiêm đối với những HTX; vi phạm và những cá nhân, tổ chức có liên quan.
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX gia nhập thị trường, trong đó cần tập trung vào một số lĩnh vực như: Đăng ký hợp tác xã, đầu tư, đất đai, xây dựng, thuế, hải quan...
- Kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển KTTT các cấp. Liên minh HTX tỉnh cần tăng cường và nâng cao hiệu quả đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên. Thường xuyên bám sát HTX, chủ động nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của HTX để hướng dẫn xử lý hoặc đề xuất các cấp, ngành giải quyết.
5.6. Huy động các lực lượng xã hội, các tổ chức đoàn thể tham gia thúc đẩy phát triển KTTT
Tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt với sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị trong công tác phát triển KTTT. Huy động các nguồn lực của tỉnh, sự hỗ trợ của Chính phủ và quốc tế để tạo điều kiện hỗ trợ cho KTTT phát triển cả về chất và lượng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, tăng thu nhập cho các thành viên và tham gia tích cực vào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2018 VÀ KẾ HOẠCH
NĂM 2019
(Kèm theo Kế hoạch số 263/KH-UBND ngày 09/8/2018 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)
TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
Thực hiện 2017 |
Năm 2018 |
Kế hoạch 2019 |
||
Kế hoạch |
Ước thực hiện 6 tháng |
Ước thực hiện cả năm |
|||||
I |
Hợp tác xã |
|
|
|
|
|
|
1 |
Tỷ trọng đóng góp vào GDP |
% |
|
|
|
|
|
2 |
Tổng số hợp tác xã |
HTX |
1.338 |
1.373 |
1.349 |
1.373 |
1.181 |
|
Trong đó |
|
|
|
|
|
|
- |
Số hợp tác xã thành lập |
HTX |
57 |
100 |
24 |
74 |
100 |
- |
Số hợp tác xã giải thể |
HTX |
12 |
50 |
13 |
50 |
292 |
3 |
Tổng số thành viên hợp tác xã |
Người |
83.463 |
83.803 |
83.628 |
83.803 |
82.025 |
|
Trong đó: Số thành viên |
Người |
834 |
350 |
189 |
350 |
400 |
4 |
Tổng số lao động thường xuyên trong hợp tác xã |
Người |
55.597 |
56.241 |
56.126 |
56.241 |
53.463 |
|
Trong đó: Số lao động là thành viên |
Người |
53.761 |
54.975 |
53.922 |
54.265 |
52.487 |
5 |
Doanh thu bình quân một HTX |
Tr đồng/năm |
808 |
1.000 |
551 |
1.000 |
1.163 |
6 |
Lãi bình quân một HTX |
Tr đồng/năm |
188 |
150 |
85 |
200 |
230 |
7 |
Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX |
Tr đồng/năm |
35 |
30 |
28 |
36 |
42 |
8 |
Tổng số cán bộ quản lý HTX |
Người |
6.651 |
6.851 |
6.696 |
6.851 |
5.551 |
|
Trong đó |
|
|
|
|
|
|
|
Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ sơ, trung cấp |
Người |
1.616 |
1.860 |
1.658 |
1.860 |
2.060 |
|
Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên |
Người |
438 |
478 |
438 |
478 |
528 |
II |
Liên hiệp hợp tác xã |
|
|
|
|
|
|
1 |
Tổng số liên hiệp hợp tác |
LH HTX |
4 |
5 |
4 |
5 |
7 |
|
Trong đó |
|
|
|
|
|
|
|
Số liên hiệp HTX thành lập mới |
LH HTX |
4 |
1 |
- |
1 |
2 |
|
Số liên hiệp HTX giải thể |
LH HTX |
|
|
|
|
|
|
Tổng số HTX thành viên |
HTX |
16 |
20 |
16 |
20 |
28 |
|
Tổng số lao động trong Liên hiệp HTX |
Người |
120 |
150 |
120 |
150 |
210 |
III |
Tổ hợp tác |
|
|
|
|
|
|
1 |
Tổng số tổ hợp tác |
THT |
3.412 |
3.343 |
3.475 |
3.550 |
3.650 |
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
Số tổ hợp tác thành lập |
THT |
197 |
170 |
55 |
97 |
115 |
|
Số tổ hợp tác đăng ký hoạt động với chính quyền xã/phường/thị trấn |
THT |
3.412 |
3.343 |
3.458 |
3.550 |
3.650 |
2 |
Tổng số thành viên tổ hợp tác |
Người |
26.754 |
30.087 |
28.692 |
29.244 |
30.905 |
3 |
Doanh thu bình quân một THT |
Tr đồng/năm |
430 |
500 |
367 |
500 |
550 |
4 |
Lãi bình quân một THT |
Tr đồng/năm |
96 |
100 |
65 |
100 |
127 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
SỐ LƯỢNG HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC
PHÂN LOẠI THEO NGÀNH NGHỀ NĂM 2018 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2019
(Kèm theo Kế hoạch số 263/KH-UBND ngày 09/8/2018 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)
STT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Thực hiện năm 2017 |
Năm 2018 |
Kế hoạch năm 2019 |
||
Kế hoạch |
Ước TH 6 tháng |
Ước thực hiện cả năm |
|||||
1 |
HỢP TÁC XÃ |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số HTX |
HTX |
1.338 |
1.373 |
1.349 |
1.373 |
1.131 |
|
Chia ra |
|
|
|
|
|
|
|
HTX nông-lâm-ngư, thủy sản |
HTX |
800 |
815 |
806 |
815 |
665 |
|
HTX công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, Điện |
HTX |
81 |
85 |
82 |
85 |
67 |
|
HTX xây dựng, vận tải |
HTX |
47 |
46 |
47 |
46 |
36 |
|
HTX tín dụng |
HTX |
32 |
34 |
32 |
34 |
36 |
|
HTX thương mại DV và DVTH, khác |
HTX |
200 |
210 |
204 |
210 |
165 |
|
HTX Môi trường |
HTX |
178 |
180 |
178 |
180 |
162 |
2 |
LIÊN HIỆP HTX |
LHHTX |
4 |
5 |
4 |
5 |
6 |
|
Chia ra |
|
|
|
|
|
|
|
LHHTX nông-lâm-ngư, thủy sản |
HTX |
4 |
5 |
4 |
5 |
6 |
3 |
TỔ HỢP TÁC |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số tổ hợp tác |
THT |
3.412 |
3.343 |
3.458 |
1 3.471 |
3.553 |
|
Chia ra |
|
|
|
|
|
|
|
THT nông-lâm-ngư, thủy sản |
THT |
2.970 |
3.076 |
3.180 |
3.193 |
3.269 |
|
THT CN-TTCN |
THT |
72 |
82 |
85 |
85 |
87 |
|
THT xây dựng |
THT |
16 |
25 |
28 |
28 |
28 |
|
THT tín dụng tiết kiệm |
THT |
1 |
5 |
5 |
5 |
6 |
|
THT thương mại -DVTH, khác |
THT |
149 |
155 |
160 |
1160 |
163 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2018 VÀ KẾ HOẠCH
NĂM 2019, GIAI ĐOẠN 2019-2020
(Kèm theo Kế hoạch số 263/KH-UBND ngày 09/8/2018 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)
STT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Ước thực hiện năm 2018 |
Kế hoạch 2019 |
Kế hoạch 2019-2020 |
||||||
Tổng số |
Trong đó |
Tổng số |
Trong đó |
Tổng số |
Trong đó |
||||||
CTMTQG xd Nông thôn mới |
Nguồn vốn khác |
CTMTQ G xd Nông thôn mới |
Nguồn vốn khác |
CTMTQG xd Nông thôn mới |
Nguồn vốn khác |
||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4)=(5)+(6) |
(5) |
(6) |
(7)=(8)+(9) |
(8) |
(9) |
(10)=(11)+(12) |
(11) |
(12) |
I |
Hỗ trợ chung cho các HTX |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, thí điểm đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp cao đẳng, về làm việc có thời hạn ở HTX |
|
820 |
550 |
270 |
2.100 |
1.775 |
325 |
2.750 |
2.375 |
375 |
|
- Số người được tham gia bồi dưỡng, đào tạo |
Người |
1.400 |
730 |
670 |
2.985 |
2.352 |
543 |
3.490 |
2.600 |
890 |
|
Tổng kinh phí hỗ trợ |
|
820 |
550 |
270 |
2.100 |
1.775 |
325 |
2.750 |
2.375 |
375 |
|
Trong đó |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngân sách trung ương |
Tr đồng |
550 |
550 |
- |
1.775 |
1.775 |
325 |
2.375 |
2.375 |
375 |
|
Ngân sách địa phương |
Tr đồng |
270 |
- |
270 |
- |
- |
- |
|
|
|
|
Thí điểm đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp cao đẳng, về làm việc có thời hạn ở HTX |
|
350 |
350 |
- |
450 |
450 |
|
700 |
700 |
- |
|
Số HTX hỗ trợ |
HTX |
4 |
4 |
- |
6 |
6 |
- |
8 |
8 |
- |
|
Tổng kinh phí hỗ trợ |
|
350 |
350 |
- |
450 |
450 |
|
700 |
700 |
- |
|
Trong đó |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngân sách Trung ương |
|
350 |
350 |
- |
450 |
450 |
- |
700 |
700 |
- |
|
Ngân sách địa phương |
|
- |
- |
- |
- |
- |
- |
|
|
- |
2 |
Hỗ trợ về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường |
|
252 |
200 |
52 |
500 |
500 |
- |
800 |
800 |
- |
|
Tổng kinh phí hỗ trợ |
|
252 |
- |
52 |
500 |
500 |
- |
800 |
800 |
|
|
Trong đó |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngân sách trung ương |
Tr.đồng |
- |
- |
- |
500 |
500 |
|
800 |
800 |
- |
|
Ngân sách địa phương |
Tr.đồng |
252 |
200 |
52 |
- |
- |
- |
|
|
|
3 |
Hỗ trợ về tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Số hợp tác xã được hỗ trợ |
dự án |
26 |
- |
26 |
28 |
|
28 |
60 |
|
60 |
|
Tổng số vốn được vay |
Tr.đồng |
11.000 |
- |
11.000 |
13.000 |
- |
13.000 |
25.000 |
|
25.000 |
|
Hỗ trợ đối với các HTX nông, lâm, ngư, diêm nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Hỗ trợ về kết cấu hạ tầng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số HTX được hỗ trợ |
|
- |
- |
- |
10 |
10 |
10 |
20 |
20 |
20 |
|
Tổng kinh phí hỗ trợ |
|
|
|
- |
5.000 |
4.000 |
1.000 |
10.000 |
8.000 |
2.000 |
|
Trong đó |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngân sách Trung ương |
|
|
|
- |
5.000 |
4.000 |
1.000 |
10.000 |
8.000 |
2.000 |
|
Ngân sách địa phương |
|
- |
- |
- |
- |
|
- |
- |
- |
- |
2 |
Hỗ trợ xây dựng mô hình HTX kiểu mới |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Số hợp tác xã được hỗ trợ |
HTX |
9 |
9 |
- |
15 |
15 |
- |
35 |
35 |
- |
|
Tổng kinh phí hỗ trợ |
Tr đồng |
1.350 |
1.350 |
- |
2.250 |
2.250 |
- |
5.250 |
5.250 |
- |
|
Trong đó |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngân sách Trung ương |
Tr đồng |
1.350 |
1.350 |
- |
2.250 |
2.250 |
- |
5.250 |
5.250 |
|
|
Ngân sách địa phương |
Tr đồng |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
1 Thành lập tại Quyết định số 1113-QĐ/TU ngày 12/11/2008 của Tỉnh ủy và được kiện toàn tại các Quyết định số 70-QĐ/TU ngày 02/12/2010, số 880-QĐ/TU ngày 16/5/2014 và số 207-QĐ/TU ngay 20/7/2016)
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.