ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 259/KH-UBND |
Hà Nội, ngày 29 tháng 8 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
KHẮC PHỤC MỘT SỐ TỒN TẠI, HẠN CHẾ NHẰM ĐẢM BẢO HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG NĂM 2024
Với sự chỉ đạo thống nhất, đồng bộ trong việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan về cải cách hành chính, chuyển đổi số và Đề án 06 (hợp nhất 03 Ban Chỉ đạo thành Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số và Đề án 06 Thành phố do đồng chí Chủ tịch UBND Thành phố làm Trưởng Ban), Hà Nội với quy mô Thành phố hơn 10 triệu dân, số lượng đơn vị hành chính lớn (30 UBND quận, huyện, thị xã; 579 xã, phường, thị trấn), việc triển khai chuyển đổi số (CĐS) trên địa bàn lớn như vậy sẽ có nhiều khó khăn hơn so với các tỉnh/thành phố khác, tuy nhiên, thời gian gần đây, đặc biệt năm 2022-2023, với sự quyết liệt chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền Thành phố và sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị Thành phố, nhiều sự biến chuyển tích cực trong công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Thành ủy, công tác tham mưu và tổ chức triển khai CĐS của các cơ quan nhà nước (CQNN) Thành phố, thể hiện rõ ở một số kết quả nổi bật, cụ thể như sau:
- Chỉ đạo về CĐS được ban hành đồng bộ từ Nghị quyết của Thành ủy, Kế hoạch tổng thể về CĐS, xây dựng thành phố thông minh. Nhiều Kế hoạch, văn bản chỉ đạo triển khai của Thành phố về CĐS được ban hành, trong đó, ngoài Kế hoạch tổng thể về CĐS của Thành phố, có nhiều kế hoạch của các ngành, lĩnh vực được các Sở, ngành tham mưu. Công tác tổ chức triển khai được thực hiện đồng bộ, các ngành đều triển khai tích cực.
- Một số quy chế quan trọng bảo đảm hoạt động của các hệ thống thông tin (HTTT) của Thành phố được tham mưu ban hành, bao gồm quy chế đảm bảo an toàn thông tin (ATTT) trong hoạt động cơ quan nhà nước Thành phố.
- Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đào tạo, bồi dưỡng được tích cực triển khai trên nhiều phương diện và nhiều hình thức đa dạng. Các hoạt động, sự kiện được Thành phố tổ chức triển khai được người dân, doanh nghiệp ghi nhận với quy mô, phạm vi rộng.
- Hà Nội, địa phương đầu tiên trong cả nước, đã ban hành Nghị quyết cơ chế hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến (DVCTT): Nghị quyết quy định về mức phí, lệ phí khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến (mức thu bằng “không” áp dụng cho các tổ chức, cá nhân thực hiện nộp hồ sơ thực hiện các dịch vụ công theo hình thức trực tuyến (Số 07/2023/NQ-HĐND ngày 04/7/2023); Nghị quyết quy định việc hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID trên địa bàn Thành phố (số 11/2024/NQ-HĐND ngày 15/5/2024)).
- Lần đầu tiên Lãnh đạo Thành phố đã thực hiện ký số hoàn toàn trên hệ thống phần mềm dùng chung Quản lý văn bản và điều hành Thành phố; 100% các CQNN Thành phố đã triển khai ký số văn bản trên hệ thống; các đơn vị đang triển khai tích cực việc xử lý hoàn toàn trên môi trường mạng (trình ký hồ sơ/văn bản trên phần mềm).
- Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của Thành phố (LGSP) đã được triển khai kết nối với 7 HTTT/CSDL của Thành phố và 14 HTTT/CSDL của quốc gia và các Bộ, ngành. Các HTTT quan trọng, có tính chất nền tảng cốt lõi của Thành phố nhằm cung cấp số liệu, thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Thành phố đến 03 cấp trực thuộc Thành phố đảm bảo theo hướng đồng bộ, tập trung, thống nhất, liên thông, tích hợp với các hệ thống của Trung ương được triển khai, tiếp tục duy trì, vận hành ổn định, khai thác và sử dụng có hiệu quả. Cuối tháng 6/2024, Thành phố tiếp tục đưa vào vận hành chính thức HTTT phục vụ họp và xử lý công việc (E-Cabinet) tích hợp với phòng họp thông minh - một công cụ hỗ trợ quản lý công tác tổ chức họp, hướng tới phòng họp không giấy, phòng họp thông minh.
- Đến tháng 6/2024, Hà Nội chính thức đưa vào hoạt động một số HTTT, ứng dụng phục vụ công dân, doanh nghiệp, trong đó, đã cung ứng một số dịch vụ đô thị thông minh như: (1) Ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHaNoi) - lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, là môi trường tương tác giữa Chính quyền với người dân Thủ đô, trước mắt đã triển khai 4 nhóm tiện ích chính; (2) Hồ sơ sức khỏe điện tử Thành phố - quản lý khám chữa bệnh, kết nối với 661 cơ sở y tế, đồng bộ dữ liệu lên hệ thống thông tin của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định, sẵn sàng hiển thị trên ứng dụng VNeID; (3) Cấp lý lịch tư pháp trên VNeID - Công dân thực hiện cấp phiếu lý lịch tư pháp nhanh chóng trên ứng dụng, nhận kết quả điện tử có giá trị pháp lý như bản giấy và được tái sử dụng nhiều lần; (4) Ứng dụng “Thẻ vé giao thông Hà Nội” sử dụng thẻ QR động (thẻ ảo) được triển khai thử nghiệm cho vận tải hành khách công cộng. Ngoài ra, Thành phố cũng đang triển khai thí điểm trông giữ xe không dùng tiền mặt, nhằm tạo sự minh bạch trong công tác thu phí trông giữ phương tiện và giảm ùn tắc ở trung tâm Thành phố.
Kết quả CĐS của Hà Nội đã bước đầu được ghi nhận, với chỉ số CĐS cấp tỉnh (DTI) năm 2022 (do Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá năm 2023) tăng 16 bậc so với năm 2021. Nhiều hoạt động, sự kiện lớn về CĐS được tổ chức thành công trong đó có sự kiện có quy mô quốc gia như: Hội nghị thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023 với sự tham gia của các chuyên gia, các diễn giả đến từ nhiều nước và các tỉnh, thành phố trên cả nước. CĐS của Thành phố đã có bước biến chuyển tích cực, làm bước đệm cho việc triển khai hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ về CĐS của Thành phố.
Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề tồn tại, hạn chế, vướng mắc, khó khăn về công tác chuyển đổi số của Thành phố bao gồm:
- Nhân lực công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số tại các đơn vị còn thiếu, cấp xã chưa có quy định vị trí việc làm về CNTT, chuyển đổi số, trong khi khối lượng công việc ngày càng nhiều, yêu cầu ngày càng cao;
- Một số CSDL chuyên ngành còn chưa đảm bảo tiến độ, đặc biệt việc xây dựng CSDL đất đai.
- Một số chỉ tiêu Trung ương giao chưa được hướng dẫn; tính chủ động của của các ngành, lĩnh vực trong công tác chủ trì triển khai, hướng dẫn các chỉ tiêu Thành phố giao về chuyển đổi số còn chưa cao.
- Một số yếu tố khách quan ảnh hưởng tới kết quả triển khai một số chỉ tiêu, nhiệm vụ liên quan phục vụ người dân, doanh nghiệp: Trình độ dân trí, khả năng tiếp cận của người dân thực hiện các TTHC/DVCTT bằng ứng dụng CNTT còn một số hạn chế, đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn, các đối tượng đặc thù: người cao tuổi, người khuyết tật,....
Nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế được chỉ ra sau Hội nghị kiểm điểm năm 2023 về việc triển khai Chuyển đổi số và các vấn đề vướng mắc nêu trên, UBND Thành phố ban hành Khắc phục một số tồn tại, hạn chế nhằm đảm bảo hoàn thành Kế hoạch Chuyển đổi số của thành phố Hà Nội trong năm 2024 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra trong năm 2023, nhằm đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch 57/KH-UBND ngày 08/02/2024 của UBND Thành phố về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh năm 2024 và văn bản liên quan về chuyển đổi số.
2. Nhận thức triệt để vai trò của các Sở, ban, ngành trong việc chuyển đổi số của ngành, lĩnh vực đơn vị quản lý và vai trò chủ trì, hướng dẫn thực hiện trên các địa phương của Thành phố.
3. Xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp; phân công rõ tập thể, cá nhân chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số, bảo đảm thống nhất quan điểm chỉ đạo “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình, rõ hiệu quả”, “một việc - một đầu mối xuyên suốt”.
4. Kết quả triển khai các chỉ tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số năm 2024 được UBND Thành phố giao là một tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc phục vụ công tác đánh giá, xếp loại công chức, viên chức theo quy định.
II. NỘI DUNG TẬP TRUNG KHẮC PHỤC
1. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành nhận thức đúng đắn vai trò chủ trì về chuyển đổi số theo lĩnh vực đơn vị quản lý đơn vị bảo đảm bám sát các chủ trương, định hướng của các Bộ, ngành chủ quản và vai trò hướng dẫn thống nhất đối với các quận, huyện, thị xã.
2. Tập trung nguồn lực tổ chức triển khai bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ tại Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 08/02/2024 của UBND Thành phố.
3. Giải quyết triệt để các nhiệm vụ chậm muộn, trong đó tập trung việc hoàn thành các CSDL chuyên ngành, đặc biệt là CSDL đất đai.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC CHỦ YẾU
1. Về thể chế
- Người đứng đầu các đơn vị trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng, tổ chức triển khai các kế hoạch, nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số theo lĩnh vực, địa bàn đơn vị quản lý; sắp xếp thứ tự ưu tiên, tập trung thực hiện ngay các nhiệm vụ đủ điều kiện triển khai; các nhiệm vụ vướng mắc hoặc cần hướng dẫn của các đơn vị có thẩm quyền, thực hiện báo cáo UBND Thành phố, đề xuất phương án tháo gỡ; đồng gửi Sở Thông tin và Truyền thông theo dõi chung; bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 08/02/2024 và các văn bản liên quan về chuyển đổi số.
- Rà soát, cập nhật, hoàn thiện các quy chế quản lý, vận hành, khai thác các hệ thống thông tin được triển khai tại đơn vị, xác định rõ trách nhiệm của từng công chức, viên chức trong việc sử dụng, khai thác hiệu quả các hệ thống được triển khai bảo đảm đạt chỉ tiêu được giao.
2. Nguồn nhân lực
- Khẩn trương kiện toàn, sắp xếp bộ phận, cán bộ chuyên trách CNTT, chuyển đổi số tại đơn vị đảm bảo chuyên môn phù hợp; đẩy mạnh triển khai và đảm bảo hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng phục vụ công tác tham mưu, triển khai các nhiệm vụ CĐS cho cán bộ chuyên trách CNTT, CĐS và đội ngũ công chức viên chức của Thành phố.
- Rà soát, tham mưu UBND Thành phố xây dựng cơ chế thu hút nhân tài làm việc trong cơ quan nhà nước Thành phố, đặc biệt lĩnh vực CNTT, chuyển đổi số.
- Xem xét bổ sung biên chế đối với vị trí việc làm về chuyển đổi số, CNTT của các CQNN Thành phố.
3. Hạ tầng, nền tảng dùng chung
Tập trung triển khai các nhiệm vụ lớn của Thành phố bao gồm: Trung tâm dữ liệu chính của Thành phố; SOC… bảo đảm đủ điều kiện hạ tầng và ATTT phục vụ quản lý, vận hành các HTTT/CSDL của các ngành Thành phố.
4. Phát triển dữ liệu
- Hoàn thành triển khai dứt điểm nhiệm vụ phát triển các CSDL chuyên ngành đối với một số lĩnh vực quan trọng, trong đó tập trung CSDL đất đai (Sở Tài nguyên và Môi trường); tư pháp - hộ tịch (Sở Tư pháp); y tế (Sở Y tế); giáo dục và đào tạo (Sở Giáo dục và Đào tạo); lao động, việc làm, an sinh xã hội (Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội); du lịch (Sở Du lịch); văn hóa - thể thao (Sở Văn hóa Thể thao); hạ tầng kỹ thuật, nhà ở (Sở Xây dựng)... đã được giao tại Kế hoạch 57/KH-UBND ; xác định chỉ tiêu, nhiệm vụ từng đợt (quý, 06 tháng), tổ chức đánh giá, xác định trách nhiệm của cá nhân, tập thể liên quan trong việc chậm muộn triển khai thực hiện nhiệm vụ.
- Chủ động phối hợp các Bộ, ngành tổ chức hướng dẫn các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan thực hiện số hóa dữ liệu chuyên ngành thuộc lĩnh vực đơn vị phụ trách đảm bảo phù hợp chủ trương, định hướng của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ, ngành chủ quản và đồng bộ, thống nhất theo chỉ đạo của Thành phố; Tập trung triển khai số hóa dữ liệu, số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính và lưu trữ điện tử theo quy đảm bảo hiệu quả, thống nhất, đồng bộ với việc triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
- Thực hiện nghiêm túc, triệt để các nhiệm vụ, giải pháp Thành phố đã chỉ đạo tại các Kế hoạch, văn bản khác liên quan về chuyển đổi số, trong đó: Hoàn thiện các quy trình điện tử thực hiện các TTHC/DVCTT đảm bảo tối ưu hóa; tham mưu ban hành danh mục các thành phần, nội dung cần số hóa trong việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC theo quy định;
- Nghiên cứu, đề xuất phương thức sử dụng chữ ký số của công dân, tổ chức trong quy trình thực hiện các dịch vụ công trực tuyến của Thành phố.
5. Đảm bảo ATTT mạng
Việc triển khai chuyển đổi số cần thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo an toàn thông tin mạng: Triển khai đảm bảo an toàn thông tin mạng theo mô hình 4 lớp; phê duyệt cấp độ an toàn thông tin và triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ hoàn thành các chỉ tiêu tại Kế hoạch số 57/KH- UBND.
6. Công tác kiểm tra, đánh giá, báo cáo, tổng hợp
- Xác định rõ trách nhiệm chủ trì của đơn vị quản lý ngành, lĩnh vực, là đầu mối hướng dẫn các đơn vị triển khai các chỉ tiêu, nhiệm vụ bảo đảm tính tổng thể, thống nhất, đồng bộ với chủ trương của ngành, lĩnh vực.
- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ về CĐS, trong đó, ưu tiên hình thức kiểm tra, đánh giá trên các HTTT của Thành phố; định kỳ hằng tháng công bố kết quả triển khai một số chỉ tiêu, nhiệm vụ đã được thực hiện trên các HTTT của Thành phố, tạo phong trào thi đua, phấn đấu giữa các đơn vị.
- Tổ chức triển khai thực hiện chế độ báo cáo trên HTTT báo cáo của Thành phố, lấy chất lượng báo cáo của các đơn vị là chỉ tiêu xếp hạng, thi đua trong công tác chuyển đổi số, CCHC các CQNN Thành phố.
- Nghiêm túc thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo thống kê chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh tiến độ hoàn thành Kế hoạch; từ nay đến cuối năm cần tập trung triển khai hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ tại Kế hoạch số 57/KH-UBND .
(Phân công nhiệm vụ tại Biểu kèm theo)
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Là đầu mối đôn đốc các đơn vị thực hiện và tổng hợp kết quả, vướng mắc, khó khăn của các đơn vị, xây dựng dự thảo báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện các nhiệm vụ Kế hoạch.
- Tập trung tổ chức triển khai đảm bảo tiến độ, hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm Thành phố đã giao.
2. Các Sở, cơ quan tương đương Sở, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã
- Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm tình hình địa phương, đơn vị để tổ chức triển khai tại đơn vị; trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố về việc triển khai thực hiện Kế hoạch theo nhiệm vụ và thẩm quyền.
- Các đơn vị chịu trách nhiệm chủ trì các nhiệm vụ cụ thể tại Biểu kèm theo Kế hoạch chủ động triển khai, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
3. Chế độ thông tin, báo cáo
Các đơn vị báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch của đơn vị và các nhiệm vụ được giao (tại Biểu kèm theo Kế hoạch), tổng hợp, lồng ghép trong báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 08/02/2024 của UBND Thành phố, báo cáo UBND Thành phố thông qua Sở Thông tin và Truyền thông./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
BIỂU PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
(Kèm theo Kế hoạch số /KH-UBND ngày /7/2024 của UBND Thành phố)
TT |
Nội dung nhiệm vụ |
Đơn vị chủ trì thực hiện |
Đơn vị phối hợp |
Thời gian |
I |
Về thể chế |
|
|
|
1. |
Người đứng đầu các đơn vị trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng, tổ chức triển khai các kế hoạch, nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số theo lĩnh vực, địa bàn đơn vị quản lý; sắp xếp thứ tự ưu tiên, tập trung thực hiện ngay các nhiệm vụ đủ điều kiện triển khai; các nhiệm vụ vướng mắc hoặc cần hướng dẫn của các đơn vị có thẩm quyền, thực hiện báo cáo UBND Thành phố, đề xuất phương án tháo gỡ; đồng gửi Sở Thông tin và Truyền thông theo dõi chung; bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch 57/KH-UBND ngày 08/02/2024 và các văn bản liên quan về chuyển đổi số. |
Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Năm 2024 và những năm tiếp theo |
2. |
Rà soát, cập nhật, hoàn thiện các quy chế quản lý, vận hành, khai thác các hệ thống thông tin được triển khai tại đơn vị, xác định rõ trách nhiệm của từng công chức, viên chức trong việc sử dụng, khai thác hiệu quả các hệ thống được triển khai bảo đảm đạt chỉ tiêu được giao. |
Các Sở, ban, ngành được giao chủ trì triển khai các hệ thống thông tin |
Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các quận, huyện, thị xã |
Năm 2024 và những năm tiếp theo |
II |
Nguồn nhân lực |
|
|
|
3. |
Khẩn trương kiện toàn, sắp xếp bộ phận, cán bộ chuyên trách CNTT, chuyển đổi số tại đơn vị đảm bảo chuyên môn phù hợp; đẩy mạnh triển khai và đảm bảo hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng phục vụ công tác tham mưu, triển khai các nhiệm vụ CĐS cho cán bộ chuyên trách CNTT, CĐS và đội ngũ công chức viên chức của Thành phố. |
Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Năm 2024 và những năm tiếp theo |
4. |
Rà soát, tham mưu UBND Thành phố xây dựng cơ chế thu hút nhân tài làm việc trong cơ quan nhà nước Thành phố, đặc biệt lĩnh vực CNTT, chuyển đổi số. |
Sở Nội vụ |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Năm 2024 |
5. |
Xem xét bổ sung biên chế đối với vị trí việc làm về chuyển đổi số, CNTT của các CQNN Thành phố. |
Sở Nội vụ |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Năm 2024 |
III |
Hạ tầng, nền tảng dùng chung |
|
|
|
6. |
Tập trung triển khai các nhiệm vụ lớn của Thành phố bao gồm: Trung tâm dữ liệu chính của Thành phố; SOC… bảo đảm đủ điều kiện hạ tầng và ATTT phục vụ quản lý, vận hành các HTTT/CSDL của các ngành Thành phố. |
|
|
|
- |
Trung tâm dữ liệu chính của Thành phố |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã |
Quý III/2024 |
- |
Hệ thống giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã |
Quý IV/2024 |
IV |
Phát triển dữ liệu |
|
|
|
7. |
Hoàn thành triển khai dứt điểm nhiệm vụ phát triển các CSDL chuyên ngành đối với một số lĩnh vực quan trọng, trong đó tập trung CSDL đất đai (Sở Tài nguyên và Môi trường); tư pháp - hộ tịch (Sở Tư pháp); y tế (Sở Y tế); giáo dục và đào tạo (Sở Giáo dục và Đào tạo); lao động, việc làm, an sinh xã hội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội); du lịch (Sở Du lịch); văn hóa - thể thao (Sở Văn hóa Thể thao); hạ tầng kỹ thuật, nhà ở (Sở Xây dựng)... đã được giao tại Kế hoạch 57/KH-UBND ; xác định chỉ tiêu, nhiệm vụ từng đợt (quý, 06 tháng), tổ chức đánh giá, xác định trách nhiệm của cá nhân, tập thể liên quan trong việc chậm muộn triển khai thực hiện nhiệm vụ. |
Các Sở, ban, ngành |
Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các quận, huyện, thị xã |
Quý IV/2024 |
8. |
Chủ động phối hợp các Bộ, ngành tổ chức hướng dẫn các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan thực hiện số hóa dữ liệu chuyên ngành thuộc lĩnh vực đơn vị phụ trách đảm bảo phù hợp chủ trương, định hướng của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ, ngành chủ quản và đồng bộ, thống nhất theo chỉ đạo của Thành phố; Tập trung triển khai số hóa dữ liệu, số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính và lưu trữ điện tử theo quy đảm bảo hiệu quả, thống nhất, đồng bộ với việc triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành. |
Các Sở, ban, ngành |
Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các quận, huyện, thị xã |
Quý IV/2024 |
9. |
Thực hiện nghiêm túc, triệt để các nhiệm vụ, giải pháp Thành phố đã chỉ đạo tại các Kế hoạch, văn bản khác liên quan về chuyển đổi số, trong đó: Hoàn thiện các quy trình điện tử thực hiện các TTHC/DVCTT đảm bảo tối ưu hóa; tham mưu ban hành danh mục các thành phần, nội dung cần số hóa trong việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC theo quy định. |
Các Sở, ban, ngành |
Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các quận, huyện, thị xã |
Theo các Kế hoạch, văn bản chỉ đạo của UBND Thành phố |
10. |
Nghiên cứu, đề xuất phương thức sử dụng chữ ký số của công dân, tổ chức trong quy trình thực hiện các dịch vụ công trực tuyến của Thành phố. |
Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Năm 2024 và các năm tiếp theo |
V |
Đảm bảo ATTT mạng |
|
|
|
11. |
Việc triển khai chuyển đổi số cần thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo an toàn thông tin mạng: Triển khai đảm bảo an toàn thông tin mạng theo mô hình 4 lớp; phê duyệt cấp độ an toàn thông tin và triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ hoàn thành các chỉ tiêu tại Kế hoạch số 57/KH-UBND . |
Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Theo các Kế hoạch, văn bản chỉ đạo của UBND Thành phố |
VI |
Công tác kiểm tra, đánh giá, báo cáo, tổng hợp |
|
|
|
12. |
Xác định rõ trách nhiệm chủ trì của đơn vị quản lý ngành, lĩnh vực, là đầu mối hướng dẫn các đơn vị triển khai các chỉ tiêu, nhiệm vụ bảo đảm tính tổng thể, thống nhất, đồng bộ với chủ trương của ngành, lĩnh vực. |
Các Sở, ban, ngành |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Năm 2024 |
13. |
Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ về CĐS, trong đó, ưu tiên hình thức kiểm tra, đánh giá trên các HTTT của Thành phố; định kỳ hằng tháng công bố kết quả triển khai một số chỉ tiêu, nhiệm vụ đã được thực hiện trên các HTTT của Thành phố, tạo phong trào thi đua, phấn đấu giữa các đơn vị. |
Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Năm 2024 |
14. |
Tổ chức triển khai thực hiện chế độ báo cáo trên HTTT báo cáo của Thành phố, lấy chất lượng báo cáo của các đơn vị là chỉ tiêu xếp hạng, thi đua trong công tác chuyển đổi số, CCHC các CQNN Thành phố. |
Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Năm 2024 |
15. |
Nghiêm túc thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo thống kê chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh tiến độ hoàn thành Kế hoạch; từ nay đến cuối năm cần tập trung triển khai hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ tại Kế hoạch số 57/KH-UBND . |
Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Năm 2024 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.