ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 255/KH-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 15 tháng 12 năm 2017 |
Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (sau đây gọi tắt là Chỉ thị 16), UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 16 với các nội dung cụ thể như sau:
Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 được định nghĩa là “một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị” đi cùng với các hệ thống vật lý trong không gian ảo, Internet kết nối vạn vật (IoT) và Internet của các dịch vụ (IoS). Bản chất của cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy,...
Mục tiêu của Kế hoạch này là chủ động nắm bắt cơ hội, đưa ra các giải pháp thiết thực tận dụng tối đa các lợi thể, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với địa phương với các mục tiêu cụ thể sau:
- Đến năm 2020, phát triển thành công Chính quyền điện tử làm nòng cốt để xây dựng Thành phố thông minh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp khi giao tiếp với cơ quan Chính quyền, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên cơ sở lựa chọn những lĩnh vực thiết yếu nhất cần cải thiện: y tế, giáo dục, giao thông, an ninh an toàn, du lịch...
- Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, công nghiệp sinh học.... Nâng cao trình độ công nghệ, năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi sản phẩm; tạo ra sự thay đổi lớn về hình thái kinh doanh dịch vụ; tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; tạo cơ hội đầu tư hấp dẫn và đầy tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ số và Internet đồng thời cũng là cơ hội lớn cho sản xuất công nghiệp với trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến.
Nâng cao năng lực nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở giáo dục; tăng cường giáo dục những kỹ năng, kiến thức cơ bản, tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với những yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Mục đích
- Tổ chức, triển khai thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ “về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4” nhằm nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp và toàn xã hội về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Tập trung thúc đẩy phát triển, tạo sự bứt phá thực sự về hạ tầng, ứng dụng và nhân lực công nghệ thông tin - truyền thông.
- Tập trung chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông định hướng dư luận, giúp cho các tổ chức và người dân nhận thức đúng về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; đặc biệt nhận thức đúng về bản chất, nội dung cơ bản, các cơ hội và thách thức của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để có cách tiếp cận, các giải pháp phù hợp, hiệu quả phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Có giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp và một số doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả trong các lĩnh vực ứng dụng và phát triển công nghệ, công nghiệp hỗ trợ gắn với chuỗi giá trị trong nước và ngoài nước, thúc đẩy sự hợp tác hiệu quả trên các lĩnh vực.
2. Yêu cầu
- Các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh căn cứ tình hình thực tế và chức năng nhiệm vụ được giao, triển khai các công việc theo Kế hoạch để tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đảm bảo hiệu quả, nâng cao trình độ công nghệ, năng lực sản xuất và sức cạnh tranh trong chuỗi sản phẩm hàng hóa, phát huy vai trò đổi mới sáng tạo, thúc đẩy khởi nghiệp, tạo điều kiện cho cơ quan, đơn vị, địa phương phát triển.
- Đổi mới công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin; đẩy mạnh khoa học phân tích và quản lý và xử lý dữ liệu lớn tạo ra tri thức mới, hỗ trợ việc đưa ra quyết định và tạo lợi thế cạnh tranh.
- Đổi mới mô hình quản lý, sản xuất, tối ưu hóa mô hình kinh doanh, thiết lập chuỗi cung ứng và hậu cần thông minh trong mạng lưới chuỗi giá trị toàn cầu và mô hình thuế quan mới.
- Hệ thống quản lý sở hữu trí tuệ mới, tốt hơn trong thời đại số. Cao hơn về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng.
3. Một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2020
a) Triển khai kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế.
b) Xây dựng đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế:
- Xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh; hệ thống camera và wifi công cộng;
- Triển khai đề án chuyển đổi số hóa hệ thống thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Kết nối mạng diện rộng của tỉnh bằng Mạng Truyền số liệu chuyên dùng với mạng CPNET và triển khai Internet tập trung cho hạ tầng Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế; triển khai hệ thống hạ tầng đảm bảo ATTT tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Triển khai thẻ điện tử trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh;
- Xây dựng hệ sinh thái y tế thông minh;
- Xây dựng hệ sinh thái giáo dục thông minh;
- Phát triển ứng dụng quản lý giao thông thông minh, quản lý đô thị và hạ tầng kỹ thuật, quản lý môi trường thông minh.
c) Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT đến 2020 tầm nhìn đến 2030
- Quy hoạch hệ thống thông tin trong cơ quan nhà nước;
- Phát triển Công nghiệp Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;
- Phát triển nguồn nhân lực Công nghệ thông tin;
- Triển khai hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ thông tin.
d) Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển nông nghiệp, công nghiệp; triển khai thực hiện có trọng tâm, hiệu quả các chương trình, đề án khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, phát triển Hệ tri thức Việt số hóa, phát triển tài sản trí tuệ.
Lồng ghép các định hướng phát triển của cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 trong quá trình rà soát, xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm địa phương.
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã và thành phố Huế.
- Thời gian thực hiện: 2017-2020.
a) Tập trung các giải pháp cải thiện môi trường cạnh tranh kinh doanh để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng hấp thụ và phát triển được các công nghệ sản xuất mới.
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố Huế.
- Thời gian thực hiện: 2017-2018.
b) Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 147/KH-UBND ngày 23/9/2016 của UBND tỉnh về Hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2018, trong đó tập trung:
Xây dựng mạng lưới liên kết gồm các đơn vị đào tạo, các đơn vị tư vấn, cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, quỹ hỗ trợ và đầu tư, chính quyền địa phương... để hỗ trợ toàn diện cho các dự án khởi nghiệp.
c) Tiếp tục chủ động rà soát, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không còn phù hợp; sửa đổi các quy định quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu (nếu có) theo hướng đơn giản hóa và hiện đại hóa thủ tục hành chính.
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Các sở, ban ngành liên quan.
- Thời gian thực hiện: 2016-2018.
3. Hình thành cơ bản các thành phần cốt lõi của Thành phố thông minh, chỉ đạo công tác tuyên truyền
a) Thành lập Trung tâm giám sát và điều hành tập trung kết nối đến hạ tầng viễn thông, loT, tiếp nhận và xử lý các luồng thông tin các lĩnh vực đời sống xã hội của tỉnh, hình thành hệ thống thông tin và Cơ sở dữ liệu lớn, tích hợp khai thác và cung cấp thông tin trực quan hỗ trợ các cấp Lãnh đạo có những quyết định kịp thời, chính xác.
b) Xây dựng nền tảng cơ sở hạ tầng bao gồm: mạng viễn thông băng rộng, hệ thống các cảm biến, camera giám sát, hạ tầng an ninh, an toàn thông tin, hoàn thiện Trung tâm Thông tin dữ liệu điện tử, Trung tâm điều hành;
c) Hoàn thiện các cơ sở dữ liệu cốt lõi: Dân cư, đất đai, doanh nghiệp...
d) Hoàn thành xây dựng Chính quyền điện tử của tỉnh.
đ) Xây dựng các hệ thống thông minh trong các lĩnh vực thiết yếu: Giáo dục, Y tế, Giao thông, Du lịch, An toàn xã hội và Môi trường.
e) Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao. Đẩy mạnh truyền thông, quảng bá để nâng cao nhận thức của cộng đồng về lợi ích của thành phố thông minh và tích cực tham gia vào các quá trình xây dựng, vận hành Thành phố thông minh.
h) Chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn công tác thông tin, tuyên truyền về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trên các phương tiện thông tin báo chí, truyền thông trong tỉnh, giúp cho các cơ quan, tổ chức và người dân nhận thức đúng đắn về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
g) Chỉ đạo, định hướng, hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh chú trọng hoàn thiện mạng truyền thông di động 4G, đảm bảo cung cấp dịch vụ ổn định trong toàn tỉnh từ năm 2018 hướng tới đáp ứng yêu cầu của IoT trong thời gian sớm nhất.
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố Huế.
- Thời gian thực hiện: 2017-2020.
a) Tham mưu cho UBND tỉnh lựa chọn, đưa vào thực hiện những nhiệm vụ khoa học và công nghệ phù hợp để tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; nghiên cứu đề xuất xây dựng chương trình khoa học hỗ trợ đổi mới công nghệ và xây dựng quy định một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
b) Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển nông nghiệp, công nghiệp, từng bước ứng dụng công nghệ số vào công tác quản lý và các hoạt động chuyên môn.
c) Xây dựng dự thảo kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
d) Nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện một số nội dung liên quan đến Đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 18/5/2017.
e) Đề xuất dự án thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020.
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã và thành phố Huế.
- Thời gian thực hiện: 2017-2020.
5. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp phát triển nông thôn
a) Xây dựng các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
+ Về trồng trọt: xây dựng các vùng liên kết sản xuất lúa chất lượng, khu sản xuất giống lúa tiên tiến, hiện đại. Khu gieo ươm, nuôi cấy mô tế bào cây con chất lượng cao...
+ Về chăn nuôi: tập trung đầu tư xây dựng các khu chăn nuôi như chăn nuôi gia cầm, bò, lợn ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến thức ăn, tự động hóa các dây chuyền chăm sóc, nuôi dưỡng....
+ Về thủy sản: các vùng nuôi tôm nước mặn, nước lợ ứng dụng công nghệ tiên tiến...
b) Nghiên cứu các giống mới có chất lượng cao, sạch bệnh để đưa vào sản xuất, tạo ra các sản phẩm nông lâm thủy sản có năng suất, chất lượng, hiệu quả...
c) Thu hút nguồn lực đầu tư, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn vốn. Khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hướng đến sản xuất nông nghiệp thông minh...Phát triển hợp tác, liên kết nghiên cứu, sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn đối với một số sản phẩm có giá trị...
d) Phối hợp với các viện nghiên cứu, trường Đại học, các tổ chức khoa học và công nghệ trên địa bàn nhằm phát triển công nghệ sinh học tiên tiến, bền vững, đạt tiêu chuẩn quốc tế, đưa công nghệ sinh học trong ngành nông lâm ngư nghiệp đạt trình độ các nước tiên tiến trong khu vực. Đào tạo cán bộ kỹ thuật, hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm.
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã và thành phố Huế.
- Thời gian thực hiện: 2017-2020.
6. Nghiên cứu đổi mới các phương pháp, nội dung giảng dạy và quản lý giáo dục
a) Tiếp tục quán triệt tinh thần giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông ở những môn học liên quan.
b) Tập trung đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, ngoại ngữ và tin học để nắm bắt và tiếp cận kịp thời với xu thế phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong các trường Cao đẳng, Trung tâm ngoại ngữ - Tin học tỉnh, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, các Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên các huyện, thị xã, thành phố và các Trường phổ thông.
c) Nâng cao năng lực nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở giáo dục, tăng cường giáo dục về kỹ năng, kiến thức cơ bản, tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với những yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã và thành phố Huế.
- Thời gian thực hiện: 2017-2020.
7. Đổi mới phương pháp đào tạo, dạy nghề trong hệ thống các Trường đào tạo nghề
a) Đổi mới mạnh mẽ từ hoạt động đào tạo đến quản trị nhà trường để tạo ra người lao động tương lai có năng lực làm việc trong môi trường sáng tạo và cạnh tranh; chủ động, tích cực thực hiện thí điểm số hóa bài giảng, mô phỏng thực hành để hình thành cơ sở dữ liệu bài giảng điện tử. Chuyển đổi nghề nghiệp có kỹ năng phù hợp có thể tiếp thu, làm chủ và khai thác vận hành hiệu quả những tiến bộ công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
b) Tăng cường gắn kết đào tạo nguồn nhân lực, tạo mối liên kết chặt chẽ, đa dạng hóa và mở rộng các hình thức hợp tác giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, đồng thời đẩy mạnh việc hình thành các cơ sở đào tạo nghề nghiệp trong doanh nghiệp để chia sẻ các nguồn lực chung: cơ sở vật chất, tài chính, nhân lực, theo đó sẽ rút ngắn thời gian chuyển giao từ kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn cuộc sống. Tập trung và hướng tới mô hình chỉ đào tạo “những gì thị trường cần và sẽ cần”.
Nâng cấp một số trường dạy nghề hiện có với trang thiết bị hiện đại, khắc phục tình trạng chênh lệch quá lớn về trình độ thiết bị trong các trường dạy nghề với thực tiễn sản xuất, đảm bảo tính cân đối giữa lý thuyết và thực hành, đảm bảo cho người lao động sau đào tạo có thể sớm phát huy được kiến thức đào tạo trong thực tiễn.
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành, các huyện, thị xã và thành phố Huế.
- Thời gian thực hiện: 2017-2020.
8. Phát triển các ngành nghề trong lĩnh vực Công thương
a) Tập trung đổi mới công nghệ và đưa nghiên cứu khoa học vào phục vụ sản xuất trước hết là các ngành công nghiệp có thế mạnh của tỉnh như chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng...Ưu tiên cho doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để đổi mới công nghệ. Tăng cường hợp tác chuyển giao khoa học công nghệ, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài.
b) Phát triển các sàn giao dịch thương mại đối với các ngành hàng: sàn giao dịch nông thủy sản, sàn giao dịch hàng thủ công mỹ nghệ và sản phẩm đặc sản Huế, sàn giao dịch hàng dệt may.
c) Hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ phát triển, đổi mới khoa học công nghệ, tích cực ứng dụng các phương thức hiện đại như quản lý bằng máy tính, các doanh nghiệp bán lẻ áp dụng Hệ thống quản lý điểm bán hàng - POS (point of sales system), đây là hệ thống quản lý được áp dụng phổ biến trong phân ngành dịch vụ bán lẻ ở các nước phát triển.
d) Tập trung phát triển các sản phẩm:
+ Các sản phẩm thực phẩm, đồ uống: sản phẩm bia, nước giải khát, sản xuất đồ hộp (tôm, cá) xuất khẩu.
+ Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, phụ trợ cho ngành dệt may, các sản phẩm dệt may.
+ Các sản phẩm của ngành điện, điện tử, tin học và công nghệ cao.
+ Các sản phẩm công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản: phát triển sản xuất sản phẩm ngành công nghiệp silicat; gốm sứ; xi măng, menfrit.
+ Các sản phẩm dược phẩm, hóa mỹ phẩm và sản xuất tá dược, thiết bị ngành y tế; thuốc kháng sinh, thuốc chữa bệnh, sản phẩm thực phẩm chức năng.
+ Phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, quà tặng, hàng lưu niệm phục vụ du lịch.
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Công thương.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành, các huyện, thị xã và thành phố Huế.
- Thời gian thực hiện: 2017-2020.
1. Các Sở, ban, ngành và các tổ chức liên quan
Nghiên cứu, quán triệt nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 16/CT-TTg về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình hành động triển khai thực hiện các giải pháp theo yêu cầu của các Bộ ngành. Căn cứ vào nhiệm vụ được phân công tại Mục III Kế hoạch này, chủ động, phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện; định kỳ hàng quý hoặc khi có yêu cầu, báo cáo kết quả về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này và báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện vào cuối quý IV hàng năm. Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo và tổng hợp thành báo cáo của UBND tỉnh để báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan liên quan theo quy định. Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn đầu tư công, vận động thu hút đầu để hoàn thiện hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
3. Sở Tài chính
Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí để triển khai thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, đầu tư cơ sở vật chất phát triển khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin và các lĩnh vực khác phù hợp với xu thế phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế
Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, chủ động xây dựng Kế hoạch phù hợp với địa phương để triển khai các nhiệm vụ, tiếp cận phù hợp với xu thế phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.