ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 263/KH-UBND |
Tiền Giang, ngày 16 tháng 11 năm 2016 |
Thực hiện Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 11/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện với những nội dung cụ thể sau:
1. Đánh giá tổng quan hiện trạng
- Tiền Giang là một trong 28 tỉnh có địa hình giáp với biển, có 32 km bờ biển với 15.000 hecta đất bãi bồi ven biển, nhiều lợi thế trong nuôi trồng các loài thủy hải sản (nghêu, tôm, cua...) và phát triển kinh tế biển, có nhiều hoạt động kinh tế gắn liền với khai thác tài nguyên biển. Vùng ven biển của tỉnh đang từng ngày hướng về trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đang hội nhập kinh tế và đánh thức tiềm năng kinh tế biển với sự khởi động của các dự án khu kinh tế biển, cụm công nghiệp ven biển, đem lại một sự đổi thay mạnh mẽ cho tỉnh.
- Trong thời gian qua được sự quan tâm của Chính phủ, tỉnh đã triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức của cộng đồng trên địa bàn tỉnh, như tổ chức mít tinh hưởng ứng tuần lễ biển, đảo. Tuy nhiên các hoạt động này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, phạm vi hẹp nên chưa nâng cao được nhận thức của người dân trong việc khai thác hợp lý, giữ gìn và bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo.
- Hiểu rõ hơn về tiềm năng, lợi thế của biển, các tác động bất lợi từ biển trên các vùng biển của tỉnh.
- Điều tra, cập nhật cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường biển làm cơ sở cho việc lập kế hoạch khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên biển và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Đảm bảo các chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chiến lược).
a) Đẩy mạnh Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển:
- Điều tra, đánh giá hiện trạng vùng ven biển làm cơ sở cho việc xây dựng và triển khai quản lý tổng hợp vùng bờ của tỉnh.
- Thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển của tỉnh theo quy định tại Điều 79 của Luật Tài nguyên, Môi trường biển và hải đảo.
- Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường vùng ven biển của tỉnh nhằm thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam năm 2020, tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 914/QĐ-TTg ngày 27/5/2016.
b) Tăng cường năng lực cảnh báo, phòng chống thiên tai, tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn:
- Tích cực phối hợp khi Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện xây dựng trạm quan trắc tài nguyên và môi trường biển trên địa bàn tỉnh và triển khai xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường biển của địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2007/QĐ-UBND ngày 08/8/2007 nhằm thực hiện Chương trình hành động số 08-CTr/TU ngày 17/5/2007 của Tỉnh ủy Tiền Giang về thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) và Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 của Chính phủ về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Trong đó, tổ chức quan trắc chất lượng nước vùng cửa sông ven biển và vùng biển gần bờ, với tần suất 04 đợt trên năm, để quản lý chất lượng nước từ các sông đổ ra biển, dự báo kịp thời, nhằm hạn chế, ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường biển, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới, tăng cường quản lý tổng hợp và phát triển tài nguyên ven biển.
- Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 14/10/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
- Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 39/KH-UBND ngày 29/3/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
- Triển khai Phương án số 479/PA-PCTT ngày 05/10/2015 của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh về ứng phó với bão mạnh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
- Xây dựng và thực hiện chương trình quan trắc diễn biến tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đối với các vùng biển ven bờ, vùng bờ ven biển, các hệ sinh thái biển và ven biển. Đánh giá diễn biến xâm nhập mặn, xâm thực biển ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển để có các biện pháp hữu hiệu phòng, chống, giảm nhẹ thiệt hại: gia cố đê biển, xây cống ngăn mặn, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, thủy sản…
- Hoàn chỉnh phương án phòng chống động đất, sóng thần trên địa bàn tỉnh nhằm chủ động ứng phó khi có tình huống động đất, sóng thần xảy ra trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao năng lực nghiệp vụ tập hợp dữ liệu quan trắc tài nguyên môi trường biển, tổng hợp, xử lý, dự báo nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
c) Khai thác hiệu quả, sử dụng hợp lý và bền vững không gian, mặt nước, tài nguyên, vị thế của biển:
- Phân vùng chức năng vùng bờ của tỉnh để xác định các khu vực ưu tiên, hạn chế, cấm khai thác tài nguyên, các hoạt động kinh tế nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các xung đột trong bảo vệ môi trường, bảo tồn với khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế.
- Phối hợp với các tỉnh có biển lân cận để xác định ranh giới quản lý biển ven bờ của tỉnh.
d) Kiểm soát, xử lý, giảm thiểu phát sinh các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển:
- Triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch quản lý chất thải; kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường từ đất liền và các hoạt động trên biển theo Quyết định số 2295/QĐ-TTg ngày 17/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động có nguy cơ và đang gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển, đặc biệt là các cơ sở nuôi trồng và chế biến thủy sản, các hoạt động sản xuất công nghiệp thương mại, dịch vụ du lịch dọc theo bờ biển.
- Lập danh mục và kế hoạch xử lý các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường biển, lực lượng cảnh sát môi trường, bộ đội biên phòng và cảnh sát biển trong thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.
- Thúc đẩy phát triển các mô hình sản xuất, chế biến ven biển thân thiện với môi trường. Tổ chức triển khai quan trắc, giám sát tổng hợp tài nguyên và môi trường các khu vực biển Việt Nam theo quy định của Luật Tài nguyên, Môi trường biển và hải đảo.
- Thực hiện nghiêm các quy định về thu gom, xử lý chất thải nguy hại, nhận chìm các loại vật, chất ở biển.
- Tổ chức thực hiện đánh giá môi trường chiến lược theo quy định đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển; thực hiện nghiêm các quy định về đánh giá tác động môi trường đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển, trên biển; tiến hành kiểm tra, xác nhận đạt yêu cầu về môi trường trước khi cho phép đi vào hoạt động; tăng cường công tác hậu kiểm.
- Xây dựng và công bố báo cáo môi trường biển và hải đảo của tỉnh
đ) Tập trung tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về biển, về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển:
- Tăng thời lượng phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các phương tiện thông tin đại chúng đến tận cơ sở về những lợi ích của việc khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; vị trí, tầm quan trọng của biển; những tác hại của việc khai thác hủy diệt; phổ biến những cách làm hay, những điển hình tốt trong việc khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.
- Tập trung tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về biển, về sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển thông qua các chiến dịch tuyên truyền cao điểm nhân các sự kiện về môi trường, biển và đại dương như: Ngày Môi trường Thế giới (05/6), Ngày Đại dương Thế giới (08/6), Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (01 - 08/6) hàng năm.
- Đẩy mạnh công tác giáo dục, nâng cao nhận thức về biển, về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo trong hệ thống giáo dục quốc dân.
- Thực hiện đa dạng các hình thức tuyên truyền, thu hút nhiều tầng lớp nhân dân đặc biệt là thanh niên, sinh viên và học sinh tham gia vào các hoạt động, phong trào nhằm thúc đẩy sự tham gia tích cực hơn của cộng đồng trong việc cùng chia sẻ trách nhiệm với nhà nước trong việc quản lý và bảo tồn hiệu quả các nguồn lợi biển.
e) Hoàn thiện thể chế quản lý tổng hợp và thống nhất về tài nguyên và môi trường biển:
- Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường biển giữa các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh.
- Rà soát, hướng dẫn lập hồ sơ và tổ chức thực hiện giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển theo Nghị định số 51/2014/NĐ-CP ngày 21/5/2014 của Chính phủ.
- Tổng hợp, cập nhật các cơ chế, chính sách ưu đãi (không bí mật) hiện hành liên quan đến thực hiện Chiến lược biển Việt Nam và công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Củng cố, kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về biển ở cấp tỉnh và các huyện có biển; tăng cường trao đổi, chia sẻ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp trong quản lý nhà nước về biển và hải đảo.
g) Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, huy động, sử dụng nguồn nhân lực cho quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên, môi trường biển:
- Tổ chức đào tạo nâng cao, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý theo chức vụ, vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, góp phần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về biển ở các cấp và các đơn vị sự nghiệp trực tiếp phục vụ công tác quản lý trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện chính sách thu hút của tỉnh và của Trung ương đối với những cán bộ, công chức có chuyên môn trong lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển.
4. Kinh phí thực hiện kế hoạch
Căn cứ nội dung của kế hoạch, các sở, ngành tỉnh và địa phương lập dự toán kinh phí thực hiện, tổng hợp trong dự toán ngân sách hàng năm của các sở, ngành tỉnh, địa phương trình cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
a) Sở Tài nguyên và Môi trường:
Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện và hướng dẫn, đôn đốc thực hiện kế hoạch; chủ trì giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch, báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Các sở, ngành tỉnh có liên quan có nhiệm vụ:
- Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đối với các nội dung liên quan nghiệp vụ của ngành.
- Định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
c) Ủy ban nhân dân các huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông có nhiệm vụ:
- Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế địa phương.
- Định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong quá trình thực hiện có gì khó khăn vướng mắc, cần chỉnh sửa, bổ sung thì các sở, ngành tỉnh, địa phương gửi văn bản về Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.