ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 261/KH-UBND |
Tiền Giang, ngày 26 tháng 9 năm 2017 |
Căn cứ Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 và Công văn số 1290/TCMT-KSON ngày 19/5/2017 của Tổng cục Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung (17.2, 17.3, 17.5, 17.6 và 17.7) thuộc tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện tiêu chí môi trường tại các xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh nhằm để triển khai đồng bộ các giải pháp bảo vệ môi trường ở các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh góp phần thực hiện tốt mục tiêu xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở địa phương.
I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Mục tiêu 2017 - 2020:
- Mục tiêu tổng quát: đến năm 2020 có 72 (50%) xã trên địa bàn tỉnh đạt 05 nội dung môi trường (17.2, 17.3, 17.5, 17.6 và 17.7) và 16 (22%) xã trên địa bàn tỉnh cơ bản đạt 05 nội dung môi trường (17.2, 17.3, 17.5, 17.6 và 17.7) thuộc tiêu chí 17 về môi trường và an toàn thực phẩm.
- Mục tiêu cụ thể:
Ngoài 24 xã (16,7%) đã được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận xã nông thôn mới thì chỉ tiêu cụ thể cho các năm như sau:
+ Năm 2017: 17 (11,8%) xã đạt tiêu chí môi trường và có 04 (5,5%) xã cơ bản đạt tiêu chí môi trường.
+ Năm 2018: 20 (13,8%) xã đạt tiêu chí môi trường và có 04 (5,5%) xã cơ bản đạt tiêu chí môi trường.
+ Năm 2019: 10 (6,94%) xã đạt tiêu chí môi trường và có 04 (5,5%) xã cơ bản đạt tiêu chí môi trường.
+ Năm 2020: 1 (0,69%) xã đạt tiêu chí môi trường và có 04 (5,5%) xã cơ bản đạt tiêu chí môi trường. Đồng thời, hướng dẫn nâng chất tiêu chí môi trường cho 24 (16,7%) xã đã được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận xã nông thôn mới.
2. Nhiệm vụ:
- Đề xuất các giải pháp thực hiện công tác quản lý bảo vệ môi trường nông thôn hiệu quả và bền vững đối với các xã đang xây dựng xã nông thôn mới và các xã đã được công nhận xã nông thôn mới.
- Đề xuất các giải pháp thực hiện 05 nội dung môi trường (17.2, 17.3, 17.5, 17.6 và 17.7) thuộc tiêu chí 17 về môi trường và an toàn thực phẩm trên địa bàn các xã xây dựng xã nông thôn mới đến năm 2020.
3. Đối tượng áp dụng:
Tiếp tục thực hiện các giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường ở các xã xây dựng xã nông thôn mới và nâng chất thực hiện tiêu chí môi trường ở các xã đã được công nhận xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020; các cơ quan có liên quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân, hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, làng nghề là đối tượng thực hiện các chỉ tiêu của tiêu chí môi trường trong xây dựng xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Các cơ sở sản xuất - kinh doanh, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở chăn nuôi trên địa bàn nông thôn (bao gồm các cơ sở trong làng nghề) thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường, bao gồm các nội dung sau:
a) Có đầy đủ hồ sơ, thủ tục về môi trường, bao gồm:
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc hồ sơ tương đương (trừ cơ sở thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường) hoặc Báo cáo về các biện pháp bảo vệ môi trường đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục I Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, Giấy phép khai thác, xả thải nước thải vào nguồn nước và các giấy phép có liên quan trong trường hợp thuộc các đối tượng quy định tại các văn bản pháp luật (nếu có);
- Phương án bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định tại Chương V Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
b) Thực hiện phân loại, thu gom, xử lý chất thải (nước thải, khí thải và chất thải rắn) và các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động đến môi trường; nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đã cam kết tại các hồ sơ nêu trên và theo quy định của pháp luật.
c) Ngoài các nội dung nêu trên, đối với các cơ sở nuôi trồng thủy sản cần phải tuân thủ:
- Nằm trong quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Không sử dụng thuốc thú y thủy sản, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép trong nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Thông tư số 10/2016/TT-BTNMT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, cấm sử dụng ở Việt Nam, công bố mã HS (mã HS là mã phân loại của hàng hóa, dùng để xác định thuế suất xuất nhập khẩu hàng hóa) đối với thuốc thú y nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam.
- Không xây dựng khu nuôi trồng thủy sản tập trung trên bãi bồi đang hình thành vùng cửa sông ven biển.
- Không phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản.
d) Làng nghề trên địa bàn quản lý (nếu có) phải thực hiện các nội dung sau:
- Ủy ban nhân dân cấp xã lập phương án bảo vệ môi trường cho từng làng nghề hoặc các làng nghề trên địa bàn trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và bố trí nguồn lực thực hiện theo quy định tại Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Xây dựng Kế hoạch, lộ trình và từng bước đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện kết cấu hạ tầng bảo đảm thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý, thải bỏ chất thải theo quy định bao gồm:
+ Hệ thống thu gom nước thải, nước mưa bảo đảm nhu cầu tiêu thoát nước của làng nghề, không để xảy ra hiện tượng tắc nghẽn, tù động nước thải và ngập úng;
+ Hệ thống xử lý nước thải tập trung (nếu có) bảo đảm; công suất xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường tương ứng đối với tổng lượng nước thải phát sinh từ làng nghề trước khi thải ra nguồn tiếp nhận;
+ Điểm tập kết chất thải rắn hợp vệ sinh, khu xử lý chất thải rắn bảo đảm quy định về quản lý chất thải rắn hoặc phương án vận chuyển chất thải rắn đến khu xử lý chất thải rắn nằm ngoài địa bàn.
- Thành lập tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường với các điều kiện sau:
+ Có quyết định thành lập và quy chế hoạt động do Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành.
+ Được trang bị phương tiện và bảo hộ lao động đầy đủ.
2. Nội dung 17.3. Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn
Các xã lập phương án và tổ chức thực hiện việc xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn phù hợp với đặc điểm kinh tế, sinh thái, văn hóa của địa phương mình, bao gồm:
a) Đối với hệ thống cây xanh
- Đầu tư, hoàn thiện hệ thống cây xanh (gồm cả cây bóng mát, cây cảnh, hoa và thảm cỏ...) trong các xã nông thôn mới đảm bảo các yêu cầu chủ yếu sau:
+ Phù hợp với quy hoạch được phê duyệt.
+ Không gian xanh trong nông thôn mới được gắn kết với nhau bằng dải cây xanh liên tục trên các đường liên xã, liên ấp và nội đồng.
Việc trồng cây không để ảnh hưởng đến an toàn giao thông, không làm hư hại đến các công trình của nhân dân và các công trình công cộng (không trồng cây dễ đổ, gãy); không gây ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường (không tiết ra chất độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ con người); không trồng các loài cây thuộc danh mục loài ngoại lai xâm hại theo quy định.
+ Diện tích trồng cây xanh phải đảm bảo tối thiểu bằng hoặc lớn hơn 2m2/người, ưu tiên trồng cây xanh có tuổi thọ cao ở các địa điểm công cộng như: trụ sở xã, nhà trẻ, trường học, trạm y tế xã, trung tâm văn hóa thể thao, các chợ, cửa hàng dịch vụ.
b) Đối với hệ thống ao hồ sinh thái
Hệ thống ao, hồ sinh thái trong khu dân cư đảm bảo các yêu cầu chủ yếu sau:
- Phù hợp với quy hoạch được phê duyệt;
- Tạo mặt bằng thông thoáng, điều tiết khí hậu, tạo cảnh quan đẹp;
- Nạo vét, tu bổ ao, hồ thường xuyên nhằm tạo không gian, cảnh quan sinh thái và điều hòa môi trường; có rào chắn, biển báo tại các khu vực có nguy cơ mất an toàn với người dân.
c) Đối với đường làng ngõ xóm
Các tuyến đường đã được bê tông hóa hoặc rải đá cấp phối, đảm bảo không lầy lội khi có mưa.
Đã xây dựng quy ước về giữ gìn vệ sinh chung trong xã và các hộ gia đình. Tổ chức thu dọn vệ sinh, rác thải định kỳ.
Trên 70% số hộ đã thực hiện cải tạo vườn chỉnh trang hàng rào bằng cây xanh hoặc các loại hàng rào khác nhưng có phủ xanh. Hàng rào bằng cây phải được cắt tỉa gọn gàng, không vươn ra đường gây cản trở giao thông.
d) Đối với khu vực công cộng
- Các khu vực công cộng (chợ, đường giao thông,..) không có hiện tượng xả nước thải, chất thải rắn không đúng quy định, gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường.
- Các địa phương tăng cường cải tạo ao, hồ, khu vực công cộng,..thành các khu vui chơi giải trí, khu vực tập thể dục, khu sinh hoạt cộng đồng, khu vực học bơi cho trẻ em.
a) Về chất thải rắn
- Tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý toàn bộ lượng bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng phát sinh trên địa bàn theo quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường nông nghiệp hết hạn hoặc các vỏ bao bì, dụng cụ đựng các sản phẩm này sau khi sử dụng hoặc phụ phẩm nông nghiệp bị vứt, đổ bừa bãi ra môi trường, đặc biệt là tại các khu vực trồng trọt, các nguồn nước kênh mương, ao hồ, sông...;
- Tổ chức thu gom, xử lý phụ phẩm nông nghiệp:
+ Các hộ gia đình, cơ sở sản xuất phải thu gom, sử dụng lại phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón, chất đốt, thức ăn gia súc, sản xuất nấm... hoặc ký hợp đồng với tổ chức dịch vụ để thu gom, xử lý theo quy định;
+ Hạn chế việc đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng hoặc vứt bừa bãi nơi công cộng, cản trở giao thông.
- Phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế theo quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế. Ưu tiên xử lý tập trung đối với các loại chất thải y tế phát sinh trên địa bàn.
- Phân loại, thu gom riêng, cách ly phù hợp toàn bộ chất thải nguy hại phát sinh (đặc biệt là chất thải nguy hại phát sinh từ làng nghề) trên địa bàn theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
- Đối với chất thải rắn sinh hoạt:
+ Xây dựng phương án phù hợp để thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến khu xử lý chất thải rắn hợp vệ sinh (theo Phương án số 3810/PA-STNMT ngày 11/9/2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường về thu gom rác thải nông thôn trên địa bàn xã hoặc phương án của cấp xã đã được phê duyệt), trong đó nêu rõ:
Đơn vị phụ trách thu gom, vận chuyển;
Chủng loại, số lượng phương tiện vận chuyển;
Cách thức phân loại (nếu có), khuyến khích phân loại rác tại nguồn;
Phương án chôn lấp chất thải rắn hữu cơ tại các hộ gia đình (nếu có);
Tần suất, lịch trình thu gom đối với từng cụm dân cư;
Vị trí các điểm trung chuyển (nếu có).
+ Chất thải rắn từ hộ gia đình cần được phân loại, thu gom và xử lý; khuyến khích thực hiện theo hình thức:
Chất thải hữu cơ: dùng cho chăn nuôi gia súc; xử lý bằng cách chôn lấp cùng với phân gia súc trong đất ruộng, vườn để làm phân bón cho nông nghiệp;
Chất thải vô cơ: chuyển giao để xử lý tập trung (tái chế, chôn lấp...)
- Bố trí điểm tập kết chất thải rắn trong khu dân cư (nếu có):
+ Mỗi ấp bố trí ít nhất có một điểm tập kết/trạm trung chuyển.
+ Trạm trung chuyển và các phương tiện vận chuyển chất thải rắn phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường; khoảng cách ly vệ sinh đạt ≥ 20m.
Các hộ gia đình tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa có hệ thống thu gom phải thực hiện xử lý chất thải theo hướng dẫn của chính quyền địa phương, không được đổ chất thải ra đường, ao hồ, sông suối, kênh rạch.
b) Về nước thải
- Yêu cầu vệ hệ thống tiêu thoát nước
Các điểm dân cư tập trung của ấp, xã phải có hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải (sau đây gọi là hệ thống thoát nước). Hệ thống thoát nước phải đảm bảo quy định tại QCVN 14:2009/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng nông thôn với các nội dung chính sau:
+ Mỗi khu dân cư tập trung của ấp, xã phải có hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải bảo đảm nhu cầu tiêu thoát nước của khu vực, không có hiện tượng tắc nghẽn, tù động nước thải và ngập úng.
+ Thu gom được lượng nước thải phát sinh từ 80% các hộ, cơ sở trên địa bàn; đối với các khu vực dân cư không tập trung tối thiểu phải đạt 60% số hộ, cơ sở trên địa bàn.
+ Đối với khu vực không thể xây dựng hệ thống tiêu thoát nước tập trung (do địa hình khó khăn), hộ gia đình phải có công trình thu gom và xử lý nước thải như bể tự hoại hoặc hố ga lắng cặn trước khi thải ra môi trường. Nước thải hộ gia đình không chảy tràn, đổ thải bừa bãi ra đường làng, ngõ xóm, không tạo thành các vũng, ao tù nước động.
- Xử lý nước thải
Đối với nước thải khu dân cư tập trung: có điểm thu gom và xử lý nước thải phù hợp trước khi đổ vào các kênh, mương, sông, suối, ao, hồ.
Đối với nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh: thực hiện theo quy định tại chỉ tiêu 17.2 và 17.7.
c) Về xây dựng quy ước về bảo vệ môi trường
Có quy ước về bảo vệ môi trường hoặc quy ước có nội dung về bảo vệ môi trường đối với từng khu dân cư, trong đó có sự tham gia của tất cả các hộ gia đình, cơ sở trên địa bàn cam kết thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường và quy định của địa phương về quản lý chất thải rắn, nước thải.
Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo quy định đạt mức quy định của vùng:
- Nhà tiêu hợp vệ sinh phải đảm bảo quy định về kỹ thuật theo QCVN 01:2011/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - Điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh) với các nội dung chính sau:
+ Được xây dựng khép kín;
+ Chất thải nhà vệ sinh không thải trực tiếp ra môi trường;
+ Có biện pháp cô lập được phân người;
+ Không tạo môi trường cho ruồi, muỗi và các côn trùng khác sinh nở;
+ Không gây mùi hôi, khó chịu.
- Nhà tắm hợp vệ sinh đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Nhà tắm kín đáo có sàn cứng, tường bao, có mái che;
+ Có hệ thống thoát nước, thu gom và biện pháp xử lý nước thải phù hợp, không để chảy tràn ra môi trường.
- Bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Có dung tích đủ lớn để đáp ứng nhu cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình tối thiểu từ 03 ngày trở lên;
+ Được làm từ vật liệu không có thành phần độc hại làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người sử dụng và phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, khuyến khích các phương án sau: bể chứa nước được xây dựng bằng gạch hoặc bê tông; lu, chum, hồ...; dụng cụ trữ nước sinh hoạt bằng inox, nhựa.
+ Có nắp đậy kín để ngăn ngừa các chất bẩn xâm nhập hoặc muỗi vào đẻ trứng; đối với lu, bể lớn cần có van lấy nước, van xả cặn và van xả tràn.
- Vệ sinh thiết bị, khu vực chứa nước trước khi chứa nước và định kỳ 01 lần/03 tháng; nếu dụng cụ chứa nước bị nhiễm bẩn, cần tháu rửa ngay và khử trùng bằng Cloramin B, hoặc clorua vôi.
- Các hộ gia đình thực hiện 3 sạch: sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ theo nội dung cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động.
- Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch: 70%.
5. Nội dung 17.7. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường
a) Chuồng trại chăn nuôi phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường như sau:
- Nằm cách biệt với nhà ở, nguồn nước, cụ thể:
+ Phải cách nhà ở và đường đi chung ít nhất 5 m; cuối hướng gió và phải có hố chứa phân, rác, thoát nước thải đảm bảo vệ sinh.
+ Đối với chăn nuôi lợn: Khoảng cách từ cơ sở chăn nuôi tập trung đến trường học, bệnh viện, khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường giao thông chính, nguồn nước mặt tối thiểu 100 m; cách nhà máy chế biến, giết mổ tối thiểu 01 km (QCVN 01-14:2010/BNNPTNT).
+ Đối với chăn nuôi trâu, bò, dê: Khoảng cách từ cơ sở chăn nuôi tập trung đến trường học, bệnh viện, khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường giao thông chính, nguồn nước mặt tối thiểu 200 m; cách nhà máy chế biến, giết mổ tối thiểu 500 m (TCVN 9121:2012/BNNPTNT).
+ Đối với chăn nuôi gia cầm: cơ sở chăn nuôi gia cầm phải xây dựng cách biệt, cách xa trường học, bệnh viện, chợ, công sở và khu dân cư đông người và đường giao thông liên tỉnh, liên huyện ít nhất 100m (QCVN 01-15:2010/BNNPTNT).
- Được vệ sinh định kỳ bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh;
- Không phát sinh mùi khó chịu gây ảnh hưởng đến dân cư xung quanh;
b) Không được xả thải trực tiếp vào nguồn nước (mương thoát nước công cộng, ao, kênh…) và phải có biện pháp, hệ thống thu gom và xử lý chất thải, mùi hôi đúng quy định để không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
- Chất thải chăn nuôi phải được thu gom và xử lý đạt QCVN 62-MT:2016/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi; không để chất thải chăn nuôi chưa qua xử lý xả, chảy tràn ra khu vực xung quanh.
- Có đủ hồ sơ, thủ tục về bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh như quy định tại nội dung 17.2;
c) Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh: 70% số hộ có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh.
1. Tăng cường công tác tuyên truyền và vận động nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh bao gồm các nội dung sau:
- Các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; các nội dung môi trường (17.2, 17.3, 17.5, 17.6 và 17.7) thuộc tiêu chí 17 về môi trường và an toàn thực phẩm trong Bộ tiêu chí quốc gia xã nông thôn mới giai đoạn 2017-2020.
- Các cơ sở sản xuất kinh doanh và hộ gia đình phải thực hiện lập hồ sơ môi trường theo Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ (trừ các đối tượng được miễn thực hiện hồ sơ môi trường theo Phụ lục IV của Nghị định 18/2015/NĐ-CP nhưng tuyệt đối không được xả thải trực tiếp vào môi trường, mà phải thu gom và xử lý tất cả các loại chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đạt quy chuẩn kỹ thuật trước khi thải ra môi trường).
Riêng đối với trường hợp các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào hoạt động trước ngày 01/4/2015 mà chưa có hồ sơ môi trường thì theo quy định tại Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ sở này được phép lập Đề án bảo vệ môi trường trong thời gian giới hạn từ 01/4/2015 đến hết ngày 01/4/2018, cụ thể như sau:
+ Các cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (quy định tại Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP) thì lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết theo quy định tại Điều 4 - Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT và nộp về Sở Tài nguyên và Môi trường.
+ Các cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường (quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP) thì lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản theo quy định tại Điều 11 - Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT nộp về Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, nếu là hộ gia đình, cá nhân thì nộp về Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Phát động xây dựng và nhân rộng các mô hình về bảo vệ môi trường như: mô hình thùng rác compost, mô hình đoạn đường không rác, mô hình đường hoa nhà hoa, mô hình một hố rác một cây xanh, mô hình nông dân chung tay bảo vệ môi trường, mô hình tổ tự quản về bảo vệ môi trường tại các ấp…
- Công khai trên các phương tiện thông tin hiện có về phương án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải tại địa phương, lịch trình thu gom, vận chuyển của các tổ thu gom vận chuyển rác thải để huy động sự tham gia giám sát của cộng đồng; Lợi ích của việc phân loại rác tại nguồn để giảm thiểu lượng rác thải phát sinh, góp phần giảm bớt chi phí từ ngân sách hỗ trợ công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải.
- Đối với các cơ sở nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo:
+ Không sử dụng thuốc thú y thủy sản, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép trong nuôi trồng thủy sản;
+ Không xây dựng khu nuôi trồng thủy sản tập trung trên bãi bồi đang hình thành vùng cửa sông ven biển;
+ Không phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản.
- Đối với các khu vực công cộng:
+ Không được xả nước thải và rác thải sinh hoạt ra các khu vực công cộng sông, ao, hồ, kênh, mương, bờ đê, đường làng ngõ xóm gây mất vẻ mỹ quan.
+ Không được thải bỏ bừa bãi ra môi trường các vỏ bao gói, dụng cụ đựng các sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sau khi đã sử dụng.
+ Chuồng trại chăn nuôi phải đảm bảo hợp vệ sinh, chất thải chăn nuôi phải được xử lý, không xả trà lan ra khu vực xung quanh: có các công trình xử lý môi trường; áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi (mô hình chăn nuôi trên đệm lót sinh học, ứng dụng các chế phẩm trong xử lý môi trường, xây hầm/túi biogas...).
- Các hộ gia đình trồng cây xanh, hoa kiểng trước cửa nhà; phối hợp cùng với chính quyền địa phường trồng các cây xanh, thảm cỏ ở các tuyến đường nội bộ liên ấp; tăng cường cải tạo các kênh, mương nội đồng tạo cảnh quan xanh sạch đẹp.
- Các hộ gia đình xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh để xử lý chất thải nhằm không gây mùi hôi, không tạo môi trường cho ruồi muỗi và các côn trùng sinh sản, tiêu diệt được các tác nhân gây bệnh có trong phân (virut, vi khuẩn).
2. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
- Hằng năm chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp xã được quy định tại Khoản 3 Điều 143 Luật Bảo vệ môi trường 2014. Đồng thời, xây dựng kế hoạch duy trì và nâng chất thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng xã nông thôn mới.
- Nâng cao vai trò và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; đặc biệt là Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
- Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện rà soát các đối tượng phải lập hồ sơ môi trường theo Nghị định 18/2015/NĐ-CP để tiếp tục hướng dẫn lập hồ sơ môi trường theo quy định.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Phương án số 3810/PA-STNMT ngày 11/9/2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường về thu gom rác thải nông thôn trên địa bàn xã hoặc Phương án của huyện/xã nhằm đảm bảo thu gom rác thải trên địa bàn nông thôn.
- Tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh và các hộ gia đình chăn nuôi có khả năng gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn các xã xây dựng xã nông thôn mới.
- Tăng cường vai trò giám sát của Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh và các hộ gia đình trong công tác bảo vệ môi trường; tăng cường giám sát trách nhiệm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của các cấp.
- Nâng cao vai trò của Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội trong công tác tuyên truyền vận động các đoàn viên, hội viên và các hộ gia đình tham gia thực hiện các tiêu chí 17.2, 17.3, 17.5, 17.6 và 17.7 góp phần bảo vệ môi trường nông thôn.
3. Giải pháp về nguồn vốn
- Hàng năm cân đối nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường ở các cấp theo quy định, hoặc từ các nguồn khác nhằm đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường thường xuyên và thực hiện tốt các nội dung của chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.
- Ưu tiên thực hiện nguyên tắc bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân và hộ gia đình; các chế độ về tài chính đối với tổ chức cá nhân phát sinh chất thải được thực hiện theo nguyên tắc về bảo vệ môi trường của luật bảo vệ môi trường.
4. Giải pháp về tăng cường sự tham gia của cộng đồng
- Bảo vệ môi trường nông thôn không chỉ là nhiệm vụ của riêng các cơ quan, đơn vị làm công tác quản lý môi trường mà là sự tham gia và quan tâm chung của toàn xã hội, của các cấp, các ngành và của mỗi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong cộng đồng. Do đó, để thực hiện tốt nhiệm vụ này rất cần sự chung tay, góp sức của toàn xã hội, mà cụ thể là cộng đồng người dân địa phương.
- Tăng cường sự tham gia của cộng đồng, bảo đảm tạo cơ hội thuận lợi và bình đẳng để người dân được hưởng lợi và tham gia một cách tích cực, chủ động vào các hoạt động bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới.
- Việc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới phải gắn liền với việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, khuyến khích sự tham gia tích cực, chủ động của mỗi người dân trong cộng đồng dân cư ở địa phương để giải quyết các vấn đề có liên quan đến các công tác thu gom, xử lý rác thải, nước thải, xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc hợp vệ sinh...;
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Căn cứ theo chức năng nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường và theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn cho Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện và UBND cấp xã thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng xã nông thôn mới (chỉ tiêu 17.2, 17.3, 17.5, 17.6 và 17.7) của tiêu chí 17 về môi trường và an toàn thực phẩm; chịu trách nhiệm đánh giá, thẩm định (chỉ tiêu 17.2, 17.3, 17.5, 17.6 và 17.7) gửi Ban chỉ đạo tỉnh.
- Triển khai Phương án thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng xã nông thôn mới đến UBND cấp huyện và UBND cấp xã.
- Theo dõi kiểm tra việc thực hiện tiêu chí môi trường của các xã đang xây dựng xã nông thôn mới. Đồng thời, kiểm tra việc nâng chất thực hiện tiêu chí môi trường ở các xã đã được UBND tỉnh công nhận xã nông thôn mới.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc cấp tỉnh quản lý đóng trên địa bàn của cấp xã.
- Trên cơ sở đề xuất kinh phí để thực hiện Phương án tiêu chí môi trường trong xây dựng xã nông thôn mới; công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải nông thôn của các địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan xem xét tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh nguồn kinh phí để thực hiện.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật.
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể cấp tỉnh tổ chức tuyên truyền các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường (mới ban hành) cho cán bộ hội, đoàn thể nòng cốt cấp cơ sở; tăng cường phối hợp với các hội đoàn thể phát động và nhân rộng mô hình về bảo vệ môi trường để các địa phương thực hiện.
- Báo cáo việc thực hiện tiêu chí môi trường cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Tỉnh ủy theo đúng thời gian quy định.
2. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan xem xét tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh nguồn kinh phí cho các địa phương để thực hiện Phương án tiêu chí môi trường trong xây dựng xã nông thôn mới; công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải nông thôn.
3. Đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội: phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường cho các cán bộ nòng cốt cấp cơ sở; phát động và nhân rộng các mô hình về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo các hội đoàn thể cấp huyện, xã tăng cường công tác vận động tuyên truyền các hộ gia đình thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và nội dung (17.2, 17.3, 17.5, 17.6 và 17.7) của tiêu chí 17 về môi trường và an toàn thực phẩm; lồng ghép đưa việc thực hiện tiêu chí môi trường vào xét thi đua ở các cấp hội.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Mỹ Tho
- Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện nội dung Phương án tiêu chí môi trường tại địa phương; chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã thực hiện tiêu chí môi trường, kiểm tra trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp xã; định kỳ, đột xuất kiểm tra công tác thu gom, vận chuyển rác thải nông thôn trên địa bàn các xã.
- Tiếp tục triển khai Phương án số 3810/PA-STNMT ngày 11/9/2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường về thu gom rác thải nông thôn trên địa bàn xã hoặc phương án của cấp xã đã được phê duyệt; trong đó, quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn UBND các xã tổ chức thành lập các tổ, đội thu gom rác thải, xây dựng các điểm tập kết, trung chuyển rác thải đưa vào hoạt động theo đúng lộ trình, kế hoạch đã được phê duyệt; chỉ đạo việc thu phí vệ sinh theo đúng quy định.
- Chỉ đạo, nghiêm cấm việc thải chất thải từ các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, làm ảnh hưởng đến mỹ quan, chất lượng nguồn nước tại các kênh rạch, ao hồ… khu vực nông thôn; lồng ghép nội dung về thu gom rác thải nông thôn tại các xóm/ấp… trong quy ước của ấp và xã.
- Xem xét, hỗ trợ kinh phí sự nghiệp môi trường cho Ủy ban nhân dân cấp xã (sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã có xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí thực hiện tiêu chí môi trường gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định) để đảm bảo thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn xã.
5. Ủy ban nhân dân cấp xã
- Hằng năm chủ động xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí thực hiện tiêu chí môi trường gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp để được xem xét phân bổ kinh phí thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở cấp xã.
- Ủy ban nhân dân cấp xã quan tâm chỉ đạo các hội, đoàn thể thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng xã nông thôn mới; phân loại, thu gom và xử lý rác thải nông thôn đúng quy định; nghiên cứu địa hình bố trí, thành lập các đội, tổ thu gom và xử lý rác thải nông thôn theo nội dung phương án 3810/PA-STNMT hoặc phương án của cấp xã đã được phê duyệt.
- Thực hiện vệ sinh môi trường nơi công cộng: chợ, công viên, đường sá, khai thông dòng chảy, phát quang bụi rậm; xây dựng các mô hình về bảo vệ môi trường.
- Hướng dẫn việc đưa tiêu chí về bảo vệ môi trường và tiếng ồn do hát karaôkê vào đánh giá ấp, khu dân cư và gia đình văn hóa.
Đồng thời, đối với các xã đã được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận xã nông thôn mới: Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp tục rà soát lại các nội dung môi trường (17.2, 17.3, 17.5, 17.6 và 17.7) thuộc tiêu chí 17 về môi trường và an toàn thực phẩm, đối với các nội dung nào chưa đạt theo chuẩn mới của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2017 - 2020 phải chủ động xây dựng kế hoạch nâng chất thực hiện tiêu chí môi trường theo chuẩn mới.
- Đối với các xã có làng nghề thì:
+ Ủy ban nhân dân cấp xã phải lập phương án bảo vệ môi trường cho từng làng nghề trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt và bố trí nguồn lực để thực hiện.
+ Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện phương án bảo vệ môi trường làng nghề: Thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo nội dung của phương án bảo vệ môi trường làng nghề đã được phê duyệt; Trường hợp xảy ra sự cố môi trường, yêu cầu cơ sở để xảy ra sự cố ngừng hoạt động, thực hiện các biện pháp hạn chế phạm vi, mức độ ảnh hưởng, triển khai các hoạt động khắc phục và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan có liên quan.
+ Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề: Quản lý, vận hành, duy tu, cải tạo các công trình thuộc hạ tầng bảo vệ môi trường làng nghề theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp xã; Niêm yết các quy định và theo dõi, đôn đốc việc giữ vệ sinh nơi công cộng; Tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện phương án bảo vệ môi trường làng nghề; hương ước, quy ước có nội dung bảo vệ môi trường; tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ các hủ tục, thói quen mất vệ sinh, có hại cho môi trường; Tham gia kiểm tra việc thực hiện quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở trong làng nghề theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp xã; Kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã khi phát hiện dấu hiệu về ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường hoặc các hành vi vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong làng nghề.
6. Đối với các cá nhân, hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, làng nghề, chăn nuôi có phát sinh chất thải trong quá trình hoạt động
- Nếu thuộc đối tượng phải lập hồ sơ môi trường theo Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ thì phải thực hiện lập hồ sơ môi trường theo quy định.
- Phải thực hiện các biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn, khí thải, mùi hôi, khói bụi, tiếng ồn... đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi thải ra môi trường xung quanh.
- Đảm bảo trong quá trình hoạt động không gây ô nhiễm môi trường, không bị phản ánh, khiếu nại gây ô nhiễm môi trường.
- Đối với bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và chất thải nguy hại (bóng đèn huỳnh quang, mực in, pin, dầu nhớt thải…) phải được thu gom, phân loại và xử lý đúng theo quy định.
- Đối với các cá nhân, hộ gia đình chăn nuôi: Không thả rông gia súc và gia cầm, phải nhốt trong chuồng trại; có xây dựng chuồng trại nuôi; không làm chuồng trại chăn nuôi trước cửa nhà ở và liền kề bờ sông, kênh rạch; Không phơi phân gia súc, gia cầm trước cửa nhà và ven đường giao thông; có biện pháp thu gom và xử lý chất thải: xây dựng hầm biogas; ứng dụng các chế phẩm trong xử lý môi trường; chôn, ủ đảm bảo vệ sinh; áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi (chăn nuôi trên đệm lót sinh học...) nhằm bảo đảm nước thải, chất thải rắn, khí thải, mùi hôi… đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trước khi thải ra môi trường xung quanh.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện tiêu chí về môi trường ở các xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tiền Giang các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và thị xã Cai Lậy, Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ thực hiện./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.