ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 256/KH-UBND |
Quảng Ninh, ngày 30 tháng 12 năm 2021 |
ỨNG PHÓ VỚI BIẾN CHỦNG MỚI CỦA VI RÚT SARS-COV-2 (CHỦNG OMICRON) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
Trong thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia. Ngày 25/11/2021, Tổ chức Y tế thế giới đã thông báo ghi nhận biến chủng mới đáng quan ngại của vi rút SARS-CoV-2 gọi là Omicron (B.1.1.529) được phát hiện lần đầu tại Nam Phi. Hiện nay, số ca nhiễm Omicron đang gia tăng tại nhiều nước trên thế giới và hiện tại đã có ít nhất 78 quốc gia trên thế giới báo cáo ghi nhận các trường hợp nhiễm biến chủng Omicron, trong đó có các nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Ấn Độ, Philippine, Indonesia, Campuchia, Thái Lan,... Nhiều nước đã nhanh chóng siết chặt các quy định về đi lại quốc tế để giảm thiểu nguy cơ biến thể xâm nhập.
Tổ chức Y tế Thế giới đã xác định đây là biến thể đáng lo ngại vì một số báo cáo ở Nam Phi cho thấy tốc độ lây lan nhanh chóng của biến thể mới này. Tuy nhiên cần xem xét và đánh giá tiếp tục xem biến thể Omicron có vượt qua Delta để trở thành biến thể chiếm ưu thế trong thời gian tới, có nhiều khả năng biến thể Omicron sẽ lây lan ở mức độ toàn cầu. Hiện các nhà khoa học đang tiếp tục thu thập dữ liệu về khả năng lây truyền, sự đáp ứng của vắc xin và tình trạng bệnh nếu nhiễm Omicron.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 tại Công điện số 1745/CĐ-TTg ngày 19/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19, kiểm soát biến chủng mới Omicron của vi rút SARS-CoV-2; Công điện 9406/CĐ-TTg ngày 23/12/2021 của Chính phủ về việc tăng cường công tác kiểm soát biến chủng mới Omicron của vi rút SARS-Cov-2; Công điện số 1988/CĐ-BYT ngày 06/12/2021 về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trước biến chủng mới (Omicron) của vi rút SARS-CoV-2; Công văn số 10737/BYT-DP ngày 17/12/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn giám sát và phòng chống COVID-19 biến thể Omicron; Chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh.
Để chủ động kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 do biến chủng Omicron như sau:
1. Chủ động giám sát, triển khai hiệu quả các biện pháp ngăn chặn biến thể xâm nhập; đồng thời phát hiện sớm nhất sự xuất hiện của biến thể Omicron trên địa bàn tỉnh.
2. Chuẩn bị sẵn sàng các phương án kiểm soát, can thiệp kịp thời, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của dịch bệnh đối với sức khỏe người dân và hoạt động kinh tế - xã hội nếu xuất hiện biến thể nguy hiểm trên địa bàn tỉnh
1. Tăng cường giám sát, kiểm dịch quốc tế tại các cửa khẩu hàng không, cảng biển và cửa khẩu đường bộ.
2. Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 tại địa bàn dân cư, cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp.
3. Tổ chức giám sát bằng xét nghiệm nhằm phát hiện sớm nhất các trường hợp nhiễm biến thể Omicron trên địa bàn tỉnh.
4. Tăng cường cập nhật thông tin về biến thể Omicron; chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa, can thiệp và tổ chức truyền thông phù hợp, hiệu quả.
5. Triển khai đầy đủ, kịp thời, nhanh nhất việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 3 (mũi tăng cường) theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế; phấn đấu trước 25/02/2022, hoàn thành cơ bản tiêm phòng mũi 3 cho toàn bộ người dân có chỉ định tiêm; chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch tiêm phòng cho trẻ em từ 5-11 tuổi và tiêm phòng mũi 3 cho trẻ từ 12-18 tuổi khi có hướng dẫn của Bộ Y tế. Rà soát tiêm tối đa toàn bộ người dân có chỉ định tiêm; kịp thời tiêm bổ sung cho người lao động đến địa bàn tỉnh và các đối tượng phát sinh đủ điều kiện tiêm ngừa COVID-19.
6. Kiện toàn và triển khai đồng bộ hệ thống kiểm dịch từ cấp tỉnh đến cấp huyện và cấp xã. Ứng phó linh hoạt tùy thuộc theo cấp độ nguy hiểm của dịch do biến thể Omicron gây ra.
7. Tiếp tục triển khai đầy đủ và hiệu quả các Trạm Y tế lưu động; tổ chức cơ sở thu dung cách ly điều trị cho F0 không triệu chứng ngoài cơ sở Y tế tại cộng đồng với dự phòng khoảng 10% dân số của tỉnh là F0.
8. Củng cố phương án thu dung cách ly điều trị tại các cơ sở y tế.
9. Tiếp tục mở rộng rà soát nâng cao hơn các cơ sở gia đình đủ điều kiện cách ly F0 F1 tại nhà.
10. Tiếp tục chuẩn bị dự phòng trang thiết bị, vật tư y tế, oxy y tế, kít, test xét nghiệm đáp ứng tình huống như mục 7 phần II, kế hoạch này.
11. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân, thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K và các nội dung chỉ đạo của địa phương.
1. Tăng cường giám sát kiểm dịch tại cửa khẩu hàng không, cảng biển và cửa khẩu đường bộ
- Thực hiện nghiêm các quy định về kiểm dịch y tế quốc tế đặc biệt yêu cầu hành khách chuyến bay quốc tế phải có xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ trước khi xuất cảnh, tổ chức cách ly kiểm dịch, xét nghiệm kiểm tra SARS-CoV-2 theo đúng quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế. Đặc biệt lưu ý đối với các chuyến bay, chuyến tàu xuất phát hoặc có hành khách đến từ các quốc gia đang có sự xuất hiện của biến thể Omicron thực hiện nghiêm quy định cách ly y tế theo chỉ đạo của Chính phủ, của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19, Bộ Y tế.
- Tăng cường các biện pháp quản lý xuất nhập cảnh trái phép qua đường bộ, đường biển, trường hợp thuyền viên tự ý lên bờ, giám sát ngăn chặn và phát hiện sớm, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
- Tổ chức các hoạt động theo dõi sức khỏe, tầm soát, sàng lọc tại cơ sở y tế, trong cộng đồng, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhằm phát hiện và thông báo sớm cho cơ quan chức năng, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tại địa phương những trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 có liên quan người nhập cảnh, trường hợp nghi ngờ tái nhiễm COVID-19 để thực hiện xét nghiệm kiểm tra; trong đó có thể có những trường hợp không phát hiện nhiễm trong quá trình cách ly kiểm dịch sau nhập cảnh.
- Giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nhập cảnh bất hợp pháp để tiến hành cách ly kiểm dịch, xét nghiệm theo quy định.
3. Tổ chức giám sát bằng xét nghiệm nhằm phát hiện sớm nhất các trường hợp nhiễm biến thể Omicron
- Chủ động lấy mẫu các trường hợp nghi ngờ nhiễm biến thể Omicron để gửi đơn vị xét nghiệm Trung ương xét nghiệm, giải trình tự gen theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại văn bản 1037/BYT-DP ngày 17/12/2021.
- Lựa chọn ngẫu nhiên hoặc có chủ đích dựa vào kết quả điều tra dịch tễ các mẫu xét nghiệm RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2 để làm xét nghiệm giải trình tự gen đối với bệnh nhân trong các nhóm sau:
+ Người nhập cảnh trong vòng 28 ngày, đặc biệt là người đi đến/về từ các nước ghi nhận nhiều ca mắc biến chủng Omicron.
+ Người tái nhiễm COVID-19 (có xét nghiệm RT-PCR dương tính sau 2 tháng khỏi bệnh).
+ Bệnh nhân trong các ổ dịch phức tạp có số mắc cao.
+ Ngoài ra, có thể tổ chức giám sát ngẫu nhiên một số trường hợp nghi ngờ khác tùy thuộc vào diễn biến dịch bệnh trong nước và trên thế giới.
- Thực hiện nghiêm xét nghiệm sàng lọc theo Quyết định 4002/QĐ-UBND ngày 22/11/2021 của UBND tỉnh.
- Thường xuyên truy cập thông tin từ các trang tin điện tử chính thống như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Châu Âu (ECDC), Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC), Bộ Y tế... để cập nhật tình hình trong Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp và thông báo đến người dân, cộng đồng.
- Cập nhật và triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Quốc gia, Chính phủ và Bộ Y tế.
- Tổ chức truyền thông hướng dẫn và truyền thông nguy cơ đúng mức, phù hợp và hiệu quả về biến thể Omicron đến người dân và cộng đồng.
- Tiêm tối đa cho người dân Quảng Ninh từ 18 tuổi trở lên có chỉ định, đã được tiêm vắc xin phòng COVID-19 đủ liều đảm bảo các điều kiện sức khỏe được tiêm mũi 3.
- 100% các địa phương hoàn thành tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 3 theo đúng tiến độ đề ra theo kế hoạch.
- 100% các điểm tiêm chủng được chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao cho tiêm chủng, biểu mẫu tiêm chủng và bảo đảm thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong việc triển khai chiến dịch;
- 100% các đơn vị y tế trên địa bàn, bố trí công việc và nhân lực hợp lý tại đơn vị để sẵn sàng hỗ trợ nhân lực phục vụ công tác tiêm chủng diện rộng mũi 3 khi có điều động của Sở Y tế;
- Đảm bảo điều động đầy đủ các đội cấp cứu đủ năng lực; 100% các điểm tiêm có ít nhất 01 đội cấp cứu/ 01 điểm tiêm chủng; tối thiểu 01 xe cấp cứu/ 01 điểm tiêm; các điểm tiêm có vị trí xa các trung tâm y tế, bệnh viện phải bố trí thêm ít nhất 01 xe cấp cứu dự phòng; các trang thiết bị y tế phục vụ cấp cứu đảm bảo đủ cho các điểm tiêm theo kế hoạch cấp vắc xin. Tất cả các điểm tiêm nơi vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn đều được tăng cường lực lượng từ tuyến tỉnh đảm bảo an toàn nhất cho công tác tiêm chủng.
- 100% nhân lực tiêm chủng được thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên trước mỗi ngày tiêm.
- Không để sót đối tượng được chỉ định tiêm mà không được biết thông tin để tiếp cận.
- Chủ tịch UBND các huyện, thị, xã, thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo và phê duyệt danh sách chi tiết các trường hợp tiêm mũi 3 phân loại theo loại vắc xin được tiêm, thời gian tiêm để đối chiếu khi thực hiện tiêm chủng, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng nhầm lẫn về thời gian, liều lượng, loại vắc xin khi thực hiện tiêm chủng mũi 3 cho người dân.
- Huy động tối đa các đơn vị y tế trên địa bàn toàn tỉnh và các lực lượng liên ngành khác để tổ chức bảo đảm an toàn trong tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
- Sở Y tế chịu trách nhiệm toàn diện về chuyên môn, an toàn trong thực hiện tiêm chủng; chất lượng vắc xin sử dụng trong tiêm chủng; phân bổ vắc xin đúng chủng loại, an toàn tiêm chủng.
- Số lượng thực hiện tiêm chủng: 949.351 liều
- Thời gian triển khai tiêm:
Đợt 1: Từ ngày 20/12/2021 đến ngày 15/01/2021: Tiêm cho 675.219 người (bằng 71,12% kế hoạch), gồm: (1) Huyện Đông Triều: 93.478 người; (2) Thành phố Hạ Long: 112.473 người; (3) Thị xã Quảng Yên: 85.088 người; (4) Thành phố Uông Bí: 64.701 người; (5) Huyện Ba Chẽ: 12.941 người; (6) Huyện Bình Liêu: 19.645 người; (7) Thị xã Cẩm Phả: 104.919 người; (8) Huyện Đầm Hà: 21.333 người; (9) Huyện Hải Hà: 47.345 người; (10) Thành phố Móng Cái: 75.843 người; (11) Huyện Vân Đồn: 31.048 người; (12) Huyện Tiên Yên: 2.368 người; (13) Huyện Cô Tô: 4.037 người.
Đợt 2: Từ ngày 15/01/2022-25/01/2022: Tiêm cho 232.066 người (bằng 24,44% kế hoạch), gồm: (1) Tập đoàn Than: 72.912 người; (2) Tại 13 địa phương: 159.154 người (thành phố Hạ Long: 137.976 người và các địa phương khác: 21.178 người) Tổng 2 đợt đạt 95,5% số người có chỉ định tiêm toàn tỉnh.
Đợt 3: Ngày 25, 26/01/2022: Tiêm cho 52.066 người còn lại tại 13 địa phương, trong đó: Huyện Tiên Yên: 23.216 người; Thành phố Hạ Long: 19.547 người; (3)- Các địa phương còn lại: 9.303 người.
- Hình thức triển khai: Tổ chức triển khai tiêm chủng diện rộng, tiêm đồng loạt tại tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh (tại các điểm tiêm chủng cố định và tiêm chủng lưu động đảm bảo điều kiện an toàn tiêm chủng, an toàn phòng, chống dịch). Địa điểm tiêm: Tại các cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng trên địa bàn (bao gồm tại các Trung tâm Y tế, Bệnh viện, Trạm Y tế xã, phường, thị trấn, trường học, nhà thi đấu thể thao... đảm bảo đủ các điều kiện tổ chức tiêm chủng và cấp cứu cho các đối tượng sau tiêm do UBND các huyện, thị xã, thành phố quyết định. Số lượng bàn tiêm tại các điểm tiêm chủng các đơn vị chủ động xem xét bố trí phù hợp với số đối tượng từng điểm tiêm đảm bảo an toàn tiêm chủng và tiến độ tiêm chủng đề ra (mỗi điểm tiêm chủng nên bố trí từ 6-8 bàn tiêm). Hình thức: Triển khai tiêm đồng loạt tuyến tỉnh, tại các huyện tổ chức tiêm cuốn chiếu đối với các xã, phường đơn vị để tiết kiệm nguồn nhân lực và tổ chức tiêm gọn theo từng huyện. Nhân lực: Các địa phương tổ chức tiêm chủng sử dụng tối đa nguồn nhân lực tiêm chủng, đội cấp cứu, phương tiện vận chuyển cấp cứu tại các đơn vị trên địa bàn. Sở Y tế điều động các đội cấp cứu, tiêm chủng, phương tiện cấp cứu từ các Bệnh viện, Trung tâm y tế trên địa bàn để hỗ trợ các địa phương triển khai thực hiện đảm bảo an toàn, tiến độ đề ra.
- Tiếp tục rà soát trên địa bàn dân cư để vận động và tổ chức tiêm vắc xin COVID-19 cho những người chưa tiêm đầy đủ, nhất là những người cao tuổi, có bệnh nền.
6. Phương án tổ chức thu dung, cách ly, điều trị người mắc COVID-19 (F0)
(1) Tại các BV tuyến tỉnh: Thu dung điều trị bệnh nhân Tầng 3 (mức độ nặng và nguy kịch, nguy cơ rất cao) và bệnh nhân cần điều trị chuyên khoa; cụ thể như sau:
- Dự kiến số bệnh nhân nặng cần Hồi sức tích cực: Cấp độ 1: 0 - <14 bệnh nhân; Cấp độ 2: 14 - <35 bệnh nhân; Cấp độ 3: 35 - < 100 bệnh nhân; Cấp độ 4: ≥ 100 bệnh nhân.
- Mạng lưới cơ sở thực hiện thu dung, điều trị bệnh nhân covid nặng ở tầng tháp 3 và các trường hợp F0 có bệnh nền phức tạp/ bị bệnh lý chuyên khoa khác:
+ Bệnh viện số 1 (TTYT Móng Cái): Quy mô 350 GB (có 25 giường bệnh HSTC).
+ Bệnh viện số 2 (bệnh viện Phổi): Quy mô 300 GB (có 50 giường bệnh HSTC).
+ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí: Quy mô 350 GB (có 25 giường bệnh HSTC).
+ Bệnh viện đa khoa tỉnh (khoa truyền nhiễm): Quy mô 100 GB.
+ Bệnh viện Bãi Cháy (khoa truyền nhiễm): Quy mô 60 GB.
+ Bệnh viện Sản Nhi (khoa truyền nhiễm): Quy mô 60 GB.
- Phân luồng điều trị: Các đơn vị khám chữa bệnh tổ chức song song 02 nhiệm vụ, vừa điều trị bệnh nhân thông thường vừa điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19. Tổ chức phân luồng, sàng lọc các trường hợp nghi nhiễm đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để phát hiện ca bệnh, quản lý chặt chẽ, tránh lây nhiễm chéo trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Bố trí khu vực khám chữa bệnh thông thường (luồng xanh). Bố trí khu vực thu dung, điều trị người nhiễm/nghi nhiễm COVID-19 (luồng đỏ).
- Cơ chế tiếp nhận:
+ Bệnh viện số 1: Tiếp nhận các trường hợp F0 trên địa bàn TP. Móng Cái; Bệnh nhân F0 ở tầng tháp thứ 3 phải chuyển tuyến của Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên;
+ Bệnh viện số 2: Tiếp nhận các trường hợp F0 trên địa bàn TP. Hạ Long; Bệnh nhân F0 ở tầng tháp thứ 3 phải chuyển tuyến của Cẩm Phả, Bình Liêu, Ba Chẽ, Vân Đồn, Cô Tô.
+ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí: Tiếp nhận các trường hợp F0 trên địa bàn Uông Bí; Bệnh nhân F0 ở tầng tháp thứ 3 phải chuyển tuyến, trẻ em (dưới 6 tuổi hoặc có bệnh lý nền hoặc có triệu chứng), phụ nữ có thai (3 tháng đầu hoặc 3 tháng giữa thai kỳ, không có yếu tố nguy cơ sinh non), bệnh nhân cần điều trị chuyên khoa Ung Bướu của Đông Triều, Quảng Yên;
+ Bệnh viện Sản Nhi: Bố trí tối đa số giường bệnh tại Khoa bệnh nhiệt đới (khoa truyền nhiễm) để thu dung, điều trị người mắc COVID-19 cần điều trị là Trẻ em (dưới 6 tuổi hoặc có triệu chứng hoặc có bệnh lý nền), phụ nữ có thai (3 tháng cuối thai kỳ hoặc có triệu chứng hoặc có yếu tố nguy cơ sinh non) ở tầng tháp 2-3.
+ Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Bãi Cháy: Bố trí tối đa số giường bệnh tại Khoa bệnh nhiệt đới (khoa truyền nhiễm) để thu dung, điều trị người mắc COVID-19 cần điều trị Chuyên khoa (Ung bướu, Tim mạch, Bệnh phổi mãn tính, lọc máu...).
+ Bệnh viện Y dược cổ truyền sẵn sàng phương án không tiếp nhận bệnh nhân điều trị thông thường để tập trung điều trị người mắc COVID-19 khi dịch diễn biến phức tạp với số lượng người nhiễm COVID-19 tăng cao trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hạ Long.
(2) Tại TTYT/BV huyện: thu dung, cách ly, điều trị Tầng 1 (người bệnh mức độ nhẹ và trung bình); Bệnh nhân Tầng 2 (người bệnh mức độ nguy cơ cao).
- Các TTYT có giường bệnh, BVĐK tuyến huyện (bao gồm cả TTYT than khu vực Mạo Khê) tổ chức song song 02 nhiệm vụ, vừa điều trị bệnh nhân thông thường vừa điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19.
- Tổ chức phân luồng, sàng lọc các trường hợp nghi nhiễm đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để phát hiện ca bệnh, quản lý chặt chẽ, tránh lây nhiễm chéo trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
- Bố trí khu vực thu dung, điều trị người nhiễm/nghi nhiễm COVID-19 (luồng đỏ), 60% GB kế hoạch.
- Bố trí khu vực khám chữa bệnh thông thường (luồng xanh), tương ứng với 40% GB kế hoạch.
- Cơ chế tiếp nhận: Các TTYT có giường bệnh, BVĐK tuyến huyện (bao gồm cả TTYT than khu vực Mạo Khê): Tiếp nhận các trường hợp F0 trên địa bàn có nguy cơ trung bình, các trường hợp là trẻ em (trên 6 tuổi không có triệu chứng hoặc không có bệnh lý nền), phụ nữ có thai không triệu chứng, Thu dung F0 ở tầng 2 theo 4 cấp độ dịch của địa phương. Trên cơ sở số lượng giường bệnh kế hoạch phân bổ như trên TTYT có GB, BVĐK tuyến huyện xây dựng kịch bản phương án chi tiết cho khu vực điều trị bệnh nhân COVID-19, trong đó tập trung vào các nội dung: (1) Về nhân lực: lên danh sách chi tiết số lượng, cơ cấu, trình độ...đáp ứng yêu cầu chuyên môn theo phân tầng điều trị; (2) Thống kê nhu cầu cần đào tạo, đào tạo lại, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ để có đủ năng lực đáp ứng cho số giường bệnh được phân bổ; (3) Trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao: Rà soát lại danh mục, số lượng hiện có, từ đó đề xuất nhu cầu cần bổ sung để đáp ứng cho 60% số giường kế hoạch điều trị COVID-19 theo định mức quy định của Bộ Y tế.
(3) Tổ chức điều trị người nhiễm COVID-19 mức độ không triệu chứng ngoài cơ sở y tế (tại nơi lưu trú và Cơ sở Quản lý và điều trị tập trung người mắc COVID-19 tại cộng đồng).
Ủy ban nhân dân các địa phương:
- Thành lập Trạm Y tế lưu động, chỉ đạo Trạm Y tế cấp xã, Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng để thực hiện nhiệm vụ: Quản lý, chăm sóc, điều trị các trường hợp người nhiễm COVID-19 không triệu chứng tại nơi lưu trú (tại nhà) và cho các Cơ sở Quản lý và điều trị tập trung người mắc COVID-19 tại cộng đồng”.
- Thiết lập các “Cơ sở Quản lý và điều trị tập trung người mắc COVID-19 tại cộng đồng” để thực hiện quản lý, điều trị người nhiễm COVID-19 không triệu chứng khi nhà/ nơi lưu trú không đủ điều kiện (nhân lực trạm trưởng y tế lưu động được tăng cường từ TTYT/BVĐK tuyến huyện/Phòng Y tế cấp huyện/ BV cấp tỉnh được tăng cường về hỗ trợ).
- Trung tâm y tế tuyến huyện chủ trì chỉ đạo chuyên môn Trạm Y tế lưu động để: Quản lý, chăm sóc, điều trị các trường hợp người nhiễm COVID-19 không triệu chứng tại “Cơ sở Quản lý và điều trị tập trung người mắc COVID-19 tại cộng đồng”.
- Ban chỉ đạo PCD các huyện/thị xã/thành phố; UBND các huyện/thị xã/thành phố: Quản lý chung, giám sát chuyên môn và điều phối.
- Cơ chế thông tin, báo cáo và chuyển tuyến: Các trường hợp người nhiễm COVID-19 không triệu chứng được quản lý tại nơi lưu trú (tại nhà), được Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà, Trạm Y tế lưu động giám sát, theo dõi sức khỏe, thông tin hàng ngày cho Phòng Y tế trực thuộc UBND cấp huyện/ giữ mối liên lạc với TTYT có giường bệnh/ BVĐK tuyến huyện trên địa bàn để chuyển tuyến điều trị khi cần.
- Tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm chăm sóc và hỗ trợ cho F0 đang cách ly điều trị tại nhà trong tình hình dịch bệnh hiện nay và tiếp tục đáp ứng hiệu quả nếu biến thể Omicron xuất hiện tại Việt Nam.
- Sẵn sàng huy động tối đa nguồn lực từ các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp, người dân để hỗ trợ công tác phòng chống dịch lâu dài trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, kéo dài và có thể xuất hiện thêm nhiều biến thể mới.
- Tổ chức truyền thông hướng dẫn và truyền thông nguy cơ đúng mức, phù hợp và hiệu quả về biến thể Omicron đến người dân và cộng đồng.
- Tiếp tục duy trì việc thực hiện 5K của toàn xã hội.
- Tăng cường công tác phòng, chống dịch tại các cơ sở khám, chữa bệnh, bảo vệ hệ thống y tế.
- Tăng cường công tác phòng, chống dịch tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp, bảo vệ động lực phục hồi, phát triển kinh tế.
1. Sở Y tế
- Phối hợp với các cơ quan quản lý cửa khẩu, cảng biển, sân bay và các đơn vị liên quan triển khai các biện pháp giám sát, kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu theo các quy định của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Quốc gia.
- Triển khai các biện pháp giám sát, lấy mẫu gửi xét nghiệm để phát hiện sớm nhất sự xuất hiện (nếu có) biến thể Omicron trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục hướng dẫn chuyển môn cho các địa phương triển khai đồng bộ, các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.
- Phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các địa phương tổ chức tiêm bổ mũi 3 (mũi tăng cường) theo chỉ đạo của tỉnh.
- Thường xuyên truy cập thông tin về biến thể Omicron, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Truyền thông tỉnh để truyền tải thông tin, truyền thông, hướng dẫn các biện pháp phòng chống hiệu quả đến người dân và cộng đồng.
- Đảm bảo sẵn sàng cơ sở y tế với các phương tiện, trang thiết bị, thuốc... đầy đủ để sẵn sàng thu dung, điều trị các trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 nặng có triệu chứng nặng.
2. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh
Tăng cường các biện pháp quản lý, tuần tra kịp thời ngăn chặn các trường hợp xuất nhập cảnh trái phép qua đường biển, đường bộ và các trường hợp thuyền viên tàu nước ngoài tự ý lên bờ.
Phát hiện và xử lý nghiêm tất cả các trường hợp, vụ việc vi phạm theo quy định pháp luật.
3. Công an tỉnh
- Tăng cường các biện pháp giám sát tại địa bàn dân cư kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm hoạt động nhập cảnh, cư trú trái phép trên địa bàn tỉnh; nhất là tại các địa bàn, khu vực thành phố Hạ Long, địa phương biên có đường biên giới, khu công nghiệp. Khi có trường hợp nhập cảnh trái phép phối hợp với địa phương và y tế để tiến hành cách ly kiểm dịch, xét nghiệm theo quy định.
- Nắm tình hình, kiểm tra cơ sở lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ doanh nghiệp, khu lưu trú chuyên gia), phương tiện vận chuyển hành khách từ từ tỉnh ngoài vào địa bàn.
- Chỉ đạo Công an địa phương tham gia công tác đảm bảo an ninh trật tự tại các khu cách ly (cơ sở y tế, khu lưu trú; nhà nghỉ, khách sạn được cách ly y tế tập trung), kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp có nguy cơ hoặc nhiễm biến thể Omicron trốn khỏi khu cách ly, bệnh viện dã chiến; Tiếp tục hỗ trợ BCĐ PCD các cấp thực hiện truy vết các trường hợp có yếu tố dịch tễ với COVID-19.
4. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
- Xây dựng và hoàn chỉnh Kế hoạch, phương án ứng phó hiệu quả các biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2
- Sẵn sàng phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với Công an, các sở, ban, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai lực lượng kiểm soát quân sự, dân quân làm nhiệm vụ chốt chặn, tuần tra, kiểm soát người, phương tiện ra, vào tỉnh, tại các khu vực, chốt, trạm kiểm soát dịch bệnh khi có chỉ đạo của tỉnh.
- Rà soát xây dựng cơ sở dữ liệu về điều kiện điều trị F0 không triệu chứng và cách ly F1 tại nhà, tại các cơ sở cách ly tập trung; chủ trì triển khai các biện pháp quản lý, phục vụ tại các khu cách ly tập trung công dân nhập cảnh, đối tượng có yếu tố dịch tễ với COVID-19 theo yêu cầu của tỉnh, đề xuất của chính quyền địa phương.
- Tổ chức các đội đặc biệt sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ xử lý thi hài theo quy trình của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại văn bản số 2586/UBND-DL2 ngày 21/4/2021.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp với Sở Y tế tổ chức truyền thông rộng rãi để người dân và cộng đồng hiểu đúng và cùng hợp tác với cơ quan chức năng thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, trong đó có biến thể Omicron.
- Phối hợp với cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn kịp thời những thông tin xấu, lệch lạc liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh trong đó có phòng chống biến thể Omicron, tránh gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả phòng chống dịch.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Tuyên truyền cho học sinh, phụ huynh học sinh về dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch trong nhà trường; khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động phòng, chống dịch tại cộng đồng. Phổ biến kiến thức phòng, chống dịch bệnh trên bảng tin của các trường học.
- Cung cấp kịp thời thông tin về trường hợp học sinh mắc COVID-19 trong trường học cho ngành Y tế để phối hợp xử lý.
7. Sở Du lịch
- Chỉ đạo các doanh nghiệp du lịch, các khách sạn, nhà hàng tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, công tác đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm cho cán bộ, nhân viên nhất là nhân viên phục vụ ăn, uống.
- Chỉ đạo các công ty du lịch, các khách sạn thông báo kịp thời các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh dịch và hành trình của các đoàn khách đến từ vùng có dịch cho Ban Chỉ đạo phòng chống dịch địa phương và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Sở Y tế chỉ đạo phối hợp giám sát và tổ chức các hoạt động phòng, chống dịch.
8. Sở Công Thương, Cục quản lý thị trường
- Tăng cường kiểm tra, quản lý xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng khan hiếm hàng hóa trên thị trường hoặc lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa bất hợp lý đối với trang thiết bị y tế, dụng cụ bảo hộ (khẩu trang, găng tay...) để bảo vệ sức khỏe, dùng để phòng chữa bệnh.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các đơn vị có liên quan đảm bảo cung cấp đủ hàng hóa thiết yếu cho nhân dân trong trường hợp phải cách ly, phong tỏa do dịch bệnh.
9. Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với các đơn vị, địa phương triển khai tốt công tác thu gom, quản lý, xử lý nguồn chất thải, rác thải sinh hoạt và rác thải y tế đặc biệt với rác thải y tế có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh tại các cơ sở y tế, tại các cơ sở thu dung điều trị F0 và tại các hộ có F0 được theo dõi tại nhà trên địa bàn tỉnh.
10. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ động tham mưu đảm bảo kinh phí cho hoạt động phòng, chống dịch, chuẩn bị nguồn kinh phí dự phòng cho công tác phòng, chống dịch trong trường hợp cần thiết.
11. Sở Ngoại vụ
- Phối hợp với ngành Y tế, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 địa phương quản lý các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm có yếu tố nước ngoài.
- Chủ trì phối hợp với ngành y tế, các sở ngành, địa phương để tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho người nước ngoài cư trú trên địa bàn tỉnh.
- Phổ biến, tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh cho người nước ngoài đến Việt Nam.
12. Sở Giao thông vận tải
- Xây dựng phương án huy động các phương tiện vận tải công cộng đáp ứng với tình huống dịch bùng phát cần tăng cường phương tiện vận chuyển cấp cứu, phương tiện di chuyển người dân đến khu vực cách ly theo đề nghị của ngành Y tế.
- Chỉ đạo thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường phòng chống các loại dịch bệnh tại bến xe, bến tầu.
- Đề xuất các phương án phân luồng cũng như hạn chế giao thông công cộng trong trường hợp dịch bùng phát để hạn chế lây lan dịch bệnh khi có yêu cầu của tỉnh.
13. Các Sở, Ban, ngành: Căn cứ chức năng nhiệm vụ để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 theo chỉ đạo của cấp Trung ương, cấp tỉnh
14. Ban Quản lý khu kinh tế:
Chỉ đạo các Khu công nghiệp trên địa bàn, kiểm tra giám sát đảm bảo các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện:
- Triển khai đầy đủ và hiệu quả các nội dung truyền thông phòng, chống biến thể Omicron; phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của cơ quan y tế và cơ quan truyền thông.
- Triển khai các biện pháp giám sát, phát hiện sớm người nhập cảnh trái phép, các trường hợp tái mắc COVID-19 hoặc các trường hợp nhập cảnh trong vòng 28 ngày nghi ngờ mắc COVID-19 để phối hợp cơ quan y tế triển khai xét nghiệm phát hiện sớm các trường nhiễm biến thể Omicron (nếu có).
- Triển khai kế hoạch tiêm bổ sung và tiêm nhắc vắc xin COVID-19 an toàn, hiệu quả đúng đối tượng theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Thành phố và hướng dẫn của Sở Y tế.
- Nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của tỉnh về công tác phòng chống dịch đối với khu công nghiệp trên địa bàn.
15. Ủy ban nhân dân các địa phương
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 do biến chủng Omicron trên địa bàn; chỉ đạo các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch và thực hiện tốt công tác phòng chống dịch.
- Triển khai đầy đủ và hiệu quả các nội dung truyền thông phòng, chống biến thể Omicron; phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
- Triển khai các biện pháp giám sát, phát hiện sớm người nhập cảnh trái phép cư trú trên địa bàn, các trường hợp tái nhiễm COVID-19 hoặc các trường hợp nhập cảnh trong vòng 28 ngày nghi ngờ mắc COVID-19 để phối hợp cơ quan y tế triển khai xét nghiệm phát hiện sớm các trường nhiễm biến thể Omicron.
- Tăng cường triển khai kế hoạch tiêm mũi 3 vắc xin phòng COVID-19; chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh về các trường hợp không tiêm đủ mũi vắc xin theo quy định mắc COVID-19.
Trên đây là Kế hoạch Ứng phó với biến chủng mới của vi rút SARS-CoV-2 (chủng Omicron) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, yêu cầu Lãnh đạo các sở, ban, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiêm túc thực hiện./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.