ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2619/KH-UBND |
Phú Thọ, ngày 23 tháng 6 năm 2017 |
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/ 6 /2015;
Căn cứ Luật di sản văn hóa ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa ngày 18/6/2009;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/ NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa;
Căn cứ Nghị định số 05/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc;
Căn cứ Quyết định số 2356/NĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020.
Căn cứ Quyết định số 2493/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số Việt Nam, giai đoạn 2017 - 2020.
Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2018 - 2020, bao gồm những nội dung sau:
1. Mục đích
- Nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trực tiếp thực hiện công tác kiểm kê sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số;
- Triển khai các hoạt động sưu tầm, bảo quản theo quy trình nhằm bổ sung, bảo quản tốt các tài liệu, hiện vật quý hiếm là di sản văn hóa truyền thống điển hình các dân tộc thiểu số;
- Nhận diện và xác định giá trị từ tên gọi, loại hình, chủ thể, địa điểm, không gian văn hóa, sức sống, đặc điểm và các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số; lập hồ sơ lưu giữ phục vụ việc nghiên cứu và bảo tồn lâu dài.
2. Yêu cầu
- Kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đảm bảo tính xác thực, cập nhật, toàn diện và khách quan;
- Triển khai thực hiện hiệu quả các dự án thành phần của Đề án để bảo vệ, phát huy giá trị và giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ một cách lâu dài, bền vững.
II. MỤC TIÊU GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
- 70% cán bộ các phòng chuyên môn, đơn vị thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các huyện, thị, thành có liên quan trực tiếp đến công tác kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số được tập huấn chuyên sâu về kỹ năng tác nghiệp.
- Bảo tàng Hùng Vương sưu tầm bổ sung các tài liệu, hiện vật quý hiếm là di sản văn hóa truyền thống điển hình các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; bảo quản cấp thiết đối với các tài liệu, hiện vật quý hiếm (đã có hoặc mới được sưu tầm).
- Hoàn thành việc lập danh mục di sản văn hóa truyền thống điển hình các dân tộc thiểu số đang tồn tại trong cộng đồng các dân tộc.
- Xây dựng hồ sơ khoa học tối thiểu từ 2 đến 3 di sản văn hóa phi vật thể điển hình các dân tộc thiểu số đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
- Thiết lập cơ sở dữ liệu di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số tỉnh Phú Thọ để quản lý thống nhất trên phạm vi toàn tỉnh.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Đối tượng: Các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, bao gồm 4 dân tộc tụ cư sinh sống thành làng, bản, thực hành văn hóa truyền thống: Mường, Dao, Cao Lan và H’mông.
2. Phạm vi: 05 huyện, bao gồm: Đoan Hùng, Tân Sơn, Thanh Sơn, Thanh Thủy và Yên Lập.
3. Thời gian: Từ năm 2018 đến năm 2020.
1. Nhiệm vụ trọng tâm
a) Nâng cao kỹ năng cho đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện công tác kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số tỉnh Phú Thọ.
- Cử cán bộ các phòng chuyên môn, đơn vị thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có liên quan trực tiếp đến công tác kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số tham gia lớp tập huấn chuyên sâu về kiểm kê, sưu tầm do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.
- Tổ chức triển khai nội dung tập huấn cho các đối tượng tham gia kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền tại tỉnh khi triển khai thực hiện các dự án thành phần.
b) Tiến hành kiểm kê theo 03 nhóm đối tượng chính (hiện vật, di vật, cổ vật; di tích lịch sử - văn hóa; di sản văn hóa phi vật thể) nhằm nhận diện, xác định giá trị bảo đảm các tiêu chí về tính truyền thống, điển hình của di sản văn hóa; triển khai các hoạt động sưu tầm và bảo quản theo quy trình khoa học.
c) Đánh giá thực trạng công tác trưng bày về di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số tỉnh Phú Thọ tại Bảo tàng Hùng Vương làm căn cứ để tiến hành chỉnh lý, nâng cấp nhằm tăng tính hấp dẫn của nội dung trưng bày.
d) Đổi mới về nội dung, đa dạng hóa về hình thức giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số tỉnh Phú Thọ.
đ) Tập hợp, xử lý thông tin, hệ thống hóa tư liệu về di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số tỉnh Phú Thọ.
2. Dự án thành phần của Đề án
a) Dự án 1: Kiểm kê di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số tỉnh Phú Thọ.
Tổ chức điều tra, khảo sát, thống kê, nhận diện các di sản văn hóa truyền thống điển hình của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Báo cáo chi tiết thực trạng và những giá trị văn hóa truyền thống có nguy cơ mai một cần ưu tiên bảo tồn và phát huy.
- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành có liên quan,Ủy ban nhân dân các huyện thuộc địa bàn triển khai thực hiện dự án.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018-2020.
b) Dự án 2: Sưu tầm, bảo quản, trưng bày di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số tỉnh Phú Thọ.Xây dựng hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể điển hình các dân tộc thiểu số đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành có liên quan,Ủy ban nhân dân các huyện thuộc địa bàn triển khai thực hiện dự án.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018 - 2020.
c) Dự án 3: Giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số tỉnh Phú Thọ.
- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành có liên quan,Ủy ban nhân dân các huyện thuộc địa bàn triển khai thực hiện dự án.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018 - 2020.
d) Dự án 4: Xây dựng cơ sở dữ liệu về di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số tỉnh Phú Thọ.
- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành có liên quan,Ủy ban nhân dân các huyện thuộc địa bàn triển khai thực hiện dự án.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018-2020.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch bao gồm: Ngân sách nhà nước và các nguồn huy động hợp pháp khác; trong đó:
- Ngân sách trung ương chi cho các nhiệm vụ: Tập huấn nâng cao kỹ năng tác nghiệp; giới thiệu, quảng bá; xây dựng cơ sở dữ liệu về di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số tỉnh Phú Thọ.
- Ngân sách tỉnh chi cho các nhiệm vụ: Kiểm kê; sưu tầm hiện vật, di vật, cổ vật quý hiếm; bảo quản cấp thiết và chỉnh lý, nâng cấp trưng bày tại Bảo tàng Hùng Vương; giới thiệu, quảng bá về di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số tỉnh Phú Thọ; xây dựng hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể điển hình các dân tộc thiểu số đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
- Ngân sách huyện chi cho các nhiệm vụ: Kiểm kê; sưu tầm hiện vật, di vật, cổ vật quý hiếm; giới thiệu, quảng bá về di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số thuộc địa phương; xây dựng hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể điển hình các dân tộc thiểu số đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
- Huy động các nguồn vốn hợp pháp khác (đóng góp, hiến tặng…) để thực hiện các nhiệm vụ: Sưu tầm di vật, hiện vật, cổ vật quý hiếm; giới thiệu, quảng bá về di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số.
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Xây dựng, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2018 - 2020.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm; tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả thực hiện kế hoạch; thống nhất với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính cân đối bố trí vốn ngân sách thực hiện Kế hoạch.
- Kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện có liên quan triển khai thực hiện kế hoạch; tổng hợp kết quả thực hiện các dự án thành phần hàng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hàng năm lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội để thực hiện kế hoạch.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành, các địa phương thực hiện Kế hoạch.
3. Sở Tài chính
- Nghiên cứu, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí kinh phí thuộc trách nhiệm của Ngân sách tỉnh, để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của từng năm theo các nhiệm vụ nêu tại mục IV.2 của Kế hoạch này.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chi tiêu tài chính thực hiện Kế hoạch.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo, định hướng Cổng giao tiếp điện tử tỉnh, Báo Phú Thọ, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình và trang thông tin điện tử của 5 huyện thuộc địa bàn triển khai thực hiện Đề án tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về Kế hoạch, Đề án, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số tỉnh Phú Thọ.Hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về Đề án, Kế hoạch.
5. Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Phú Thọ
Tăng cường tuyên truyền về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, đặc biệt là di sản văn hóa truyền thống điển hình của dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, ưu tiên sử dụng ngôn ngữ, chữ viết dân tộc. Xây dựng các chương trình, chuyên mục, phóng sự... tuyên truyền giúp cán bộ, nhân dân hiểu rõ, đồng thời tạo sự đồng thuận của xã hội với việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
6. Ban dân tộc tỉnh
- Nghiên cứu, lồng ghép thực hiện các nội dung Kế hoạch trong quá trình tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, chính sách thuộc lĩnh vực công tác dân tộc; nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về dân tộc.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện tốt công tác bảo tồn, trưng bày và tuyên truyền, quảng bá di sản văn hóa truyền thống điển hình của dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
7. Các Sở, ngành: Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch, hướng dẫn các địa phương thực hiện. Lồng ghép các nguồn lực, các chương trình, dự án, các phong trào, cuộc vận động để thực hiện đạt mục tiêu Kế hoạch đề ra.
8. Ủy ban nhân dân các huyện: Đoan Hùng, Tân Sơn, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Yên Lập
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện các dự án thành phần trên địa bàn quản lý.
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Kế hoạch trên địa bàn huyện. Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức, đồng thuận, tự nguyện tham gia thực hiện Kế hoạch; tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Quan tâm hỗ trợ và tạo điều kiện trong việc sưu tầm hiện vật, di vật, cổ vật, di sản văn hóa các dân tộc thiểu số tại địa phương.
- Bố trí kinh phí đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ: Kiểm kê; sưu tầm hiện vật, di vật, cổ vật quý hiếm; giới thiệu, quảng bá về di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số thuộc địa phương; xây dựng hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể điển hình các dân tộc thiểu số đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
9. Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và các cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được giao nhiệm vụ tiến hành kiểm kê, sưu tầm di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số tỉnh Phú Thọ.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án Kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2018 - 2020. Yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện Đoan Hùng, Tân Sơn, Thanh Sơn, Thanh Thủy và Yên Lập căn cứ nội dung Kế hoạch triển khai thực hiện. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện; thường xuyên và định kỳ tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.