ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2582/KH-UBND |
Ninh Thuận, ngày 25 tháng 06 năm 2018 |
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT
1. Cơ sở pháp lý:
Căn cứ Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;
Căn cứ Quyết định số 119/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thông tin, truyền thông nông thôn giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án số hóa truyền hình mặt đất đến năm 2020; Quyết định số 310/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2011;
Căn cứ Thông tư số 17/2013/TT-BTTTT ngày 02 tháng 8 năm 2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về hoạt động của điểm Bưu điện - Văn hóa xã;
Căn cứ Thông tư số 08/2016/TT-BTTTT ngày 30 tháng 3 năm 2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020.
2. Sự cần thiết:
Trong những năm qua, sự phát triển của lĩnh vực thông tin và truyền thông đạt được nhiều thành tựu đáng kể góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế và đảm bảo quốc phòng, an ninh. Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông đã thực hiện đầu tư phát triển hạ tầng, phổ cập các dịch vụ bưu chính, viễn thông đến mọi người dân, nhằm rút ngắn khoảng cách về sử dụng dịch vụ bưu chính, viễn thông giữa các vùng miền. Hạ tầng bưu chính, viễn thông đã được đầu tư xây dựng rộng khắp về các thôn, xã trên toàn tỉnh, với 62 điểm phục vụ bưu chính, bán kính phục vụ là 3,77 km/điểm; 570 tuyến cáp quang dài 5.819 km, 1.455 trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng (trạm BTS). Số thuê bao điện thoại trên toàn tỉnh là 628.435 thuê bao, đạt mật độ 104 thuê bao/100 dân. Số thuê bao internet trên toàn tỉnh là 148.617 thuê bao, đạt mật độ 25 thuê bao/100 dân. Hiện nay, mật độ điện thoại khu vực nông thôn đạt 65% mật độ điện thoại bình quân của toàn tỉnh; mật độ thuê bao internet khu vực nông thôn đạt 45% mật độ bình quân của toàn tỉnh. Hạ tầng bưu chính, viễn thông cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân.
Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng hạ tầng bưu chính, viễn thông và khả năng cung ứng dịch vụ giữa các vùng, miền trong toàn tỉnh có sự chênh lệch, các doanh nghiệp thường đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ tập trung vào các khu vực trung tâm huyện, thành phố và những khu vực có lợi nhuận. Bên cạnh đó, việc phát triển các dịch vụ bưu chính, viễn thông ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa còn hạn chế, do mức thu nhập của người dân còn thấp, trình độ dân trí không đồng đều. Do đó, cần phải có những giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh phát triển hạ tầng và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa có điều kiện tiếp cận, sử dụng dịch vụ bưu chính, viễn thông. Do đó, việc ban hành Kế hoạch phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông nhằm thu hẹp khoảng cách tiếp cận thông tin giữa các vùng, miền trong tỉnh giai đoạn 2018 - 2022 là cần thiết.
1. Mục đích:
a) Đẩy nhanh việc phổ cập các dịch vụ viễn thông và internet đến mọi người dân trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tập trung phát triển phổ cập dịch vụ viễn thông, internet cho người dân ở các vùng, miền trong toàn tỉnh nhằm rút ngắn khoảng cách về tiếp cận thông tin giữa vùng nông thôn và thành thị, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh.
b) Thiết lập hạ tầng mạng viễn thông băng rộng đa dịch vụ đến thôn, xã để cung cấp các dịch vụ thông tin, truyền thông cho người dân nông thôn.
c) Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống điểm Bưu điện - Văn hóa xã hiện có; đưa sách, báo, phát thanh, truyền hình đến người dân ở các vùng, miền trong toàn tỉnh.
d) Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập internet cho cộng đồng dân cư ở vùng nông thôn để tiếp cận các thông tin hữu ích từ internet phục vụ cho sản xuất, đời sống.
2. Yêu cầu:
a) Phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ thông tin và truyền thông về vùng nông thôn bảo đảm đồng bộ, công nghệ hiện đại để phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội gắn với nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh; đồng thời phù hợp các quy định của pháp luật.
b) Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc tiếp cận các dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình, sách, báo, truy nhập, xem, tải thông tin, tham gia đóng góp ý kiến cho các cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng.
1. Về cơ sở hạ tầng:
a) 100% số xã ở vùng nông thôn, vùng biển, miền núi có điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông công cộng; mức độ phục vụ bưu chính bình quân đạt dưới 7.000 người dân trên một điểm phục vụ bưu chính với bán kính phục vụ dưới 03 km.
b) 100% số thôn thuộc xã có trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng và hệ thống truyền dẫn băng rộng đa dịch vụ.
c) 100% huyện, xã có hệ thống truyền thanh.
d) 100% hộ gia đình chính sách, hộ nghèo được hỗ trợ thiết bị thu truyền hình kỹ thuật số mặt đất.
2. Về dịch vụ:
a) Bảo đảm hầu hết người dân khu vực nông thôn được sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông phổ cập.
b) 100% số xã có báo Nhân dân và báo Ninh Thuận trong ngày.
c) 100% cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, trường học, trạm xá đóng trên địa bàn xã được cung cấp dịch vụ viễn thông, internet băng rộng.
d) Mật độ điện thoại khu vực nông thôn đạt 70% đến 80% mật độ điện thoại bình quân của toàn tỉnh; mật độ thuê bao internet khu vực nông thôn đạt 50% đến 60% mật độ bình quân của toàn tỉnh.
3. Về cung cấp thông tin:
a) Bảo đảm hầu hết các hộ gia đình khu vực nông thôn nghe và xem được các chương trình phát thanh, truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị thông tin tuyên truyền thiết yếu.
b) Báo Ninh Thuận, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh có các chương trình, chuyên mục về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
c) Các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố cung cấp đầy đủ thông tin theo Điều 28 Luật Công nghệ thông tin trên Trang thông tin điện tử của đơn vị.
4. Về thông tin cơ sở hai chiều:
a) Các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có số máy điện thoại, hộp thư điện tử công khai để tiếp nhận và trả lời ý kiến phản ánh của người dân.
b) Báo Ninh Thuận, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử của tỉnh có chuyên mục tiếp nhận và trả lời ý kiến phản ánh của người dân.
1. Triển khai chương trình viễn thông công ích:
a) Hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông phát triển cơ sở hạ tầng, xác nhận việc cung ứng dịch vụ viễn thông tại các vùng công ích; hỗ trợ các nhiệm vụ công ích khác theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
b) Hỗ trợ người dân vùng công ích, hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách và các đối tượng chính sách khác sử dụng dịch vụ viễn thông công ích và trang bị thiết bị đầu cuối.
2. Phát triển hạ tầng viễn thông:
Hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông trong việc xây dựng, lắp đặt trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng, các đường truyền dẫn, điểm kết nối băng rộng đa dịch vụ đến các xã bằng những phương thức, công nghệ hiện đại (cáp quang, vệ tinh, vô tuyến băng rộng), phù hợp với điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội của tỉnh.
3. Nâng cao hiệu quả hoạt động điểm Bưu điện - Văn hóa xã:
a) Rà soát, đánh giá hiện trạng hoạt động, đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đối với các điểm Bưu điện - Văn hóa xã hiện có.
b) Hỗ trợ Bưu điện tỉnh Ninh Thuận trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống điểm Bưu điện - Văn hóa xã hiện có, nâng cấp một số điểm Bưu điện - Văn hóa xã thành điểm cung cấp đa dịch vụ.
4. Phát triển internet cho cộng đồng nông thôn:
a) Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân xây dựng hạ tầng mạng internet, các điểm truy nhập internet công cộng trên địa bàn xã.
b) Tăng cường việc cung cấp các thông tin về hoạt động nông nghiệp, nông dân và nông thôn trên Trang thông tin điện tử giảm nghèo của tỉnh và Cổng thông tin điện tử của tỉnh nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu thông tin của người dân.
5. Duy trì hoạt động hiệu quả Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập internet công cộng tại Việt Nam”:
Tiếp tục duy trì, đổi mới hoạt động điểm cung cấp dịch vụ truy nhập internet công cộng thuộc Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập internet công cộng tại Việt Nam” tại 13 điểm Thư viện nhằm phục vụ nhu cầu truy nhập, tiếp cận các thông tin hữu ích từ internet phục vụ cho sản xuất, đời sống của người dân vùng nông thôn.
1. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền:
a) Tuyên truyền việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức các cấp về tầm quan trọng của việc phát triển cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông về vùng nông thôn.
b) Tuyên truyền tới người dân biết về tầm quan trọng và lợi ích của việc sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông, internet, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình phục vụ cho nhu cầu đời sống và sản xuất.
2. Triển khai các quy định pháp luật có liên quan đến việc phát triển hạ tầng, dịch vụ thông tin truyền thông về nông thôn:
a) Triển khai Luật Viễn thông, Luật Bưu chính, Luật Tần số Vô tuyến điện, Luật Công nghệ thông tin, Luật Báo chí, Luật Xuất bản và các văn bản hướng dẫn có nội dung liên quan đến phát triển hạ tầng, dịch vụ thông tin truyền thông về nông thôn.
b) Xây dựng, ban hành đề án, kế hoạch phát triển bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình về vùng nông thôn.
c) Triển khai, thực hiện các chương trình bưu chính, viễn thông công ích đã được Trung ương phê duyệt.
3. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông và cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đưa sách, báo, phát thanh, truyền hình đến người dân ở vùng nông thôn.
4. Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan thực hiện việc hỗ trợ thiết bị thu truyền hình số cho các hộ gia đình chính sách và hộ nghèo theo Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.
5. Tăng cường việc đưa tin bài, nội dung thông tin tuyên truyền về nông nghiệp, nông dân và nông thôn trên Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, hệ thống truyền thanh cơ sở, Trang thông tin điện tử giảm nghèo của tỉnh và Cổng thông tin điện tử của tỉnh nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu thông tin của người dân.
6. Triển khai có hiệu quả việc thông tin hai chiều từ cơ quan Nhà nước tới người dân để người dân thuận tiện trong việc tiếp nhận và phản ánh thông tin với cơ quan Nhà nước để xem xét giải quyết. Chú trọng các hình thức thông tin trực tiếp và trực tuyến như: Tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân trên điện thoại, hộp thư điện tử và chuyên mục hỏi đáp trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh.
1. Sở Thông tin và Truyền thông:
a) Hướng dẫn cơ quan báo chí, Đài truyền thanh huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền Kế hoạch này; đăng tin bài có liên quan về nông nghiệp, nông dân và nông thôn trên Trang thông tin điện tử giảm nghèo của tỉnh.
b) Triển khai phổ biến văn bản pháp luật và văn bản hướng dẫn liên quan đến phát triển hạ tầng, dịch vụ thông tin truyền thông về nông thôn.
c) Triển khai có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước.
d) Triển khai, thực hiện các chương trình bưu chính, viễn thông công ích đã được Trung ương phê duyệt.
đ) Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông và cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đưa sách, báo, phát thanh, truyền hình đến người dân ở vùng nông thôn.
e) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan thực hiện việc hỗ trợ thiết bị thu truyền hình số cho các hộ gia đình chính sách và hộ nghèo theo Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục triển khai Chương trình phối hợp số 430/CTr-BVHTTDL-BTTTT ngày 04 tháng 02 năm 2013 giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông về việc tăng cường tổ chức hoạt động phục vụ sách, báo tại các điểm Bưu điện - Văn hóa xã giai đoạn 2013-2020.
b) Chỉ đạo Thư viện tỉnh thực hiện việc luân chuyển sách, báo tại các điểm Thư viện đến điểm Bưu điện - Văn hóa xã; cấp, tặng một số sách, báo, tạp chí cho các điểm Bưu điện - Văn hóa xã; hướng dẫn nghiệp vụ Thư viện, văn hóa thông tin cơ sở cho nhân viên điểm Bưu điện - Văn hóa xã.
c) Tăng cường quản lý, giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ truy nhập internet công cộng thuộc Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập internet công cộng tại Việt Nam” tại 13 Thư viện bảo đảm hoạt động hiệu quả.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
a) Đăng tải kịp thời các tin bài về hoạt động quản lý, các thủ tục hành chính trên Trang thông tin điện tử của đơn vị; công khai số điện thoại, hộp thư điện tử để tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân.
b) Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông và cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đưa sách, báo, phát thanh, truyền hình đến người dân ở vùng nông thôn.
c) Chú trọng việc đầu tư, nâng cấp hệ thống truyền thanh cơ sở bảo đảm hoạt động hiệu quả; tăng thời lượng thông tin tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở về các hoạt động chỉ đạo, điều hành của Cấp ủy, Chính quyền địa phương; tuyên truyền các thông tin thiết yếu, các quy định về chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan trực tiếp đến người dân ở địa phương.
4. Báo Ninh Thuận, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh:
a) Tăng cường việc đưa tin bài, nội dung thông tin tuyên truyền về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
b) Phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét, trả lời kịp thời các thông tin phản ánh của người dân qua chuyên mục hỏi đáp.
5. Bưu điện tỉnh Ninh Thuận:
a) Tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả Đề án "Nâng cao hiệu quả hoạt động điểm Bưu điện - Văn hóa xã phục vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2018 - 2020" đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định 1317/QĐ-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2017.
b) Đổi mới hoạt động tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích nhằm triển khai, thực hiện có hiệu quả Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.
c) Phối hợp với Thư viện tỉnh thực hiện luân chuyển sách, báo từ Thư viện đến các điểm Bưu điện Văn hóa xã; đồng thời phối hợp với Thư viện tỉnh phục vụ đọc sách, báo tại các điểm Bưu điện Văn hóa xã.
6. Các doanh nghiệp viễn thông:
a) Chủ động xây dựng Kế hoạch và thực hiện việc đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin đến người dân ở vùng nông thôn theo Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 389/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2014.
b) Tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh cơ sở hạ tầng viễn thông, phối hợp các cơ quan liên quan giải quyết khắc phục kịp thời các trường hợp, phá hoại, xâm phạm hạ tầng viễn thông.
c) Thực hiện việc cung ứng dịch vụ viễn thông công ích theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BTTTT ngày 30 tháng 3 năm 2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Trên đây là Kế hoạch phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông nhằm thu hẹp khoảng cách tiếp cận thông tin giữa các vùng, miền trong tỉnh giai đoạn 2018 - 2022. Trong quá trình triển khai; trường hợp có phát sinh vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phản ánh bằng văn bản về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét giải quyết./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.